DẪN LUẬN
___________________
V. Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Đại thừa
1.
Các đoạn văn
đánh dấu ‘M.’ trong sách này
tiêu biểu kinh điển truyền thống Phật giáo Đại thừa. Không như
Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda),
Đại thừa không
tiêu biểu cho một trường phái riêng hay
cộng đồng tăng lữ nào. Đúng hơn, đó là một
phong trào rộng rãi bao gồm nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau,
triển khai các
phương pháp diễn đạt về
giáo pháp của
đức Phật tập trung vào bi và trí. Các
bộ Kinh Đại thừa bắt đầu được
phổ cập vào thế kỷ thứ
nhất trước TL. Nguồn gốc của nó không
gắn liền với bất cứ
tên tuổi cá nhân nào, cũng không được
liên kết với duy chỉ một
cộng đồng tăng lữ sơ kỳ nào, dù
bộ phái chính được biết vẫn là
Đại chúng bộ (Mahā-sāṃghika). Nó phát sinh ở vùng đông-nam Ấn-độ, phát triển qua vùng tây-nam và
cuối cùng lan đến vùng tây-bắc.
2. Những điểm quan yếu của Đại thừaNhư mọi
hình thức Phật giáo,
Đại thừa bao gồm các
giáo pháp hướng đến những người mưu tìm
trước mắt sự
giảm thiểu các lo toan
căng thẳng thường ngày trong cuộc sống: làm cách nào để sống bình thản,
vị tha và hòa ái hơn, và đây cũng là cách để
phát khởi thiện nghiệp dẫn đến
đời sau tốt đẹp tương ứng.
Tuy nhiên một cách
rốt ráo, sự
an lạc thường hằng tùy vào sự vượt ra khỏi những thứ
vô thường và
hữu vi. Trong
Phật giáo, có người đặt
mục tiêu trở thành Thánh giả (A-la-hán; Skt, Pāli. arahant), là vị đã
chấm dứt các tham, sân và si vốn dẫn đến
tái sinh với già, bệnh, chết và các
thống khổ về
tinh thần. Đây là
cứu cánh của những
tu đạo Phật giáo Theravāda. Có người muốn
trở thành Độc Giác (Skt. pratyeka-buddha; Pāli. pacceka-buddha), vị có
trí tuệ cao hơn A-la-hán (xem *LI.3 trên), nhưng khả năng
giáo hóa hạn chế. Và có người muốn
trở thành Chánh Đẳng Giác (Skt. samyak-sambuddha; Pāli. sammā-sambuddha), vị có
trí tuệ siêu việt, vận dụng
trí tuệ và
phương tiện, với tâm
đại bi,
hóa độ vô lượng chúng sanh bằng
uy lực và
giáo pháp của Ngài. Đây là
mục đích tối hậu của
Phật giáo Đại thừa.
Tổng quan các
đặc điểm then chốt của
Phật giáo Đại thừa:
-
Tâm bi là
trung tâm vận chuyển của
thánh đạo:
tâm bi là
ý nguyện làm vơi bớt khổ đau
hiện hành của mọi loài, khuyến khích
mọi người hành động sao cho
giảm thiểu các
đau khổ trong tương lai, trợ giúp họ trên
con đường dẫn đến tỉnh thức/
giác ngộ để
chấm dứt hết thảy mọi
đau khổ.
Tâm bi là trái tim của bodhi-citta (
bồ-đề tâm), ‘tâm giác ngộ’, hay khát vọng
đạt đến Phật quả vì lợi ích của
chúng sanh.
-
Bồ-đề tâm phát khởi từ sự rời bỏ tham đắm
hạnh phúc cho riêng mình, và là
trí tuệ nhìn rõ
bản tánh của
thực tại.
- Bồ-tát đạo:
Bồ-đề tâm được
thể hiện qua
đạo hành của Bồ-tát (bodhi-sattva), một
chúng sanh phát nguyện thành tựu vô thượng bồ-đề (bodhi).
Con đường tu tập các phẩm tính của vị Phật
viên mãn giác được xem là
lâu dài hơn
con đường chứng đắc bồ-đề của A-la-hán, vì đi trên
con đường lâu dài này cần có
tâm bi vĩ đại hơn, và đó cũng là khía cạnh
then chốt của việc phát huy đạo lộ này. Đây là
con đường tu tập sáu
công hạnh cho đến mức
hoàn toàn siêu việt: sáu ba- la-mật (Skt. pāramitā): thí (dāna), giới (śīla), nhẫn (kṣānti),
tinh tấn (vīrya), định (dhyāna), và huệ (prajñā). Có khi thêm 4
công hạnh nữa:
phương tiện (upāya-kauśalya), nguyện (praṇidhāna), lực (bala) và trí (jñāna). Mười ba-la-mật này
tương ứng với mười
quả vị hay mười địa (bhūmi) của Bồ-tát dẫn đến
chứng đắc Phật quả... ...