Đạo Phật Dành Cho Ai?

16/04/20211:00 SA(Xem: 5431)
Đạo Phật Dành Cho Ai?

ĐẠO PHẬT DÀNH CHO AI?
Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

hoa sen 0135Có lẽ sẽ có rất nhiều người cho rằng đây là một câu hỏi hết sức vớ vẩn, nhất là những độc giả của trang Thư Viện Hoa Sen thì câu hỏi này càng vớ vẫn hơn nữa vì  đã là người tìm đọc trang web Phật giáo Thư Viện Hoa Sen thì bất kỳ ai cũng trả lời được một cách dễ dàng là Đạo Phật  dành cho vạn loại chúng sanh, hẹp hơn thì Đạo Phật dành cho tất cả mọi người, cụ thể hơn nữa thì Đạo Phật giáo dành cho tất cả những ai có duyên với Phật pháp. Chắc chắn là như thế rồi, thế nhưng nhìn một cách tổng quát thì hình như sinh hoạt của đạo Phật ngày nay tại đất nước chúng ta không hẳn hoàn toàn như câu trả lời trên.

. (Bài viết này chỉ xin đề cập đến hiện tình sinh hoạt cùa Phật giáo tại đất nước Việt Nam, chứ không dám lạm bàn đến sinh hoạt  của Phật giáo  VN tại hải ngoại cũng như Phật giáo của các nước trên thế giới).

Tìm hiểu tình hình sinh hoạt của tín đồ đạo Phật trong nước chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, hầu như  các khóa lễ Phật hằng đêm hoặc các ngày sóc vọng tại các chùa người tham dự đa số  là phật tử nữ và hầu hết là người lớn tuổi ( từ 50 tuổi trở lên). Ở các khóa tu ngắn ngày  mà các chùa tổ chức cho đạo tràng phật tử thì tình trạng cũng như thế, có nhiều khóa tu  đông đến hàng ngàn hành giả nhưng số phật tử nữ chiếm số lượng đến 80%, có khi còn nhiều hơn thế!. Nếu nhìn hiện tượng như thế để xét đoán thì phải chăng hiện nay tín đồ đạo Phật trong nước không có, hoặc có rất ít phật tử nam và phật tử trẻ tuổi hay sao?. Dạ thưa là có,  nhưng phật tử nam và phật tử trẻ họ chỉ đi chùa vào các ngày lễ lớn như Phật đản, Vu Lan, lễ Phật đầu năm và các lễ hội khác mà thôi chứ họ ít khi đi chùa tụng kinh hằng đêm hoặc các ngày sóc vọng.

Nhìn một cách tổng quan thì tình hình sinh hoạt Phật giáo nước nhà hiện nay là như thế, còn về  tu học thì sao? Đây mới là vấn đề cốt lõi của việc truyền bá đạo Phật trong cộng đồng xã hội. Có một điều đáng buồn mà phật tử chúng ta cần phải nhìn nhận là việc truyền bá đạo Phật trong nước ta hiện nay  đang phát triển theo hình thức tín ngưỡng hơn là tu họchành trì theo giáo lý Phật-đà. Hiện nay từ Bắc chí Nam  chùa chiền mọc lên rất nhiều, đây là tín hiệu đáng mừng cho việc phát triển đạo Phật trong nước, thế nhưng chùa tuy nhiều thế nhưng lượng phật tử đến chùa để tu học thì ít mà  đa phần đến chùa để lễ báicầu xin Phật gia hộ để đạt được một điều mong ước gì đó, như cầu xin Phật phù hộ  có nhiều sức khỏe, cầu  mua may bán đắt, cầu con cái học hành đổ đạt thành công trong  sự nghiệp, cầu được thăng quan tiến chức, hoặc cầu được qua cơn hoạn nạn do sắp bị pháp luật sờ gáy chẳng hạn. Đối với người già thì  cầu xin  khi chết được đức Phật A-di-đà tiếp dẫn lên Tây Phương cực lạc v. v và v.v…Rất ít phật tử được hướng dẫn tu học để hiểu giáo lý căn bản của đạo Phậtthực hành cho đúng chánh pháp. Thậm chí có phật tử tự hào là đã đi chùa hai mươi năm, ba mươi năm hoặc lâu hơn nữa nhưng họ không hề biết giáo lý căn bản, không biết lai lịch của đức Phật Thích-ca là ai và ngài đã truyền dạy  những gì, họ chỉ xem Phật như là đấng thần linh ban ơn giáng họa, họ gọi đức Phật Thích-ca là Phật Tổ và Bồ-tát Quán Thế Âm là Phật Bà! Hầu như đa số các ngôi chùa đều nặng về tín ngưỡng lễ bái, cúng kiến mà nhẹ về giáo dục, tu học. Đồng ý rằng tất cả các nghi lễ, các hình thức lễ báicần thiết cho sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người phật tử, thế nhưng dù sao những thứ đó cũng đều là pháp phương tiện. Mục đích của đạo Phật là khai mở cho chúng sanh thấy được “tri kiến Phật”, thấy biết được nỗi khổ của  chúng sanhnguyên nhân gây ra sự khổ đó để rồi tìm phương pháp tu tập, chuyển hóa tâm thức từ khổ đau đến an lạc, từ mê mờ đến tỏ ngộ. Thực hành giáo lý đạo Phật để tìm được sự an lạc, giải thoát ngay trong  kiếp sống hiện tại này, chứ đức Phật không hề dạy phật tử cứ tiếp tục chịu đựng cuộc sống khổ đau này và chỉ biết niệm Phật, lễ bái để khi chết được đức Phật A-di-đà rước về nước Cực Lạc hưởng sự sung sướng nơi cõi Phật. Hiện nay nhiều chùa  cũng có tổ chức những khóa tu ngắn ngày, có thể là một ngày , ba ngày hay bảy ngày dành cho phật tử tại gia và các khóa tu đó đều có chư tôn đức Tăng, Ni thuyết giảng. Thế nhưng vì  muốn đáp ứng nhu cầu hiện tại của phật tử trong khóa tu vốn căn cơ trình độ không đều, tuổi tác chênh lệch, trình độ tiếp thu Phật pháp không giống nhau nên đa phần quý thầy, quý  sư cô chỉ chọn những đề tài Phật pháp mang tín ứng dụngphổ thông để thuyết giảng chứ không thể nào có một giáo trình căn bản và có hệ thống được.

