Phật Tánh: Tánh Không, Quang Minh, Và Năng Lực

17/01/20211:01 SA(Xem: 9290)
Phật Tánh: Tánh Không, Quang Minh, Và Năng Lực
PHẬT TÁNH:
TÁNH KHÔNG, QUANG MINH, VÀ NĂNG LỰC

Nguyễn Thế Đăng

 

hoa sen trangPhật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này: Như Lai, Như Lai tánh, Như Lai tạng, Đại Niết bàn, Pháp thân, thân thân kim cương, giải thoát, Ma ha Bát nhã, thường trụ, Thường Lạc Ngã Tịnh… Phật tánh ấy cũng là bản tâm, bản tánh, bản tánh của tâm… của tất cả chúng sanh. Kinh lặp lại nhiều lần: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”.

 

Phật tánhtánh Không

“Thiện nam tử! Phật tánh không sanh, không diệt, không đi, không đến; chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại; chẳng phải do nhân làm ra, chẳng phải không do nhân làm ra; chẳng phải làm, chẳng phải người làm (tác giả); chẳng phải tướng, chẳng phải vô tướng; chẳng phải có danh, chẳng phải không có danh; chẳng phải danh, chẳng phải sắc; chẳng phải dài, chẳng phải ngắn; chẳng phải chỗ nắm giữ của uẩn, giới, nhập. Thế nên gọi là thường.

Thiện nam tử! Phật tánh tức là Như Lai. Như Lai tức là Pháp. Pháp tức là thường. Thiện nam tử! Thường tức là Như Lai.

Thiện nam tử! Tất cả các pháp hữu vi đều là vô thường. Hư khôngvô vi thế nên là thường. Phật tánhvô vi, thế nên là thường. Hư không tức là Phật tánh. Phật tánh tức là Như Lai. Như Lai tức là vô vi. Vô vi tức là thường. Thường tức là Pháp” (Phẩm Thánh Hạnh).

Phật tánhtánh Không, không sanh không diệt, không đến không đi, chẳng phải mỗi và mọi sự vật. Tánh Khôngvô tự tánh và mọi sự cũng hữu vi, vô tự tánh nên tánh Không là nền tảng vô tự tánh của tất cả mọi sự. Như thế Phật tánh cũng là nền tảng vô tự tánh của tất cả mọi sự.

Kinh nói về tánh Không của tất cả các pháp như sau:

“Phật bảo: Thiện nam tử! Tất cả các pháp, tánh vốn tự Không. Vì sao thế? Tất cả các pháp bản tánh bất khả đắc vậy.

Thiện nam tử! Tánh của sắc không thể đắc. Thế nào là tánh của sắc? Tánh của sắc chẳng phải đất, nước, lửa, gió, cũng chẳng lìa khỏi đất, nước, lửa, gió; chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, cũng chẳng lìa ngoài xanh, vàng, đỏ, trắng; chẳng phải có chẳng phải không. Làm sao nói được sắc có tự tánh? Vì tánh chẳng thể đắc cho nên nói là Không. Tất cả các pháp lại cũng như vậy”. (Phẩm Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu)

Hư không tức là Phật tánh: hư không ở đây để chỉ tánh Không. Nói hư không hay tánh Không là thường bởi vì nó không bị điều kiện hóa bởi bất cứ cái gì, bất cứ không gian thời gian nào. Tánh Khôngsự giải thoát bổn nhiên, vốn có sẳn. Phật tánh là thường, tánh Không là thường, chữ thường đây để nói lên nghĩa luôn luôn là như vậy, không biến đổi, không có thể khác. Và luôn luôn như vậy, không biến đổi, không có thể khác nghĩa là luôn luôn thường trụ, luôn luôn có mặt.

Phật tánh như là tánh Không luôn luôn có mặt, nghĩa là giải thoát luôn luôn có mặt. Giải thoát ấy là giải thoát khỏi hai mươi lăm cõi hữu:

“Lại nữa, buộc niệm tư duy nghĩa là thế nào? Đó là ba Tam muội: Không tam muội, Vô tướng tam muội, Vô tác tam muội.

Không là đối với hai mươi lăm cõi hữu không thấy cái nào là thật. Vô tác là đối với hai mươi lăm cõi hữu không khởi mong cầu. Vô tướng là không có mười tướng: sắc tướng, thanh tướng, hương tướng, vị tướng, xúc tướng, sanh tướng, trụ tướng, diệt tướng, nam tướng, nữ tướng. Tu tập ba tam muội ấy, gọi là Bồ tát buộc niệm tư duy”. (Phẩm Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương).

Trong tánh Không, không có hai mươi lăm cõi hữu, đó là giải thoát. Kinh nói nhiều lần thí dụ, “Không thể đóng cọc gắn vào hư không được”; hai mươi lăm cõi hữu không thể bám gắn vào hư không được.

Phật tánhtánh Không, vì thế Phật tánh vốn là giải thoát, luôn luôn thanh tịnh:

“Phật tánh chúng sanh không phải nhờ nơi văn tự rồi sau mới thanh tịnh. Vì sao thế? Vì Phật tánh vốn thanh tịnh. Tuy ở trong năm ấm, sáu nhập, mười tám giới nhưng chẳng đồng với năm ấm, sáu nhập, mười tám giới. Thế nên chúng sanh phải nên quy y Phật tánh ấy” (Phẩm Như Lai tánh)

 

Nhưng tánh Không chẳng phải là không có gì cả, một cái không trơ trụi, không có sự sống, như một cái chết tuyệt đối. Phẩm Bồ tát Sư Tử Hống, đức Phật giảng:

“Thiện nam tử! Phật tánh đó gọi là Đệ nhất nghĩa Không, đệ nhất nghĩa không gọi là Trí Huệ.

Nói là Không là chẳng thấy không và bất không, thường và vô thường, khổ và lạc, ngã và vô ngã. Không là tất cả sanh tử. Bất KhôngĐại Niết bàn. Cho đến vô ngã tức là sanh tử, ngã là Đại Niết bàn.

Thấy tất cả là Không mà chẳng thấy Bất Không thì chẳng gọi là Trung đạo. Cho đến thấy tất cả là vô ngã mà chẳng thấy ngã thì chẳng gọi là Trung đạo. Trung đạo gọi là Phật tánh. Vì nghĩa này nên Phật tánhthường hằng, không có đổi khác, bởi vô minh che đậy nên chúng sanh không thể thấy được.

Hàng Thanh Văn, Duyên Giác thấy tất cả là Không mà chẳng thấy Bất Không, cho đến thấy tất cả là vô ngã mà không thấy ngã (chân ngã), do đây nên chẳng đắc Đệ nhất nghĩa Không. Vì chẳng đắc Đệ nhất nghĩa Không nên chẳng hành Trung đạo. Vì không có Trung đạo nên chẳng thấy Phật tánh”.

Phật tánh là Không mà Bất Không, đây là Trung đạo. Hành KhôngBất Không, tức là hành Trung đạo, thì thấy được Phật tánh KhôngBất không.

“Không là tất cả sanh tử”, đây là con đường giải thoát, không còn sanh tử của bậc Thanh VănDuyên Giác. Bồ tát thì vượt khỏi cái Không, vô thường, khổ, vô ngã, để đạt đến Không – Bất Không, tức là Đại Niết bàn, hay Phật tánh Trung đạo. Trung đạo KhôngBất Không này về sau được gọi là Chân Không - Diệu Hữu theo các nhà Đại thừa.

 

Phật tánh là ánh sáng

“Bấy giờ đức Thế Tôn, đại bi tỏa nơi tâm, rõ biết mỗi mỗi tâm niệm của đại chúng, muốn tùy thuận để đại chúng được lợi ích rốt ráo, liền từ chỗ nằm ngồi dậy, ngồi kiết già, sắc mặt vui tươi sáng chói như vàng ròng, khuôn mặt đoan nghiêm như vầng trăng tròn, hình dung thanh tịnh không một chút bợn nhơ, phóng ánh sáng lớn đầy khắp hư không. Ánh sáng ấy sáng hơn trăm ngàn mặt trời, chiếu khắp các cõi Phật mười phương thế giới, ban đuốc sáng đại trí cho chúng sanh, khiến họ được diệt vô minh đen tối, khiến trăm ngàn ức vô số chúng sanh ở yên không thối thất tâm Bồ đề.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn tâm không chút lay động, như sư tử vương, dùng ba mươi hai tướng đại nhân, tám mươi vẻ đẹp mà trang nghiêm nơi thân. Tất cả những lỗ chân lông trên thân, mỗi một lỗ chân lông đều hiện ra một hoa sen. Các hoa sen ấy vi diệu, mỗi hoa có ngàn cánh, thuần màu vàng ròng, cuống bằng lưu ly, nhụy bằng kim cương, đài bằng ngọc mai khôi, hình lớn tròn như bánh xe. Những hoa sen ấy phóng ra ánh sáng nhiều màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, tía và màu pha lê. Các ánh sáng ấy chiếu suốt đến địa ngục A tỳ và các đại địa ngục, chúng sanh đang bị khổ đốt, nấu, đâm, chém, lột da… gặp được ánh sáng này đều được hết khổ, an ổn, mát mẻ. Trong ánh sáng ấy lại tuyên nói tạng bí mật của Như Lai rằng: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Tất cả sáu cõi đều được lợi lạc như vậy” (Phẩm Thị Hiện Bệnh).

Phật tánhNhư Lai, và Như Lai phóng ánh sáng tức là Phật tánh phóng ánh sáng. Ánh sáng của Phật tánh bao hàm tạng bí mật, nghĩa rốt ráo của thế giới chúng sanh là “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”.

Tất cả thế giới, chúng sanh đều ở trong ánh sáng Phật tánh, sinh hoạt, sống chết trong ánh sáng Phật tánh. Ánh sáng Phật tánh là “tạng bí mật của Như Lai”, chính ánh sáng ấy tuyên thuyết “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Tất cả các cõi, từ thấp đến cao, từ phàm đến thánh, các cấp độ ấy được phân chia theo sự thấy biết và sống trong ánh sáng Phật tánh ít hay nhiều, cạn hay sâu.

Ánh sáng là thường trụ, chính là Phật, là Đại Niết bàn:

“Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói: Bạch Thế Tôn! Ánh sáng này gọi là Trí huệ. Trí huệ tức là thường trụ, pháp thường trụ thì không có nhân duyên.

Ánh sáng này gọi là Đại Niết bàn. Đại Niết bàn thì gọi là thường trụ, pháp thường trụ thì không do nhân duyên.

Ánh sáng này chính là Như Lai. Như Lai tức là thường trụ, pháp thường trụ không từ nhân duyên.

Ánh sáng này là Đại Từ Đại Bi, đại từ bi gọi là thường trụ, pháp thường trụ chẳng phải từ nhân duyên.

Ánh sáng này tức là nhớ nghĩ Phật. Nhớ nghĩ Phật gọi là thường trụ, pháp thường trụ thì không do nhân duyên” (Phẩm Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu). 

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn có rất nhiều thí dụ nói lên ánh sáng Phật tánh: ánh sáng hạt châu của người đại lực sĩ, ánh sáng viên kim cương hạt minh châu, ánh sáng của mặt trăng mặt trời, Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu, Phật Mãn Nguyệt Quang… trong Phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên, kết thúc ba bài pháp cuối cùng của đức Phật, ngài nói:

“Do đây nên ngày nay ta an trụ Thường Tịch Diệt Quang gọi là Đại Niết Bàn.”

Đại Niết bàn tức là Thường Tịch Diệt Quang, và Đại Niết bàn để chỉ cho Phật tánh trong suốt bộ kinh. Phật tánhThường Tịch Diệt Quang bao trùm vũ trụ và tất cả chúng sanh.

 

Phật tánhnăng lực của Phật, Phật lực

Phật tánh Không chỉ là tánh Không, Phật tánh ấy còn là ánh sáng và ánh sáng ấy phóng chiếu khắp các cõi, đem đến lợi lạc cho tất cả muôn loài. Ánh sáng Phật tánh là ánh sáng hoạt động, đầy năng lực.

Như Laiđại từ bi, xem chúng sanh như con một, như La Hầu La. Đại từ bi ấy là sự hoạt động cứu độ chúng sanh, sự hoạt động của đại từ bi nơi thế giớiHóa thân:

“Thiện nam tử! Phật pháp cũng vậy, rất sâu khó hiểu. Như Lai thật khôngưu bi khổ não, mà ở nơi chúng sanh khởi đại từ bi, thị hiệnưu bi, xem chúng sanh như con một, như La Hầu La.

Ca Diếp! Tánh Như Lai thanh tịnh vô nhiễm, giống như hóa thân, chỗ nào mà có ưu bi khổ não? Nếu nói Như Lai không có ưu bi thì làm sao có thể làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, rộng giảng Phật pháp? Nếu nói là không có ưu bi thì sao lại nói xem chúng sanh bình đẳng đều như La Hầu La?

Thiện nam tử! Ví như nhà huyễn thuật, dầu hóa ra đủ thứ cung điện, sát sanh, nuôi dưỡng, trói buộc, thả ra, cho đến hóa làm vàng bạc, lưu ly, rừng rậm, cây cối… đều không có thật tánh.

Cũng vậy, Như Lai tùy thuận thế gianthị hiện ưu bi nhưng không có chân thật. Như Lai đã chứng nhập Đại Niết bàn, làm sao lại có ưu bi khổ não? Thế nên Như Lai gọi là Vô ngại trí, thị hiện huyễn hóa tùy thuận theo thế gian”. (Phẩm Như Lai tánh - Phẩm Điểu Dụ).

Năng lực hoạt động của Phật tánhnăng lực của đại từ bi, xem tất cả chúng sanh như con một, vì đại từ bi mà “thị hiện, hóa hiện” tùy thuận thế gian để cứu độ chúng sanh.

Năng lực của Phật thì không có nhân duyên, đó là năng lực của Phật tánh, của pháp tánh, bởi vì Phật tánh hay pháp tánh thì vô trụ, không có nhân duyên, và năng lực ấy là đại từ đại bi:

“Giới của Như Lai không có nhân duyên, vì thế nên được gọi là giới rốt ráo. Vì nghĩa này nên Bồ tát tuy bị các chúng sanh xấu ác làm tổn hại vẫn chẳng sanh mê mờ, sân giận. Thế nên Như Lai được gọi là thành tựu giữ giới rốt ráo.

Thiện nam tử! Thuở trước có lần ta cùng Xá Lợi Phất và năm trăm đệ tử đồng ở trong thành Chiêm Bà nước Ma Dà Đà. Có thợ săn đuổi theo một con bồ câu, nó sợ hãi bay vào núp trong cái bóng của Xá Lợi Phất nhưng vẫn còn run sợ. Bay đến trong cái bóng của ta thì thân tâm an ổn hết kinh sợ. Thế nên hãy biết Thế Tôn Như Lai giữ giới rốt ráo, cho đến bóng của thân còn có năng lực như vậy”. (Phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

 

Phật tánhtánh không hai

Phật tánhthật tánh, và thật tánhtánh không hai.

“Nếu nói vô minhnhân duyên sanh ra các hành, người phàm phu nghe liền sanh tưởng có hai pháp: minh và vô minh. Người trí rõ biết tánh ấy không có hai. Tánh không hai này tức là thật tánh.

Nếu nói Mười Thiện, mười ác, có thể tạo tác, không thể tạo tác, đường thiện lành, đường xấu ác, pháp thiện, pháp ác, người phàm phu nghe liền cho là có hai. Người trí rõ biết tánh ấy không có hai. Tánh không hai này tức là thật tánh.

Thiện nam tử! Minh cùng vô minh cũng lại như vậy. Nếu chung với phiền não thì gọi là vô minh, nếu chung với tất cả pháp thiện lành thì gọi là minh. Thế nên ta nói không có hai tướng. Vì thế trước kia ta nói bò cái ăn cỏ Phì nhị ở núi Tuyết thì sanh thuần chất đề hồ. Phật tánh cũng vậy, là tánh không hai. Do phiền não che đậy nên chúng sanh chẳng thấy Phật tánh” (Phẩm Như Lai tánh).

Phật tánhtánh không hai của vô minh và minh, tức là của sanh tửNiết bàn. Phật tánh không hai là bản tánh của sanh tửNiết bàn. Phật tánh không hai này kinh gọi là Đại Niết bàn thay vì là Niết bàn như bình thường.

Phật tánh hay Đại Niết bàn không chỉ là tánh không hai của tất cả sanh tửNiết bàn. Phật tánh hay Đại Niết bàn còn là tánh không hai của Ba Thân, Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Nói cách khác, trong Phật tánh hay Đại Niết bàn, ba thân Pháp thân, Báo thân, Hóa thân, hay tánh Không, quang minh, năng lực là Một. 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190943)
01/04/2012(Xem: 36535)
08/11/2018(Xem: 15205)
08/02/2015(Xem: 54423)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.