Giáo lý của Phật để sống hòa hợp

13/03/20201:00 SA(Xem: 9627)
Giáo lý của Phật để sống hòa hợp
Tỳ Kheo Bồ-Đề tuyển chọn 
GIÁO LÝ CỦA PHẬT ĐỂ SỐNG HÒA HỢP 
trong cộng đồng, xã hội & trong Tăng Đoàn 
Nhà xuất bản Hồng Đức 2018
  
Giáo Lý của Phật để sống Hòa Hợp
Về quyển sách này 

Kính gửi quý độc giả

Quyển sách này là trích tập các bài kinh mà Phật đã nói với ý để người nghe hiểu biếtthực hành để có được sự hòahợp trong tập thể, đoàn thể, trong cộng đồng, xã hội, và cả trong Tăng đoàn

Phật giáođạo Phật là những giáo lý và sự tu tập để dẫn tới mục tiêu rốt ráo của nó là giác ngộgiải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, (a) mọi người thế tục đều đang sống trong các cộng đồng dân cư, trong các tập thể, đoàn thể, và trong xã hội; và (b) những người xuất gia dù đã bỏ tục đi tu nhưng họ vẫn đang sống tu trong những cộng đồng tu sĩ, đó là các Tăng đoàn. Do vậy, tính ra ai cũng cần phải sống hòa-hợp trong các cộng đồng của mình, vì nếu ai không sống được hòa-hợp trong các cộng đồng thì người đó khó mà có được sự thành công, sự an ổnhạnh phúc trong đời sống hay trong đời tu. 

Nhưng con người thì quá đông đúc mà tính khí, truyền thống, tôn giáo, sự hiểu biết, căn bản đức hạnh, dục vọng, tính tự ta… của mỗi người mỗi khác, cho nên (a) giữa muôn vàn cá nhân đó đã luôn luôn xảy ra những bất đồng, tranh chấp, tranh đấu, chia rẽ, và thậm chí giết hại lẫn nhau. (b) Rồi giữa các xứ sở, quốc gia, khối quốc gia, thậm chí giữa các tôn giáo… cũng luôn xảy ra những sự tranh chấp và chiến tranh dai dẳng trong lịch sử nhân loại. (c) Thậm chí trong một tôn giáo, ví dụ như trong Tăng đoàn Phật giáo ngay từ thời còn Đức Phật cho tới sau này cũng có xảy ra những sự tranh cãi, tranh chấp, và chia rẽ. Tất cả cũng chỉ vì những nguyên nhân gốc rễ mới nói trên.  
Quý vị sẽ sẽ đọc thấy Đức Phật giảng dạy chi tiết hơn về những sự thật này qua các bài kinh chủ-đề đã được sưu tập, trích dẫn, diễn dịch bởi nhà sư, học giả Tỳ Kheo Bồ-Đề, (người đã dịch lại các bộ kinh Nikaya bằng văn cách phổ thông hiện đại).  

Như nhà sư học giả này cũng đã nói, hầu hết những lời kinh Phật đã dạy đều vẫn còn giá trị hôm nay, và có thể được ứng dụng để tạo lập sự hòa-hợp và tốt-đẹp của các tập thể, các đoàn thể xã hội, kinh tế và tôn giáo, các cộng đồng, và đặc biệt trong Tăng đoàn ở các chùa chiền và tu viện Phật giáo ngày nay.  

Trong toàn quyển sách, những chú thích trong ngoặc vuông […] là ý của lời kinh gốc, hoặc chú giải của nhà sư Tỳ Kheo Bồ-Đề. Những giải thích thêm bằng tiếng Việt trong ngoặc tròn (…) là của người dịch. Người dịch cũng tách riêng phần lời các kinh của Đức Phật và phần giới thiệu về các chương của thầy Tỳ Kheo Bồ-Đề.  

Sách này được dịch và in để phát tặng miễn phí (ấn tống). Sách cũng được đưa lên trang www.daophatnguyenthuy.com để thuận tiện cho các độc giả có thể đọc trên thiết bị vi tính.  

Với tâm từ
Sài Gòn, mùa Vu Lan, Đinh Dậu (2017) Người dịch  


MỤC LỤC 
BẢNG VIẾT TẮT 
GIỚI THIỆU CHUNG 
Do Đâu Phật Nói Giáo Lý Về Sự Sống Hòa Hợp  Trong Cộng Đồng & Xã Hội?
Cấu Trúc Của Quyển Sách Này 7 
CHƯƠNG I – CÁCH NHÌN ĐÚNG ĐẮN 17
1. Chánh Kiến Dẫn Đầu 19
2. Hiểu Biết Điều Thiện và Bất Thiện 21
3. Tóm Lược về Nghiệp 22

