Thân Phận Lá Vàng

02/08/20204:04 SA(Xem: 3373)
Thân Phận Lá Vàng
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

THÂN PHẬN LÁ VÀNG!

 

Chiều xuống có những chiếc lá vàng trôi theo dòng sông hững hờ, cuốn theo thời gian năm tháng xa xôi, bất cứ nơi đâu bồng bềnh trên biển cả hay trên dòng sông nào đó, nó sẽ phải ngủ yên nơi nào đó…Dù là căn chòi hay chốn bùn lầy, giữa chốn đồng mông không quạnh hay giữa nơi núi rừng âm u tịch mịch, cũng thật là thảm thương cho nó. Ôi! Kiếp sống của những chiếc lá vàng lãng tử, mang thânp hận tu sĩ làm du tăng  “ẩn sĩ” như thế cũng thật là tội nghiệp! Bơ vơ giữa chốn núi rừng bao la. Thời buổi bây giờ không phải là thời thượng cổ của đức Phật hành đạoChư Tăng còn lầm than cơ cực như thế ư!

Vâng! Xét cho cùng lắm lúc trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra…! Ngậm “bồ hoàn” mà cứ ngỡ là mình đang ăn “bạch nha” Ai trong cuộc thì sẽ rõ sự tình hơn…! Nói cho cùng chuyện đời là thế đó! Quay đi ngoảnh lại Tăng –Tục cũng không thoát khỏi chữ “tham” bủa vây.

Cho dù, tăng sĩ “ẩn tu” du sĩ, cư sĩ…họ đã hành hoạt tại đô thị hay khắp nơi nơi nhưng có được mấy người chịu xả thân như thế! Ai ai cũng muốn mình tu học cho có kiến thức thật nhiều…mọi người cung phụng, kẻ đón người đưa tung hô kẻ…trí…đương thời. Tôi không hiểu ngày xưa chư Tổ tuyệt vời vượt thời giankhông gian, mang sự “chứng ngộ” từ kim khẩu của Đức Phật hơn hai ngàn năm vẫn còn lưu truyền đến nay, đại chúng vẫn còn tiếp tục tu tập mà còn áp dụng theo đó nữa. Có ai hiểu chăng! Chùa chiền ngày càng nhiều, Tăng chúng thì đông đảo giáo lý thì in ấn quá nhiều nhưng tâm con người ngày càng nhỏ hẹp lại. Tu hay không tu cũng thế thôi! Tâm không quảng đại thì dù có làm gì đi nữa cũng chẳng khác nào kẻ co cúm lại thôi. Đâu có lợi lộc cho ai cả mà “nói hay không nói”. Ai ai cũng hiểu từ Đông sang Tây đi tìm Pháp Phật mà phó mặc dòng đời đẩy đưa theo sóng vỗ nhấp nhô, thì lấy đâu ra con đường giải thoát. Ai ai cũng muốn thu lợi cho mình trước đã còn việc khác thì tính sau…Bởi thế, đời mạt pháp giáo lý Phật đà cũng bị kẻ xấu lợi dụng làm lùi lại không thể phát triển được đó ư…!

Đúng vậy! Có những lúc cứ ngỡ rằng….! Thăng trầm trong thế gian này, đổi thay, thay đổi mãi mãi chẳng gì, hai tay trắng với chiếc y vàng, cùng đôi tay nhỏ bàng hoàng thế ư!. Có những lúc tôi nhớ bài thơ của một tác giả nào đó…đã từng viết rằng:

“Một người hành khất trong sa mạc

Chiều se, vách đá an nhàn nhìn xa

Ngồi đây bình bát áo tu

Bình an như một thiền sư chân tình.

 

Đời là thế ấy người ơi!

Quá năm mươi tuổi trôi qua bồng bềnh

 

Hơn thua tốt xấu chỉ là mộng thôi!

Ngoài kia khung cửa căn chòi nhỏ

 

 Đầu kề trên núi, mưa rơi nhẹ nhàng.

Thân phận lá vàng bé nhỏ tả tơi…”

 

Nào ai biết đến, làm chi mệt lòng. Cũng vì bất hạnh mà ra nông nổi này…Bởi vậy, trách ai, ai trách mà trách ai, trò đời điên đảo, đảo điên theo chiều, thuận duyên thì ít nghịch duyên thì nhiều, tu thì phải lội suối ngược dòng, còn không buông bỏ theo dòng, suông theo dòng nước bềnh bồng muôn nơi. Ôi thôi! Còn gì nữa! Đời là thế đó, người ơi! Chậm chân thì lỗ, nhanh chân thì lời...!

Thì thầm nhìn đám mây trôi bềnh bồng, đưa người – đưa đến chân không….! Còn trông chi nữa phiêu bồng người ơi!

Đường đời còn lắm chông gai, còn bao ngả rẽ, Lối vào cửa không, chông gai thì mặc chông gia….còn ai mong mỏi nhọc lòng nhớ trông!

Lặng nhìn lá úa bồng bềnh? Lặng nhìn trời đất muôn phần buồn tênh, Đôi dòng tâm sự chẳng suông, nhìn xem lá úa hỡi ơi! Cho người đạt ý - thấu tình lá rơi!!!, Lặng câm, như hến một đời cảm thông, tương tư lá đợi chờ mong tháng ngày! Quặn đau tim thắt se lòng biển khơi...!

Tóm lại, người viết bài này muốn đi đến tận cuối đường làng…, ở đó gom lại, bao nhiêu lá vàng, lá ơi!!! Tìm đâu cho thấy chân tình, người xưa cảnh cũ giờ này ở đâu? Thương chi thân phận lá vàng bơ vơ! Tôi còn nhớ bài thơ dưới đây nhưng không nhớ rõ tác giả…xin được chia sẽ cùng quý vị:

“Về thôi cát bụi đá vàng

Về thôi cuộc mộng non ngàn phù vân

Đêm nay buốt giá phiêu bồng

Lặng nghe chiếc lá bạt dòng sương bay”

 

“Thiên hạ đại loạn đều do tham chấp, thế nhân hỏi ta “đạo” ở nơi đâu? Thuận theo tự nhiên vạn vật hài hòa, đạo ở bên cạnh mỗi người, đạo ở khắp nơi nơi, đạo ở trên con đườngchúng ta đang tìm kiếm…” (Lão Tử)

FL,  Ngày 21/10/2019

Nhuận Hùng

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21448)
12/10/2016(Xem: 19339)
26/01/2020(Xem: 12054)
12/04/2018(Xem: 20278)
06/01/2020(Xem: 11117)
24/08/2018(Xem: 9587)
12/01/2023(Xem: 4013)
28/09/2016(Xem: 25237)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…