Trước thềm Đại hội Đại biểu Phật Giáo Tỉnh Khánh Hoà

03/07/20228:21 CH(Xem: 2220)
Trước thềm Đại hội Đại biểu Phật Giáo Tỉnh Khánh Hoà

blank

CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO KHÁNH HOÀ

 

 

          Theo báo cáo tổng kết của Ban Từ Thiện Xã Hội trực thuộc Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà, trong nhiệm kỳ VI thời gian 5 năm (tính từ 6 tháng cuối năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2022) qua, Phật Giáo Khánh Hòa đã thực hiện các công tác từ thiện với tổng kinh phí 188.291.834.000đ (Một trăm tám mươi tám tỷ, hai trăm chín mươi mốt triệu, tám trăm ba mươi bốn nghìn đồng).

          Số tịnh tài đó thực hiện những Phật sự nổi bật như:

         - Thăm viếng, tặng quà các cơ sở từ thiện trong địa bàn thành phố Nha Trang và các huyện thị lân cận, như: Hội người mù, trẻ em khuyết tật, trại tâm thần, trại trẻ mồ côi, trại người già neo đơn…

         - Tặng nhà tình thương.

         - Tặng quà cho bệnh nhân nghèo, hỗ trợ mổ mắt, mổ tim, tặng xe lăn, xe lắc...

         - Tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, đoàn sinh GĐPT, các Phật tử vùng cao….

         - Tặng giếng nước, máy lọc nước và quà cho trường học, bà con vùng sâu, vùng xa...

         - Chương trình bếp cơm từ thiện, nồi cháo tình thương….

         - Cúng dường trường Hạ, trường Phật học, tặng quà các lớp tình thương, hỗ trợ khóa tu…

         - Kịp thời thăm viếng những nơi thiên tai hỏa hoạn.

         - Hỗ trợ các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người vô gia cư…

         - Hỗ trợ nhu yếu phẩm, các xe rau… trong thời gian bùng phát dịch cúm COVID-19 phải giãn cách xã hội toàn Tỉnh.

         - Hỗ trợ các chi phí mai táng cho người nghèo qua đời.

         - Cứu trợ bão lụt miền Trung.

 

         Đó là chưa kể đến những hoạt động từ thiện lặng lẽ của các ngôi chùa nhỏ vùng ngoại thành, của các tịnh xá - tịnh thất chốn thanh vắng, của những nhóm Phật tử thiện nguyện... không đệ trình hoặc báo cáo về Văn phòng Ban Trị Sự Tỉnh Giáo Hội.

           Nếu chỉ nhìn lướt qua những con số bằng đôi mắt của người tính toán thống kê thì sẽ không thấy hết được giá trị 'vô lượng" của số tịnh tài, tịnh vật đã được chia sẻ san sớt. Phải bằng cái nhìn thấu suốt, nhìn sâu bằng quán tưởng chúng ta mới thấy bên trong những con số đã được thống kê là một nguồn năng lượng dạt dào tình yêu thương. lòng bi mẫn của những người con Phật!

         "Phụng sự chúng sinh tức cúng dường chư Phật", Tăng NiPhật tử luôn nêu cao tinh thần Bi-Trí-Dũng khi đến với những nơi khó khăn, ngặt nghèo và cả những nơi hung hiểm, bằng tấm lòng chân thành, không phải đến để ban phát mà là trao tặng, gửi gắm lời động viên và ánh mắt thương cảm ưu tư.

        Nhiều địa chỉ "Cơm chay gieo duyên" "Cơm chay từ thiện" đã trở nên quen thuộc với mọi người, không phân biệt giàu nghèo hay tín ngưỡng, như: Tổ Đình Nghĩa Phương, Chùa Vương Xá, Khuôn Hội Bồ Đề, Tịnh Thất Chơn Như, Chùa Thiên Phú, Chùa Sắc Tứ Minh Thiện, Chùa Bửu Long, Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, Chùa Hoà Tân, Chùa Kỳ Viên Khánh Phú... Những hộp cơm, những tô cháo dinh dưỡng, những hộp sữa gói mì được gói ghém cùng với tình thương đã được trân trọng trao và nhận vào các ngày mồng Một và Rằm âm lịch hằng tháng, hay các dịp lễ Vía Phật và Bồ tát, qua từng kỳ được cải thiện chất lượng và duy trì đều đặn, lặng thầm...



blank
blank
blank
blank
blank
blankblank
blank

         Điểm nhấn của công tác từ thiện xã hộiTăng Ni cùng Phật tử trong tỉnh thực hiệnthời gian giãn cách xã hội toàn Tỉnh khi dịch cúm COVID-19 bùng phát dữ dội và hung hiểm.

