Phật Giáo Yếu Lược Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

08/02/20213:59 CH(Xem: 18013)
Phật Giáo Yếu Lược Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
PHẬT GIÁO YẾU LƯỢC
ESSENTIAL SUMMARIES OF BUDDHIST TEACHINGS
 TẬP II | BOOK II
Phật Giáo Yếu Lược -2 Thiện Phúc
 
Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
 
Mục Lục
Table of Content
 
Mục Lục—Table of Content      
Lời Mở Đầu—Preface
Chương Chín Mươi Mốt—Chapter Ninety-One: Tu Hành Trong Phật Giáo—Cultivation In Buddhism
Chương Chín Mươi Hai—Chapter Ninety-Two: Phật Thị Hiện—Buddha's Manifestation
Chương Chín Mươi Ba—Chapter Ninety-Three: Duy Tâm—Mind-Only
Chương Chín Mươi Bốn—Chapter Ninety-Four: Phước Đức & Công Đức—Blessedness & Virtues
Chương Chín Mươi Lăm—Chapter Ninety-Five: Giới-Định-Huệ—Discipline-Meditation-Wisdom 
Chương Chín Mươi Sáu—Chapter Ninety-Six: Vô Thủy-Vô Chung Theo Quan Điểm Phật Giáo—Beginninglessness-Endlessness According to the Buddhist Point of View 
Chương Chín Mươi Bảy—Chapter Ninety-Seven: Học và Vô Học—Study and Beyond Study              
Chương Chín Mươi Tám—Chapter Ninety-Eight: Tứ Ân—Four Fields of Grace 
Chương Chín Mươi Chín—Chapter Ninety-Nine: Pháp Môn Bất Nhị—Non-Dual Dharma-Door
Chương Một Trăm—Chapter One Hundred: Khai-Thị-Ngộ-Nhập—Opening-Demonstrating-Awakening-Entering the Enlightened Knowledge and Vision of the Buddha 
Chương Một Trăm Lẻ Một—Chapter One Hundered and One: Mười Điều Tâm Niệm—Ten Non-Seeking Practices 
Chương Một Trăm Lẻ Hai—Chapter One Hundered and Two: Tương Đối & Tuyệt Đối—Relativity & Absolute 
Chương Một Trăm Lẻ Ba—Chapter One Hundred and Three: Thiện Pháp & Bất Thiện Pháp—Kusala & Akusala Dharmas
Chương Một Trăm Lẻ Bốn—Chapter One Hundred and Four: Giới Luật Phật Giáo—Vinaya in Buddhism 
Chương Một Trăm Lẻ Năm—ChapterOne Hundred and Five: Bát Nhã—Prajna
Chương Một Trăm Lẻ Sáu—Chapter One Hundred and Six: Tánh—Nature
Chương Một Trăm Lẻ Bảy—Chapter One Hundred and Seven: Mười Tám Cảnh Giới—Eighteen Realms
Chương Một Trăm Lẻ Tám—Chapter One Hundred and Eight: Tám Ngọn Gió Độc—Eight Poisonous Winds
Chương Một Trăm Lẻ Chín—Chapter One Hundred and Nine: Không Tánh—Emptiness 
Chương Một Trăm Mười—Chapter One Hundred and Ten: Chúng Sanh—Sentient Beings 
Chương MộtTrăm MườiMột—Chapter OneHundred and Eleven:Ngũ Uẩn—Five Aggregates             
Chương Một Trăm Mười Hai—Chapter One Hundred and Twelve: Tứ Đại—Four Elements 
Chương Một Trăm Mười Ba—Chapter One Hundred and Thirteen: Năm Mươi Ma Chướng Nơi Ngũ Uẩn—Fifty Demonic Obstructions in the Five Skandhas
Chương Một Trăm Mười Bốn—Chapter One Hundred and Fourteen: Thất Tình Lục Dục—Seven Emotions and Six Desires 
Chương Một Trăm Mười Lăm—Chapter One Hundred and Fifteen: Những Pháp Ấn Trong Phật Giáo—Dharma Seals In Buddhism 
Chương Một Trăm Mười Sáu—Chapter One Hundred and Sixteen: Bồ Tát Hạnh & Bồ Tát Nguyện—Bodhisattva's Practices & Bodhisattva's Vows 
Chương Một Trăm Mười Bảy—Chapter One Hundred and Seventeen: Tâm Phàm Phu—Ordinary People's Mind
Chương Một Trăm Mười Tám—Chapter One Hundred and Eighteen: Tâm Thánh—The Saint's Minds 
Chương Một Trăm Mười Chín—Chapter One Hundred and Nineteen: Tu Phước—Cultivation of Blessedness 
Chương Một Trăm Hai Mươi—Chapter One Hundred and Twenty:   Tu Huệ—Cultivations of Wisdom 
Chương Một Trăm Hai Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Twenty-one: Phước-Huệ Song Tu—Simultaneous Cultivations of Blessings & Wisdom 
Chương Một Trăm Hai Mươi Hai—Chapter One Hundred and Twenty-Two: Chúng Sanh Trong Sáu Nẻo—Sentient Beings in the Six Paths 
