Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp

06/05/20214:23 CH(Xem: 3090)
Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

BỐI CẢNH QUYỂN SÁCH
VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÓNG GÓP

 

Quyển sách này là dự án của Ủy ban Quốc tế về đại lễ Vesak LHQ, có trụ sở tại Đại học Mahāchulalongkorn Rajavidyalaya (MCU), Thái Lan. Vesak là lễ hội Phật giáo, kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn vô dư của đức Phật.

Mục đích của dự án là phân phát miễn phí sách này khắp thế giới, đặc biệt là tại các khách sạn, để phổ biến rộng rãi nguồn tài liệu phong phú có trong các thư tịch của các truyền thống Phật giáo chính, liên quan đến các vấn đề cơ bản mà con người phải đối mặt. Thông qua đó, mục tiêu của quyển sách là nâng cao nhận thức của các Phật tử về di sản phong phú của tư duy tôn giáođạo đức, đồng thời tăng cường hiểu biết cho những người ngoài đạo Phật về các giá trị và nguyên lý cơ bản của đạo Phật.

Quyển sách nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng giữa những cái chung phổ biến trong các truyền thống Phật giáo và sự đa dạng trong các quan điểm giữa các truyền thống đó.

Quyển sách bao gồm các đoạn kinh văn được chọn lọc từ các nguồn tiếng Pāli, tiếng Sanskrit, tiếng Trung và tiếng Tây Tạng, sử dụng thuật ngữ Phật giáo quan trọng và phổ biến [bản nguyên tác] bằng tiếng Anh và tuân thủ các tiêu chuẩn học thuật nghiêm túc. Trước tiên sách sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh và sau đó, được dịch sang các ngôn ngữ chính thức khác của Liên Hợp Quốc cũng như các ngôn ngữ khác của các quốc gia Phật giáo.

Hiệu trưởng trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya, Hòa thượng GS.TS. Brahmapundit là Trưởng ban biên tập lãnh đạo của dự án, Chủ tịch Ban cố vấn của dự án. Trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya đã cung cấp các nguồn lực cần thiết cho dự án này.

Người đề xuất và điều phối viên của dự án này là Tiến sỹ Egil Lothe, Chủ tịch Liên hiệp Phật giáo Na-uy.

BIÊN TẬP VIÊN VÀ DỊCH GIẢ

Dịch giả tiếng Việt:
Thích Viên Minh (chương 11, 12)
Thích Đồng Đắc (chương 1, 2)
Thích Thanh Lương (chương 8)
Thích Ngộ Trí Đức (chương 7)
Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4)
Thích Nữ Diệu Như (chương 9)
Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10)
Lại Viết Thắng (phụ lục)
Võ Thị Thúy Vy (chương 5)

Peter Harvey: Giáo sư hưu trí nghiên cứu Phật giáoĐại học Sunderland, Vương quốc Anh, đồng sáng lập viên của Hiệp hội nghiên cứu Phật giáo vương quốc Anh, biên tập viên Tạp chí Nghiên cứu Phật giáo và là tác giả của cuốn Nhập môn đạo đức Phật giáo: Các nền tảng, giá trị và vấn đề (An Introduction to Buddhist Ethics: Foundations, Values and Issues, NXB. Đại học Cambridge, 2000) và Nhập môn Phật họcgiáo pháplịch sử và thực hành (An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices, tái bản lần thứ 2, NXB. Đại học Cambridge, 2013), là biên tập viên thư tịch và dịch giả một số đoạn trong phần Cuộc đời đức Phật lịch sử và phần Thượng tọa bộ (Theravāda). Ông là giáo sư hướng dẫn thiền thuộc truyền thống Quỹ thiền chỉ (Samatha Trust). 

ỦY BAN BIÊN SOẠN

Khammai Dhammaami: Thượng tọa tiến sĩ, chủ trì Ủy ban biên soạn, Thư ký điều hành, Hiệp hội quốc tế về các trường Đại học Phật giáo; Ủy viên Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Oxford, Đại học Oxford, Giáo sư trường đại học truyền bá Phật giáo Thượng tọa bộ quốc tế (ITBMU), Miến-điện.

Egil Lothe: Tiến sĩ, Chủ tịch Liên hiệp Phật giáo Na-uy.

Lê Mạnh Thát: Giáo sư tiến sĩ, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Việt Nam.

Thích Nhật Từ: Thượng tọa tiến sĩ, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Jinwol Lee: Hòa thượng tiến sĩ, Đại học Dongguk, Hàn Quốc.

Viên Từ (Yuanci), thượng tọa tiến sĩ, Trưởng khoa Nghiên cứu Sau Đại học, Học viện Phật giáo Trung Quốc.

Baidyanath Labh: Giáo sư tiến sĩ, Trưởng Khoa Phật học, Đại học Jammu, Đồng sáng lậpThư ký Hiệp hội nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ. Từ năm 2018-nay, ông là Hiệu trưởng Viện đại học Nava Nalanda Mahāvihara (NNM), Bihar, Ấn Độ.

D. Phillip Stanley: Giáo sư tiến sĩ, Đại học Naropa, Hoa Kỳ và Trưởng ban Danh mục Liên minh các văn bản Phật giáo của Hiệp hội Quốc tế các trường Đại học Phật giáo.

Scott Wellenbach: Biên tập viên và biên dịch viên cao cấp, Ủy ban dịch thuật Nalanda, Canada.

Phra Srigambhirayana (Somjin Sammapanno): Thượng tọa giáo sư tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng phụ trách Học vụ của trường đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya (MCU). Từ năm 2018-nay, Thượng tọa là hiệu trưởng MCU và được Hoàng gia Thái Lan phong hiệu là Phra Rajapariyatkavi.

 

 

***








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13449)
08/02/2015(Xem: 51664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.