Phật Giáo Thế Giới Nhìn Một Thoáng (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

13/03/20225:00 SA(Xem: 6212)
Phật Giáo Thế Giới Nhìn Một Thoáng (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Thiện phúc

Phật Giáo Thế Giới
NHÌN MỘT THOÁNG
Buddhism in the World
AT A GLANCE

Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ
Group of Buddhists walking around to show respect to the place of enlightenment of the Buddha in Bodh Gaya, India. Editorial credit: Ekkapob / Shutterstock.com


PDF icon (4)PHẬT GIÁO THẾ GIỚI NHÌN MỘT THOÁNG

Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

Mục Lục
Table of Content
Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface  
Chương Một—Chapter One: Phật Giáo Ấn Độ—Buddhism In India 
Chương Hai—Chapter Two: Phật Giáo Anh Quốc—Buddhism In England 
Chương Ba—Chapter Three: Phật Giáo Ba Tư—Buddhism in Iran 
Chương Bốn—Chapter Four: Phật Giáo Bangladesh—Buddhism in Bangladesh
Chương Năm—Chapter Five: Phật Giáo Bhutan—Buddhism in Bhutan
Chương Sáu—Chapter Six: Phật Giáo Cam Bốt—Cambodian Buddhism
Chương Bảy—Chapter Seven: Phật Giáo Champa—Buddhism in Champa
Chương Tám—Chapter Eight: Phật Giáo Đài Loan—Buddhism in Taiwan
Chương Chín—Chapter Nine: Phật Giáo Đan Mạch—Buddhism in Denmark
Chương Mười—Chapter Ten: Phật Giáo Đức Quốc—Buddhism in Germany
Chương Mười Một—Chapter Eleven:Phật Giáo Gia Nã Đại—Buddhism in Canada
Chương Mười Hai—Chapter Twelfth:  Phật Giáo Hoa Kỳ—American Buddhism
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen:  Phật Giáo Hồng Kông—Buddhism in Hong Kong 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Phật Giáo Hung Gia Lợi—Buddhism in Hungary 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Phật Giáo Lào—Laotian Buddhism
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen:Phật Giáo Mã Lai—Buddhism in Malaysia 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Phật Giáo Miến Điện—Buddhism in Burma 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Phật Giáo Mông Cổ—Mongolian Buddhism
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen:Phật Giáo Na Uy—Buddhism in Norway 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Phật Giáo Nam Dương—Buddhism in Indonesia 
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Phật Giáo Nepal—Buddhism in Nepal 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Phật Giáo Tại Nga—Buddhism in Rusia 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Phật Giáo Nhật Bản—Japanese Buddhism 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Phật Giáo Tại Pháp—Buddhism in France  
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Phật Giáo Tại Phần Lan—Buddhism in Finland
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Phật Giáo tại Phi Luật Tân—Buddhism in the Philippines 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Phật Giáo Tân Gia Ba—Buddhism in Singapore 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Phật Giáo Tân Tây Lan—Buddhism in New Zealand 
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Phật Giáo Tây Tạng—Tibetan Buddhism 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Phật Giáo Thái Lan—Buddhism in Thailand
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Phật Giáo Tại Thụy Điển—Buddhism in Sweden 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Phật Giáo Tích Lan—Ceylonese Buddhism
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Phật Giáo Triều Tiên—Korean Buddhism 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Phật Giáo Trung Á—Buddhism in Central Asia 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Phật Giáo Trung Hoa—Chinese Buddhism 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Phật Giáo Úc Châu—Buddhism in Australia 
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Phật Giáo Tại Ý—Buddhism in Italy 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Phật Giáo Tại Một Số Quốc Gia Khác Tại Âu Châu—Buddhism In Some Other Countries in Europe 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Phật Giáo Tại Lục Địa Phi Châu—Buddhism in the Africa Continent 
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Phật Giáo Việt Nam—Buddhism in Vietnam
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One:  Sự Phát Triển & Suy Tàn Của Phật Giáo Tại Ấn Độ—The Development & Declination of Buddhism In India 
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Những Học Giả Phật Giáo Nổi Tiếng—Famous Buddhist Scholars 
Tài Liệu Tham Khảo—References 

 

 

LỜI ĐẦU SÁCH

 

Phật giáotôn giáo của Đấng Giác Ngộ, một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới do đức Phật Thích Ca sáng lập cách nay trên 25 thế kỷ tại xứ Ấn Độ. Đức Phật đề xướng tứ diệu đế như căn bản học thuyết như chúng đã hiện ra khi Ngài đại ngộ. Ngài đã chỉ cho mọi người làm cách nào để sống một cách khôn ngoan và hạnh phúcgiáo pháp của Ngài đã lan rộng từ xứ Ấn Độ ra khắp các miền châu Á, và xa hơn thế nữa. Danh từ “philosophy”, nghĩa là triết học, có hai phần: “philo” có nghĩa là ưa thích yêu chuộng, và “sophia” có nghĩa là trí tuệ. Như vậy, philosophy là sự yêu chuộng trí tuệ, hoặc tình yêu thươngtrí tuệ. Cả hai ý nghĩa này mô tả Phật giáo một cách hoàn hảo. Phật giáo dạy ta nên  cố gắng phát triển trọn vẹn khả năng trí thức để có thể thông suốt rõ ràng. Phật giáo cũng dạy chúng ta phát triển lòng từ bi để có thể trở thành một người bạn thật sự của tất cả mọi chúng sanh. Như vậy Phật giáo là một triết học nhưng không chỉ đơn thuần là một triết học suông. Nó là một triết học tối thượng. Ngày Phật Đản sanh, có lẽ  vào ngày mồng 4 tháng 8. Vẫn còn nhiều bàn cãi về năm sanh chính xác của Đức Phật; tuy nhiên ý kiến của phần đông chọn năm 623 trước Tây Lịch. Ngày Phật đản sanh là ngày trăng tròn tháng 5. Vào năm 563 trước Tây lịch, một cậu bé được sanh ra trong một hoàng tộc tại miền Bắc Ấn Độ. Hoàng tử này trưởng thành trong giàu sang xa xỉ, nhưng sớm nhận ra tiện nghi vật chất và sự an toàn trên thế gian không đem lại hạnh phúc thật sự. Ngài động lòng trắc ẩn sâu xa trước những hoàn cảnh khổ đau quanh Ngài, chính vì vậy mà Ngài nhất định tìm cho ra chìa khóa đưa đến  hạnh phúc cho nhân loại. Vào năm 29 tuổi Ngài rời bỏ vợ đẹp con ngoan và cung vàng điện ngọc để cất bước lên đường học đạo với những bậc thầy nổi tiếng đương thời. Những vị thầy này dạy Ngài rất nhiều nhưng không vị nào thật sự hiểu biết nguồn cội của khổ đau phiền não của nhân loại và làm cách nào để vượt thoát khỏi những thứ đó. Cuối cùng sau sáu năm tu học và hành thiền, Ngài liễu ngộ và kinh qua kinh nghiệm tận diệt vô minhthành đạt giác ngộ. Từ ngày đó người ta gọi Ngài là Phật, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Trong 45 năm sau đó Ngài chu du khắp miền Bắc Ấn để dạy người những gì mà Ngài đã chứng ngộ. Lòng từ bi và hạnh nhẫn nhục của Ngài quả thật kỳ diệu và hàng vạn người đã theo Ngài, trở thánh tín đồ Phật giáo. Đến năm Ngài 80 tuổi, dù xác thân già yếu bệnh hoạn, nhưng lúc nào Ngài cũng hạnh phúc và an vui, cuối cùng Ngài nhập Niết Bàn vào năm 80 tuổi. Phải thực tình mà nói, trong hoàn cảnh của đức Phật, lìa bỏ gia đình không phải là chuyện dễ dàng cho Ngài. Tuy nhiên, sau một thời gian dài đắn đo suy nghĩ Ngài đã quyết định lìa bỏ gia đình. Có hai sự  lựa chọn, một là hiến thân Ngài cho gia đình, hai là cho toàn thể thế gian. Sau cùng, lòng từ bi vô lượng của Ngài đã khiến Ngài tự cống hiến đời mình cho thế gian. Và mãi cho đến nay cả thế giới vẫn còn thọ hưởng những lợi ích từ sự hy sinh của Ngài.  Đây có lẽ là sự hy sinh có nhiều ý nghĩa hơn bao giờ hết. Dù Đức Phật đã nhập diệt, nhưng trên 2.500 năm sau những giáo thuyết của Ngài vẫn còn tế độ  rất nhiều người, gương hạnh của Ngài vẫn còn là nguồn gợi cảm cho nhiều người, và những lời dạy dỗ của Ngài vẫn còn tiếp tục biến đổi nhiều cuộc sống. Chỉ có Đức Phật mới có được oai lực hùng mạnh tồn tại sau nhiều thế kỷ như thế ấy. Đức Phật không bao giờ tự xưng rằng Ngài là một thần linh, là con của thần linh, hay là sứ giả của thần linh. Ngài chỉ là một con người đã tự cải thiện để trở nên toàn hảo, và Ngài dạy rằng nếu chúng ta noi theo gương lành ấy chính ta cũng có thể trở nên toàn hảo như Ngài.

