Ngày về còn xa lắm

21/09/20223:48 SA(Xem: 2280)
Ngày về còn xa lắm

NGÀY VỀ CÒN XA LẮM!!!
Tâm Anh

 

canh sat giao thongViệc chuẩn bị cho một ngày về gần suốt 20 năm chờ đợi, khắc khoải, đếm ngược từng ngày và thậm chí từng giờ sao làm cho lòng người nôn nao đến lạ.

 

Thế mà, đùng một cái công việc của trụ cột một gia đình bị gián đoạn do một sự cố ngoài ý muốn, hay nói đúng ra là nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông. Khi một sự việc bất thình lình xảy ra cứ xem như là xui xẻo cho cả đôi bên. Người gây ra tại nạn đau lòng thì cũng đã ra đi. Những người là nạn nhân trong vụ tai nạn thì đang gánh vác cuộc sống của gia đình họ, đang chịu hậu quả nghiêm trọng của vụ việc.

 

Vấn đề sẽ rất đơn giản khi không bên nào kiện thưa bên nào, và thời gian điều tra vụ việc cũng đã trôi qua theo thời gian luật định. Nhưng xin hỏi ai đang làm khó người dân. Phải chăng, đó là bộ phận giải quyết vụ việc (bộ phận đang được gọi là “đầy tớ” của dân), viện cớ đang tuân theo nghị định này, quy định nọ…..và cũng đang tạo cơ hội cho những kẻ đục nước béo cò để làm khổ người dân.

 

Hai năm trải qua dịch Covid chưa làm cuộc sống người dân đảo lộn hay sao? Xin quý vị hãy làm bằng lương tâm, bằng con tim biết đau nỗi đau của đồng loại, chứ đừng cứng nhắc quá! Cố gắng giải quyết vụ việc sớm nhất có thể để trả lại phương tiện sinh nhai cho chủ sở hữu đó.

 

Tình trạng người dân bất mãn cách làm việc của một bộ phận công quyền, xin thưa đã xảy ra, đẩy người dân chúng tôi rơi vào tình cảnh “ngày về còn xa lắm!!!”

 

Thử hỏi ai không yêu quê hương, ai không yêu dân tộc nhưng chính việc một bộ phận công quyền đang làm khó người dân, đang còn hiện tượng vòi vỉnh, thử hỏi ai dám tin, ai dám chắc sẽ còn mãi tình yêu quê hương bởi những con sâu làm rầu nồi canh kia.

 

Cuối năm Trung Học Phổ Thông các học sinh thường nhờ tôi tư vấn một nghề nghiệp phù hợpthỉnh thoảng có em hỏi  “Cô yêu nghề nào nhất?” và “Cô ghét nghề nào nhất?” Đây là câu hỏi quá khó cho tôi lúc này. Tại sao ư? Khi đang viết câu chuyện này cũng là lúc câu hỏi kia ùa về trong tâm trí.

 

Không có nghề nào là nghề không cao quý. Từ giám đốc bệnh viện đến cô lao công; từ kỹ sư đến anh công nhân kho bãi; từ lao động chân tay đến lao động trí óc; từ thầy cô giáo cho đến học sinh; từ doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân; từ chủ sở hữu một chiếc xe hơi cho đến anh chạy grab bike,….tất cả đều nương nhau tồn tại và làm nên một xã hội ngày càng văn minh, hiện đại. Vậy hà cớ gì những anh điều tra viên, những công an giao thông…lại không làm việc bằng sự thấu hiểu, cảm thông, linh hoạt để người dân chúng tôi luôn cảm thấy bình an, tin tưởng? Nếu vì vô tình hay cố ý đánh mất lòng tin nơi chúng tôi bởi những điệp từ Tại, Bị, Thì, Là thử hỏi làm sao quý vị xứng đáng với quân hàm này, chức vụ nọ…???

 

Càng kéo dài thời gian xử lý vụ việc, cuộc sống của quý vị càng không ảnh hưởng tí nào. Đến tháng quý vị đều đặn nhận lương do người dân chúng tôi đóng thuế để nuôi sống bản thângia đình quý vị cơ mà!!! Còn những nạn nhân trong vụ việc, họ cần có phương tiện lao động để tồn tại, để đóng thuế nuôi quý vị, nhưng vì lợi ích riêng, hay đây là cơ hội, để quý vị làm khó, vòi vỉnh người dân thì làm sao những người thấp cổ bé họng dám lên tiếng.

 

Qua đây, tôi xin nhắn gửi câu trả lời của tôi đến các học sinh rằng, nghề nào cũng cao quý như nhau nếu đảm trách công việc đó bằng tình người, bằng sự cảm thông, thấu hiểu, làm công việc với tinh thần trách nhiệm, có lương tâm nghề nghiệp và quan trọng là đừng quá nguyên tắc, viện dẫn quy định này, điều lệ nọ để trở thành kền kền trên những thây ma.

 

Qua bài viết này mong rằng những học sinh của tôi, sau nhiều năm đèn sách, hãy là những công dân hữu ích, đóng góp sức mình xây dựng quê hương. Nếu trở thành người nắm quyền hành một số công việc hãy làm bằng lương tâm, bằng tình người, bằng sự cảm thông, linh hoạt. Tuân theo nguyên tắc nhưng không cứng nhắc để giải quyết những vụ việc nhanh, gọn, tránh gây phiền hà. Hãy đem cái tâm, cái tình để phục vụ nhân dân, làm việc với thiện chí.

Mong rằng bài viết của tôi đến tay bạn đọc, đặc biệt đến với các vị đương chức để suy ngẫm và đừng để chúng tôi luôn trong tiếng than “Ngày về còn xa lắm!!!”


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.