Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục

05/12/20216:20 SA(Xem: 5397)
Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục
KAMMA – NGHIỆP VÀO LÚC TỬ VÀ TÁI TỤC
KAMMA AT DEATH AND REBIRTH
Biên soạn: Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa 
Nhà xuất bản Hồng Đức
 Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục (2)
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA
THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ ĐỨC THẾ TÔN, BẬC ỨNG CÚNG, ĐẤNG CHÁNH TỰ GIÁC
Tác quyền © Abhidhamma-Förderverein e.V., Germany, and Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa, Myanmar

PDF icon (4)Kamma-nghiệp vào lúc tử và tái tục

Độc giả lưu ý

Kamma – Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục là tuyển tựa trong các bài giảng của Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa và các bài nói Pháp (dhamma) trong suốt nhiều năm tại một số nơi ở Myanmar và nước ngoài như Hà Lan, Singapore và Malaysia. Một số bài nói chuyện phải được phiên âm hay dịch trước khi biên tập. Cảm ơn Ayya Aggañāṇi, người đã chịu khó dành thời gian để sàng lọc các lỗi ở các chương (về phần người biên soạn).

Người biên soạn 

Lời cảm ơn

Do rất hào hứng, tôi đã đọc phần sưu tập này và nhớ lại một cách sinh động các bài giảng và bài nói Pháp do Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa ở Hà Lan trong những năm qua mà tôi đã may mắn có mặt. Tôi cảm kích rất nhiều về việc làm rộng lượng mà người bạn Malaysia khiêm tốn của tôi, Sayalay Vimalañāṇī, đã thực hiện phần sưu tập này bất chấp hoàn cảnh khó khăn ở Sagaing, Myanmar, nơi cô ấy sống. Nhân danh những độc giả tương lai, người sẽ chắc chắn được lợi lạc từ việc làm của cô ấy, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến cô ấy.

Chúng tôi, Abhidhamma Förderverein e.V. (Hiệp hội Abhidhamma của Đức), rất vui có thể xuất bản tập sách này và được in ở đây, tại Myanmar.

Aggañāṇī Sagaing, tháng 2 năm 2016.

MỤC LỤC

Tiểu sử của Dr. Nandamālābhivaṃsa 
Lời nói đầu 
I. Cuối Cùng Của Kiếp Sống 
II. Rút Thăm Xổ Số Vào Lúc Tử 
III. Cảnh Cuối Cùng Ở kiếp sống.
IV. Kamma - Nghiệp Gieo Hạt Giống Của Nó Khi Tử 
V. Không Có Danh Sách Chờ Để Tái Tục
VI. Tái Tục (Paṭisandhi): Liên Kết Đến Luân Hồi (Saṃsāra) 
VII. U Ba và Maung Hla: Hai Người Khác Nhau Hay Giống Nhau? 
VIII. Ai Bị Tái Tục?
IX. Làm Sao Để Dừng Lại Nghiệp (Kamma) 
X. Đi Du Hành Với Thẻ Nghiệp (Kamma)

Lời nói đầu

“Như du khách, chúng ta tiến bước trên con đường trong suốt kiếp sống bắt đầu từ trong tử cung của người mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, chúng ta sẽ phải xuống xe ở cuối cuộc hành trình. Mỗi người nắm giữ tấm vé nghiệp, chúng ta  tiến thẳng tới đích đến tương ứng riêng của mình.”

Trong cuốn sách “Kamma - Nghiệp Vào Lúc Tử Và Tái Tục”, Sayadaw Dr. Nandamāla giải thích đơn giản và ngắn gọn tiến trình vào cuối hành trình này, qua đó nghiệp (kamma) đưachúng ta đi ngay trước khi tử để gieo hạt giống của nó cho kiếp sống kế. Song song, Sayadaw làm sáng tỏ một số nhận thức sai lầm phổ biến về linh hồn, một kiếp sống tạm trước khi tái tục, đầu thai và v.v… Ngài hỏi “ai là người chuyển từ kiếp này sang kiếp khác?” và “ai là người thực hiện nghiệp và nhận lãnh quả của nghiệp?” - khi gạt bỏ quan niệm về một thực thể hay linh hồn trường tồn. Các vấn đề về nhân bản vô tính và tính hiệu quả của việc cầu nguyện để dừng nghiệp cũng được nêu lên.

Cuối cùng, Ngài kết luận rằng nghiệp (kamma) sẽ đưa chúng ta đến một nơi hợp với những hành động và nghiệp của chúng ta đã được thực hiện ở kiếp sống này: như trình bày trong câu ngạn ngữ lâu đờigieo gì gặt nấy; ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

Mục đích của Sayadaw Dr. Nandamāla là phân biệt giáo Pháp nguyên thủy của Đức Phật (Buddha) với các giáo lý khác, đặc biệt là những giáo lý có cùng các thuật ngữ như “luân hồi” (saṃsāra), “​​nghiệp” (kamma), và “quả của nghiệp” với Phật giáo Theravāda. Hy vọng tập sách này sẽ giúp độc giả hiểu về chúng hơn nữa, dẹp tan mọi nhầm lẫn và hoài nghi về chủ đề này.

Tiểu sử của Dr. Nandamālābhivaṃsa

blankDr. Sayadaw Nandamālābhivaṃsa, sinh ở Sint-ku thuộc Liên bang Myanmar năm 1940, bắt đầu đường học vấn của Ngài ở một trường Tu viện ở phân khu Mandalay. Ngài được thọ sadi vào lúc 10 tuổi với Sankin Sayadaw ở Tu viện Vipassanā danh tiếng ở Sagaing Hills.

Vào năm 16 tuổi, Ngài đã trải qua kỳ thi Dhammācariya (Pháp sư); và năm 21 tuổi, Ngài đã đăng quang kỳ kiểm tra khó về Abhivaṃsa. Ngài cũng tiếp tục việc học tập của mình ở Sri Lanka và India, đạt được bằng cấp cao hơn. Luận án Dr. (học vị tiến sĩ) của Ngài là về đạo Jainism trong văn học Phật giáo.

Sayadaw Dr. Nandamāla là một trong những người sáng lập học viện nổi tiếng Mahāsubodhayon ở Sagaing Hills. Năm 2003, Ngài thành lập Dhammavijjālaya (Trung tâm nghiên cứu Phật giáo) liền kề Tu viện Mahāsubodhayon cho người nước ngoài tha thiết việc học và thực hành của họ thêm nữa. Ngài cũng thành lập Institute of Dhamma Education (IDE), một trung tâm học Phật giáo mới ở Pyin Oo Lwin. Kể từ khi trung tâm khai giảng vào năm 2013, Ngài đã tổ chức các khóa học cho cả sinh viên trong và ngoài nước. Trung tâm nghiên cứu ‘Dhammavinaya Centre’ khác được mở vào năm 2015. Từ đó, các khóa học năm 2016 đã được tổ chức cho các tăng sĩ và người nước ngoài.

Đồng thời, Sayadaw Dr. Nandamāla giữ nhiều trách nhiệm: trong số đó, Ngài là hiệu trưởng của Học viện Phật giáo Quốc tế Sītagu (Sītagu International Buddhist Academy (Sagaing Hills)) (Sagaing Hills). Hơn nữa, sau khi khai giảng Đại học Truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy Quốc tế (Theravāda Buddhist Missionary University) (ITBMU) năm 1995, Ngài phục vụ với tư cách giáo sư thỉnh giảng. Từ năm 2005, Ngài là Hiệu trưởng.

Sayadaw Dr. Nandamāla phục vụ để thúc đẩy và truyền bá Phật pháp ở Myanmar và cả nước ngoài. Từ năm 2003, Ngài bắt đầu giảng dạy Abhidhamma ở Châu Âu, Malaysia và Singapore. Đã có nhiều thời thuyết Pháp trong suốt những năm ở Myanmar, Ngài được công chúng biết đến với cách tiếp cận riêng, sinh động và thiết thựcsử dụng các ví dụ từ đời sống hàng ngày. Ngài cũng là tác giả của nhiều tựa sách tiếng Myanmar, Pāḷi và Anh ngữ (xem bên dưới).

Danh sách một số ấn phẩm bằng Anh ngữ

-   The 90 Years of Life of Daw Malayee (1975)

-   The Exposition of True Meaning (Paramattha dīpanī) with Critical Introduction to the Text (Thesis for the degree of Master of Philosophy) (1996)

-   Buddhism and Vegetarianism (1990)

-   Fundamental Abhidhamma (1997)

-   A Study of Jainism according to Buddhist Literature (Thesis for the degree of Ph.D.) (2004)

-   How to Practise the Four Noble Truths

-   Akusala: the Nature of Poison (2010)

-   The Path to Happiness (2010)

-   The Buddha’s Advice to Rāhula and Rāhula’s Life (2012)

-   Eight and One (2013)

-   The Exits of Mind (2013)

-   Samatha and Vipassanā (2013)

-   An Analysis of Feelling (Vedanā) (2013)

-   A collection of Dhamma Talks 1 (2014)

-   The Great Teacher: Collected Dhamma discourses (2015)

-   Kamma at Death and Rebirth (2016)

Vì kiến ​​thức tuyệt vời về Phật Pháp và kinh nghiệm giảng dạy của Ngài, nên Ngài đã được chính phủ Myanmar tặng danh hiệu Aggamahāganthavācaka-paṇḍita (Giảng viên cao cấp) và Aggamahāpaṇḍita vào năm 1995 và 2000.









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190818)
01/04/2012(Xem: 36424)
08/11/2018(Xem: 15106)
08/02/2015(Xem: 54242)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :