Cội Tùng – Hai Nhánh

02/08/20204:06 SA(Xem: 3441)
Cội Tùng – Hai Nhánh
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

CỘI TÙNG HAI NHÁNH

 

Có những buổi chiều về, tia nắng vàng nhạt yếu ớt le lói nhưng còn vương vấn đang luyến lưu cùng cảnh vật. Hoàng hôn từ từ buông xuống bao phủ cả không gian tĩnh mịch. Ngôi chùa cũng đang chìm dần vào trong bóng tối. Sau tiếng Đại Hồng Chung ngân vang xé tan bầu không khí, trầm lắng như thức tỉnh bao tâm hồn phiền muộn đâu đó. Hồi chuông báo hiệu cho đại chúng chuẩn bị thời khóa Tịnh độ hằng đêm. Hương đèn trên các bàn Phật đã được thắp sáng, khói trầm nghi ngút thoảng lên, trong chánh điện thật là uy nghi. Hai vị tăng trẻ nghiêm trang đứng trước bàn thờ Tổ. Ba tiếng chuông ngân lên, rồi tiếp theo là một hồi khánh dài. Tất cả đồng xá hòa chúng và rồi mỗi người lặng lẽ từ từ bước lên trên chánh điện…!

 

Thời Tịnh độ tối  đã bắt đầu mọi người đều có mặt đầy đủ. Nhà Sư trụ trì lớn tuổi rảo bước vòng quanh dưới mái hiên chùa. Thỉnh thoảng, ngài đưa mắt nhìn xuyên qua khung cửa sổ, như thể theo dõi hai vị đệ tử của mình. Nhà Sư nổi tiếng là người rất nghiêm nghị. Đời sống của người rất đơn giản. Ngài hành trì giới luật rất tinh nghiêm. Dáng người trông có vẻ hơi gầy, nhưng vẫn còn tràn đầy sức sống. Người rất hiền hòa nói năng chậm rãi từ tốn. Vì thế, nên các đệ tửPhật Tử trong làng rất yêu kính mến. Nhà Sư bước đi khoan thai chậm rãi đến gốc cây tùng và ngồi trên một băng đá. Màn đêm bao phủ càng lúc càng chìm sâu dần. Thỉnh thoảng một vài cơn gió mát nhẹ thoảng qua, gây nên cảm giác rất thoải mái dễ chịu. Người ngồi yên ổn như để thiền quán, quán sâu sắc vào một vấn đề gì đó…!

 

Chung quanh chùa có nhiều tàng cây cành lá sum suê thật mát mẻ. Phong cảnh ở đây rất hữu tìnhngoạn mục. Phía trước sân chùa là một vườn cây kiểng đủ loại. Những cây kiểng nầy phần lớn là do Phật Tử hiến tặng. Nhà Sư rất khéo tay và mỹ thuật, làm cả non bộ nữa, chăm sóc vườn kiểng trông rất là xinh tươi đẹp mắt. Phía sau chùa là một miếng đất được phát hoang rất rộng lớn. Nơi đó, trồng nhiều loại rau trái và lúa thóc. Nhờ đất mầu mỡ mà Tăng Chúng trong chùa đủ chi dùng quanh năm, không nhờ vào đàn na tín thí.

 

Từ dưới chân núi lên đến chùa, đường đi rất là ngoằn ngoèo quanh co. Con đường dốc nhỏ chỉ vừa đủ một chiếc xe ngựa chạy vào. Hai bên đường vào chùa toàn là những cây cối mọc chằng chịt đan nhau um tùm. Ngôi chùa đơn sơ nằm sâu trong rừng thăm thẳm, cách xa làng xóm. Do đó, nên rất ít người đến viếng thăm. Chỉ vào những ngày lễ lớn thì mới có nhiều Phật Tử từ khắp nơi tụ họp về chùa thắp hương lễ bái. Vì thế, mà ngôi chùa thật là yên tĩnh vắng vẻ. Trong chùa, ngoài một cụ ông chuyên lo quét dọn, nấu bếp và thỉnh Đại Hồng Chung, còn có ba thầy trò, một Nhà Sư trụ trì lớn tuổi và hai đệ tử. Hai đệ tử trong lứa tuổi thanh xuân. Cả hai trông rất khỏe mạnh, và khôi ngô tuấn tú, vị lớn pháp danhTuệ Văn, vị nhỏ là Tuệ Minh. Cả hai đều thọ Cụ Túc Giới, tức (Tỳ kheo), Tuệ Văn lớn hơn Tuệ Minh độ vài tuổi.

 

Trước khi, đến chùa Tuệ Văn đã mãi nghĩ đến lời giảng giải của Nhà Sư về lý vô thường mà Phật dạy. Vì là người có trình độ học vấn, nên sự nhận thức của chàng rất là sâu sắc. Sau vài ngày suy tư chín chắn, chàng quyết định tìm đến Nhà Sư mà chàng đã gặp hôm trước để cầu xin xuất gia. Chàng xin phép người cha cho chàng đi tu. Lúc đầu, người cha tỏ ra giận dữ không đồng ý. Nhưng chàng cố quyết định năn nỉ xin cho kỳ được. Chàng đưa ra nhiều lý lẽ để giải thích thuyết phục. Cuối cùng, người cha cũng đành phải chấp nhận. Thế là chàng khăn gói lên đường để tìm vị Sư mà chàng cảm thấy như có duyên sâu đậm trong nhiều đời.

 

Đến nơi, chàng trình bày mọi việc và xin được xuất gia. Lúc đầu, Nhà Sư không chấp nhận, vì cho rằng sự quyết định đó của chàng có phần vội vã. Có thể đó là do một tâm tư bồng bột thiếu suy nghĩ kỹ càng. Nhà Sư nói với chàng:

 

- Nguyện vọng xuất gia của con thì thầy không có ý ngăn cản. Nhưng thầy chỉ muốn con nên suy xét kỹ lại. Hiện giờ con đang theo học Đông y dược. Thầy muốn con nên trở về nhà cố gắng theo học cho đến khi tốt nghiệp ra trường mở phòng mạch. Chừng đó con có thể ra hành nghề cứu đời giúp người. Như vậy có phải là tốt hơn không. Nhà Sư trầm ngâm vài giây rồi nói tiếp:

 

- Con nên biết, chuyện xuất gia không phải là chuyện dễ dàng, vì nó rất hệ trọng cho cả cuộc đời của con sau nầy. Hơn nữa, đời sống của người xuất gia không phải tầm thường. Vì đó là cả một chí nguyện lớn lao siêu trần đạt đạo. Trước mắt là phải chịu cực - chịu khổ, thức khuya dậy sớm hành trì lễ bái. Theo thầy, con không nên có quyết định hấp tấp vội vã, mà sau nầy phải ăn năn hối hận.

 

Dù có những lời lẽ phân trần lý lẽ xác đáng chân thật của Nhà Sư, nhưng chàng vẫn khư khư một mực quyết tâm giữ vững lập trường và cố nài nỉ khẩn cầu van xin cho bằng được. Chàng tỏ bày bằng giọng nói hiền từ nhưng ngầm chứa đựng ý tưởng dứt khoát:

 

-        Kính bạch Thầy, qua những lời khuyên bảo phân tích của Thầy, thật con vô cùng cảm kích và cám ơn Thầy. Nhưng thưa Thầy, trước khi con đến đây, con cũng đã suy nghĩ rất kỹ và chính chắn. Cả đêm, con trằn trọc suy tư không thể ngủ được.

-                  Con nghĩ, sau nầy con có ra trường làm thầy thuốc, thì con cũng chỉ trị được “thân bệnh” mà thôi, chớ con không thể nào trị được “tâm bệnh”. Chi bằng, thầy cho con xuất gia học đạo, sau nầy con có thể vừa trị được thân bệnh mà cũng vừa trị được tâm bệnh. Như vậy, không phải có lợi hay sao? Như Thầy đã có nói, trị được tâm bệnh mới là điều quan trọng. Khi dứt được tâm bệnh, thì thân bệnh cũng theo đó mà không còn nữa. Vậy nơi đây, con kính xin Thầy từ bi hoan hỷ, dũ lòng thương xót chấp nhận cho con được tròn đầy nguyện vọng. Nói đến đây, chàng sụp xuống đảnh lễ Nhà Sư, ba lạy như để mong người chấp nhận…Trông vẻ mặt chàng rất ư! thành khẩn.

 

-Nhà Sư thầm nghĩ, mình định dùng lý lẽ nói hơn thiệt cho “nó” hiểu, không ngờ “nó” lại thuyết phục mình. Thôi thì, đành phải chấp nhận cho “nó” được toại nguyện. Thế là một buổi lễ xuất gia thật đơn giản chỉ có hai thầy trò làm lễ thế phát trên chánh điện.

 

Từ đó hai thầy trò chung sống hủ hỉ sớm hôm với nhau. Tình nghĩa thầy trò ngày càng sâu đậm. Vốn có trình độ học thức sẵn, nên thầy Tuệ Văn sau khi thế phát xuất gia không bao lâu, thầy đã học thuộc làu hai thời khóa tụng. Thầy được Nhà Sư quan tâm dạy dỗ rất chu đáo, nên thầy khá giỏi giáo lý. Ngoài hai thời khóa tụng niệm sáng tối ra, những bộ kinh điển căn bản khác, thầy đều lần lượt thuộc hết. Thầy có trí nhớ dai rất tốt. Còn giúp cho sư phụ nhiều việc về công văn của chùa, như giấy tờ, sớ điệp…!

 

Còn chú Tuệ Minh vào chùa sau thầy Tuệ Văn một năm. Hoàn cảnh của chú thật lắm tang thương bi đát. Chú đã mồ côi cha từ thuở nhỏ. Chú vừa tròn ba tuổi thì đã mất cha. Người cha chết trong lúc chiến tranh loạn lạc. Từ đó, chú sống dưới sự bảo bọc nuôi dưỡng của người mẹ. Mẹ chú không tái giá. Người quyết định ở vậy sống một mình để lo cho con.

 

Nhưng bất hạnh thay! Năm chú lên mười ba tuổi, thì người mẹ của chú sau một cơn bạo bệnh đã qua đời. Chú lâm vào hoàn cảnh mồ côi mất cả cha lẫn mẹ. Bấy giờ, chú không biết phải nương tựa vào đâu! Chú sống lang thang rày đây mai đó, bữa đói, bữa no. Sự học hành của chú cũng bị dở dang gián đoạn sau cái chết của người mẹ. Thế là, chú chỉ còn có cách là phải vào cô nhi viện. Chú sống trong cô nhi viện được vài năm. Tình cờ, một hôm chú gặp được Nhà Sư, người có việc vào thăm cô nhi viện. Nhân đó, chú lân la trò chuyệncuối cùng, chú bày tỏ hết nỗi lòng qua tình cảnh đau khổ ngút ngàn của chú. Và chú có ý định muốn đi tu.

 

Vì quá cảm thương cho thân phận bất hạnh của chú, nên Nhà Sư chấp nhận cho chú xuất gia. Chú vào chùa xuất gia. Năm đó chú mới được mười sáu tuổi. Tính tình láu lĩnh và hoạt bát nhưng cũng rất nhiều mưu mẹo…!

 

Qua năm sau, Nhà Sư cho chú thọ giới Sa di. Từ đó, chú trở thành một chú Sa di hiền từ dễ thương - dễ mến nhưng cũng còn lém lĩnh…Sau chú Tuệ Minh thọ Cụ Túc Giới, tức giới (Tỳ Kheo). Ba thầy trò sống với nhau rất vui vẻ văn – võ đều được nhà sư trao truyền cho hai đệ tử cả, nhưng Tuệ Minh tính tình không mấy thật thà thường hay lấn áp Tuệ Văn. Nhà sư thấy vậy thường hay nhắc nhỡ, hai đệ tử rằng:

 

-‘Tu là chuyển cái nhìn, (nhìn tốt về người khác thì mình sẽ tốt), còn như lúc nào cũng (nhìn xấu về người khác thì tâm tánh mình sẽ bị nhiễm xấu lúc nào không hay). Đến một lúc nào đó, mình thấy ai ai cũng xấu thì mình làm xấu luôn. Lúc đó bị gông cùm rồi mình hối lỗi cũng đã muộn rồi, bởi vì (tâm mình xấu thì lúc nào cũng xấu.) Nhìn (tâm Phật thì mới có thể chuyển được tâm tốt cho mình,) các con có nhớ không?”