Tính đến ngày nay Phật giáo đã tồn tại gần 26 thế kỷ, và trong suốt thời gian nầy Phật giáo đã trải qua những thăng trầm với nhiều sự thay đổi sâu xa và cơ bản. Trong thời kỳ 500 năm đầu của Phật giáo hầu như nó chỉ giới hạn thuần túy trong phạm vi của xứ Ấn Độ. Vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết Bàn, Phật giáo bắt đầu phát triển sang các nước Đông Á. Và thời kỳ một ngàn năm gần đây, Phật giáo bắt đầu phát triển, chậm nhưng thật chắc chắn, sang các quốc gia Âu Châu. Tuy Ấn giáo bị mất ảnh hưởng vì sự lớn mạnh của Phật giáo từ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch. Ấn giáo luôn tìm cách pha trộn tư tưởng của tôn giáo mình với Phật giáo, mà một người bình thường không thể nào phân biệt được một cách rõ ràng. Trước khi bị quân đội Hồi giáo xâm lăng vào thế kỷ thứ 12, hình như Ấn giáo đã trải qua một cuộc hồi sinh, và họ đã bành trướng giáo phái Visnu ở miền Nam, Siva, và Kashmir, và các triết gia Ấn giáo thù nghịch với Phật giáo như Sankara và Kumarila đã đi rao giảng khắp các vùng đồng quê và thu hút được rất nhiều tín đồ. Vào khoảng thế kỷ thứ tám, quân đội Hồi giáo đã tiến hành cuộc xâm lăng trên đất Ấn Độ. Tuy nhiên, quân Hồi đã bị chận đứng bởi các lãnh chúa địa phương. Bốn thế kỷ sau (thế kỷ thứ 12), quân Thổ Nhĩ Kỳ từ từ tiến quân, và các vương quốc lần lượt rơi vào tay họ. Chẳng bao lâu sau đó, cả vùng lưu vực sông Hằng Hà, đất Thánh truyền thống của Phật giáo, hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Hồi giáo. Vào đầu thế kỷ thứ XIII, Phật giáo tại Ấn Độ gần như bị triệt tiêu hoàn toàn bởi đạo quân xâm lăng Hồi Giáo. May mắnvào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết Bàn, Phật giáo bắt đầu phát triển sang các nước Đông Á và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Một may mắn khác đã xảy ra khi quân đội Anh chiếm đóng Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ XIX, các học giả người Anh đã phiên dịch rất nhiều kinh điển Phật giáo và làm tôn giáo này sống lại tại Âu Châu một cách hết sức kỳ diệu.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Phật Giáo Thế Giới Nhìn Một Thoáng” này không phải là một nghiên cứu chi tiết về sự phát triển của đạo Phật trên thế giới, mà nó chỉ viết rất tóm lược về sự phát triển cũng như những gì xảy ra cho đạo Phật. Bên cạnh đó, quyển sách nầy cũng đề cập đến sự phát triển tuy chậm mà chắc chắn này của Phật giáo cũng nhằm cho mọi người thấy rằng chân lý của đức Phật được dành cho mọi người, bất kể địa vị xã hội hoặc tầng lớp thu hút họ đi theo con đường dẫn đến giác ngộ và sự diệt khổ. Không có mối liên kết một nơi đặc biệt cũng không thuộc một tầng lớp thượng lưu độc quyền, đạo Phật thường xuyên tìm cách kết hợp chặt chẽ với phong tục địa phương và những đức tin đó được kết hợp với đời sống xã hội. Chính điều này đã làm cho Phật giáo rất ảnh hưởngtrở thành một truyền thống vô cùng đa dạng, tuy thế nó vẫn tìm cách giữ gìn cốt lõi giáo pháp của mình. Thông thường mà nói, Phật tử chúng ta cũng nên biết về lịch sử, sự tiến triển và những gì đã và đang xảy ra trong tôn giáo mà mình đang theo. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về đức PhậtPhật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Phật Giáo Thế Giới Nhìn Một Thoáng” bằng song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ, hy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi này sẽ giúp cho Phật tử hiểu biết thêm về sự phát triển của đạo Phật trong suốt chiều dài lịch sử gần 26 thế kỷ. 

                                                                                                   Thiện Phúc

 

 

PREFACE

 

Buddhism is a philosophy, a way of life or a religion. The religion of the awakened one. One of the three great world religions. If was founded by the historical Buddha Sakyamuni over 25 centuries ago in India. Sakyamuni expounded the four Noble Truths as the core of his teaching, which he had recognized in the moment of his enlightenment. He had shown people how to live wisely and happily and his teachings soon spread from India throughout Asia, and beyond. The word philosophy comes from two words ‘philo’ which means ‘love’ and ‘sophia’ which means ‘wisdom’. So philosophy is the love of wisdom or love and wisdom, both meanings describing Buddhism perfectly. Buddhism teaches that we should try to develop our intellectual capacity to the fullest so that we can understand clearly. It also teaches us to develop loving kindness and compassion so that we can become (be like) a true friend to all beings. So Buddhism is a philosophy but not just a philosophy. It is the supreme philosophy. Buddha’s Birth Day, perhaps on the 4th  month, 8Th day. There are still some discussions over the exact year of the Buddha’s birth; however, the majority of opinions favor 623 B.C. The Buddha’s birthday  was the day of the full moon in May. In the year 563 B.C. a baby was born into a royal family in northern India. He grew up in wealth and luxury but soon found that worldly comfort and security do not guarantee real happiness. He was deeply moved by the suffering he saw all around, so He resolved to find the key to human happiness. When he was 29 he left his wife and child and his Royal Palace and set off to sit at the feet of the great religious teachers of the day to learn from them. They taught him much but none really knew the cause of human sufferings and afflictions and how it could be overcome. Eventually, after six years study and meditation he had an experience in which all ignorance fell away and he suddenly understood. From that day onwards, he was called the Buddha, the Awakened One. He lived for another 45 years in which time he traveled all over northern India teaching others what he had discovered. His compassion and patience were legendary and he made hundreds of thousands of followers. In his eightieth year, old and sick, but still happy and at peace, he finally passed away into nirvana. Truly speaking, it couldn’t have been an easy thing for the Buddha to leave his family. However, he must have worried and hesitated for a long time before he finally left. There were two choices, dedicating himself to his family or dedicating himself to the whole world. In the end, his great compassion made him give himself to the whole world. And the whole world still benefits from his sacrifice. This was perhaps the most significant sacrifice ever made. Even though the Buddha is dead but 2,500 years later his teachings still help and save a lot of people, his example still inspires people, his words still continue to change lives. Only a Buddha could have such power centuries after his death. The Buddha did not claim that he was a god, the child of god or even the messenger from a god. He was simply a man who perfected himself and taught that if we followed his example, we could perfect ourselves also.

Buddhism so far persisted for almost 26 centuries and during that period it has undergone so many ups and downs with profound and radical changes. During the first 500 years of Buddhism it remained almost purely Indian. Around 700 years after the Buddha’s Nirvana, Buddhism began to develop in Eastern Asian countries. The recent one thousand years, Buddhism started to develop, slowly but very surely, to European countries. Even though Hinduism lost its influence when Buddhism gained its popularity since the sixth century B.C. Hinduism always tried to intermingle theories of Hinduism and Buddhism, which is extremely difficult for an ordinary person to distinguish the differences. Before the Muslim invasion, it seems that Hinduism underwent a resurgence, and they spreaded of Vaisnavism in the South, Saivism in Kasmir, and philosophers hostile to Buddhism, such as Sankara and Kuarila, teaching across the country and gathering a considerable number of followers. Around the eighth century, Muslim military started to invade India. Soon after that the Ganges basin, the traditional heartland of Buddhism, was under the control of Muslim rulers. However, Muslim military was stopped by local Indian rulers. Four centuries later (the twelfth century), the Turkish military made a gradual advance into the mainland, and successive kingdoms fell to their troops. Soon after that the Ganges basin, the traditional heartland of Buddhism, was under the control of Muslim rulers. In the beginning of the thirteenth century, Buddhism was almost eliminated in India by the Muslim invaders. Luckily, as mentioned above, around 700 years after the Buddha’s Nirvana, Buddhism began to develop in Eastern Asian countries and still survive until today. Another fortunate happened when English troops occupied India in the nineteenth century, English scholars translated a lot of Buddhist sutras and wonderfully rivived this religion in Europe.

This little book titled “Buddhism In the World At A Glance” is not a detailed study of the development of Buddhism in the world, but a book that only summarizes on what happened, the historical events and the development of Buddhism in the world. Besides, this book also mentions a slow but firm development of Buddhism confirmed that the Buddha's Truth (Buddha's Dharma) is designed to appeal to every individual, regardless of rank or class, inviting him or her to follow the path leading to enlightenment and the cessation of suffering. Being linked to neither a specific place nor a single society, Buddhism has generally managed to incorporate the local customs and beliefs that it has encountered in its expansion, especially that are traditionally associated with the social life. This has opened up Buddhism to a host of influence and has resulted in a greatly varied tradition, which nevertheless manages to preserve the core of its teaching. Generally speaking, we, Buddhists, should be aware of the history, the developments and what have been going on to the religion we follow. Presently even with so many books available on the Buddha and Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Buddhism In the World At A Glance” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists to understand more about the development of Buddhism in the length of almost twenty-six century of its history. Hoping that we all can have the standard life as did most of past typical Buddhists in the world that can help lead a life of peace and happiness for our own.

                                                                                                        Thiện Phúc

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2855)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.