DẪN LUẬN
___________
III. Tăng-già – Chúng hội đệ tử
1.
Các
đệ tử của
đức Phật bao gồm chư tỳ-kheo (cũng âm là tỉ- khâu, bí-xô; Pāli. bhikkhu, Skt. bhikṣu), tỳ-kheo-ni (Pāli. bhikkhunī, Skt. bhikṣuṇī),
nam cư sĩ và
nữ cư sĩ. Bốn nhóm này được gọi là bốn ‘chúng’ (Pāli. parisā, Skt. pariṣat). Chữ Tăng-già, gọi tắt là Tăng, Saṅgha (Skt. Saṃgha) hay ‘chúng hội’ (
cộng đồng), theo nghĩa cao
nhất chỉ cho ‘Thánh Chúng’
bao gồm những vị
xuất gia hay
tại gia đã
giác ngộ hoàn toàn hoặc một phần. Điển hình nhất, tuy vậy, từ này chỉ cho
hội chúng các tỳ-kheo và/hoặc tỳ-kheo-ni, mà
đời sống đặc biệt nhắm đến
duy trì chánh đạo giác ngộ, cũng với
bạn đồng tu tương trợ
lập thành ‘toàn bộ
đời sống phạm hạnh’ (*Th.86) và Tăng-già
tu đạo là
biểu tượng của
Thánh Tăng. ‘Tăng’ theo nghĩa rộng nhất đôi khi cũng được dùng để chỉ cho cả
bốn chúng (Aṅguttara-nikāya II.8) –
ý nghĩa này
trở thành cộng thông trong các nhóm
Đại thừa (Mahāyāna).
Các từ tỳ-kheo (bhikkhu) và tỳ-kheo-ni (bhikkhunī) nguyên nghĩa chỉ cho là ‘nam khất sĩ’ và ‘nữ khất sĩ’. Nguồn gốc
khất thực của những từ này, vẫn còn được dùng theo các ngoại diên đa dạng,
biểu tượng cho sự
thoát ly các
hoạt động thế tục thường tình: điều này phụ trợ cho đức khiêm cung, và cũng
đảm bảo không để cho bị cách ly với tục gia
đệ tử. Sự
trao đổi cho-nhận lẫn nhau giữa nhưng người
tại gia và
xuất gia được nói là mang lại
lợi ích cho cả hai phía (xem *Th.190). Mối quan hệ tăng-tục
mật thiết thường xuyên này khiến cho các tỳ-kheo không giống như hầu hết các
tu sĩ Cơ- đốc. Tỳ-kheo khác với các
tu sĩ kia ở chỗ họ không
nhất thiết phải khấn hứa
trọn đời, và cũng không
lập thệ vâng phục (dù trong năm năm đầu họ sống
y chỉ nơi một vị
trưởng thượng).
Đức Phật xem trọng khả năng
tự lực, và lưu lại Tăng-già
tu đạo như là một
cộng đồng gồm các
cá nhân cùng sống chung dưới sự hướng dẫn của Pháp và Luật. Phận sự của các thành viên trong
cộng đồng này là
tinh tấn tu tập, và vận dụng
kiến thức cùng
kinh nghiệm về Pháp của mình để hướng dẫn người khác khi được hỏi: không làm
trung gian giữa
Thượng đế và
loài người, hoặc hành các
lễ nghi theo chu kỳ
sinh hoạt.
Tuy nhiên, trong
tu hành thì họ đã
phục vụ hàng
tại gia bằng nhiều cách như các
giáo sĩ... ...