         Tăng Ni cùng Phật tử vừa tuân thủ những thông tư của Chính phủ, Bộ Y Tế, UBND Tỉnh... về các biện pháp phòng chống COVID-19, thực hiện nghiêm túc "5K", vừa phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với các đơn vị giữ gìn an ninh trật tự của thôn tổ xã phường từng địa phương để những chuyến xe, những đợt hàng hoá hỗ trợ được chuyền trao qua các chốt trạm, dây giăng đến với từng hộ gia đình, thôn xóm...

          Đã có những đêm không ngủ và ngày chẳng nghỉ lưng để chư Tăng Ni trụ trì các chùa cùng Phật tử đón từng chuyến xe chở rau củ quả từ cao nguyên về chùa giữa đêm hôm, rồi cùng nhau cắm cúi phân chia, loay hoay gói ghém thành từng gói từng phần để kịp sáng sớm tinh mơ chuyển đến các khu vực bị cách ly, phong toả trong thời gian dài đến 3 tháng (từ tháng 7 đến hết tháng 10 năm 2021).

          Đã có các vị trụ trì đích thân đèo nhau trên một chiếc xe ba-gác chất đầy lương thực, thực phẩm thiết yếu đến từng con hẻm ở khu vực xa vắng với nóng lòng chia sẻ kịp lúc cho bà con có miếng ăn thức uống cầm cự trong thời điểm thực hiện nghiêm túc "5K".

          Đã có những chiếc xe ô-tô bóng bẩy thường ngày chỉ dùng để đưa đón, cung thỉnh chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, nay gặp lúc đương đầu với đại dịch bùng phát phải tuỳ duyên mà chất đầy những bó rau, bao củ quả, thực phẩm để chuyển đến vùng sâu vùng xa cho người dân đang thiếu thốn mọi bề...

         Đã có vị trụ trì ngày này qua ngày nọ đích thân ngồi trên chiếc xe máy chất đầy những bao bị rau củ quả căng nặng để chạy đi đến từng xóm nhỏ hộ nghèo trong thời gian phong toả cách ly, dù nhọc nhằn vất vả nhưng trên môi luôn nở nụ cười hoan hỷ hiền hoà.

        Đã có hai vị trụ trì hai ngôi chùa nhỏ phối hợp với nhau thực hiện 5 đợt "đưa quà xuống phố" trong đêm hôm khuya khoắc đến sáng tinh sương trao tận tay những người lang thang cơ nhỡ, những người lao động nghèo lam lũ đơn côi thật sự cần sự trợ giúp miếng ăn liều thuốc...

          Đã có những vị trụ trì liên tục test nhanh xét nghiệm như đi xin cấp giấy thông hành để thuận lợi vào ra, lên xuống những "vùng đỏ", rồi đích thân trao gửi từng thùng mì, bao gạo, cân đường, thuốc men cho bà con ở miền núi đìu hiu...

blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank

           Không làm sao kể cho hết, liệt kê cho đủ đầy được những chuyến từ thiện, những tác nghiệp phụng sự chúng sinh của chư Tăng Ni và Phật tử trong tỉnh!

         Gần đây nhất, dịp Đại lễ Phật Đản - Phật lịch 2566, khi công văn của Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà quyết định năm nay sẽ không dựng lễ đài hoành tráng, không tổ chức xe hoa diễu hành tốn kém như mọi năm, nguồn kinh phí đó để dành cho công tác Từ thiện sẽ thiết thực hơn, thì công luận đều rất đồng tình, tán thán công đức với lòng kính mộ sâu xa.

 

                                                                Thông tín viên: Tâm Không Vĩnh Hữu

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11025)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :