Chương 2. Các Quan Điểm Khác Nhau Về Đức Phật - Thượng Tọa Bộ

08/03/20215:46 SA(Xem: 3821)
Chương 2. Các Quan Điểm Khác Nhau Về Đức Phật - Thượng Tọa Bộ

PHẦN MỘT ĐỨC PHẬT
__________________
Chương 2
CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ĐỨC PHẬT


THƯỢNG TỌA BỘ

 

Th.1 Phẩm tánh của đức Phật

Đây là một phần của đoạn nói về ba Quy y (xem *Th.93) thường được tụng bằng Pāli ở các buổi lễ, cũng như suy niệm trong các đề mục tu thiền tùy niệm.

Ở đây, này các tỳ-kheo, Thánh đệ tử thành tựu tín tâm bất động đối với đức Phật như vầy: ‘Thế Tôn là vị A-la-hán,116 Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’ Rājā Sutta: Saṃyutta-nikāya V.343, dịch Anh P.H.

Tương quan Phật và Pháp

Bản tánh của Phật được xem là tương quan mật thiết với Pháp, theo nghĩa rằng lời dạy của Ngài, đạo lộ dẫn đến cứu cánh của Phật giáo, và tự thân cứu cánh này, Niết-bàn.

Th.2 Thấy Pháp, tức thấy Phật

Này các tỳ-kheo, tỳ-kheo dù sống cách xa đến bảy trăm dặm, nhưng là người không hiện tham trong các dục… hay với tâm không sân hận,… chánh niệm hiện tiền, chánh tri, định tĩnh, tâm nhất cảnh (tập trung trên một điểm), phòng hộ các căn, tỳ-kheo ấy thân cận Ta… Vì sao? Tỳ-kheo ấy thấy Pháp; ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta. Saṅghāṭikaṇṇe Sutta: Itivuttaka 91, dịch Anh P.H.

Th.3 Phật chính là Pháp

Trong đoạn này, A-la-hán Mahā-kaccāna (Đại Ca-chiên- diên) nêu rõ đức Phật là gốc của Pháp.Thế Tôn là vị tri giả nên biết rõ, là vị kiến giả nên thấy rõ; Thế Tôn chính là nhãn (con mắt), chính là trí, chính là pháp, là vị tối thắng (Brahmabhūta), là vị thuyết giả, vị tuyên thuyết, vị soi sáng ý nghĩa, vị trao cho bất tử (Niết-bàn), vị chủ của pháp (pháp chủ), là Như Lai (xem *L.20)...

 

Tự tánh của Phật

 

Th.5 Đức Phật chỉ là một con người?

Phần giới thiệu của đoạn *L.38 đề cập đến ‘ba mươi hai tướng đại nhân’ duy chỉ Phật và Chuyển luân vương mới có. Điều này cho thấy rằng ngay cả sắc thân của đức Phật cũng được xem là vi diệu, và là nghiệp cảm bởi các ba-la-mật được tu tập trong nhiều kiếp. Trong đoạn trích gây ấn tượng này, thuật chuyện có một người nhìn thấy một trong ba mươi hai tướng đại nhân nơi dấu chân của Phật, và cho rằng đây không thể là dấu chân của con người. Sau đó, ông gặp đức Phật và hỏi có phải Ngài là thiên thần, nhạc thần (gandhabba: càn-thát-bà), đại lực quỷ (yakkha: dạ-xoa) hay là người. Đức Phật nói rằng Ngài không phải là ai trong số đó (và trong đời vị lai sẽ không là ai bất kỳ trong số đó), nhưng là người đứng trên tất cả thế gian này, là nơi mà Ngài đã trải qua tu tập, chính xác là một vị Phật.

 

Rồi Doṇa theo dấu chân của Thế Tôn, thấy Ngài đang ngồi dưới một gốc cây, căn tịch tĩnh, ý tịch tĩnh, các căn được chế ngự, được thủ hộ, như voi chúa đã được thuần phục, đạt đến tối thượng thuần phục, khiến người nhìn khởi tâm tịnh tín, phát sanh hoan hỷ.

