Lòng Biết ƠnBài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

07/05/20223:27 SA(Xem: 3641)
Lòng Biết Ơn – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

blank
LÒNG BIẾT ƠN 

BÀI KINH ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT

(Tâm Anh)

cay-bo-de-tai-bo-de-dao-trang
Cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ nơi Đức Thích Ca thành đạo

Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinh là  lòng biết ơn.

Lúc đó Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề ( cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới gốc cây và được che mưa che nắng nhiều tuần lễ cho đến khi thành Phật. Điều cốt lõi ở đây là: Biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.

Lòng biết ơn ở đây là một cảm xúc tự nhiên, không mưu cầu, cũng không chờ đợi. Hiển nhiên, biết ơn là một phẩm chất tự nhiên, không chỉ biểu hiện ở những bậc trí tuệ trên đường tu hành mà còn hiện diện nơi tất cả chúng sanh. Biết ơn là lòng cảm kích, trân trọng, báo đáp trước sự giúp đỡ của người khác cả thể chất lẫn tinh thần đối với mình.

 Trong cuộc sống ngày nay, khi thời đại công nghệ, đôi lúc sự vô ơn, vong ân bội nghĩa đang lên ngôi, chúng ta cần phê phán, loại trừ. Hòa Thương Minh Châu có đề cập đến ý này  trong kinh Tăng Chi rằng người tri ân, biết ơn khó tìm được ở đời. Tuy nhiên, khi nhìn ra được thực tướng của các pháp: khổ - không – vô thườngvô ngã thì lòng biết ơn không hề mang theo sự dính mắc. Nhiều người trong chúng ta thường có tâm lý so sánh, cho rằng nhà của tôi đẹp hơn nhà anh, con của tôi giỏi hơn con chị, hàng hóa tôi làm ra tốt hơn hàng hóa của họ......Tất cả những tư tưởng đối đãi ấy đều không đúng chánh pháp.

Nói rộng hơn, tất cả chúng sanh trên cõi đời này phải hiểu rằng lòng biết ơn là một đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam nói riêng và nhân loại khắp năm châu nói chung, được thừa kế và phát huy qua bao thế hệ. Lòng biết ơn giúp con người có sự gắn kết với nhau, phát huy được lối sống tươi đẹp, nhân ái của dân tộc. Tùy vào vị tríhoàn cảnh của riêng mình, hãy thể hiện lòng biết ơn với tổ quốc, với cha mẹ, thầy tổ, bạn bè..vv và vv....đã mang lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Thế nhưng, nếu không hiểu rõ đôi khi lại bị kẹt vào sự so sánh, cố chấp , phân biệt hơn thua. Kiểu biết ơn như vậy là dính mắc và chỉ nuôi lớn lòng ngã mạn.

Đó là lý do Đức Phật có lúc đem hình ảnh cây rừng ra để dạy cho chúng sanh rằng đối trị với tâm chấp thủ là bứng gốc cây, chặt nhỏ, thậm chí thiêu đốt cho đến khi không còn chút bụi nào nhằm xa lìa hết sự dính mắc của ba độc : tham – sân – si. Như vậy, lòng biết ơn cũng luôn đi kèm với sự buông xả, không mắc kẹt ở các pháp do duyên tạo thành và rồi cũng tùy duyên để hoại diệt.

Hàng cư sĩ tại gia chúng ta thể hiện lòng biết ơn, tri ân không phải chỉ những lúc chúng ta đi chùa, ngồi tụng kinh trong chánh điện mà chính là trong cuộc sông hàng ngày, ở ngay giữa thế gian xô bồ này, nơi mà chúng ta phải đối đầu với cuộc sống đích thực và chung đụng với vô vàn những ngoại cảnh có thể gây ra tổn thương, hận thù, thương ghét....tuy thế, chúng ta phải luôn tỏ lòng biết ơn cả cái được và cái mất, cả sự thành công và thất bại. Bởi sự thất bại, mất mát đó lại là một bài học đắt giá cho mình. Nói đến đây, ai đó trong chúng ta có thể nhớ điều thứ 5 (trong 108 lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma ) : “ Hãy cám ơn kẻ thù của quý vị, vì họ là những vị thầy quan trọng nhất của mình. Họ tập cho quý vị đương đầu với khổ đau và phát huy sự nhẫn nhục, sự bao dunglòng từ bi.”

Nhân ngày cả nước hân hoan đón mừng ngày Khánh Đản, chúng con xin dâng nén tâm hương tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ba ngôi tam bảo đã đang và sẽ cho chúng con cơ duyên học hỏithấm nhuần giáo lý của Chư Phật, chư Tổ Sư truyền dạy. Hàng phật tử chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những hành động cụ thể, tùy theo khả năng, điều kiện của mỗi người với tinh thần vô ngã, không dính mắc.

Tóm lại, lòng biết ơn, tri ân cần được nuôi dưỡng liên tục trong tâm hồn, tuy nhiên lòng biết ơn ấy cần được soi chiếu bởi pháp ấn vi diệu : vô thường, khổ, không, vô ngã mới không bị mắc kẹt. Bất cứ ai lấy đó làm kim chỉ nam, làm hành trang trong cuộc sống hàng ngày ắt hẳn sẽ trở thành những cây Bồ Đề con, sẽ làm xum xuê ngôi vườn tuệ giác để nuôi dưỡng vô lượng vị Phật vô tướng trong cõi ta bà này.

Nhân đây người viết xin tỏ lòng biết ơn những Ân sư, thiện hữu tri thức gần xa.... đã chấp cánh cho ước mơ của tôi.

Tâm Anh

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 14259)
28/04/2017(Xem: 9777)
10/06/2016(Xem: 11789)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.