Đó là nói về việc tu học của các đạo tràng, còn đối với phật tử trẻ tuổi thì hầu như ánh sáng Phật pháp đến với họ rất ít, tuổi trẻ bây giờ lao vào đời sống công nghiệp nên thời gian của họ rất bận rộn và áp lực của công việc luôn đè nặng lên vai họ, đối với thanh thiếu niên phật tử đang đi học thì cũng rất khan hiếm thời gian. Các em học sinh hầu như học suốt ngày, suốt tuần, nào là học chính khóa, học phụ đạo, học thêm, học năng khiếu...liên miên, thậm chí các em hiếm khi được nhìn thấy trời xanh, mây trắng, nắng vàng…mà ngày đêm phải vùi đầu vào sách vở để giáo viên nhồi nhét kiến thức, thế nên dù là phật tử nhưng việc tìm cầu học hỏi Phật pháp là điều khó. Các nhà hoằng pháp, các vị tôn túc có tâm thao thức với tiền đồ của đạo Phật cũng đã cố gắng để thực hiện những khóa tu mùa hè để đưa tuổi trẻ gần hơn với đạo pháp,  các khóa tu mùa hè đã thu hút rất đông thanh thiếu niên tham gia, có khóa tu đã quy tụ đến ngàn phật tử trẻ. Nếu chỉ nhìn vào các hình ảnhtin tức do truyền thông phổ biến thì ta thấy các khóa tu rất thành công vì rất được thanh thiếu niên phật tử tham gia một cách nồng nhiệt. Thế nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của các khóa tu ta sẽ thấy rằng những thành quả đạt được nặng về hình thức còn về chất lượng thì rất hạn chế. Vì chỉ trong vài ngày ngắn ngủi đó chỉ với một vài bài giảng của quý Tăng Ni, thời gian còn lại là sinh hoạt cộng đồng, vui chơi thì liệu khi bế mạc khóa tu trở về với đời sống thường nhật họ đã mang theo hành trang được bao nhiêu tinh thần giáo lý đạo Phật để ứng dụng một cách thiết thực trong cuộc sống ?. Họ sẽ thực hiện lời Phật dạy ra sao để tìm thể hiện được mình là người phật tử, thực hành lời Phật dạy  để có được sự sống an lạc  trong cuộc đời tục lụy nhiều bon chen  này và góp phần xây dựng xã hội trên tinh thần Phật giáo? Dù lạc quan đến mấy cũng thấy rằng thành quả thực tế là không bao nhiêu, nhưng dù gì đi nữa ta cũng rất tán dương công đức những vị đứng ra những khóa tu mùa hè dành cho phật tử trẻ vì dù sao có còn hơn không!