4. Chúng Sinh Trả Giá Cho Nghiệp Của Mình 24
5. Khi Tự Mình Hiểu Biết 25
6. Giáo Lý ‘Đặt Người Khác Là Mình’ 29 
CHƯƠNG II – TU TẬP CÁ NHÂN 33
1. Sự Rộng Lòng Cho Đi (Bố Thí) 35
2. Hành Vi Đức Hạnh (Giới Hạnh) 39
3. Loại Bỏ Những Ô Nhiễm Trong Tâm 50
4. Từ Ái và Bi Mẫn 58 
CHƯƠNG III – XỬ LÝ SÂN GIẬN 65
1. Giết Chết Sân Giận 67
2. Ba Loại 67 
3. Những Người Như Rắn 69
4. Những Lý Do Phát Sinh Oán Giận 70
5. Những Hiểm Họa của sự Sân Giận, và Những Lợi Ích của sự Nhẫn Nhịn 71
6. Loại Bỏ Sự Sân Giận 77
7. Khi Sự Nhẫn Nhịn Bị Khiêu Khích 83
8. Những Tấm Gương Nhẫn Nhịn 91 
CHƯƠNG IV – NGÔN TỪ ĐÚNG 103
1. Lời Nói Khôn Khéo, Đúng Đắn 105
2. Tổ Chức Thảo Luận 106
3. Nói Theo Cách Hợp Lý 110
4. Đừng Tạo Ra Tranh Luận, Đừng Gây Ra Tranh Cãi 114
5. Khen Đúng, Trách Đúng 115
6. Khen Đúng Lúc, Trách Đúng Lúc 117
7. Biết Rõ Điều Mình Nói và Cách Mình Nói 118
8. Trước Khi Trách Người, Nên Suy Xét Mình  (Tiên trách kỷ, hậu trách nhân) 119 
CHƯƠNG V – TÌNH BẠN TỐT 121
1. Những Phẩm Chất Của Một Người Bạn Chân Thực 123
2. Bốn Loại Bạn Tốt 124
3. Tình Bạn Tốt Trong Đời Sống Thế Tục 126
4. Tình Bạn Tốt Trong Đời Sống Xuất Gia 126 
CHƯƠNG VI – TỐT CHO MÌNH, TỐT CHO NGƯỜI.......... 131
1. Người Ngu và Người Khôn 133
2. Người Xấu và Người Tốt 134
3. Những Nguyên Nhân Gây Hại và Làm Lợi Cho Mình và  Cho Người 139 
4. Bốn Loại Người Trong Thế Gian 141
5. Người Đệ Tử Xuất Gia (Tỳ kheo, Tăng sĩ).... 146
6. Người Đệ Tử Tại Gia 147
7. Người Có Trí Tuệ Lớn (Bậc Đại Trí) 148 
CHƯƠNG VII – CỘNG ĐỒNG ĐỊNH HƯỚNG 151
1. Các Loại Cộng Đồng 153
2. Sự Thành Lập Cộng Đồng 157
3. Duy Trì Cộng Đồng 162
4. Giai Cấp Là Chẳng Liên Quan Gì 175
5. Một Gương Mẫu của Tăng Đoàn Hòa Hợp 179
6. Người Xuất Gia và Người Tại Gia 182 
CHƯƠNG VIII – NHỮNG SỰ TRANH CHẤP 189
1. Tại Sao Chúng Sinh Sống Trong Thù Ghét? 191
2. Những Tranh Chấp Giữa Những Người Tại Gia  Những Tranh Chấp Giữa Những Người Xuất Gia 193
3. Những Tranh Chấp Là Do Tham Muốn Khoái Lạc Giác Quan (Nhục Dục) 194
4. Bắt Nguồn Từ Dục Vọng 195
5. Những Người Mù Sờ Voi 197
6. Tranh Cãi Giữa các Tỳ Kheo 199
7. Cuộc Tranh Cãi ở Kosambī 200
8. Những Gốc Rễ Gây Ra Tranh Chấp 203
9. Sự Chia Rẽ Trong Tăng Đoàn 204 
CHƯƠNG IX – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 209
1. Sự Thú Tội và Sự Tha Thứ 211
2. Giải Quyết Sự Khác Biệt về Ý Kiến 211
3. Giải Quyết Những Tranh Chấp trong Tăng Đoàn 217 
4. Những Tranh Chấp về Giới Luật 222
5. Tu Sửa Lẫn Nhau 225
6. Chấp Nhận Người Khác Chỉnh Sửa Cho Mình 227
7. Giải Quyết Tranh Chấp của Người Tại Gia với Tăng Đoàn 232
8. Loại Bỏ Người Vi Phạm Tội Giới 235 
CHƯƠNG X – THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG . 241
1. Trách Nhiệm Tương Hỗ (trong gia đình & xã hội) 243
2. Cha Mẹ và Con Cái 248
3. Vợ Chồng 250
4. Người Tại Gia 252
5. Giai Cấp Xã Hội 256
6. Thể Chế Trị Vì 274 
CHÚ GIẢI 289 




pdf_download_2
Giáo Lý của Phật để sống Hòa Hợp 1
Giáo Lý của Phật để sống Hòa Hợp 2



Đọc bản dịch của Nguyên Nhật Trần Như Mai:
Lời phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
Book cover-Buddha's Teachings on Social & Communal Harmony 2 
Tác phẩm này được phiên dịch với giấy phép của Bhikkhu Bodhi.
Dịch giả giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt. Mọi việc in ấn, phát hành phải có sự đồng ý của dịch giả.



Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191109)
01/04/2012(Xem: 36682)
08/11/2018(Xem: 15353)
08/02/2015(Xem: 54620)
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.
Khi ngày bầu cử đến gần, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc trò chuyện chính trị, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc muốn nổi giận, muốn văng tục và chửi thề như nhiều chính trị gia Hoa kỳ ngày nay khi vận động tranh cử thường dùng “chữ F”. Mặc dù cảm giác đó có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho tâm trí, cơ thể và các mối quan hệ của chúng ta. Vậy, chúng ta có thể làm gì với sự tức giận mà chúng ta có thể phải trải qua trước tình hình chính trị ngày nay?