 

Thấy rồi, ông liền đi đến Ngài, thưa rằng ‘Tôn giả, Ngài có thể là trời chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là trời.’ ‘Ngài có thể là nhạc thần chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là nhạc thần.’ ‘Ngài có thể là đại lực quỷ chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là đại lực quỷ.’ ‘Ngài có thể là một con người chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là con người.’ ‘… Vậy Ngài có thể là gì?’ ‘Này bà-la-môn, với các lậu chưa được đoạn trừ, thì Ta có thể là thiên thần; nhưng Ta đã đoạn trừ các lậu, đã diệt tận các hữu, như cây đa-la đã bị chặt đứt rễ, không còn sanh trưởng được nữa. Với các lậu chưa được đoạn trừ, thì Ta có thể là nhạc thần… đại lực quỷ… con người; nhưng Ta đã đoạn trừ các lậu, đã diệt tận các hữu, như cây đa-la đã bị chặt đứt rễ, không còn sanh trưởng được nữa. Ví như hoa sen xanh, hoa sen hồng, hay hoa sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị ô nhiễm bởi nước, cũng vậy, tuy cũng sinh ra trong thế gian, lớn lên trong thế gian, Ta đã chinh phục thế gian, không bị ô nhiễm bởi thế gian. Hãy ghi nhận, này bà-la-môn, Ta là Phật (vị đã tỉnh thức).

 

Tiền thân Phật: Bồ-tát tích tập các ba-la-mật, và những đệ tử đắc quả

 

Th.6 Chuyện Bổn Sanh (Jātaka) và các ba-la-mật của Bồ-tát

 

Đức Phật hiện tại đã từng gặp một vị Phật quá khứ trong nhiều đời trước đây, và đã phát nguyện thành Phật. Sau đó, Ngài tiếp tục tu tập trong nhiều đời, và gặp nhiều vị Phật quá khứ khác. Bản sanh truyện (jātaka), thể tài văn học rất phong phú, thuật chuyện các đời quá khứ của Bồ-tát (một chúng sanh chuyên hướng đến thành Phật), sau này thành đức Phật lịch sử. Phần Bổn Sanh của Thánh điển Pāli có 547 chuyện theo thể thi kệ, và bản chú giải văn xuôi triển khai những câu chuyện này thành một loạt những câu chuyện đạo, mà không nghi ngờ gì là đã tiếp thu và cải biên những câu chuyện dân gian Ấn-độ. Bộ Cariyā-piṭaka (III.15 vv.8–11), ‘Sở Hành Tạng’, một bản kinh ngắn (37 trang) là một tác phẩm cuối cùng được đưa vào của Thánh điển Pāli. Bộ này tập trung vào một số chuyện Bổn Sanh để minh họa mười ‘ba-la-mật’ (Pāli. pāramī, Skt. pāramitā) của Bồ-tát: bố thí, trì giới, xuất ly, trí tuệ, tinh tấn, an nhẫn, chân thật, quyết định, tâm từ, và xả tâm. Mỗi pháp này được nói là có ba cấp: ba-la-mật, thượng ba-la-mật (upapāramī), và thắng nghĩa ba-la-mật (paramattha-pāramī; Buddhavaṃsa I.77). Đây được xem là các pháp được tu tập bởi một vị A-la-hán, một vị độc giác, và một vị chánh đẳng giác. Đoạn sau được trích một chuyện Bổn Sanh thuật chuyện Bồ-tát khi là Magha, đã lãnh đạo những người khác làm những việc có lợi cho cộng đồng, nhưng sau lại bị vu cáo tội trộm cắp. Bị kết án, cùng với những người bạn của mình, bị voi chà đạp cho chết, Ngài bảo vệ tất cả họ bằng cách khích lệ họ khởi tâm từ với kẻ vu khống, với người ra lệnh trừng phạt, và con voi.<br><br>Vào một thời nọ, có ba mươi nam tử dẫn đầu bởi Bồ-tát thảy có cùng mục đích; Ngài dựng họ trong năm giới, và sau đó thường cùng với họ đi khắp nơi hành các thiện hành… Họ dùng những cây gậy dọn sạch tất cả những tảng đá nằm trên các đường làng; đốn ngã những cây có thể đập vào trục xe; san bằng những nơi ghồ ghề; đắp những con đường cái, xây nhà hội, đào bể nước; họ hành bố thítrì giới. Bằng phương tiện này, phần lớn dân làng đều làm theo lời dạy của Bồ-tát và thọ trì giới……

 

Như Lai sau khi chết

 

Như được thấy trong *Th.20, đức Phật từ chối trả lời những câu hỏi ‘không xác định’ (vô ký vấn): sau khi chết, Như Lai tồn tại, hay không tồn tại, hay vừa tồn tại vừa không tồn tại, hay ‘không phải vừa tồn tại vừa không tồn tại. Từ 'tồn tại' (hoti: là/đang là) ở đây, thường được dùng để khẳng định tính đồng nhất, chẳng hạn như ‘ông bà-la-môn ấy là một đại thần’, hoặc tương đương với nghĩa ‘đang xảy ra’; đó là nói về các sự biến và tính đồng nhất trong thời gian. Kinh điển nói rõ ràng rằng Phật hay những vị đã giác ngộ khác hoàn toàn không còn tái sinh: không thể nói một vị như vậy là ‘tồn tại’ sau khi chết trong cõi tạm nào đó. Nhưng cũng không thể nói rằng vị đó hoàn toàn là ‘không tồn tại’, nếu câu ‘không tồn tại’ hàm nghĩa rằng ‘vị mà các lậu đã bị đoạn trừ, diệt tận (chỉ vị A-la-hán) vị ấy sau khi thân hoại mạng chung không còn tồn tại’ (Saṃyutta-nikāya III.110). Câu ‘vừa tồn tại vừa không tồn tại’ bị phủ định hàm nghĩa rằng một vị đã giác ngộ sau khi chết sẽ tồn tại trong một trạng thái mà chỉ một phần tự thể tái sanh trong cảnh giới vô sắc siêu việt tất cả sắc tưởng; và câu nói ‘không phải còn cũng không phải không còn’ hàm nghĩa rằng vị ấy đang tồn tại trong trạng thái cực kỳ muội lược: tái sanhcảnh giới vô sắc cao nhất, ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’. Hơn nữa, những người hỏi Như Lai tồn tại hay không tồn tại sau khi chết được cho là lầm tưởng Ngài là một Ngã thể giác ngộ.

Th.10 Như Lai vô lượng như đại dương

Trong đoạn này, du sĩ Vaccahagotta hỏi Phật về số phận của một Thánh giả sau khi chết. Phật không chấp nhận bất kỳ khả tính nào trong bốn khả tính được nêu và nói rằng hỏi như vậy chẳng khác nào hỏi lửa đi về đâu khi bị dập tắt. Cho rằng ‘lửa’ là một trong bốn nguyên tố (4 đại chủng, mahābhūta) tổ hợp thành vật chất (sắc sở tạo), và cho rằng một trong bốn khả tính nói Thánh giả giác ngộ sẽ thành hư vô, không tồn tại sau khi chết, thí dụ này không thể hàm nghĩa rằng một vị đã giác ngộ sẽ hoàn toàn đoạn diệt sau khi chết. Đúng hơn, như một ngọn lửa không có nhiên liệu (upādāna), vị Thánh giả không còn chấp thủ (upādāna), thì không còn gì để dẫn đến bất kỳ tái sanh nào. Ngay cả trong đời này, các vị ấy cũng được xem là ‘thâm sâu... khó dò như đáy đại dương’, vì đã đoạn trừ mọi chấp thủ, không còn bám chặt vào và như vậy không tự đồng nhất với năm uẩn là tổ hợp thân và tâm, tác thành một con người. Một tác phẩm hậu Thánh điển sơ kỳ, nói rằng đức Phật vẫn ‘tồn tại’, Milinda Sở Vấn (Milindapañha) (p.73), nói rằng đức Phật vẫn “tồn tại”, mà không thể định vị ở đâu, nhưng có thể chỉ ra được bằng y cứ Pháp thân (Dhamma-kāya)’, bởi Ngài vẫn thuyết pháp.

 

ĐẠI THỪA

Danh hiệu và phẩm đức của đức Phật

 

M.1 Giải thích các danh hiệu của Phật

 

Phần này giải thích các phẩm đức của đức Phật như được tìm thấy trong *Th.1

1. Đức Như Lai (Tathāgata), từ quán bất tịnh118 cho đến thành tựu chánh đẳng chánh giác, từ địa vị trang nghiêm đến địa vị giải thoát, vượt trội các vị thanh văn và bích-chi-phật, vì thế Ngài được gọi là Vô thượng sĩ, ‘đấng không ai bằng’.

2. Đức Như Lai, đấng Thế Tôn, dạy các pháp tu Không định, Tưởng Thọ diệt tận định, bốn thiền, từ bi, mười hai nhân duyên đều vì lợi ích chúng sinh. Các pháp đức Như Lai đã diễn bày là không thay đổi. Vì lý do đó, Ngài được gọi là Như Lai, ‘đấng đã đến như vậy’. Lại nữa, đức Phật trước tiên bắt đầu từ trang nghiêm địa rồi thành tựu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, do đó Ngài được gọi là Như Lai, ‘đấng đã đi như vậy’.119

3. Ngài đã thành tựu được những phẩm đức vi diệu, chân thật120 nên được gọi là A-la-hán, ‘đấng Ứng cúng’. Lại nữa, Ngài xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời và người nên được gọi là A-la-hán.

4. Ngài đã giác ngộ hai loại sự thật (nhị đế), sự thật mang tính quy ước (tục đế) và sự thật tối hậu (chân đế), nên Ngài được gọi là ‘Chánh đẳng chánh giác’.

5. Ngài đã thành tựu giới hạnh và đầy đủ ba minh (ba loại trí tuệ) vì thế Ngài được gọi là Minh hạnh túc, ‘đấng đủ trí tuệ và đức hạnh’.

 

Phật tánh

 

Trong khi Phật giáo Thượng tọa bộ xem đức Phật lịch sử như một con người vừa mới giác ngộ, một con-người-trở-thành- cứu-cánh; Phật Giáo Đại thừaKim cang thừa lại xem Ngài như là sự thị hiện của một đức Phật siêu việt, đấng đã giác ngộ từ vô lượng kiếp trước, một vị thánh hiện thân cho chân lý tối hậu vượt thoát thời gian.

M.5 Lo sợ Phật nhập Niết-bàn không còn thấy nữa

Trong đoạn này, nhiều vị thần và thiên bậc thấp than khóc trước viễn cảnh đức Phật sắp nhập Niết-bàn tối hậu.

Thấy Phật nhập Niết-bàn, chúng con chìm biển khổ, rất sầu lo, đau buồn, như trâu nghé mất mẹ.

Bần cùng không ai giúp, như người bệnh ngặt nghèo, không lương y chăm sóc, ăn đồ không nên ăn.

Chúng sinh bệnh phiền não, thường bị kiến chấp hại.

Xa lìa đấng Y vương, uống nhầm thuốc độc hại, nên cúi nguyện Thế Tôn, chẳng nên hiện xả ly.

Như nước không có vua, dân chúng bị đói khát, chúng con cũng như vậy, mất bóng mát, pháp vị.

Nay nghe Phật Niết-bàn, lòng chúng con rối loạn, như mặt đất chấn động, mất hết các phương hướng.

Đại Tiên nhập Niết-bàn, mặt trời Phật rụng xuống, nước Pháp đều khô cạn, chúng con sẽ chết chắc.

Như Lai nhập Niết-bàn, chúng sinh rất khổ não, như con của trưởng giả, vừa mất cha lẫn mẹ.

Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol.12, text 374, ch.3, pp.0375c07–21, dịch Anh T.T.S. and D.S.

 

Ba ‘thân’ Phật

 

Tư tưởng Đại thừa về tự tánh của Phật được hệ thống hóa thành giáo lí ‘Ba thân’ (tri-kāya) của Phật. Pháp thân (Dharma-kāya) (xem Th.4) là thể tánh chân thật; Báo thân(Saṃbhoga-kāya) là thân ở cảnh giới tịnh độ mà chỉ các đại Bồ-tát mới thấy được; và Hóa thân (nirmāṇa-kāya) là thân xuất hiện trong thế giới phàm phu như thế giớiloài người đang sống.

M.9 Pháp thân I: Như LaiPháp thân, không đến không đi.

