Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh

06/05/20214:26 CH(Xem: 2997)
Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

GIỚI THIỆU VỀ TĂNG ĐOÀN:
CỘNG ĐỒNG TÂM LINH

  

1. KHÁI QUÁT

Các đệ tử của Phật bao gồm các vị tăng sĩ hay còn gọi là Tỳ-kheo (P. bhikkhu, S. bhiku), ni hay còn gọi là Tỳ-kheo-ni (P. bhikkhuni, S. bhikuni), nam cư sĩnữ cư sĩ. Những nhóm này được gọi là bốn “chúng” (P. parisa). Thuật ngữ Tăng đoàn (P. Sagha, S. Samgha) hay “Cộng đồng” (hội chúng) được dùng theo nghĩa cao nhất để chỉ Tăng đoàn “cao quý” (Thánh chúng) gồm những người xuất gia hay tại gia, đã giác ngộ hoàn toàn hoặc một phần.

Tuy nhiên, điển hình nhất, nó đề cập đến cộng đồng các Tỳ-kheo và hoặc Tỳ-kheo-ni, những người có lối sống đặc biệt nhằm hỗ trợ con đường giác ngộ, với những bạn đồng tu tương trợ lập thành là “toàn bộ đời sống hạnh thánh (*Th.86) và Tăng đoàn xuất gia tượng trưng cho Tăng đoàn cao quý (Thánh chúng). “Tăng đoàn” theo nghĩa rộng nhất của nó cũng đôi khi được dùng cho cả bốn “chúng” (Aguttara-nikāya II. 8) -một ý nghĩa trở thành phổ biến trong giới Đại thừa (Mahāyāna).

Các thuật ngữ Tỳ-kheo (bhikkhu) và Tỳ-kheo-ni (bhikkhuni) có nghĩa đen là “nam khất sĩ” và “nữ khất sĩ.” Nguồn gốc sự khất thực của những từ này, hiện vẫn còn được dùng với các phạm vi khác nhau, tượng trưng cho việc thoát ly các hoạt động bình thường của thế gian: Đây là một sự phụ trợ cho đức khiêm tốn và cũng đảm bảo không trở nên cô lập với người thế tục.

Sự cho đi nhận lại lẫn nhau giữa cư sĩ và người xuất gia được cho là mang lại lợi ích cho cả hai bên (xem *Th.190). Mối quan hệ thường xuyên gần gũi giữa cư sĩtăng ni khiến các Tỳ-kheo không giống như hầu hết các “tu sĩ” theo đạo Thiên chúa. Tỳ-kheo cũng khác những điều này ở chỗ họ không nhất thiết thực hiện khấn hứa suốt đời và họ không lập thệ tuân phục (mặc dù trong năm năm đầu tiên, họ sống phụ thuộc vào bậc trưởng thượng).

Đức Phật coi trọng sự tự lực và lưu lại Tăng đoàn xuất gia như một cộng đồng các cá nhân cùng chung sống dưới sự hướng dẫn của giáo phápgiới luật. Phận sự của các thành viên là tinh tấn tu tập phát triển tâm linh cho chính họ và sử dụng kiến ​​thức và kinh nghiệm về giáo pháp của họ để hướng dẫn những người khác, khi được yêu cầu: không đóng vai trò trung gian giữa chúa và loài người, hoặc chủ trì các nghi thức vòng đời. Tuy nhiên, trên thực tế, họ đã đến để phục vụ hàng tại gia theo nhiều cách giống như giáo sĩ, linh mục.

2. LUẬT TU ĐẠO

Đời sống của các vị tăng sĩ ni được quy định theo giới luật (vinaya, Hán âm: tì-nại-đa, tì-ni), có nghĩa là “nhờ đó mà người ta được dẫn ra (khỏi khổ đau).” Các thành phần chính của phần kinh điển này là bộ quy tắc tu luyện (P. imokkha, S. prātimoka, Hán âm: ba-la-đề-mộc-xoa, nghĩa: biệt giải thoát), một bộ dành cho các Tỳ-kheo, một bộ dành cho các Tỳ-kheo-ni và các giới khoản sắc lệnh để điều hành sống chung và nghi lễ cộng đồng diễn ra suôn sẻ. Giới luật (vinaya) hạn chế đáng kể sự ham muốn dục vọngthúc đẩy lối sống rất tự chủ, điềm tĩnh, mang lại lợi lạc cho bản thân các vị tăng sĩ ni và là tấm gây tín tâm trong hàng cư sĩ tại gia.

Về mặt nào đó, nó có thể được ví như là một quy tắc ứng xử nghề nghiệp và là quy định trong huấn luyện môn thể thao. Các quy tắc không phải là quá nhiều cấm đoán mà là trợ giúp cho việc rèn luyện tinh thần đòi hỏi những người tuân thủ phải luôn luôn chính niệm. Do liên tục đối diện các ranh giới giới hạn, họ nhận thức rõ hơn về “tham, sân, si” của mình và như vậy có thể đối trị với chúng tốt hơn.

Các chúng huynh đệ đồng tu ban đầu đã phát triển các phiên bản khác nhau của bộ luật Thượng tọa bộ có lẽ là 150 quy tắc, mặc dù các bộ luật đã thống nhất về bản chất và hầu hết các chi tiết. Ba bộ luật hiện vẫn đang được sử dụng, tất cả đều có niên đại từ thời tiền Đại thừa: Bộ luật Thượng tọa bộ (Theravāda) gồm 227 giới khoản dành cho các Tỳ-kheo (311 giới khoản dành cho các Tỳ-kheo-ni) là bộ luật được áp dụng trong các tu viện Thượng tọa bộ (Theravāda) của truyền thống Phật giáo phương Nam, bộ Luật Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ (Mūla-Sarvāstivāda) gồm 258 giới khoản dành cho các Tỳ-kheo (366 giới khoản dành cho các Tỳ-kheo-ni) được áp dụng tại các tu viện Kim Cương thừa (Vajrayāna) của truyền thống Phật giáo phương Bắc, trong khi bộ luật Pháp tạng bộ (Dharmaguptaka) gồm 250 giới khoản dành cho các Tỳ-kheo (348 giới khoản dành cho các Tỳ-kheo-ni) được áp dụng tại các tu viện Đại thừa (Mahāyāna) của Phật giáo phương Đông.

Một dòng Tỳ-kheo-ni tu theo bộ vinaya (luật tạng) đầy đủ đã tồn tại trong Phật giáo phương Đông, nhưng đã suy tàn trong Phật giáo phương Nam và chỉ được giới thiệu dưới hình thức hạn chế trong Phật giáo phương Bắc. Tuy nhiên, kể từ cuối thế kỷ XX, nó đã được tái giới thiệu trong Thượng tọa bộ (Theravāda) của Tích Lan và đang được hồi phục trong Phật giáo phương Bắc. Trong các bài kinh của đức Phật, trong đó mô tả Ngài gọi “các Tỳ-kheo” thì điều đó có nghĩa trằng Ngài đề cập đến mọi vị xuất gia, cả nam và nữ.

Các luật lệ tu đạo nghiêm trọng nhất liên quan đến các hành động, ngay lập tức và tự động “dẫn đến thất bại” (pārājika, Hán âm: ba-la-di, nghĩa: tha thắng, mất phẩm chất của Tỳ-kheo) bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi đời sống tăng lữ (xem *V.84): cố ý giao cấu dưới bất kỳ hình thức nào; trộm cắp đồ vật có giá trị nhất định; giết người; và có những tuyên bố dối trá với hàng cư sĩ, về việc đã đạt được trạng thái chứng đắc tâm linh bậc cao (một cách có thể để thu hút sự cúng dường nhiều hơn).

Do vì những hậu quả nghiệp chướng nghiêm trọng sẽ xảy ra với vị sư sau khi vị sư này vi phạm những quy tắc này, nên tốt hơnhoàn tục làm cư sĩ, vì là cư sĩ thì ít nhất có thể ham muốn quan hệ tình dục, thay vì sống như một nhà sư có nguy cơ phạm giới. Tầm quan trọng của đời sống độc thân - theo nghĩa là hoàn toàn tránh quan hệ tình dục - là hoạt động tình dục thể hiện sự tham chấp khá mạnh mẽ, sử dụng năng lượng mà có thể được sử dụng hiệu quả hơn và thường dẫn đến các trách nhiệm gia đình, khiến còn ít thời gian hơn cho việc thực hành tu tập.

Trong Đại thừaKim cương thừa, Tăng đoàn xuất gia vẫn quan trọng ở hầu hết các quốc gia, mặc dù cư sĩ mộ đạo cũng như các vị tăng sĩ ni đều có thể phát các lời nguyện hạnh Bồ-tát (bodhisattva). Ở Nhật Bản, Tăng đoàn độc thân hầu như đã được thay thế bằng giới giáo sĩ lập gia đình kể từ cuối thế kỷ XIX và trong Kim Cương thừa (Vajrayāna), những vị thầy đáng kính (S. guru, Lạt-ma Tây Tạng) có thể vừa xuất gia vừa lập gia đình. Trong số một nhóm các thầy Kim Cương thừa (Vajrayāna), nổi tiếng được biết đến như là các Mahā-siddha (những bậc thành tựu vĩ đại), sống từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII, hầu hết đều không phải là người xuất gia và nhiều vị còn có hành vi bất thường vượt thông lệ.

 

PETER HARVEY

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189052)
01/04/2012(Xem: 34563)
08/11/2018(Xem: 13452)
08/02/2015(Xem: 51676)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.