Đi Tìm Linh Dược

02/08/20204:01 SA(Xem: 2764)
Đi Tìm Linh Dược
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

ĐI TÌM LINH DƯỢC


 Đoạn đường phải vượt qua để đến núi Hy Mã Lạp Sơn không thể theo dự định, của ý mình được, vì những trở ngại do thời tiết gây ra. Không hiểu từ đâu cơn bão tuyết ập đến, rồi từ đó cái lạnh băng giá trên độ cao của xứ Tây Tạng lạnh nay lại càng lạnh thêm, giá buốt bên ngoài nhưng rét buốt không thể khiến cho đoàn người di chuyển chùng ý chí mà bỏ cuộc, tuy gặp nhiều trở ngại, nhưng bền tâm tiến bước…!

 

Đoàn người này với ước nguyện đem tài nghệ xạ tiễn truyền dạy khắp nơi. Trong đoàn ngoài sư phụ ra, đệ tử cũng chẳng kém tài thiện xạ vẫn bách phát bách trúng, đi đến đâu ai cũng nể nang. Người điềm đạm, xuất sắc nhất là Trương Kiều. Trương Kiều đã thọ giáo sư phụ về kỹ thuật bắn cung từ khi còn bé, qua nhiều năm học hỏithực tập.

 

Chàng lúc nào cũng khiêm tốn chẳng bao giờ tỏ ra kiêu căng tự cao, tự đại ngạo mạn với các bạn đồng môn, ai trong đoàn cũng rất yêu mến chàng. Xạ tiễn của chàng được huynh đệ đồng môn khen ngợi, có người còn nói rằng: “Biệt tài bắn cung chàng không thua gì những bậc tiền bối vào thời Xuân Thu 551-479 trước D.L”,  bởi tướng Dưỡng Do Cơ và Phan Đảng đều là người nước Sở:

"Bách bộ xuyên dương"

Nghĩa là (đứng xa trăm bước, bắn trúng lá dương.)


Cơn bão tuyết mỗi lúc mỗi gia tăng chung quanh, chỉ toàn một màu trắng. Xa xa trông cảnh tuyết rơi thật là tuyệt, ai đã một lần dừng chân nơi đây sẽ thấm thía được cái lạnh của đất trời nơi sơn lâm cùng cốc. Trong đoàn cũng đã có người nhuốm bệnh, khiến cho cuộc hành trình phải trì hoãn. Sư phụ cũng thế, tuổi già sức yếu nội công dù có thâm hậu đến đâu cũng có giới hạn của nó. Đúng thế, thời gian có thể xóa mòn đi tất cả dù cho là vạn vật hay con người cũng không thể nào tránh khỏi định luật vô thường, Sư phụ đã thở dài, nói với các môn đệ trong đoàn:

“Đêm nay các con phải tụ họp đông đủ tại lều trại, để nghe sư phụ nói chuyện”

 

Lời của sư phụ vừa truyền, khiến cả đoàn lo lắng.


Đúng như thế, sau buổi cơm chiều tất cả môn sinh lần lượt quy tụ đông đủ. Mặc cho tuyết đổ trắng xóa, cơn lạnh càng gia tăng thêm. Sư phụ dõng dạc nói lớn:

 

-Này các môn sinh, theo cảm nghĩ thầy nhận xét, qua những ngày tháng chúng ta vượt non trèo núi đã đến đây. Đoạn đường trước mặt chúng ta còn nhiều chông gai. Thầy cảm thấy các con đã quá mệt mỏi, có còn đủ sức để đạt đến núi Hy Mã Lạp Sơn hay không?

 

Ngưng giây lát, không khí trong trại yên lặng, mọi người ai cũng có suy nghĩ riêng chưa quyết định. Sư phụ, lại tiếp tục nói:

 

-Người xưa có câu “Mưu sự tại nhơn thành sự tại thiên”

 

Sư phụ ngưng...chưa dứt lời, mọi người đã nhao nhao lên. Sư phụ không thể nào bỏ chúng con, sư phụ không...thể nào. Có người còn nói rằng: Chúng ta không thể nào bỏ cuộc phải tiếp tục đi. . .tiếp tục đi đến cùng. Bỗng trong số môn sinh có người lên tiếng nói. Không khí trở lại yên lặng, ngay cả tiếng con muỗi bay vo ve vẫn nghe rõ. Mọi người chăm chú nhìn đến chỗ phát ra tiếng nói. Chẳng ai khác, đó là Trương Kiều, chàng dõng dạc nói lớn:

 

-Thưa các huynh đệ, sư phụ đã nói lên những lời tâm huyết tận đáy lòng, các huynh đệ hãy lắng nghe cho rõ và chúng ta còn phải tìm cách để cứu chữa cơn bệnh ngặt nghèo cho sư phụ, còn việc đi đến núi Hy Mã Lạp Sơn để tính sau, chúng ta cần phải giải quyết việc trước mắt là lo tìm thuốc, tìm lương y về chữa bệnh cho sư phụcấp bách.

 

Mọi người đều lên tiếng đồng ý tuy nhiên một số huynh đệ không chấp thuận, tuy không nói ra, nhưng trong lòng chỉ muốn tiếp tục đi để đạt được kết quả mong muốn. Bởi có nhiều trường hợp xảy ra như thế, cho nên xã hội nào cũng thế, rất ư phức tạp không ai giống ai. Thế gian này còn lắm đảo điên chỉ trong một số người nho nhỏ đã có nhiều ý tưởng khác nhau. 

 

Lúc bấy giờ, sư phụ ngồi yên giống như tọa thiền, số môn sinh tiếp tục bàn thảo, kẻ ý này người ý kia. Trong số đó lại có thêm môn sinh tên Lâm Thế Kiệt, người này vóc dáng cũng không thua gì những tay đô vật, tánh tình trầm lặng ít xen vào những việc bàn thảo nói năng qua lại. Nhưng nay lại lên tiếng:

 

-Này các huynh đệ chúng ta hãy bắt tay vào việc ngay, đôi mắt của sư phụvấn đề. Chúng ta nên bàn thảo kế hoạch tìm một nơi nào đó yên tịnh để sư phụ có nơi nghỉ ngơi rồi tìm phương cứu chữa. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình thời gian không thể chần chờ, tôi thấy đó là kế hoạch khả thi.

 

Đêm đã về khuya cuộc họp kết thúc. Theo ý kiến đã được quyết định ngày mai đoàn xạ tiễn dưới danh hiệu “Thuận Phong Tiến” sẽ lên đường, với tinh thần hiếu kỳ quyết đến vùng đất lạ nên chia làm ba toán. Ba hướng đi với ba mục đích khác nhau. Người xưa từng nói rằng:

 

“Hữu cầu mạc như vô cầu hảo

Tiến bộ ná hữu thoái bộ cao”

(Hữu cầu sao tốt bằng vô cầu

Tiến nào cao được bằng thoái đâu)

 

Mọi người còn đang bâng khuâng ai nấy cũng có ý nghĩ riêng.

 

Sư phụ bèn nói tiếp: “Thói đời thường cho rằng tiến mới là vẻ vang, là vinh dự, mà không biết rằng con đường thoái trong nhân sinh vẫn có cảnh giới đặc sắc riêng. Cuộc sống tiến lên trước mới chỉ là một nửa, phải thêm vào một nửa sau, nghĩa là biết cách thoái lui thì cuộc sống mới đầy đủ trọn vẹn. Chúng ta muốn có đủ sức đi hết con đường xa diệu vợi thì phải biết nghỉ ngơi lấy sức, an dưỡng thần trí. Chúng ta muốn hoàn thành công việc quan trọng thì phải lo tích lũy “nội lực” cho thâm hậu. Ví dụ, như người nông phu cấy mạ (lúa) vừa cấy vừa lui, lui đến tận cùng thì khắp ruộng đầy mạ non xanh mượt. Bởi thế, tiến thật sự, đôi lúc lại nhờ vào thoái lui làm nền tảng trợ lực.”

 

Cuối cùng còn lại một số môn sinh trung thành, có tấm lòng hiếu kính đưa sư phụ về nơi trú ẩn an toàn. Trong đó có cả Trương Kiều cũng âm thầm theo bảo vệ đoàn trở về nơi trú ẩn trên hang động hiểm hóc, núi cao chập chùng chẳng ai tìm đến.

Rồi từ đó Trương Kiều an tâm một thân một mã trên tay với chiếc cung quyết ra đi tìm cho được thần dược đem về chữa bệnh cho sư phụ. Nếu không tìm được linh dược Trương Kiều xin thề sẽ không quay về gặp mặt sư phụ và các huynh đệ trong môn phái.

 

Một đi không trở lại, nếu chưa đạt được ý nguyện”.

 

Sau những ngày tháng vật vả trên đường đi, một đêm nọ vào ẩn thân tại Phổ Đà Sơn, cảnh vật nơi đây thật là hoang vu, núi rừng dày đặc. Đời sống cơ cực nhưng các môn sinh vẫn khắc phục lo chu toàn cho sư phụ có nơi ăn chốn ở an toàn.

 

Một hôm đẹp trời, nhân tiết tháng ba hoa nở khắp núi đồi, mùi hương lan tỏa khắp nơi nơi, nhưng sư phụ bấy giờ đôi mắt không còn sáng tỏ, chỉ ngửi mùi hương cũng có thể đoán biết thời tiết bên ngoài. Chợt sư phụ nhớ ra điều gì đó bèn gọi các môn sinh lại nói rằng: “Này các con, các con còn nhớ hay không?”

 

-Dạ thưa, chúng con không nhớ rõ, kính xin sư phụ chỉ dạy.

 

-Vào một đêm nọ trên đoạn đường quay về.. .Chúng ta có nghỉ lại ở một ngôi chùa trên đỉnh núi, vào khoảng giờ sửu đêm nọ, có nghe một vị thầy công phu khuya qua lời tựa chú Lăng Nghiêm:

 

“Diệu trạm tổng trì bất động tôn, Thủ Lăng Nghiêm vương thế hy hữu. Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, như nhứt chúng sinh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ nên hoàn...”

 

Đó là lời, (phát nguyện của Tôn Giả A Nan. Vì cuộc đời nhiều đau khổ Đức Phật mới thị hiện để cứu khổ, cảnh đời lầm than Đức Phật thuyết pháp chỉ dạy cho chúng sanh phải biết nương theo giáo pháp của Ngài để tự tu, tự thoát ra khỏi cảnh trầm luân khổ ải)

 

Trước khi mọi người chia tay, thấy sư phụ đương lâm bệnh nên vị thầy ấy có lời khuyên răn rằng: Bồ Tát Duy Ma Cật nói:

 

 “Vì chúng sinh bệnh cho nên tôi bệnh” Chúng ta đã thường nghe: “Nơi nào khổ đau thì nơi đó có Bồ Tát thị hiện.” Lòng từ bi được thể hiện qua sự cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm. Hay như Tôn Giả Phú Lầu Na Bạch Phật, xin đi đến nước Du Lô Na ở phương Tây để hóa độ. Nghe vậy, Đức Phật bảo:

 

“Này Phú Lầu Na, dân xứ Du Lô Na hung dữ, khi thấy con đến nước họ, họ sẽ dùng lời chửi mắng con.

 –Bạch Đức Thế Tôn, như vậy dân xứ Du Lô Na hãy còn hiền thiện, mà họ chưa lấy sỏi đá quăng ném con.

 –Nếu họ lấy ngói sỏi quăng ném con thì sao?

 –Bạch Đức Thế Tôn, họ còn hiền thiện, vì họ chưa lấy gậy đánh đập con.-Nếu họ lấy cây gậy đánh đập con thì sao?

 –Bạch Đức Thế Tôn, họ hãy còn hiền thiện, vì họ chưa lấy giáo mác đâm chém con.

 -Nếu họ lấy giáo mác đâm chém con thì sao?

 -Bạch Đức Thế Tôn, con sẽ cám ơn họ, vì nhờ họ mà con kết thúc cái thân già cả ốm yếu, nhiều sự khổ đau bất tịnh này.

Sau lời giảng đó vị thầy có gởi tặng một số kinh sách...!

Vậy các con có còn nhớ hay không?”


-Vâng! Chúng con đã mang về đây đầy đủ, sư phụ an tâm.

-Được! tốt lắm,

 

-Các con có thể thay phiên nhau đọc cho thật lớn và chậm rãi rõ ràng, ta có thể ngồi xếp bằng định tâm học cho kỳ thuộc kinh Lăng Nghiêm.

 

-Vâng! Chúng con, ngày hai thời quyết tâm trì niệm chuyên cần miễn sao sư phụ an tâm tiếp nhận những lời Phật thuyết trong kinh hầu mong tiêu trừ nghiệp chướng, đôi mắt sư phụ sẽ sáng lại như xưa.

 

-Được, kể từ ngày mai các con sẽ giúp cho ta. Kỳ này ta quyết giữ tam nghiệp thanh tịnh (thân, khẩu, ý) tu tập, mọi việc các con hãy thay ta định liệu.

 

Rồi từ đó, hằng ngày sư phụ dốc lòng học những bài kinh như: Thủ Lăng Nghiêm, Bát Nhã, Đại Bi v.v...bằng cách nghe qua các môn đệ đọc tụng, vì đôi mắt chưa có thuốc cứu chữa vẫn còn đang chờ đợi. Nhưng sư phụ lúc nào cũng thản nhiên và rất tinh tấn trên bước đường tu tập. Nhờ sự thông minh căn cơ sẵn có và tinh tấn, chẳng bao lâu sau việc tu trì của sư phụtiến bộ khá nhiều. Thời gian cứ thế trôi đi, không còn bận tâm với trần thế nữa. Thời gian đã xói mòn đi khá nhiều với những ai đã từng hò hét trên sa trường. Bỗng chốc đã hiểu đạo thâm nhập lời kinh tiếng kệ đã trở thành, thiền sư ngày ngày an tọa trên những tảng đá.

 

Một thoáng trôi qua, không dừng lại, năm, tháng trôi qua mau như gió thoáng qua cửa sổ. Vạn vật đổi thay, ngay cả con người cũng thế, ai chưa qua, chưa thấu rõ đoạn trường:

 

“Lữ khách đến nắng chiều vụn vỡ

Bóng tà dương le lói đôi bờ

Sóng biển gọi yêu thương đồng loại

Chuyện hôm qua ảo ảnh phai mờ”

                Thanh Trí Cao


Nhắc đến Trương Kiều đã ra đi chưa về gặp lại sư phụ, vì chưa hoàn thành sứ mệnh. Dù năm, tháng trôi qua chàng cũng phải trả một giá rất đắt khi đi “tìm linh dược” chữa bệnh cho sư phụ. Có nhiều lúc chàng tưởng mình như đã bỏ cuộc rồi, nhớ lại những đoạn trường ấy như: chàng đã từng nếm trải, cứu người, gặp nạn...Cuối cùng chàng cũng vượt qua tất cả khó khăn nhưng vẫn chưa tìm ra linh dược, vậy linh dược đó hiện đang ở đâu?

 

Vào một bữa trưa tháng tư nhằm ngày Đức Phật Đản Sinh (rằm tháng tư) năm ...Chàng đi lạc vào ngôi chùa Bạch Vân Sơn trên đỉnh cao, may mắn nhằm lúc tại đây tổ chức ngày Đản Sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, chàng quỳ xuống chắp tay tâm thanh tịnh, một lòng tha thiết cầu nguyện. Sau đó, chàng lại hỏi thăm đường để tiếp tục cuộc hành trình


Bỗng nhiên chàng nhìn thấy một số người đang chen nhau xem bảng yết thị bên đường tại làng...xã...thuộc tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc. Chàng vội vàng bước tới xem hư thực ra sao. Với tính tình trầm lặng cho nên chàng chờ cho hết người xem chàng liền tiến tới.

 

Được biết tỉnh này sẽ có cuộc thi bắn cung do một đoàn xạ tiển của triều đình tổ chức. Chàng ghi ngay ngày tháng và đọc chú thích ...Đúng như ý chàng mong đợi xưa nay. Tỏ vẻ mừng thầm hăng hái đem cung tên ra tập dượt chờ ngày thi thố tài năng.

 

Nắng gay gắt của mùa Hè tạo nên cảnh vật khô cằn nhìn bãi cỏ hoang chúng thật xơ xác, không còn tươi xanh như những ngày đầu Xuân. 

 

Tiếng trống thúc giục cuộc thi cung tiễn đã vang lên đấu trường. Mọi người nô nức kéo đến thật đông đảo xem tài nghệ những tay cung tiễn thiện xạ từ khắp nơi quy tụ lại. Ai nấy hớn hở mong phần thắng về mình. Tiếng nói tiếng cười, vang lên khắp một góc trời chẳng khác nào ngày hội lớn. Có nhiều quan lớn từ triều đình về chứng minh. Giải thưởng được trao tặng khá nặng kim ngân. Bởi thế, ai nấy cũng mong chiếm đặng. Trương Kiều không dám tự hào như trước mà dồn tâm trí cho cuộc thi tuyển này. Nhớ đến sư phụ đang lâm trọng bệnh chàng cảm thấy xót xa cho số kiếp con người không làm sao tránh khỏi bốn quy luật của tạo hóa: “sanh, lão, bệnh, tử ”.

 

Chàng đi thật nhanh, bấy giờ đã có người vào sân bãi trổ tài rồi, trong tiếng reo hò vang lên. Cuộc thi này thật là sôi nổi, cứ thế tiếp tục diễn ra, mọi người tham dự quên cả ăn uốngthời tiết oi bức...Những cảnh bắn cung thật là ngoạn mục, những tay xạ tiễn thật là điêu luyện, chàng không thể ngờ trước được. Xưa nay cứ tưởng mình là anh hùng xạ tiễn trong thiên hạ...Đang mải suy tư bổng nghe gọi đến số của mình cũng là người cuối cùng cuộc thi. Trương Kiều bước đến sân bắn, khác hẳn mọi người, không cần phải đưa cung tên lên ngắm mục tiêu mà chàng chỉ quay lưng lại lắp mũi tên rồi quay mặt ra phía mục tiêu nghe phạt… phạt ...phạt..., mũi tên ghim chính xác tiếp theo mũi thứ hai, thứ ba nhanh như chớp đều ghim vào phía sau của mỗi mũi tên. Có nghĩa là mũi thứ hai ghim vào đuôi của mũi thứ nhất và mũi thứ ba ghim vào đuôi mũi thứ hai, tạo thành một mũi tên dài, tất cả mọi người có mặt tại đấu trường đồng ồ...lên một tiếng thật lớn và không ngớt lời khen ngợi – tuyệt quá-tuyệt quá – giỏi quá. Mọi người hò reo và la lớn: anh ấy rất xứng đáng, thiện xạ…thiện xạ, độc nhất vô nhị...!

 

Vị chánh chủ khảo tuyên bố thí sinh Trương Kiều trúng giải nhất cuộc thi này, rồi bước đến trao phần thưởng và dặn dò chàng nhớ đến đúng giờ, sáng mai là cuộc thi chung kết. 

Sáng hôm sau, khi mặt trời vừa ló dạng Trương Kiều đã có mặt, chàng còn đang bâng khuâng thì nghe tiếng cười kha khả:

 

“Con đợi ta có lâu không?”

 

Chưa kịp trả lời. Vị chánh chủ khảo ném lên không trung một trái táo, rồi dương cung bắn. Chàng lanh tay dương cung nhanh như cắt mũi tên của chàng, ghim trúng ngay mũi tên của vị giám khảo cả hai đều rơi xuống đất. Vị chánh chủ khảo liền nói: “Con giỏi lắm – giỏi lắm, ta chọn con…”.

 

Cuối cùng, kết thúc cuộc thi cung tiễn. Vị chánh chủ khảo không ngớt lời khen thật tuyệt vời...tuyệt vời. Rồi sau đó vị chánh chủ khảo sai người đưa Trương Kiều về phòng riêng hỏi sơ qua lý lịch như: quê quán – tên sư phụ của con, thuộc môn phái nào trong võ lâm, vì sao con biết có tổ chức cuộc thi tuyển này và còn gợi ý sẽ đưa chàng vào triều đình...Sau khi Trương Kiều thưa trình tất cả những gì vị chánh chủ khảo hỏi. Trương Kiều nói rõ về bệnh tình của sư phụ chàng- thì vị chánh chủ khảo nói rằng: “con đã có phúc duyên lớn, ta có linh dược sẽ tặng con để về chữa lành cho sư phụ.” 


Dứt lời vị chánh chủ khảo chính tay trao cho Trương Kiều một bình “linh đơn và một quyển kinh” được gói kỹ trong bọc vải đỏ, dặn do kỹ lưỡng, trước khi chia tay.

 

Sau những tháng ngày dài đằng đẵng chàng đã toại nguyện đem “linh dược” về cho sư phụ, niềm vui - nỗi buồn xen lẫn khiến chàng không sao kể xiết. Một thoáng nhìn khác hẳn năm xưa 180 độ quay nhanh, chàng từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Khi thấy sư phụ thay đổi hoàn toàn cặp mắt vẫn như xưa tuy không sáng nhưng sư phụ tánh tình khác hẳn. Trông như một thiền sư đạo mạo, những lời kinh tiếng kệ vang lên trong hang động, nơi đây chẳng khác nào chốn thiền môn ai nấy cũng được sư phụ giáo hóa cho nên họ rất hòa thuậntu tập học hỏi với nhau.

 

Sau khi trình bày mọi vấn đề. Sư phụ vui vẻ nói rằng:

“Ta cũng đã mãn nguyện lắm rồi, nay các con quy về đây đông đủ ...”

 

Sư phụ nói tiếp: “Mắt ta tuy chưa sáng, dù có linh dược hay không có đi chăng, nhưng tâm ta an vui và thoải mái không bị ràng buộc bởi hỷ, nộ, ái, ố, nay mắt chưa sáng nhưng tâm sáng, nhiệm mầu thay! giáo lý của Đức Phật đã đưa ta đến tỉnh thức, thoát khỏi bến mê. »

 

Sư phụ dứt lời, chàng liền dâng linh dược và quyển kinh lên sư phụ. Khi nghe những lời sư phụ dạy bảo, chàng liền thức tỉnh chốn hồng trần lắm nỗi đảo điên

 

-“Cám ơn con đã vì ta lặn lội khắp nơi tìm kiếm linh dược mang về”.. 

 

Tuyệt diệu thay! Khi sư phụ mở lọ linh đơn rồi xoa vào cặp mắt trong giây phút. Hình như có sự nhiệm mầu của Đức Quán Thế Âm đã khiến cho đôi mắt sáng lại như xưa.

 

-Này các con có biết quyển sách này tên gì hay không, khi sư phụ giơ cao quyển sách. Và nói: “Quyển Sách này là Lương Hoàng Sám, rồi đây ta sẽ in ra thành nhiều cuốn để cho các con cùng ta học.”

 

 Sau khi các huynh đệ chứng kiến sư phụ đã bình phục trở lại, và phát tâm tụng Lương Hoàng Sám trong những ngày tháng còn lại. Quả thật, sư phụ có phúc duyên gặp phải thuốc hay thầy giỏi. Nhờ vào sự thành tâm tụng niệm, cho nên ai nấy cũng đều kính phục. Sư phụ còn giảng giải thêm cho các con hiểu? Trong kinh Bát Nhã có câu:

 

“ .. .Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . ………… . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

tâm vô quải ngại, vô quải ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam Thế Chư Phật Y Bát Nhã Ba La Mật Đa . . . . . . . . . . . … . . . . . . . . . . . . . . . . . . ”

 

Chàng nghe xong liền thức tỉnh như người sau một cơn mê, đói được ăn khát được uống. Thế rồi, sau khi nghe sư phụ kể lại những nỗi vất vả khi không nhìn thấy mặt trời, mọi người ai nấy đều vui vẻ chúc tụng sư phụ những lời tốt đẹp.

 

Trương Kiều hớn hở mừng reo lên, khiến cho huynh đệ đều vui theo. Ba ngày sau đó chàng lặng lẽ lạy tạ sư phụ rồi chào các huynh đệ ra đi, vào nơi thâm sâu cùng cốc, núi rừng yên tỉnh với chí nguyện xuất gia cầu Phật là đạo giải thoát, rồi chàng liền đọc những câu kinh:

 

“...Nguyện ngã tội chướng tất tiêu diệt

Nguyện ngã thiện căn nhựt tăng trưởng

Nguyện ngã thân tâm hàm thanh tịnh

Nguyện ngã nhứt tâm tảo thành tựu

Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền

Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn               
Nguyện ngã Liên đài tự tiêu danh                   
Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký                 
Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời               

Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc…”

 

Không từ mà biệt, kể từ khi ấy không ai còn thấy bóng dáng tráng sĩ xạ tiễn Trương Kiều đâu nữa…! Trong huynh đệ ai nấy cũng  đều tán thán chàng trong tinh thần kham nhẫn chịu đựng quyết chí không bỏ cuộc tìm cho được linh dược về chữa bệnh cho sư phụ.

 

Mùa Phật Đản - PL 2552

   Santa Ana 6/5 /2008

 

Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20238)
12/10/2016(Xem: 18181)
26/01/2020(Xem: 10677)
12/04/2018(Xem: 18951)
06/01/2020(Xem: 9681)
24/08/2018(Xem: 8459)
12/01/2023(Xem: 2804)
28/09/2016(Xem: 24131)
27/01/2015(Xem: 23436)
11/04/2023(Xem: 2047)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.