Chương Một Trăm Hai Mươi Ba—Chapter One Hundred and Twenty-Three: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils 
Chương Một Trăm Hai Mươi Bốn—Chapter One Hundred and Twenty-Four: Tam Tạng Kinh Điển—Tripitaka
Chương Một Trăm Hai Mươi Lăm—Chapter One Hundred and Twenty-Five: Tứ Hoằng Thệ Nguyện—Four Magnanimous Vows
Chương Một Trăm Hai Mươi Sáu—Chapter One Hundred and Twenty-Six: Tam Giới Như Hỏa Trạch—The Triple Worlds As A Burning House 
Chương Một Trăm Hai Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Twenty-Seven: Lục Hòa—Six Points of Harmony
Chương Một Trăm Hai Mươi Tám—Chapter One Hundred and Twenty-Eight: Hàng Phục Phiền Não—Subduing afflictions
Chương Một Trăm Hai Mươi Chín—Chapter One Hundred and Twenty-Nine: Thiện Ác—Good and Evil
Chương Một Trăm Ba Mươi—Chapter One Hundred and Thirty: Luôn Biết Hổ Thẹn & Sám Hối Với Những Lỗi Lầm Trong Quá Khứ—Always Feel a Great Sense of Shame and Remorse for the Past Errors  
Chương Một Trăm Ba Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Thirty-One: Tam Độc Tham Sân Si—Three Poisons of Lust-Anger-Ignorance
Chương Một Trăm Ba Mươi Hai—Chapter One Hundred and Thirty-Two: Thu Thúc Lục Căn—Restraint of the Six Faculties
Chương Một Trăm Ba Mươi Ba—Chapter One Hundred and Thirty-Three: Vô Minh—Ignorance 
Chương Một Trăm Ba Mươi Bốn—Chapter One Hundred and Thirty-Four: Bạn Lành & Bạn Ác—Good Friends & Evil Advisors 
Chương Một Trăm Ba Mươi Lăm—Chapter One Hundred and Thirty-Five: Sự Giác Ngộ Của Đức Phật—Buddha's Enlightenment 
Chương Một Trăm Ba Mươi Sáu—Chapter One Hundred and Thirty-Six: Tám Thức—Eight Consciousnesses
Chương Một Trăm Ba Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Thirty-Seven: Phật Tánh Và Pháp Tánh—Buddha-Nature and Dharma Nature
Chương Một Trăm Ba Mươi Tám—Chapter One Hundred and Thirty-Eight: Mười Giai Đoạn Chăn Tâm Được Sánh Với Mười Giai Đoạn Chăn Trâu—Ten Stages of Mind-Herding As Compared to Ten Stages of Ox-Herding 
Chương Một Trăm Ba Mươi Chín—Chapter One Hundred and Thirty-Nine: Bảy Vị Cổ Phật—Seven Ancient Buddhas 
Chương Một Trăm Bốn Mươi—Chapter One Hundred and Forty: Thân Phật—Buddhakaya 
Chương Một Trăm Bốn Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Forty-One: Tam Thân Phật—Trikayas
Chương Một Trăm Bốn Mươi Hai—Chapter One Hundred and Forty-Two: Sống Tỉnh Thức Theo Quan Điểm Phật Giáo—Living In Mindfulness In Buddhist Point of View  
Chương Một Trăm Bốn Mươi Ba—Chapter One Hundred and Forty-Three: Vi Diệu Pháp—Abhidharma
Chương Một Trăm Bốn Mươi Bốn—Chapter One Hundred and Forty-Four: Hạnh Phúc Theo Quan Điểm Đạo Phật—Happiness in Buddhist Points of View
Chương MộtTrăm Bốn Mươi Lăm—Chapter One Hundred and Forty-Five:Thiểu Dục Tri Túc—Content With Few Desires and Satisfy With What We Have At This Very Moment             
Chương Một Trăm Bốn Mươi Sáu—Chapter One Hundred and Forty-Six: Chúng Hội—Assemblies
Chương Một Trăm Bốn Mươi Bảy—Chapter One Hundred and Forty-Seven: Những Điều Bất Khả Tư Nghì Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—The Inconceivables In Buddhist Teachings 
Chương Một Trăm Bốn Mươi Tám—Chapter One Hundred and Forty-Eight: Những Điều Khó Theo Giáo Thuyết Phật Giáo—The Difficulties According to Buddhist Teachings
Chương Một Trăm Bốn Mươi Chín—Chapter One Hundred and Forty-Nine: Thông Đạt Phật Đạo—Actualization of the Buddha’s Path
Chương Một Trăm Năm Mươi—Chapter One Hundred and Fifty: Những Ngày Lễ Trong Phật Giáo—Buddhist Festivals 
Tài Liệu Tham Khảo—References

Lời Đầu Sách

 

Vào thế kỷ thứ 7 trước Tây lịch, xã hội Ấn Độ trước thời Đức Phật và ngay trong thời Đức Phật là một xã hội đầy khủng hoảng, đặc biệt nhất là những sự tranh chấp quyền lựccủa cải vật chất. Lúc này, nhiều người Ấn Độ nghi ngờ tôn giáo của chính xứ sở họ. Họ sợ hãi vì muôn đời phải đầu thai vào một giai cấp. Nếu họ thuộc giai cấp cùng đinh, họ phải tiếp tục đầu thai vào giai cấp nầy hết đời nầy qua đời khác. Nhiều người không thể tìm ra câu trả lời thỏa mãn về những khó khăn xáo trộn trong đời sống hằng ngày của họ. Vì sự không toại nguyện nầy mà trong thời gian nầy đã có rất nhiều cải cách tôn giáo xuất hiện trong cố gắng tìm ra lối thoát cho Ấn Độ giáo ra khỏi tính nông cạn của nó. Một trong những cải cách nầy là Phật giáo. Ngay từ khoảng năm 600 trước Tây lịch, đức Phật chẳng những đã đề xướng tứ diệu đế như căn bản học thuyết như chúng đã hiện ra khi Ngài đại ngộ, mà Ngài còn chỉ cho mọi người làm cách nào để sống một cách khôn ngoan và hạnh phúc, vì thế mà giáo pháp của Ngài đã lan rộng từ xứ Ấn Độ ra khắp các miền châu Á, và xa hơn thế nữa. Về mặt tâm linh mà nói, Ngài đã thúc đẩy con người đứng lên chống lại hệ thống bạo lực đang tồn tại thời đó. Kỳ thật Phật giáo không phải là một tôn giáo mới mẽ ở Ấn Độ, mà nó mà một biểu tượng của sự ly khai với Ấn Độ giáo. Như chúng ta thấy, trong khi kinh Vệ Đà cổ võ việc cho phép giết súc vật để dâng cúng thần linh thì Phật giáo kịch liệt bài bác những kiểu tế lễ như thế. Hơn thế nữa, Phật giáo còn tiến hành nhiều cuộc vận động mạnh mẽ chống lại việc tế lễ nầy. Bởi vì nghi thức tế lễ đòi hỏi phải được thực hiện bởi những người Bà La Môn, là những người chuyên môn về nghi lễ tôn giáo thời đó, trong khi thường dân từ thế hệ nầy qua thế hệ khác chỉ có thể làm những việc tay chân mà thôi. Chính vì thế mà đạo Phật bác bỏ hoàn toàn hệ thống giai cấpẤn Độ thời bấy giờ. Và Đức Phật bác bỏ mọi sự tự cho mình là dòng dõi cao sang như kiểu tự hào của giai cấp Bà La Môn. Đạo Phật bác bỏ mọi sự phân biệt trong xã hội giữa người với người và nói rằng chính cái nghiệp, tức là những việc làm của một người, mới quyết định sự danh giá hay thấp hèn của người đó mà thôi. Đức Phật khẳng định với các đệ tử của Ngài: “Việc nhấn mạnh đến sự bình đẳng về địa vị xã hội, căn cứ trên việc làm của một người chứ không phải trên dòng dõi của họ.” Một ý tưởng cách mạng khác mà chúng ta có thể tìm thấy trong Phật giáotôn giáo nầy mở rộng cửa đón nhận cả nam giới lẫn nữ giới trong đời sống tu tập. Ngoài các ni sư và các nữ Phật tử tại gia nổi tiếng như Khema, Patacara, Dhammadinna, Sujata, Visakha, và Samavati, ngay cả những cô gái điếm như Amrapali cũng không bị chối bỏ cơ hội sống đời tu hành phạm hạnh. Chính vì thế mà từ lúc mà đạo Phật bắt đầu tại vùng Đông Bắc Ấn cho đến ngày nay đã gần 26 thế kỷ, nó đã chẳng những đi sâu vào lòng của các dân tộc châu Á, mà từ thế kỷ thứ 19 nó đã trở thành nguồn tư tưởng tu tập cho nhiều người ở Âu châu và Mỹ châu nữa.

Thoạt đầu, Đức Phật luôn bị dày vò bởi những câu hỏi như “Tại sao có bất hạnh?”, “Làm sao con người được hạnh phúc?”, vân vân. Ngài chuyên tâm tu tập khổ hạnh, nhưng sau sáu năm kiên trì tìm kiếmtích cực hy sinh, Ngài vẫn không tìm ra được câu trả lời cho những vấn đề nầy. Sau sáu năm tìm kiếm sự giải thoát bằng con đường khổ hạnh, Thái tử Tất Đạt Đa quyết định tìm câu trả lời qua tư tưởngthiền định. Sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ Đề, Ngài đã trở thành một người “Giác Ngộ”. Con đườngĐức Phật tìm racon đường “Trung Đạo” giữa những cực đoan. Những cực đoan phải tránh là một mặt quá ham mê đời sống nhục dục, mặt khác là đời sống khổ hạnh. Cả hai cực đoan nầy dẫn đến sự mất quân bình trong cuộc sống. Cả hai cực đoan chẳng bao giờ có thể đưa ai đến mục tiêu thật sự giải thoát khỏi khổ đau và phiền não. Đức Phật tuyên bố: “Muốn tìm con đường Trung Đạo hòa hợp với cuộc sống, mỗi người phải tự mình thận trọng tìm kiếm, không nên phí thì giờ vào việc tranh cãi. Mỗi người phải thăm dò và tự thực nghiệm, không có ngoại lệ.” Trải qua gần hai mươi sáu thế kỷ, cả Phật giáo Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa đã chứng tỏ có thể thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi và với những dân tộc khác nhau. Vì thế mà Phật giáo sẽ tiếp tục là một ảnh hưởng thật sự trong đời sống tâm linh của nhiều dân tộc trên thế giới với niềm tin là những điều Đức Phật khám phá ra có thể giúp đở hầu hết mọi người. Với câu hỏi “Tại sao tôi không hạnh phúc?” Đức Phật gợi ý: vì bạn tràn đầy mong muốn, cho đến khi sự mong muốn là sự khao khát thì nó không thể nào được thỏa mãn dù bạn đã được những thứ mà bạn muốn. Như vậy “Làm thế nào để tôi có hạnh phúc?” Bằng cách chấm dứt mong muốn. Giống như ngọn lửa sẽ tự nhiên tắt khi bạn không châm thêm dầu vào, cho nên sự bất hạnh của bạn chấm dứt khi nhiên liệu tham dục thái quá bị lấy đi. Khi bạn chiến thắng được lòng ích kỷ, những thói quenhy vọng dại dột, hạnh phúc sẽ thực sự hiện ra. Đạo Phật quả là một tôn giáo đưa đến cuộc tu giải thoát và cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc.

Vào khoảng năm 2009, Thiện Phúc đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản, gồm 8 tập. Tuy nhiên, quả là rất khó đặc biệt là người tại gia với nhiều gia vụ đọc hay nghiên cứu một bộ sách với khoảng 6184 trang giấy khổ lớn. Vì vậy mà Thiện Phúc đã trích một số chương, cố gắng biên soạn gọn lại và in thành tập sách nhỏ có nhan đề là Phật Giáo Yếu Lược. Quyển sách nhỏ này không phải là một nghiên cứu về triết lý thâm sâu của Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần là một cái nhìn thoáng qua về Đạo Phật nhìn tổng thể nhằm mục đích giúp cho những người sơ cơ dễ dàng có được cái nhìn về một tôn giáo hết sức đặc biệt: Phật Giáo. Hành giả chân thuần nên luôn nhớ rằng “Tu” có nghĩa là tu tập hay thực tập những lời giáo huấn của Đức Phật, bằng cách tụng kinh sáng chiều, bằng ăn chay học kinh, giữ giới, và thanh tịnh thân tâm bằng thiền tọa; tuy nhiên những yếu tố quan trọng nhất trong “thực tu” là sửa tánh, là loại trừ những thói hư tật xấu, là từ bi hỷ xả, là xây dựng đạo hạnh. Trong khi tụng kinh ta phải hiểu lý kinh. Hơn thế nữa, chúng ta nên thực tập thiền quán mỗi ngày để có được tuệ giác Phật. Với Phật tử tại gia, tu là sửa đổi tâm tánh, làm lành lành dữ. Chính vì vậy, trước khi tu tập, hành giả chân thuần nên quán triệt Yếu Lược Phật Giáo để biết nên làm cái gì và cái gì không nên làm. Mong rằng tập sách này sẽ giúp làm tăng sự hiểu biết về Đạo Phật một cách dễ dàng cho nhiều người, nhất là những người sơ cơ. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng mục đích chính của người tu Phật là bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường tu tập mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Phật Giáo Yếu Lược” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

Thiện Phúc

 

Preface

 

About 7 centuries B.C., Indian society before and at the time of the Buddha was a society that had full of conflicts, especially struggles for power and material wealth. At the time, many people questioned the value of their own religion: Hinduism. According to Hinduism’s theories, they had to be reborn to the same class forever. If they belonged to the class of Sudra, they would be reborn into that class life after life. During this period many people were not able to find satisfaction in Hinduism to their daily life’s disturbing problems. Because of this disastifaction, some religious reforms shortly arose in an attempt to rid Hinduism of its superficiality. One of these reforms was to be the beginning of Buddhism. About 600 B.C., the Buddha not only expounded the four Noble Truths as the core of his teaching, which he had recognized in the moment of his enlightenment, He had also shown people how to live wisely and happily, and therefore, his teachings soon spread from India throughout Asia, and beyond. Spiritually speaking, He mobilized people to stand up to fight against the existing power system. In fact, Buddhism is not a new religion in India, it is only a symbol of separation with Hinduism. As we can see while the religion of the Veda allowed animal sacrifice to propitiate the gods, Buddhism set its face against sacrifices. Moreover, Buddhism waged strong campaigns against this practice. Because the sacrificial ritual required the services of Brahmins, who had specialized in religious ceremonies, while ordinary people, from one generation to another, could only do labor works. Thus, Buddhism denounced the Caste system at that time in India. And the Buddha denounced all claims to superiority on the ground of birth as the Brahmins claimed. Buddhism denounced all social distinctions between man and man, and declared that it was ‘karma’, the action of man, that determined the eminence or lowness of an individual. The Buddha confirmed with his disciples: “The insistence on the equality of social status based on one’s actions and not on the lineage of birth of that person.” Another revolutionary idea we can find in Buddhism was the fact that it widely opened the doors of organized religious life to women and men alike. In addition to distinguished nuns and lay Buddhist-women, such as Khema, Patacara, and Dhammadinna, Sujata, Visakha, and Samavati, even  courtesans like Amrapali were not denied opportunities to embrace the religious life. For these reasons, from the beginning in Northeast India almost 26 centuries ago, Buddhism penetrated not only in the heart of Asian people, but since the noneteenth century it also became part of the thinking and practice of a lot of people in Europe and America as well.   

At first, Prince Siddhartha always concerned with burning questions as: “Why was there unhappiness?”, or “How could a man be happy?”, etc. He diligently performed ascetic practices, but after six years of persevering search and strenuous self-denial, He still had not found the answers for these problems. After spending six years in seeking a solution of emancipation through ascetic practices without any success, Prince Siddhartha determined to find the answer in thought and meditation. After 49 days and nights of meditation under the Bodhi Tree, He had become the “Awakened One”. The path that the Buddha had found was the “Middle Path”, which was in between extremes.  The extremes to be avoided were the life of sensual indulgence on the one hand and the life of drastic asceticism on the other. Both led to out-of-balance living. Neither led to the true goal of release from sufferings and afflictions. The Buddha declared: “To find the Middle Path to harmonious living, each person must search thoughtfully, not wasting any time in wordy arguments. Each person must explore and experiment for himself without any exception.” During almost twenty-six centuries, both Mahayana and Hinayana Buddhism have proved adaptable to changing conditions and to different peoples in the world with the belief that what the Buddha discovered can help almost everyone. For the question “Why am I unhappy?’ the Buddha suggests: because you fill yourself with wanting, until the wanting is a thirst that cannot be satisfied even by the things you want. “How can I be happy?” By ceasing to want. Just as a fire dies down when no fuel is added, so your unhappiness will end when the fuel of excessive is taken away. When you conquer selfish, unwise habits and hopes, your real happiness will emerge. Buddhism is truly a religion that leads people to a cultivation of emancipation and a life of peace, mindfulness and happiness. 

In around 2009, Thiện Phúc composed a set of 8 books titled “Basic Buddhist Doctrines”. However, it's really difficult for people, especially lay people with a lot of familiy duties, to read or to study the total of 6,184 big-sized pages. So, Thiện Phúc extracted some chapters, tried to revise and publish it as a small book titled “Essential Summaries of Buddhist Teachings”. This little book is not a profoundly philosiphical study of Buddhism, but it is simply a glance at a very special religion: Buddhism. Devout practitioners should always remember that “Cultivation” means correct our characters and obey the Buddha’s teachings. “Cultivation” means to study the law by reciting sutras in the morning and evening, being on strict vegetarian diet and studying all the scriptures of the Buddha, keep all the precepts, and purifying the body and mind through sitting meditation; however,  the most important factors in real “Tu” are to correct your character, to eliminate bad habits, to be joyful and compassionate, to build virtue. In reciting sutras, one must thoroughly understand the meaning. Furthermore, one should also practise meditation on a daily basis to get insight. For laypeople, “Tu” means to mend your ways, from evil to wholesome (ceasing transgressions and performing good deeds). For these reasons, devout practitioners should understand thoroughly essential summaries of Buddhist teachings to see what should be followed and what should not. Hoping that this little book will help enhance the understanding of Buddhism for many people, especially for Buddhist beginners. Devout Buddhists should always remember that the main goal of cultivation in Buddhism is to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. The Buddha already explained clearly about the path of cultivation which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Essential Summaries of Buddhist Teachings” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers. Hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 Thiện Phúc

pdf_download_2
Phật Giáo Yếu Lược -2 Thiện Phúc

Xem Tập 1:
Phật Giáo Yếu Lược Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190833)
01/04/2012(Xem: 36436)
08/11/2018(Xem: 15112)
08/02/2015(Xem: 54257)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :