DẪN LUẬN
______________
IV. Tuyển dịch Kinh điển Thượng tọa bộ
1.
Các đoạn văn
đánh dấu ‘Th.’ trong sách này
đại diện cho
kinh điển truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda).
Văn hiến thánh điển của
Thượng tọa bộ được
bảo tồn trong
ngôn ngữ Pāli, theo hình thái
hiện tại của nó không thể
hoàn toàn đồng nhất với bất kì
ngôn ngữ nói cổ xưa nào của Ấn- độ, dù rằng nó có nhiều
đặc điểm ngôn ngữ chung với nhóm các
ngôn ngữ Indo-Arya cổ, cả trong
văn học lẫn khẩu ngữ, và có các
đặc điểm chính yếu của các thứ tiếng Prākrit
Trung Ấn (Phạn văn hỗn chủng). Nó
duy nhất chỉ được
tiếp nhận bởi các
Phật giáo đồ thuộc phái
Thượng tọa bộ để
bảo tồn những gì mà họ xác định là Phật ngôn, rồi sau đó được gọi là ‘Pāli’, có lẽ vì đây là
ngôn ngữ của các
kinh điển có
thẩm quyền cao nhất, do pāli có nghĩa là ‘văn bản’ hay ‘kinh điển’. Với
tín đồ Phật giáo Thượng tọa bộ,
Thánh điển Pāli được xem là cơ sở
thẩm quyền cho các
giáo lý cũng như các
giới luật Phật chế được
tuân thủ trong đời sống
xuất gia của
cộng đồng tăng ni tự nhận là thuộc hệ
Thượng tọa bộ.
2. Nội dung Thánh điển PāliThánh điển Pāli gồm ba kho lớn hay tạng, gọi là piṭaka, nguyên nghĩa là ‘giỏ’, và do đó cũng được gọi là ‘Ba tạng’ (Pāli. Tipiṭaka, Skt. Tripiṭaka),
từ ngữ cũng được dùng bởi các
bộ phái sơ kì khác chỉ cho tập
đại thành kinh điển của mình. Nội dung của
Thánh điển Pāli gồm:
-
Luật tạng (Vinaya-piṭaka): tập
đại thành kỷ luật
tu đạo, chủ yếu do chính
Đức Phật ban hành, cùng với các
học xứ cá nhân, và các pháp tắc
thường hành trong tăng viện để
đảm bảo sự
chuyên nhất đối với các
mục tiêu của
chúng tăng ni, cũng như để
đảm bảo cho chúng
đệ tử sống chung hòa hiệp nhằm tạo
thuận duyên cho
thành tựu mục đích của
đời sống phạm hạnh. Tạng này cũng có một ít các
tài liệu về truyện tích và
giáo lý.
- Kinh tạng (Sutta-piṭaka): tập đại thành các ‘pháp thoại’, truyền tải những lời dạy của Phật và các đại đệ tử, được thuyết trong nhiều dịp khác nhau. Tạng được tổ chức thành năm bộ gọi là nikāya... ...