Con Cá và Cần Câu

06/06/20223:39 CH(Xem: 2869)
Con Cá và Cần Câu

CON CÁ VÀ CẦN CÂU
Tâm Anh

 

Con Cá và Cần CâuChương trình Anh ngữ cho lớp 11, chắc chắn ai học qua rồi sẽ không thể quên nhiều bài học và những chủ đề hay. Ở đây vì phạm vi bài viết xin giới hạn ở bài 4 có tựa đề Volunteer Work. Đề cập đến câu chuyện Con cá - Cần câu.
  Mở đầu đoạn văn đọc trong bài xin trích nguyên văn:
“If you give me a fish
I will eat today
If you teach me to fish
I will eat my whole life long”
Tạm dịch
“Nếu bạn cho tôi một con cá
Tôi sẽ ăn nó hôm nay
Nếu bạn dạy tôi câu cá
Tôi sẽ ăn trọn cuộc đời.”

Vâng, qua câu ngụ ngôn này hiểu theo nghĩa bóng ý nói tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận nghề nghiệp chứ không phải chỉ đơn thuần cho cái ăn hàng ngày.

Ra đường, thấy ai đó nghèo khổ ăn xin, chúng ta thường cho họ cái bánh, gói xôi hoặc dăm ba đồng bạc lẽ, hôm có nhiều tiền sẽ tặng họ vài ba chục, gặp người hào phóng sẽ cho họ vài trăm thậm chí vài triệu…tùy hoàn cảnh và tùy điều kiện. Chúng ta trân trọng tất cả những tấm lòng với tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều.

Trong xã hội có một số người lười biếng hoặc có quan niệm sống thiển cậnbi quan, họ cứ chấp nhận cuộc đời nghèo khổ, sống  ỷ lại vào người khác. Cuộc đời họ không thể khá hơn. Trái ngược với lối sống tiêu cực này, chúng ta luôn trân trọng những người có tâm hồn rộng mở, biết yêu thương nâng đỡ những thân phận nghèo khổ hơn mình. Thật đáng trân trong! Nhưng cách làm như thế nào để thấu tình đạt lý là một điều đáng bàn ở đây.

Nếu ai đó cho rằng số phận là cố định, bất di bất dịch là một quan niệm sai lầm. Người nghèo thì không chịu vượt khó, cứ chờ đợi sự giúp đỡ của người khác để có cái ăn, không chịu nổ lực học tập để vươn lên. Còn người khá giả hơn thì ỷ lại vào tài sản của ông bà, cha mẹ, không chịu học hành, chí thú làm ăn. Họ cứ hưởng thụ, tiêu xài, ăn chơi sa đọa, không chịu học hành…đến một khi phước hết thì họa tới. Lúc này, cho dù có than thân trách phận, kêu trời trách đất, đổ thừa cho hoàn cảnh với những điệp khúc tại.., vì…mà không chịu phấn đấu, vươn lên làm mới lại chính mình, cuối cùng cuộc đời họ nghèo lại hoàn nghèo thêm.

Người lười biếng chỉ muốn cho con cá (cái ăn tức thời) do họ có quan niệm sống quá thiển cậnbi quan vì thế họ luôn nghĩ rằng số phận họ nghèo nên không cần siêng năng làm lụng, bươn chải để kiếm miếng ăn. Muốn những người này tỉnh ngộ, trước hết phải hướng dẫn họ có quan niệm sống tích cực bằng cách tin sâu vào lý nhân quả và hẳn nhiên
“Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.”

Thứ hai, không bao giờ nghĩ rằng hễ bắt tay làm công việc gì sẽ gặt hái thành công ngay, vì thế tâm lý những người này hay chán nản và bi quan. Phải giúp họ hiểu rằng, cứ mỗi lần thất bại không nên chán nản mà phải kiên nhẫn mới đạt được mục đích.

 Thứ ba, một yếu tố cực kỳ quan trọng do một số người nghèo trong đầu luôn định hình một suy nghĩ rằng, số phận mình nghèo khổ như vậy rồi, có làm cũng khó thành công, mình không có vốn liếng, không ai cho mình cơ hội cả. Phải chăng đó là niềm tin mù quáng? Muốn giúp xóa bỏ niềm tin mù quáng đó phải giúp họ thay đổi quan niệm sống, không nên bi quan chấp nhận số phận an bài. Bởi những tiêu cực đó, họ không siêng năng, không tích cực làm việc, nên nghèo vẫn hoàn nghèo. Đây là một điều không hề dễ dàng tí nào, nhưng không gì là không thể. Thái độ sống phải được rèn luyện thường xuyên nhờ sự định hướng đúng đắn bởi tác động đúng đắn của gia đình, người thân, bạn bè, nhà trường và xã hội….Một điều quan trọng là tự thân của người đó phải bền bỉ, kiên trì theo đuổi mục đích cho đến khi thành công viên mãn.

Với suy nghĩ tích cực đó, nên khi có ai đó cho mình cơ hội thì phải biết nắm lấy và định hướng để có được kết quả và biến nó thành sự nghiệp của mình, vươn lên thoát khỏi sự nghèo đói.

Ai đó từng nói “Cơ hội không đến hai lần,” do vậy, cần phải nắm bắt ngay thời cơ mỗi khi cơ hội đến. Thậm chí, nếu chưa thấy cơ hội gõ cửa hãy lập tức tạo ra cánh cửa để cơ hội đến gõ. Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, đừng bao giờ nghĩ rằng mọi thứ sẽ tự đến.

Trong thực tế, không ít người dù khó khăn vẫn luôn tìm thấy cơ hội cho mình, cho dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn. Nhưng cũng không ít người khi cơ hội đến họ lại viện đủ lý do, chần chừ rồi bỏ qua vì ngại gian khổ.

Có nhiều người vượt qua trở ngại bằng thái độ rất lạc quan nhưng lại có người chao đảo bởi những ý nghĩ tiêu cực. Nếu người không biết nắm bắt cơ hội, thì dù bạn có cho họ cái cần câu (nghề nghiệp) dạy cả kỹ năng làm việc vẫn là chưa đủ. Bởi vậy không ngoa khi nói rằng thái độ đóng vai trò quyết định. Theo dõi một cuộc khảo sát trên con đường dẫn đến thành công thì cơ hội chỉ chiếm 10%, kỹ năng chiếm 20%, còn lại 70% là thái độ của chính bạn.

Khi đã có nghề nghiệp hãy tự thân vận động để không phải chết đói với cái nghề mình có trong tay.

Khác biệt giữa thách thức và cơ hội chỉ nằm ở thái độ của bạn. Khi niềm tin của bạn lớn hơn nỗi sợ hãi thì thách thức sẽ biến thành cơ hội của bạn. Chúng ta thường quên nói bản thân mình có lợi thế gì, thường không định vị được bản thânvị trí mình đang đứng.

Một ai đó thất bại do trong đầu luôn nghĩ việc gì đó là quá sức mình đến nỗi không dám ngay cả đơn giảnthử sức. Nếu không thử sao biết mình không làm được. Một khi bạn không dám thử sức thì có phải chính bạn đang bị thua ngay trong tâm trí của bạn hay không? Đừng đổ lỗi cho một ai và bất kỳ một hoàn cảnh nào mà hãy cố lên, quả ngọt sẽ  mĩm cười với bạn.

Trong cuộc đời thực, chúng ta chứng kiến biết bao tấm gương nghèo vượt khó để chạm tới ước mơ. Không thành công nào mà không có sự đánh đổi bằng máu, mồ hôi và nước mắt.

Việc trải nghiệm thử thách bản thân để thực hiện đam mê cũng là cơ hội đặc biệt để giúp chúng ta khám phá con người thật của mình.
Đừng bao giờ ngồi trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, bởi vì cứ ngồi trông chờ vào tha nhân thì có khác gì bạn tự để cuộc đời của bạn có bàn tay can thiệp của người khác. Việc bạn cần phải làm là thoát ra khỏi sự nghèo khổ bằng chính công sức, nổ lực không ngừng nghỉ của mình. Nên nhớ sẽ không ai làm thay bạn.

 Mong rằng những ai có duyên đọc được bài đăng này trong đó có những học sinh của tôi, đã từng học qua bài học này xin xem đây là một trải nghiệm thử thách bản thân và không quên chúc tất cả thành công.

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.