Những đoạn kinh văn dưới đây nói lên ý nghĩa rằng hình tướngâm thanh của đức Phật không biểu lộ đức Phật chân thật: chỉ có thể thấy Phật qua Pháp của Ngài, mà trong đoạn trích dịch dưới đây, đó là những phẩm đức (pháp) gắn liền với Chánh Pháp như một con đường tu tập.<br><br>Bồ-tát đại sỹ Pháp Thượng (Dharmodgata) nói với Bồ-tát đại sỹ Thường Đề (Sadāprarudita): “… Thiện nam tử, một người bị thiêu đốt dưới cái nóng của mùa hè, vào lúc giữa trưa của tháng cuối hè, có thể sẽ thấy một huyễn tượng chuyển động trong không trung. Người ấy đuổi theo và tự nghĩ rằng ‘ta thấy nước, ta sẽ có nước để uống!’ Thiện nam tử, ông nghĩ nước đó đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Sẽ chảy vào biển đông hay biển nam, biển tây, biển bắc?<br><br>Thường Đề nói: “Thiện nam tử, trong huyễn tượng đó nước vốn không tồn tại, làm sao nói được nó từ đâu đến và đi về đâu. Thiện nam tử, người khờ dại, vô trí, bị thiêu đốt dưới cái nóng của mùa hè, thấy huyễn tượng và khởi ý tưởng nước ở nơi không có nước. Thật ra, nơi ấy vốn không có nước.” Pháp Thượng nói: “Đúng vậy, đúng vậy, thiện nam tử. Người nào chấp trước vào hình sắc hay âm thanh của Như Lai và khởi ý tưởng Như Lai có đến có đi thì cũng như vậy. Nên biết, những ai mà khởi ý tưởng Như Lai có đến có đi là người khờ dại, vô trí, cũng giống như người hình thành khái niệm nước ở nơi không có nước. Vì sao vậy? Vì không thể thấy Như Lai qua sắc tướng; vì Như LaiPháp thân.” Aṣṭasāhaśrikā Prajñāpāramitā Sūtra, ch.31, dịch Anh from Sanskrit by D.S.Những ai thấy Ta qua sắc tướng và tìm Ta qua âm thanh, người ấy đang hành tà pháp, sẽ không thấy được Ta.

 

Phật tánh

 

Mọi chúng sinh đều tàng chứa Như Lai tạng (Tathāgata- garbha)—phôi thai hay bào thai Như Lai—nghĩa rằng chúng có trong mình quang minh bản hữu của Phật tánh. Như Lai tạng vốn quang rạng và thanh tịnh như bản tánh của tâm trong (*Th.24) nhưng bị che phủ bởi những phiền não khách trần. Trong phần lớn các ngữ cảnh sau đây, Như Lai tạng chỉ cho một dịch ngữ khá rộng, đó là ‘Phật tánh’

M.21 Bản tánh Như Lai tạng trong các chúng sinh

Đoạn thứ nhất được trích từ một bản kinh quan trọng mà dường như đó là bản kinh đầu tiên giới thiệu tư tưởng Như Lai tạng. Kinh đưa ra chín thí dụ về mối tương quan giữa Như Lai tạngchúng sinh bằng vào những ý nghĩa của từ ‘garbha’: tạng hay bào thai, phôi thai, đài hoa, mật thất, vỏ hạt hoặc hạt, hay nội tạng của bất cứ thứ gì. Bản kinh tự diễn tả được đức Phật dạy cho hàng ngàn tỳ-kheo ưu việtvô số Bồ-tát khoảng mười năm sau khi Ngài thành đạo. Hầu hết các thí dụ gợi ý rằng Như Lai tạngPhật tánh ẩn tàng bên trong chỉ cần được vén bày bằng cách trừ bỏ những phiền não đang che phủ, nhưng thí dụ thứ 3, 6 và 8 lại cho rằng đó là thứ cần được phát triển và làm cho thành thục. Tổng hợp lại, những thí dụ này nói rằng Như Lai tạng là khả năng thành Phật tiềm ẩn quí giá cần được khai phát và làm cho chín muồi.

 

KIM CANG THỪA - Phật tánh

 

V.1 Ai cũng có Phật tánh

Trong phẩm đầu của ‘Giải thoát bảo nghiêm luận’ nổi danh và có ảnh hưởng của mình, căn cứ trên các nguồn kinh điển Ấn-độ, vị đại luận sư Tây Tạng Gampopa (1079-1153) lập luận rằng Phật tánh (xem *M.12–13) hiện hữu trong tất cả chúng sanh, và cuối cùng sẽ chứng đắc vô thượng bồ-đề, thành Phật.Ta cần phải tự giải thoát ra khỏi vòng luân hồi143 hư vọngchứng đắc vô thượng bồ-đề. Thế nhưng chúng ta lại tự hỏi liệu những chúng sanh hạ liệt như chúng ta có thể tinh cần nỗ lực để đạt được như vậy chăng? Nếu như chúng ta chân chánh tinh cần nỗ lực, hà cớ gì chẳng thể thành tựu như vậy? Suy cho cùng, cũng như hết thảy hữu tình, ta cũng có Phật tánh, trong chính chúng ta – đây là nhân để thành tựu Phật quả.…Nếu thật vậy thì do bởi nguyên do gì mà hết thảy hữu tình đều có Phật tánh? Đó là (1) bởi vì Pháp thân144, Không tánh145, sung mãn trong hết thảy hữu tình; (2) bởi vì thể tánh chân như vốn không sai biệt; và (3) bởi vì mỗi chúng sanh đều thuộc trong các chủng tánh. Do bởi ba nguyên do này mà hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh. Đây là điều được nói trong Vô thượng mật Tục (Uttaratantra), ‘Bởi vì Phật thân viên mãn biến mãn khắp mọi nơi; bởi chân như vốn không sai biệt; và bởi tất cả đều thuộc trong các chủng tánh/ chủng tộc; và tất cả chúng sanh có thân đều sẵn có Phật tánh.’ (UT VII.28).Nguyên do thứ nhất là Pháp thân, Không tánh, biến mãn khắp trong hết thảy chúng sanh. Điều này có nghĩa rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh bởi vì Phật là Pháp thân; Pháp thânKhông tánh, mà Không tánh thì biến mãn hết thảy chúng sanh. Nguyên do thứ hai là thể tánh chân như vốn không sai biệt. Điều này có nghĩa rằng mọi chúng sanh đều có Phật tánh cũng bởi vì chân như của Phật không phải rộng lớn hơn hay cao hơn chân như của chúng sanh. Nguyên do thứ ba là hết chúng sanh đều thuộc trong các chủng tánh.

 

Phần 33: Tam thân Phật

 

Trong Kim cang thừa, ba thân của Phật (xem *M.9–11) được xem là có sẵn tại, trong các khía cạnh khác nhau của tâm.

V.2 Ba thân Phậttự tánh tâm

Đoạn này giới thiệu ba thân Phật từ quan điểm Đại Viên Mãn (Dzogchen)149, chỉ ra sự hiện diện của ba thân Phật trong tự tánh của tâm hay ‘trí’ (Tây Tạng gọi làrig pa) như ba mặt hay ‘chiều kích’ của thể nghiệm bất nhị.150 Ba thân trong bối cảnh này được định nghĩa là tự tánh, thể tánhđại bi của trí, và được ví dụ với sự phản chiếu sáng tỏ mà rỗng lặng của gương. Đoạn này được trích từ ‘Đại bàng vỗ cánh’ (FG) của Lama Zhabkar (1781-1850).Bây giờ, các con thân yêu, hãy lắng lòng nghe.152 Ba thân của Phật: tự tánh, thể tánh, và đại bi cũng như năm thân (Thọ dụng thân) hay năm bộ trí153 – đều viên mãn trong tâm tánhtự tánh quang minh này. Tự thể của tâm là tánh không, vốn không hiển sắc, không hình sắc, hay bất kỳ thuộc tính nào khác, là Pháp thân. Tự tánh quang minh của tánh không ấy là Thọ dụng thân (Báo thân). Và sự ứng hiện sai biệt không cùng tậnHóa thân.Ba thân của Phật được dụ như gương. Tự thể pha lê của gương chỉ cho Pháp thân, sự sáng trong của nó dụ cho Báo thân, và sự ứng hiện không cùng tận các hình ảnh của nó dụ cho Hóa thân. Nếu chúng sanh có thể nhận ra ba thân của Phật là vốn có trong tâm, chúng sẽ tức thì thành Phật, mà không cần tu tập gì. Mặc dù ta đã nêu ra lần lượt ba thân Phật, nhưng thực ra ba chỉ là một và đồng một pháp giới,155 do vậy đừng lẫn lộn mà xem là khác nhau, các con thân yêu! Biết ba thân Phậtchân không thanh tịnh ngay từ đầu, một thực thể duy nhất là sự hiệp nhất của quang minhtánh không, và luôn duy trì trạng thái ấy mà chẳng hề chấp thủ. Biết ba thứ tự thể, tự tánhđại bi lần lượt tương ứng với Pháp thân, Thọ dụng thân, và Ứng hóa thân, và biết ba thứ ấy là sự hiệp nhất đầy đủ của quang minhtánh không, hãy tự thể nghiệm trạng thái ấy mà chẳng hề chấp thủ!‘The Flight of the Garuda’, pp.171–72, dịch Anh T.A.

 

Ngũ bộ Phật bộ

 

Năm ‘gia tộc’ của Phật (Ngũ bộ Phật) gồm năm vị Phật Thọ dụng thân như là gia chủ (‘cha’), các Minh phi của Phật (‘mẹ’), nhiều Bồ-tát được xem là pháp tử, và một số diện mạo nhỏ khác.Trong Kim cang thừa, mặc dù các vị này được khắc họa như những bổn tôn siêu việt thuộc ngoại giới, nhưng chính thực được hiểu là các phương diện của một tự tánh.

V.3 Năm bộ Báo Thân Phậtnăm trí

Trong phần tiếp theo của đoạn trước, Zhabkar nêu ra ý niệm về năm Phật Thọ dụng thân (xem phần giới thiệu trước *M.9) như năm trí có sẵn trong tự thể của tâm. Danh hiệu của mỗi vị Phật được giải thíchmô tả như là ‘diệu dụng’ của trí được định nghĩa sau đó. Sự trực ngộ của khả năng giác ngộ hiện hữu trong bản tánh bản giác của tâm có thể giúp thành tựu giác ngộ nhanh chóng.Lại nữa, vì tự nhiên trí, trí tuệ bản nhiên tự hữu, xuất hiện trong mọi loại hình thức, đó là thân của Tỳ-lô-giá-na (Vairocana, ‘Biến Chiếu’). Không thay đổi, đó là thân của A- súc-bệ (Akṣobhya, ‘Bất Động’). Không có trong hay ngoài, đó là thân của A-di-đà (Amitābha, Vô Lượng Quang). Ví như như ý bảo châu, đó là thân của Bảo Sanh (Ratnasambhava). Và vì thành tựu mọi thứ, đó là thân của Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi). Các vị ấy không ngoài năng lực thể hiện của tự tâm.

 

Phật trong tâm

 

V.5 Nội mạn-đà-la Ngũ trí Như Lai

Ngược lại, đoạn này trong ‘Đại bàng vỗ cánh’ xem năm vị Phật Thọ dụng thân (Ngũ trí Như Lai) là những thực tại nội tâm, những phẩm tính khác nhau của trí bao hàm trong ‘nội mạn-đà-la (maṇḍala)’ của tâm. Hơn nữa, còn xác định chúng như là sự thanh tịnh cố hữu của năm phiền não.

EMAHO!

Lại nữa, những người có phước duyên, hãy nghe tụng ca này! Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairocana), ở trong chẳng ở ngoài.

Chân thật Tỳ-lô-giá-na, tự tánh tâm,

Trí pháp giới thể tánh lìa hý luận phân biệt, Bản tánh vô minh, hằng thanh tịnh.

Kim Cang Tát-đỏa (Vajrasattva), ở trong chẳng ở ngoài. Chân thật Kim Cang Tát-đỏa, trí đại viên kính,

Hiển hiện không ngừng diệu trí lực, Bản tánh sân khuể, hằng thanh tịnh.

Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava), ở trong chẳng ở ngoài. Chân thật Bảo Sanh Phật, trí bình đẳng tánh,

Không bác không nhận, không thủ xả, Bản tánh kiêu mạn, hằng thanh tịnh. Phật A-di-đà, ở trong chẳng ở ngoài. Chân thật A-di-đà, trí diệu quán sát, Không tánh, đại lạc, đồng hư không Bản tánh tham dục, hằng thanh tịnh.

Bất Không Thành Tựu Phật, ở trong chẳng ở ngoài. Chân thật Bất Không Thành Tựu, trí thành tựu sở tác, Tự nhiên nhiệm vận, vô công dụng,
Bản tánh tật đố, hằng thanh tịnh.

The Flight of the Garuda, p.196, dịch Anh T.A.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13450)
08/02/2015(Xem: 51665)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.