 
-Y giáo phụng hành, hai đệ tử răm rắp nghe theo. Nhưng nói vậy, chớ có mấy ai thực hiện được đâu!

 

Sau một thời gian dài, thầy trò ra sức kiến tạo ngôi chùa trong núi, bằng công sức và sự đóng góp của mọi người, chẳng mấy chốc trở thành ngôi Đại Hùng Bảo Điện thật huy hoàng, tiếng xấu đồn gần - tiếng tốt đồn xa, mọi người ai ai cũng đều biết đến. Nhưng thế gian này, mọi vật không thể đứng yên cho chúng ta thừa hưởng hay chờ đợi một ai đó đến chuyển nhượng hay sao? (vô công bất thọ lộc) là thế đó!

 

“Ngồi đây lắng tiếng chim bay, ba ngàn thế giới không đầy tấc gang, phương Tây vừa khuất quạ vàng, phương Đông thỏ ngọc đã ngang đỉnh đồi, trước sau có một mình tôi, nghe như có tiếng đất trời gọi nhau, xuất thiền lặng lẽ giây lâu, lá xanh rèm liếp bên lầu sáng trăng, sông xưa thuận nẻo dương trần, gió theo tám hướng lòng không bận về.”

 

Vô thường của thế gian, không ai có thể khước từ cả, ngay cả Nhà Sư nội lực cũng khá cao, võ công cũng thuộc loại thượng thừa, nhưng cũng không vượt qua cửa ải vô thường của tạo hóa. Sau khi hoàn tất công việc xây cất Bảo Điện, để lại cho hậu sanh, Nhà Sư đã ngã bệnh. Tuệ Văn phải đưa sư phụ xuống núi điều trị bệnh tình, còn chùa chiền giao lại cho Tuệ Minh đảm trách tất cả mọi việc. Câu chuyện không phải đơn giảnchấm dứt ở đây?

 

Việc gì sẽ xảy ra chúng ta từ từ tìm hiểu sau. Nếu đường đời cũng nhưng đường đạo êm đẹp thì có chuyện gì đâu mà xảy ra? Hằng bao câu chuyện bi đát, thương tâm đã từng xảy ra sau bức màn nhung có mấy ai biết được? Nếu chúng ta, có tâm học đạo, hiểu lý lẽ Phật đà chỉ một góc độ nào đó, chúng ta cũng có thể đoán ra ngay, còn bằng như “không” biết gì cả, đó chỉ là hạng người “…….” xin miễn bàn!

Nhắc lại câu chuyện trên, khi đưa Nhà Sư xuống núi Tuệ Văn tưởng là một việc chữa bệnh rất dễ dàng. Vì đã sống lâu năm trên núi, nên nay hạ san hai thầy trò gặp phải rất nhiều trở ngại, dọc đường đi, chẳng may xe ngựa đã quá cũ kỹ  nên bị hỏng thời gian đành phải kéo dài. Thời bấy giờ, xa xưa việc di chuyển rất ư là vất vả, núi non hiểm trở đường xá xa xôi, nên bệnh tình Nhà Sư càng ngày càng thêm trầm trọng.

 

Khi đến phố thị thì Nhà Sư đã xả báo thân, quảy dép quy Tây, hồn về cực lạc giã từ cõi Ta Bà. Lúc bấy giờ Tuệ Văn lạc vào cảnh khốn cùng tiền bạc mang theo cũng cạn kiệt lấy đâu mà lo cho sư phụ. Cuối cùng, phải vay mượn tiền bằng cách làm thuê tại bến đò lấy tiền lo trang trải hậu sự cho sư phụ. Hai năm, sau đó mới xóa hết số nợ “ấy”, nhưng Tuệ Văn vẫn cố gắng làm việc không ngừng nghỉ và tâm trí luôn luôn nhớ về chùa cũ. Những vần thơ xưa của người thiên cổ lần lược gợi lại từ tâm khảm của chàng:

 

“Lách mình lên đỉnh non cao

Ngồi nghe gió lộng kể bao ân tình

Thôi thì vui kiếp nhân sinh

Học hạnh dâng hiến hòa mình cảm thông

 

Ta nghe tiếng gọi dòng sông

Hững hờ cơn gió bềnh bồng bất phân

Bao giờ mây lại ngừng chân

Để mà hội ngộ một lần cho ta

 

Chung quanh thiền thất cội già

Có chú chim nhỏ ngân nga chúc lành

Rừng cây khoát áo thiên thanh

Ánh mắt viễn ảnh thẳm sâu cuối trời…”

                        Thanh Trí Cao

 

Những cơn gió lồng lộng thổi qua, mây ngàn ôm ấp mộng mơ lững lờ, kiếp nhân sinh cuốn hút tận chân trời, mây mù tháp cổ, dòng sông đợi chờ, tâm hoa đã nở “ngộ” nhân còn gì? Gì đây cảnh cũ người xưa, thiên thu còn đó người đà mất đi…!

 

Đúng vậy, “Còn đây ấn tích trên nền cũ, phảng phất hương thiền đẹp ý thơ.” (Thanh trí Cao).

 

Người đã ra đi như cội tùng ngã bóng…lữ khách đến như nắng chiều vụn vỡ, bóng tà dương le lói chốn đôi bờ, sóng biển gọi tình yêu thương đồng loại, chuyện hôm qua ảo ảnh đã phai mờ, bàn tay nhỏ xíu kéo thời gian lưu lại, quyền năng kia tàng ẩn bao sóng ngầm, bao hưng phế kinh hoàng để rồi kiếp đảm, người đã phát ngôn bằng cả hùng tâm, trời lồng lộng trở gió lùa mây qua phố cổ, tiếng kinh chiều rồi cũng vào Đông, hoa vẫn nở như niềm hy vọng, người bước đi dâng cả tấm lòng…! (Thanh Trí Cao).

 

Những gì đến, rồi sẽ đến, Tuệ Văn sau những tháng ngày lặn lội với nhân tình thế thái, nhưng tấm lòng vì đạo vẫn thiết tha. Nơi tha phương mang nhiều ẩn khúc “Phiền Não tức Bồ Đề”, dòng thời gian không thể khước từ. Nhưng cuối cùng ngọn gió, “kia” thổi cũng đưa chàng về lại “cổ tự” năm xưa.

 

Oái ăm thay, cảnh cũ còn đó nhưng lòng người thay đổi, đổi thay lúc nào mà Tuệ Văn chẳng hay biết được? Bao ân tình huynh đệ, chia ngọt xẻ bùi, gắn bó cùng nhau nhưng không hiểu vì sao. Bổng chốc biến thành mây khói, ai có ngờ đâu lòng người đổi “trắng” thay “đen” mau quá nhỉ???

 

Vào buổi đẹp trời nọ, Tuệ Văn lặn lội trở về ngôi “cổ tự” năm xưa, nhưng không cùng đi chung với sư phụ, Tuệ Minh lấy cớ ấy đủ điều…dù cho Tuệ Văn giải thích bao nhiêu nhưng cuối cùng, người sư đệ Tuệ Minh, cho rằng sư huynh mình trở về muốn chiếm đoạt lại ngôi chùa…Vì lúc này không còn có sư phụ đi chung nữa. Bao nhiêu sự kiện đưa ra mà Tuệ Minh khư khư không tin tưởng Tuệ Văn là “sư huynh” của mình nữa. Vì lòng tham dục đã nổi lên Tuệ Minh không còn lý trí, quán xét vì tánh tình hung hãn, phát ngôn bất chánh mất đi hình ảnh đẹp và hiền lành từ bao năm qua.

Cứ nghĩ rằng ngôi chùa này là “của mình” lo lắng trong năm tháng sư phụTuệ Văn đi vắng là toàn quyền mình quản lýquyết định mọi thứ, thêm vào những lời ra tiếng vào bên ngoài xúi dục. Tuệ Minh mỗi lúc mỗi hung hãn “bản ngã” cao ngạo lại lại “sở hữu chủ…” nỗi lên đùng đùng. Lòng từ bi học đạo Tuê Minh theo sư phụ nhiều năm, nay đã tan theo mây khói:

 

Tứ hoằng thệ nguyện, nghĩa là:

 

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”

 

(Cổ nhân nói: “ruộng dâu hóa biển”, “vạn pháp vô thường”, người học Phật chúng ta không thể không thấu rõ. 

 

Kinh điển dạy rất nhiều, đức Phật là bậc trí tuệ viên mãn đã chỉ dạy,  đơn giản nhất cũng chính là nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta thường niệm “tứ hoằng thệ nguyện”chính là phương pháp tu hành. Chỉ có bốn câu dễ nhớ nhưng người học Phật lại luôn xem thường, miệng niệm hằng ngàybiến thành câu cửa miệng tầm thường nhưng không hề tư duy ý nghĩa của nó, cũng không hề nghĩ mình phải làm thế nào cho đúng. Sai lầm này là do chúng ta, không phải Phật hay Bồ Tát. Chúng ta chỉ là chúng sanh mà thôi, nên tâm niệm còn chao đảo quá nhiều.  Chúng ta học Phật đã phát tâm chưa? Chúng tôi đi qua rất nhiều vùng và nhiều nước, gặp không biết bao nhiêu bạn đồng tu, nhưng người phát tâm chân chính quả thật hiếm thấy.

 

Họ đều biết niệm “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” nhưng trên thực tế lại không có tâm độ chúng sanhkhởi tâm động niệm vẫn vì chính bản thân mình. Hay nói cách khác, vẫn là tự tư, tự lợi, riêng cho mình không hề nghĩ đến chúng sanh. Ngày nào cũng niệm câu này, nhưng đó chỉ là câu niệm suông, gặp chuyện ít có ai nhớ đến câu này…) thường hay lấy tâm tham- sân- si mà đổi đãi với người khác. Tâm hỷ, tâm xả, tâm quảng đại, ít ai muốn mở rộng ra…)

 

Tuệ Minh quên tất cả lời giáo huấn của sư phụ từ lúc ban sơ nhập đạo, bây giờ chỉ biết hành xử theo cá tính. Cuối cùng, rồi cũng tiêu tan theo mây khói, tại sao? Và tại sao??? Chúng ta từ từ tìm hiểu!!! Mọi việc sẽ rõ…Tu như thế, còn gì gọi là tu! Hãy bình tâm, phương trời bao la vẫn còn rộng lớn, lưới tuy thưa nhưng lòng người khó thoát…Luật tuần hoàn vay trả- trả vay vẫn còn mãi đó…!!!

 

Rồi từ, đó Tuệ Văn hướng đến chánh điện không lời nói nào cả, chẳng phân bua với ai cả, đảnh lễ đức Thế Tôn rồi lặng lẽ ra đi…Ngôi chùa vẫn còn đó, người thì đi xa mãi mãi. Ánh từ quang vẫn còn đó, lòng người bây giờ không còn như xưa nữa… “vạn sự - tùy duyên” là thế đó!

 

Tóm lại, câu chuyện “Cội Tùng – Hai Nhánh” chúng ta cũng tạm hiểu “tu” hay “không tu” là như thế nào? “Đạo” hay “đời” chỉ cách nhau trong lối cư xử, đối nhân xử thế, chớ không phải đạo mạo, tu hành bên ngoài nhưng tâm địa bên trong thì khác. Còn về phước báu là chuyện khác xin miễn bàn.

Mong lắm thay!

 

Câu chuyện này chỉ có thế thôi, mong quý vị tùy nghi suy đoán…!!!

 

Mùa Đông giá tuyết.

 

Los Angeles ngày 29/12/2019

 

Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21164)
12/10/2016(Xem: 19122)
26/01/2020(Xem: 11751)
12/04/2018(Xem: 19948)
06/01/2020(Xem: 10829)
24/08/2018(Xem: 9344)
12/01/2023(Xem: 3758)
28/09/2016(Xem: 25020)
27/01/2015(Xem: 26064)
11/04/2023(Xem: 3017)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.