DẪN LUẬN
___________________________
Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Kim cang thừa
1
Các đoạn văn được
đánh dấu ‘V.’ trong sách này
đại biểu cho
truyền thống kinh điển của
Phật giáo Kim cang thừa (Vajrayāna).
Kim cang thừa xuất hiện như là một hệ phái
đặc biệt về
phương tiện (upāya) trong
Đại thừa (Mahāyāna), chỉ dạy những
phương pháp tu tập được cho là dẫn đến
giác ngộ nhanh hơn so với
tu tập các ba-la-mật (pāramitā) như được thuyết trong Kinh (sūtra). Những
phương pháp mật truyền này được thuyết trong một lớp
kinh điển Phật giáo riêng biệt gọi là mật tục (tantra), bắt đầu
xuất hiện với số lượng lớn từ thế kỷ thứ năm Tây lịch ở Ấn-độ. Giống như các
kinh Đại thừa, hầu hết các tantra
Phật giáo cũng
truy nguyên đến
đức Phật lịch sử.
Tuy nhiên,
hệ thống tantra về
hành trì được gọi là
Kim cang thừa (Vajrayāna) dường như đã được phát triển bởi một nhóm
quán hành giả (
du-già sư, yogi) được biết đến với
danh hiệu là
Đại Thành Tựu Giả (mahā-siddha, những người
thành tựu vĩ đại), hầu hết đều
hoạt động dưới vương triều Pāla (750-1120).
2. Sự truyền bá của Kim cang thừaKim cang thừa du nhập Tây Tạng trong khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XI Tây lịch, và
trở thành quốc giáo của đất nước này. Từ đó nó lan sang Mông-cổ và nhiều phần đất Trung Hoa. Ngày nay, mặc dù phải chịu những
tổn thất nặng trong cuộc ‘cách mạng văn hoá’ Trung Hoa,
Phật giáo Kim cang thừa vẫn
tồn tại trong các khu vực thuộc Trung Hoa mà trước đây thuộc về
Tây Tạng (không chỉ ở khu tự trị
Tây Tạng mà còn ở các tỉnh Thanh Hải,
Cam Túc,
Tứ Xuyên và Vân Nam) và khắp các nơi trong vùng Hy-mã-lạp sơn, nơi mà
văn hóa Tây Tạng chiếm ưu thế,
bao gồm vương quốc Bhutan, các phần đất Nepal và các bang thuộc Ấn-độ trong Hy-mã-lạp sơn. Sau bảy thập niên chịu sự
đàn áp của chính quyền do Liên Xô hậu thuẫn, nó đã được
hồi sinh vào cuối thế kỷ hai mươi ở Mông-cổ, Buryatia và Kalmykia (các phần đất thuộc Nga có dân tộc Mông-cổ). Một bộ phận riêng biệt của
truyền thống Kim cang thừa đã được
duy trì bởi dân Newari theo
đạo Phật thuộc Nepal, và một phái
Mật giáo được gọi là
Chân ngôn tông (Shingon-shū) đã phát triển mạnh thành một trong những
tông phái Phật giáo Nhật Bản... ...