TRÍ TUỆ THEO QUAN ĐIỂM ĐẠO PHẬT
Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Phần Một—Part One: Trí Tuệ Theo Quan Điểm Phật Giáo—Wisdom In Buddhist Point of View
Chương Một—Chapter One: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Trí Tuệ Theo Quan Điểm Phật Giáo—An Overview and Meanings of Prajna In Buddhist Point of View
Chương Hai—Chapter Two: Đặc Điểm Và Khả Năng Của Trí Tuệ—Main Characteristics and Powers of Wisdom
Chương Ba—Chapter Three: Các Loại Trí Tuệ—Different Kinds of Wisdom
Chương Bốn—Chapter Four: Phương Tiện Trí—Skillful Knowledge
Chương Năm—Chapter Five: Phân Biệt Trí—Knowledge of Differentiation
Chương Sáu—Chapter Six: Trí Tuệ Đáo Bỉ Ngạn—Prajna-Paramita
Chương Bảy—Chapter Seven: Trí Tuyệt Đối & Trí Bát Nhã—Absolute Knowledge & Prajna-Paramita
Chương Tám—Chapter Eight: Ba Hình Thức Của Trí—Three Forms of Wisdom
Chương Chín—Chapter Nine: Bốn Cửa Đi Vào Tri Kiến Phật—Four Doors of the Enlightened Knowledge
Chương Mười—Chapter Ten: Bốn Trí—Four Wisdoms
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Bốn Trí Lực Vô Ngại—Four Unobstructed Powers of Wisdom
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tuệ Giác Xua Tan Ảo Giác—Insight Will Dispe Illusions
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Trí Tuệ Trong Tâm Kinh—Wisdom in the Prajna-Paramita-Sutra
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Trí Huệ Của Chư Phật &Chư Bồ Tát Trong Kinh Điển Phật Giáo—Buddhas' and Bodhisattvas' Wisdoms in Buddhist Scriptures
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Trí Bát Nhã Theo Kinh Pháp Bảo Đàn—Prajna Wisdom According to the Platform Sutra of the Sixth Patriarch’s Dharma Treasure
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Người Trí Theo Quan Điểm Phật Giáo—Wise Man In Buddhist Point of View
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Trí Tuệ Siêu Việt—Transcendental Wisdom
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Trí Tuệ Giải Thoát Qua Bờ Bên Kia—Wisdom of Emancipation of Reaching the Other Shore
Phần Hai—Part Two: Tu Tập Trí Tuệ Theo Quan Điểm Phật Giáo—Cultivation of Wisdom In Buddhist Point of View
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Vai Trò Của Trí Tuệ Trong Tu Tập Thiền Phật Giáo—Roles of Wisdom In Cultivation In Zen Buddhism
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Vai Trò Của Trí Huệ Trong Tu Tập Tịnh Độ—Roles of Wisdom in Cultivation in the Pure Land Buddhism
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tu Tập Trí & Hạnh Bất Thối Chuyển—Cultivation of Avaivartika & Non-Backsliding Practice
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Từ Huệ Căn & Huệ Nhãn Dẫn Đến Huệ Độ—From Sense of Wisdom & Eyes of Wisdom Leading to Supreme Wisdom
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Tu Tập Trí Tuệ—Cultivation on Wisdom
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Mười Tám Pháp Quán Trí Tuệ—Eighteen Kinds of Insight Contemplation for Ultimate Reality
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Tu Tập Trong Phật Giáo Và Tuệ Học—Buddhist Cultivation and the Branches of Wisdom
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Hành Giả Tu Tập Trì Giới-Nhẫn Nhục-Tinh Tấn-Thiền Định Là Đang Đi Vào Cửa Trí Huệ—Practitioners Who Cultivate Observation of Precepts-Patience-Right Efforts-Right Concentration Are Entering the Door of Wisdom
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Vai Trò Của Chánh Kiến Và Chánh Tư Duy Trong Tu Tập Trí Tuệ—Roles of Right Understanding and Right Thought in the Cultivation of Wisdom
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Vai Trò Của Chánh Niệm Và Chánh Định Trong Tu Tập Trí Tuệ—Roles of Right Mindfulness and Right Concentration in the Cultivation of the Wisdom
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Sự Cần Thiết Của Thiền Quán Trong Tu Tập Trí Tuệ—The Necessity of Meditation in the Cultivation of the Wisdom
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Tu Tập Trí Tuệ Bằng Thiền Chỉ—Cultivations of the Wisdom Through Practicing Samatha Meditation
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Tu Tập Trí Tuệ Bằng Thiền Minh Sát—To Cultivate the Wisdom in Practicing Meditation on Insight
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Thân Tâm Và Giới Đức Thanh Tịnh Là Đang Đi Vào Đường Trí Tuệ—Purification of Body, Mind, and Morality Means Entering the Path of Wisdom
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Chưa Đoạn Trừ Tham-Sân-Si-Mạn-Nghi-Tà Kiến-Sát-Đạo-Dâm-Vọng, Khó Lòng Có Được Trí Tuệ—Not Yet Eliminate Desires-Anger-Ignorance-Arrogance-Doubt-Wrong Views-Killing-Stealing-Lying, It Is Difficult to Attain Wisdom
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Người Tu Tuệ Trước Tiên Nên Thông Suốt Tánh Không Của Vạn Hữu—Those Who Cultivate Wisdom Should First See Through the Emptiness of All Things
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Tu Tuệ Là Chuyển Cái Trí Phân Biệt Ra Thánh Trí—Cultivation of Wisdom Means to Transform A Knowledge of Differentiation Into A Supreme Wisdom
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Tu Tập Định-Huệ Và Luật Nhân Quả—Cultivation of Concentration & Wisdom and the Law of Cause and Effect
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Tu Tập Định Huệ & Nghiệp Báo—Cultivation of Concentration and Wisdom & Karmas and Result
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Tu Tập Kỷ Luật Tâm Linh Là Con Đường Dẫn Tới Trí Tuệ—Cultivation on Spiritual Discipline Is the Path leading to Wisdom
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Tu Tập Buông Bỏ Vọng Tưởng Và Dính Mắc Là Con Đường Dẫn Tới Trí Tuệ—Cultivation on Letting Go of Deluded Thoughts & Attachments Is the Path leading to Wisdom
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Trí Huệ Chân Chánh Giúp Hành Giả Giảm Thiểu Hắc Nghiệp—A Real Wisdom Helps Practitioners Reducing Evil Karmas
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Vai Trò Của Giới-Định-Huệ Trong Tu Tập Phước Huệ Song Hành—Roles of Discipline-Meditation-Wisdom in Cultivation of Merits Alongside Wisdom
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Tu Tập Chánh Niệm Nơi Thân Là Đang Tu Tập Trí Huệ Giác Ngộ Và Giải Thoát—Cultivating Mindfulness on the Body Is Cultivating The Wisdom of Enlightenment and Emancipation
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Tu Tập Chánh Niệm Nơi Cảm Thọ Là Đang Tu Tập Trí Huệ Giác Ngộ Và Giải Thoát—Cultivating Mindfulness on the Sensations Is Cultivating The Wisdom of Enlightenment and Emancipation
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Tu Tập Chánh Niệm Nơi Ý Là Đang Tu Tập Là Đang Tu Tập Trí Huệ Giác Ngộ Và Giải ThoátCultivating Mindfulness on the Mind Is Cultivating The Wisdom of Enlightenment and Emancipation
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Tu Tập Chánh Niệm Nơi Pháp Là Đang Tu Tập Trí Huệ Giác Ngộ Và Giải Thoát—Cultivating Mindfulness on the Mind-Object Is Cultivating The Wisdom of Enlightenment and Emancipation
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Hành Giả Tu Phật Phải Biết Sám Hối Tam Nghiệp Để Tiêu Trừ Nghiệp Chướng Và Phát Triển Trí Huệ—Buddhist Practitioners Must Repent on Three Karmas to Eradicate the Karmaic Hindrances and Develop Wisdom
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Tu Tập Trí Tuệ Là Đang Trở Về Với Cái Biết Của Chính Mình—Cultivating Wisdom Is Returning to Our Self Knowledge
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Tu Tập Trí Tuệ Cho Đến Khi Thành Tựu Trí Huệ Của Bờ Bên Kia—To Cultivate Wisdom Until Achieving the Wisdom of the Other Shore
Phần Ba—Part Three: Phụ Lục—Appendices
Phụ Lục A—Appendix A: Ba Loại Kiến Thức—Three Degrees of Knowledge
Phụ Lục B—Appendix B: Kiến Thức Tuyệt Đối—Absolute Knowledge
Phụ Lục C—Appendix C: Trí Tuệ Và Tam Học Trong Phật Giáo—Wisdom and the Three Studies in Buddhism
Phụ Lục D—Appendix D: Sự Liên Hệ Giữa Định Và Trí Tuệ Trong Tu Tập—The Relationship Between Concentration and Insight in Cultivation
Phụ Lục E—Appendix E: Trí Tuệ Theo Lục Tổ Huệ Năng—Wisdom According to the Sixth Patriarch
Phụ Lục F—Appendix F: Trí Tuệ Theo Thiền Sư Trần Thái Tông—Wisdom According to the Zen Master Tran Thai Tong
Phụ Lục G—Appendix G: Trí Tuệ Theo Phật Giáo Nguyên Thủy—Precepts, Concentration, and Wisdom According to the Theravada Buddhism
Phụ Lục H—Appendix H: Trí Tuệ Theo Các Thiền Sư Khác—Wisdom According to Other ZenMasters
Phụ Lục I—Appendix I:Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa—Maha-Prajna-Paramita
Phụ Lục J—Appendix J: Các Loại Trí Tuệ Bát Nhã Khác Nhau—Different Kinds of Prajna Wisdoms
Phụ Lục K—Appendix K: Giải Thoát Bát Nhã Ba La Mật—Prajna-Paramita Emancipation
Phụ Lục L—Appendix L: Trí Tuệ Bát Nhã Theo Quan Điểm Đại Thừa Và Thiền Tông—Prajna Wisdom According to the Point of View of the Mahayana and the Zen Sect
Phụ Lục M—Appendix M: Những Đoá Hoa Tuệ Giác và Bi Mẫn—Flowers of Insight Compassion
Phụ Lục N—Appendix N: Sự Mâu Thuẫn Giữa Trí Tuệ Và Từ Bi—A Contradictory Between Wisdom and Compassion
Phụ Lục O—Appendix O: Vô Minh & Trí Tuệ—Ignorance & Wisdom
Phụ Lục P—Appendix P: Trí Bất Thị Đạo—Wisdom Is Not the Way
Phụ Lục Q—Appendix Q: Trí Nhân Ngu Nhân—Wise Men and the Foolish
Phụ Lục R—Appendix R: Trí Tuệ Là Kết Quả Của Tu Tập Giới Và Định—Wisdom Is the Result From Cultivating in Precepts and Concentration
Phụ Lục S—Appendix S: Phát Huệ Bằng Cách Tu Tập Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm—To Generate Wisdom in Cultivating of the Anapanasatisuttam
Phụ Lục T—Appendix T: Tu Tập Tứ Niệm Trú Là Đang Tu Tập Trí Huệ Giác Ngộ Và Giải Thoát—Cultivating Four Basic Subjects of Buddhist Meditation Is Cultivating the Wisdom of Enlightenment and Emancipation
Tài Liệu Tham Khảo—References
Lời Mở Đầu
Theo Phật giáo, trí tuệ là sự hiểu biết về vạn hữu và thực chứng chân lý, là trí tuệ khởi lên từ sự hiểu biết đúng về vạn hữu, là trí tuệ dựa vào chánh kiến và chánh tư duy. Trí tuệ nhận thức những hiện tượng và những qui luật của chúng. Trí là tri giác trong sáng và hoàn hảo của tâm, nơi không nắm giữ bất cứ khái niệm nào. Trí là một từ rất linh động vì đôi khi nó có nghĩa là cái trí thế gian tầm thường, cái trí của tương đối không thâm nhập được vào chân lý của hiện hữu, nhưng đôi khi nó cũng có nghĩa là cái trí siêu việt, trong trường hợp nầy nó đồng nghĩa với Bát Nhã (Prajna). Trong Phật giáo Ấn Độ người ta thường cho rằng trí tuệ này có được là do đạt được thiền định, nhưng Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng cả hai thứ Trí và Tuệ này giống nhau và cả hai đều cùng có trong tư tưởng của chúng ta trong từng giây từng phút. Khái niệm này về sau được hầu hết các truyền thống Thiền chấp nhận. Theo Phật giáo, nếu chúng ta không trì giới thì chúng ta có thể tiếp tục gây tội tạo nghiệp; thiếu định lực chúng ta không có khả năng tu đạo; và kết quả chẳng những chúng ta không có trí huệ, mà chúng ta còn trở nên ngu độn hơn. Vì vậy người tu Phật phải có tam vô lậu học này. Giới là những qui tắc căn bản trong đạo Phật; giới còn giúp loại bỏ những ác nghiệp. Định giúp làm yên tĩnh những nhiễu loạn tinh thần. Và huệ giúp loại trừ ảo vọng để đạt được chân lý. Nói cách khác, trí tuệ là căn bản về thực chứng chân lý của hết thảy sự vật, trí tuệ có khả năng đoán định phải trái chánh tà. Trí và tuệ thường có chung nghĩa; tuy nhiên thông đạt sự tướng hữu vi thì gọi là “trí”, trong khi thông đạt không lý vô vi thì gọi là “tuệ.” Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa diễn tả “Prajna là Trí Tuệ Bát Nhã hay cái biết siêu việt (Transcendental knowledge) hay ý thức hay trí năng. Theo Phật giáo Đại thừa, do trí năng trực giác và trực tiếp, chứ không phải là trí năng trừu tượng và phục tùng trí tuệ phàm phu mà con người có thể đạt đến đại giác. Việc thực hiện trí năng cũng đồng nghĩa với thực hiện đại giác. Chính trí năng siêu việt nầy giúp chúng ta chuyển hóa mọi hệ phược và giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, chứ không ở lòng thương xót hay thương hại của bất cứ ai.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Phật giáo là giáo pháp của Đức Phật thuyết giảng, một nền giáo lý hoàn toàn xây dựng trên trí tuệ của con người. Đạo Phật rất tôn trọng lý trí. Nhắm mắt tin suông là trái với giáo lý nhà Phật. Chính Đức Phật đã dạy: “Không nên tin một cách mù quáng những lời ta dạy, mà trước tiên hãy thử nó như đem lửa thử vàng để biết vàng thật vàng giả.” Ngài còn nói thêm rằng giáo lý tùy thuộc vào vào sự thấu hiểu chân lý của con người. Chính vì thế mà giáo thuyết nhà Phật có thể thích nghi với các nền văn minh qua bao thời đại khác nhau trên thế giới. Ngay cả với nền văn minh hiện đại, Phật giáo vẫn luôn thích hợp trong mọi trường hợp. Thật vậy, nếu bạn có cơ hội tiếp cận với bất cứ khía cạnh nào của đạo Phật, bạn sẽ thấy ngay rằng đó là điều thích