Phật giáo nước nhà có một tổ chức giáo dục phật tử trẻ là GIA ĐÌNH PHẬT TỬ (GĐPT), đây là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên phật tử có một hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở do cư sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám và những trí thức phật tử có tâm huyết với sự phát triển của Phật giáo nước nhà thành lập, họ là những người tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà những thập niên đầu của thế kỷ XX. Với bề dày gần một thế kỷ hoạt động GĐPT đã góp một phần không nhỏ trong việc hộ trì và xiễn dương đạo pháp, cũng như  đã góp phần đào tạo những vị Tăng tài, những công dân tốt của xã hội. Tại miền Nam VN trước năm 1975, GĐPT là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên của tôn giáo có số lượng đông đảo nhất, đồng thời cũng là một tổ chức giáo dục tôn giáohệ thống điều hành, có chương trình tu học và huấn luyện bài bản nhất. Sau năm 1975 thì tất cả các tổ chức thanh thiếu niên đang hoạt động tại miền nam VN đều bị cấm sinh hoạt, trong một thời gian dài các GĐPT trên toàn miền Nam đều hầu như ngưng sinh hoạt. Thế nhưng với nhiệt huyết và sự thao thức cho sự hưng vong cua tổ chức các thế huynh trưởng GĐPT âm thầm tự phát sinh hoạt trở lạidần dần lớn mạnh một cách bán công khai mặc dù chính quyền luôn luôn tìm cách ngăn cản hoặc cấm đoán. Theo thời gian tổ chức sinh hoạt GĐPT dần lớn mạnh, tại miền Nam khi các huynh trưởng GĐPT từ miền Trung vào lập nghiệp họ đã cùng nhau thành lập thêm nhiều đơn vị GĐPT mới. Với nhiều biện pháp cấm đoán không thành cuối cùng chính quyền cho phép GĐPT được sinh hoạt trong sự quản lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là một tổ chức thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam với danh xưng Phân Ban Gia Đình Phật Tử. Chỉ một số ít huynh trưởng chấp thuận gia nhập Phân ban GĐPT, số nhiều còn lại vẫn duy trì sinh hoạt độc lập không trực thuộc giáo hội PGVN. Thế là từ đây GĐPTVN bị phân hóa và sức mạnh tổng hợp của một tổ chức thống nhất cũng không còn nữa. Phân Ban GĐPT thì được sự bảo trợ của giáo hội và sự cho phép của chính quyền nên được hoạt động công khai với nhiều thuận lợi, trong khi GĐPT truyền thống thì bị gây khó dễ, ngăn cản và cấm đoán trong mọi sinh hoạt. Thế nhưng với ý chí kiên cường và tinh thần uy vũ bất năng khuất, các huynh trưởng lảnh đạo các cấp của GĐPT truyền thống vẫn duy trì và phát triển tổ chức ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên như đã nói ở trên, thanh thiếu niên phật tử hiện nay dành hầu hết thời gian cho công việc hoặc học hành, vả lại ngoài xã hội có quá nhiều trò vui chơi giải trí rất thoải mái nên các em không muốn gia nhập GĐPT. Một phần vì không có thời gian, một phần họ không muốn khép mình vào tổ chức vì có nhiều ràng buộc, có nhiều điều luật phải giữ , mặc dù những kỷ cương, nề nếp và giới luật trong GĐPT nhằm đào luyện họ thành những người phật tử chơn chánh, đồng thời giúp họ trang bị những kiến thức và  kỹ năng sống hướng thượng, hướng thiện góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo như trong mục đích GĐPT đã nêu rỏ. Chư tôn đức Tăng Ni hầu như cũng chưa nhận thấy hết sự quan trọng của việc đào tạo thanh thiếu niên phật tử để góp phần xiễn dương chánh pháp, thế nên GĐPT cũng chưa nhận được sự quan tâm trợ duyên đúng mức.

Trước thực trạng sinh hoạt cùa Phật giáo nước nhà như vừa nêu trên, nếu những vị lảnh đạo Phật giáo nước nhà, cũng như của chư tôn đức Tăng Ni, những vị đang là những sứ giả Như Laitác như lai sứ, hành như lai sự”, đang gánh vác sứ mệnh hoằng dương chánh pháp quan tâm tìm những giải pháp để chấn hưng Phật giáo thì có lẻ một ngày không xa  Phật giáo nước nhà sẽ trở thành một tôn giáo thiểu số vì không thu hút mọi người, mọi giới tham gia. Đồng thời Phật giáo sẽ trở thành một tôn giáo nặng phần tín ngưỡng mà nhẹ phần hành trì. Những giáo lý căn bản nhưng hết sức thiết thực của đức Phật cũng không được truyền bá sâu rộng để phật tử y cứhành trì cho đúng chánh pháp, giáo lý uyên thâm của đạo Phật cũng chỉ dành cho những nhà nghiên cứu Phật giáo còn đại bộ phận phật tử bình dân chỉ biết lễ báicầu xin, lấy phương tiện làm cứu cánh thì đạo Phật thực sự không triển khai được phần tinh hoa của mình!

Quan tâm trợ duyên, tạo điều kiện để phật tử trẻ được có cơ hội học hỏihành trì giáo lý đạo Phật trong cuộc sống, nhận định đúng vai trò của tổ chức GĐPT để tạo điều kiện cho tổ chức nầy phát triển, thu hút nhiều đoàn sinh tham gia cũng là một giải pháp căn cơ để chấn hưng Phật giáo nước nhà như lời cư sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám đã tuyên bố trong kỳ Đại hội của Tổng hội An Nam Phật học được tổ chức vào ngày 14 thánh 8 năm 1938 trại Huế: “Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắm tới hàng ngũ Thanh Thiếu Nhi, vì họ là những người tiếp nối chúng ta trong mai hậu”.

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11000)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.