hợp, bổ ích và có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Như vậy, trong đạo Phật, trí tuệ là quan trọng tối thượng, vì sự thanh tịnh có được là nhờ trí tuệ, do trí tuệ, và trí tuệ là chìa khóa dẫn đến giác ngộ và giải thoát cuối cùng. Nhưng Đức Phật không bao giờ tán thán tri thức suông. Theo Ngài, trí phải luôn đi đôi với thanh tịnh nơi tâm, với sự hoàn hảo về giới: Minh Hạnh Túc. Trí tuệ đạt được do sự hiểu biết và phát triển các phẩm chất của tâm là trí, là trí tuệ siêu việt, hay trí tuệ do tu tập mà thành. Đó là trí tuệ giải thoát chứ không phải là sự lý luận hay suy luận suông. Như vậy Đạo Phật không chỉ là yêu mến trí tuệ, không xúi dục đi tìm trí tuệ, không có sự sùng bái trí tuệ, mặc dù những điều này có ý nghĩa của nó và liên quan đến sự sống còn của nhân loại, mà đạo Phật chỉ khích lệ việc áp dụng thực tiễn những lời dạy của Đức Phật nhằm dẫn người theo đi đến sự xả ly, giác ngộ, và giải thoát cuối cùng. Trí tuệ trong Phật giáo là trí tuệ nhận thức được tánh không. Đây là phương tiện duy nhất được dùng để loại trừ vô minh và những tâm thái nhiễu loạn của chúng ta. Loại trí tuệ nầy cũng là phương tiện giúp hóa giải những dấu ấn nghiệp thức u ám. Nhiều người cho rằng trí tuệ có được từ thông tin hay kiến thức bên ngoài. Đức Phật lại nói ngược lại. Ngài dạy rằng trí tuệ đã sẵn có ngay trong tự tánh của chúng ta, chứ nó không đến từ bên ngoài. Trên thế giới có rất nhiều người thông minh và khôn ngoan như những nhà khoa học hay những triết gia, vân vân. Tuy nhiên, Đức Phật không công nhận những kiến thức phàm tục nầy là sự giác ngộ đúng nghĩa theo đạo Phật, vì những người nầy chưa dứt trừ được phiền não của chính mình. Họ vẫn còn còn trụ vào thị phi của người khác, họ vẫn còn tham, sân, si và sự kiêu ngạo. Họ vẫn còn chứa chấp những vọng tưởng phân biệt cũng như những chấp trước. Nói cách khác, tâm của họ không thanh tịnh. Không có tâm thanh tịnh, dù có chứng đắc đến tầng cao nào đi nữa, cũng không phải là sự giác ngộ đúng nghĩa theo Phật giáo. Như vậy, chướng ngại đầu tiên trong sự giác ngộ của chúng ta chính là tự ngã, sự chấp trước, và những vọng tưởng của chính mình. Chỉ có trí tuệ dựa vào khả năng định tĩnh mới có khả năng loại trừ được những chấp trước và vô minh. Nghĩa là loại trí tuệ khởi lên từ bản tâm thanh tịnh, chứ không phải là loại trí tuệ đạt được do học hỏi từ sách vở, vì loại trí tuệ nầy chỉ là phàm trí chứ không phải là chân trí tuệ. Chính vì thế mà Đức Phật đã nói: “Ai có định sẽ biết và thấy đúng như thật.” Theo Kinh Hoa Nghiêm, tất cả chúng sanh đều có cùng trí tuệ và đức hạnh của một vị Phật, nhưng họ không thể thể hiện những phẩm chất nầy vì những vọng tưởng và chấp trước. Tu tập Phật pháp sẽ giúp chúng ta loại bỏ được những vọng tưởng phân biệt và dong ruỗi cũng như những chấp trước. Từ đó chúng ta sẽ tìm lại được bản tâm thanh tịnh sẵn có, và cũng từ đó trí tuệ chân thực sẽ khởi sanh. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng chân trí và khả năng thật sự của chúng ta chỉ tạm thời bị che mờ vì đám mây mù vô minh, chấp trước và vọng tưởng phân biệt, chứ không phải thật sự mất đi vĩnh viễn. Mục đích tu tập theo Phật pháp của chúng ta là phá tan đám mây mù nầy để đạt được giác ngộ.
Nói cách khác, sự thành tựu của tuệ giác có nghĩa là sự viên mãn của tri thức và trí tuệ, tức giác ngộ trọn vẹn. Đó là kết quả của chuỗi tự tạo và lý tưởng của đời sống tự tác chủ. Trí tuệ giúp chúng ta xác định ý chí cương quyết hành thiện, sự quyết tâm có những hành động tốt đẹp, một con đường toàn hảo được đắp xây bằng thiện ý nhằm tạo an lành và hạnh phúc cho chúng sanh nhằm tạo dựng một xã hội châu toàn bằng cách đem lại tình trạng hòa hợp, nhất trí, điều hòa, thuận thảo và sự hiểu biết lẫn nhau giữa người với người. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đạo Phật là con đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Như trên đã nói, nguyên nhân căn bản gây ra khổ đau phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... và mục đích tối hậu của đạo Phật là nhằm giúp chúng sanh, nhất là những chúng sanh con người, tu tập trí huệ nhằm có thể giúp loại trừ những thứ ấy để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thức và hạnh phúc.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Trí Tuệ Theo Quan Điểm Phật Giáo” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần nói về trí tuệ và những lời Phật dạy về những lợi lạc của việc tu tập trí tuệ. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phật là đạt được trí tuệ giác ngộ giúp chúng ta đạt được cứu cánh thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắng hiểu biết chính đáng và tu tập liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Trí Tuệ Theo Quan Điểm Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức và hạnh phúc.
Preface
According to Buddhism, wisdom means knowledge of things and realization of truth; the wisdom that is arosen from right perception or knowing of all things; the wisdom that is based on right understanding and right thought. Higher intellect or spiritual wisdom; knowledge of the ultimate truth (reality). Wisdom is the essential clarity and unerring sensibility of a mind that no longer clings to concepts of any kind. Wisdom is a very flexible term, as it means sometimes ordinary worldly knowledge, knowledge of relativity, which does not penetrate into the truth of existence, but also sometimes transcendental knowledge, in which case being synonymous with Prajna or Arya-jnana. In Indian Buddhism it is commonly held that this results from the attainment of meditative concentration (samadhi), but Hui-Neng taught that the two (wisdom & prajna) are identical and that both are inherent in every moment of thought. This notion has subsequently been accepted by most Zen traditions. Accordingt to Buddhism, if we do not hold the precepts, we can continue to commit offenses and create more karma; lacking trance power, we will not be able to accomplish cultivation of the Way; and as a result, we will not only have no wisdom, but we also may become duller. Thus, wisdom is arosen from perception or knowing of things and realization of truth. In other words, wisdom is decision or judgment as to phenomena or affairs and their principles, of things and their fundamental laws. Prajna is often interchanged with wisdom; however, wisdom means knowledge, the science of the phenomenal, while prajna more generally to principles or morals. The Prajna-paramita-sutra describes “prajna” as supreme, highest, incomparable, unequalled, unsurpassed. Wisdom or real wisdom. According to the Mahayana Buddhism, only an immediate experienced intuitive wisdom, not intelligence can help man reach enlightenment. Therefore, to achieve prajna is synonymous with to reach enlightenment. One of the two perfections required for Buddhahood. The wisdom which enables us to transcend disire, attachment and anger so that we will be emancipated (not throught the mercy of any body, but rather through our own power of will and wisdom) and so that we will not be reborn again and again in “samsara” or transmigration.
It should be reminded that Buddhism is what the Buddha taught. His teaching was based on human inner wisdom. Buddhism always values reason. Blindly believing in everything is contrary to Buddha’s teaching. The Buddha taught: “Do not believe blindly in my teachings. Always test them like using fire to test gold to determine whether it is authentic or counterfeit.” The Buddha also added that His doctrine was consistent with how people understood the Truth. Thus, Buddhism is able to adjust to different civilizations in different times in the world. Even in modern world, Buddhism is always appropriate in all circumstances. In fact, if you approach any apsect of Buddhism, you will immediately find out that it is something relevant, beneficial and applicable to your daily life. Thus, in Buddhism, wisdom is of the highest importance; for purification comes through wisdom, through understanding; and wisdom in Buddhism is the key to enlightenment and final liberation. But the Buddha never praised mere intellect. According to him, knowledge should go hand in hand with purity of heart, with moral excellence (vijja-caranasampanna-p). Wisdom gained by understanding and development of the qualities of mind and heart is wisdom par excellence (bhavanamaya panna-p). It is knowledge of liberation, and not mere speculation, logic or specious reasoning. Thus, it is clear that Buddhism is neither mere love of, nor inducing the search after wisdom, nor devotion, though they have their significance and bearing on mankind, but an encouragement of a practical application of the teaching that leads the follower to dispassion, enlightenment and final deliverance. Wisdom in Buddhism is the wisdom that understands emptiness. It is also a sole means to eliminate our ignorance and other disturbing attitudes. It is also a tool for purifying negative karmic imprints. Many people say that wisdom is gained from information or knowledge. The Buddha told us the opposite! He taught us that wisdom is already within our self-nature; it does not come from the outside. In the world, there are some very intelligent and wise people, such as scientists and philosophers, etc. However, the Buddha would not recognize their knowledge as the proper Buddhist enlightenment, because they have not severed their afflictions. They still dwell on the rights and wrongs of others, on greed, anger, ignorance and arrogance. They still harbor wandering discrimatory thoughts and attachments. In other words, their minds are not pure. Without the pure mind, no matter how high the level of realization one reaches, it is still not the proper Buddhist enlightenment. Thus, our first hindrance to enlightenment and liberation is ego, our self-attachment, our own wandering thoughts. Only the wisdom that is based on concentration has the ability to eliminate attachments and ignorance. That is to say the wisdom that arises from a pure mind, not the wisdom that is attained from reading and studying books, for this wisdom is only worldly knowledge, not true wisdom. Thus, the Buddha said: “He who is concentrated knows and sees what really is.” According to the Flower Adornment Sutra, all sentient beings possess the same wisdom and virtuous capabilities as the Buddha, but these qualities are unattainable due to wandering thoughts and attachments. Practicing Buddhism will help us rid of wandering, discriminating thoughts and attachments. Thus, we uncover our pure mind, in turn giving rise to true wisdom. Sincere Buddhists should always remember that our innate wisdom and abilities are temporarily lost due to the cloud of ignorance, attachments and wandering discriminatory thoughts, but ar enot truly or permanently lost. Our goal in Practicing Buddhism is to break through this cloud and achieve enlightenment.
In other words, the completion of insight (prajna) means the perfection of intellect and wisdom, i.e., perfect enlightenment. It is the result of self-creation and the ideal of the self-creating life. The cultivation of wisdom helps cultivators an affirmation of doing good, a career paved with good intentions for the welfae of happiness of mankind. It also helps making society secure by promoting unity, harmony and mutual understanding among people. Devout Buddhists should always remember that Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. As mentioned above, the main causes of sufferings and afflictions are greed, anger, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, lying, and so on... and the ultimate goal of Buddhism is to help sentient beings, especially human beings, to observe and practice discipline, meditation, and wisdom so that we can eliminate these troubles so that if we are not able to become a Buddha, at least we can become a real Buddhist who has a peaceful, mindful and happy life.
This little book titled “Wisdom In Buddhist Point of View” is not a profound philosiphical study of Buddhist teachings, but a book that simply points out the wisdom and the Buddha's teachings on the benefits of cultivations of Wisdom. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve the wisdom of liberation that helps us achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Wisdom In Buddhist Point of View” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.
Thien Phuc
- Từ khóa :
- trí tuệ
- ,
- Quan Điểm Đạo Phật
- ,
- WISDOM
- ,
- BUDDHIST POINT OF VIEW