Dòng Đời, Dòng Thời Gian Và Dòng Kinh

30/09/20224:05 SA(Xem: 3193)
Dòng Đời, Dòng Thời Gian Và Dòng Kinh
DÒNG ĐỜI, DÒNG THỜI GIAN VÀ DÒNG KINH
Trần Trúc Lâm

Audrey Hepburn
Audrey Hepburn

Audrey Hepburn; nữ tài tử Hollywood nổi danh ở thập niên 1950s, có vẻ đẹp thánh thiện với chiếc cổ thiên nga đã làm cho bao chàng trai mới lớn thời ấy từng ươm mơ dệt mộng. Tình cờ tấm ảnh của nàng đã xuất hiện trên mạng không khỏi làm nhiều người hâm mộ xúc động trước sự tàn phá của thời gian.

 

Ôi thời gian. Trước khi ta sinh ra thì thời gian đã có đấy rồi. Ngay cả với các bậc tiền nhân tiên tổ cũng đã cảm nhận nó rồi. Nó đã là một loại "bản lai diện mục" không thể dùng ngôn ngữ nào để bàn tán được. Nó vô hình vô ảnh, không nắm bắt được nhưng nó có tác động cực kỳ to lớn trong đời sống sinh vật, ít ra là trên địa cầu. Nó là vậy, dù ta có muốn diễn tả trăm nghìn cách nào đi nữa nó vẫn là vậy từ ngàn xưa đến ngàn sau.

Từ thuở xa xăm nào mà nay khoa học tạm cho là vũ trụ đã được hình thành cách đây gần 14 tỷ năm, quả đất đã được tạo dựng cách đây 4 tỷ rưởi năm, sinh vật tiên khởi xuất hiện 3 tỷ rưởi năm. Tổ tiên của loài người đứng thẳng (Homo erectus) đã có mặt khoảng 10 triệu năm trước và biến mất khoảng 1 triệu rưởi năm trước. Rồi phải trãi qua bao nhiêu hệ thái tiến hóa khôn lường để có loài người khôn ngoan (Homo sapiens) ngày nay. Trong khi ấy một đời người chỉ có 100 năm, so với quả đất thì chỉ như là một cái nháy mắt của kiếp người. Cuộc sống của con người hay các sinh vật lớn nhỏ khác đều bèo bọt như nhau, chợt đến chợt đi sau khi đóng xong vai trò "hiện hữu" của mình trên trái đất. Tạm ước lệ rằng thời gian cũng đã hình thành cùng lúc với vũ trụ. Nhưng hiểu ra điều ấy cũng chỉ để thỏa mãn sự tò mò tri thức của chúng ta mà thôi bởi nó chẳng giúp ích gì trong việc giải quyết vấn nạn của sự sống và cái chết. Hơn 1 triệu năm với "loài biết suy tư" thì đã có biết bao sinh linh đã đến và đi nhấp nhô bào ảnh trên đời này. Với 5 ngàn năm trở lại đây, lại có khối đại đế, quân vương, anh hùng, thánh chủ, danh nhân, nghệ sĩ... đã theo nhau vào lòng đất và đã để lại những tiếng vang trầm thống về cuộc sống sao quá ngắn ngũi.

Thực ra tuổi thọ trung bình của con người là khoảng 80 tuổi nếu bình an vô sự; trong đó từ 60 trở đi được xem là "vô tích sự, chờ ngày ‘về quê bái tổ’"; lại bỏ đi thêm 20 hay 30 năm từ tuổi thơ cho đến khi tự lập thì một đời người cứ cho là "có sản xuất" chỉ khoảng 40 năm mà thôi. Trong chừng ấy thời gian con người lại phải lăn lộn tranh giành, giẩm đạp lẫn nhau mà sống và để đạt cho được quyền uy trên kẻ khác.

Mục đích sự sống của mọi loài rốt lại vẫn là tiếp nối sinh sôi nẩy nở phồn thịnh; muốn sinh tồn thì phải lo cho cái ăn, cái mặc, cư trú. Có thể vì vậy mà Sigmund Freud đã đưa ra khái niệm "sự thôi thúc tình dục" (sexual drives). Một khi đã được sinh ra thì chức năng giống phái và thân phận đã được định thành nam hay nữ, phải sinh tồn trong xã hội vốn đã hiện diện xung quanh, vì thế đời sống cộng đồng là sự tương giao giữa người và người kết nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ đó mới nẩy sinh mọi hệ lụy trói buộc của tâm cảnh tương quan, mà dân gian hay nói "duyên kiếp ba sinh". Từ đó mới nẩy sinh ra tham sân si.

Đối với con người thì sự hình thành của một sinh linh không chỉ đơn thuần cần có hai cá thể nam và nữ trong độ tuổi sinh đẻ; mà sự kết hợp từ một tinh trùng với một hạt trứng trước đó đã phải trải qua biết bao trùng trùng duyên khởi, với thiên thời, địa lợi nhân hòa mà thời gian dĩ nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng và cho phép. Thời gian cho phép việc đó xảy ra khi vào tuổi sinh sản hay tuổi cặp kê của trai và gái để nói giống được nẩy sinh và lưu tồn. Sớm không được, và quá muộn cũng không thể. Tựa như nông dân gieo trồng; khác thời vụ sẽ không có kết quả.

Người nam và người nữ đều thủ đắc và chịu ảnh hưởng của các nội tố riêng biệt cho giới tính. Nam thì có lượng testosterone cao ổn định từ tuổi trưởng thành do dịch hoàn tiết, nữ thì có estrogen/ progesterone tăng lên từ 13 – 45 tuổi, điều hành sự rụng trứng từ noãn sào và bảo vệ phôi thai. Sau tuổi 60 phụ nữ không còn khỏe mạnh để mang thai bình thường được nữa. Khi thời gian đến lúc thì các nội tố này sẽ réo gọi (sexual urges hay sxual rushes) báo cho biết cơ thể đã sẳn sàng truyền giống. Sự kiện này xảy ra ngay ở mức độ tế bào. Testosterone ngoài việc giúp sự phát triển tính nam, nó còn thúc đẩy tình dụcbản tính hung bạo hiếu chiến, nhất là lúc thành niên và trung niên; vì thế mọi vấn nạn của xã hội đều nằm trong hạn tuổi này. Mọi tôn giáo chân chính đều nhắm đến thuần phục cái tâm hung ác của con người, nhất là nam giới và còn tuổi trẻ. Càng về già thì lượng Testosterone bị giảm sút và đưa đến sự đổi thay tâm tính, giảm hẳn tình dục và có cái nhìn khoan hòa và điềm đạm hơn về nhân sinh như Khổng Tử đã nói "... sáu mươi tuổi mới có kiến thứckinh nghiệm hoàn hảo để có thể phán đoán ngay được mọi sự lý và nhân vật mà không thấy có điều gì chướng ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn khổ đạo lý". Ở tuổi này thì ngưới ta hay tieesc nuối đến thời thanh xuân và hay than già.

Mọi sự vật đều phải trãi qua sự luân hồi bất di bất dich của của sinh lão bệnh tử hay sinh trụ hoại diệt; trong khi sinh có vẻ quá ngắn ngũi so với diệt tiềm phục triền miên, khiến người xưa luôn nghĩ "sống gởi thác về", hay "cuộc sống trần gian là tạm bợ".

Một sinh linh khi được hình thành tùy theo mỗi loài động vật đã được thiên nhiên thiết kế những genes trong DNA của các tế bào một thọ mạng nhất định không thể đổi thay, ngoại trừ bị tai họa bất thường. Bởi sinh linh vốn được cấu thành bởi những tố chất hữu cơ có thể biến hóa trao đổi từng sát na. Vì thế mà tâm ý cũng theo đó đổi thay liên tục không ngừng. Sự sống có lẻ là phần biểu hiện bay lượn thăng hoa của một tiến trình sinh hóa tự diệt ẩn tàng lâu dài hơn. Trong sự sống đã giấu kín cái chết. Y học thường nói đến biến dưỡng (metabolism) là sự thăng bằng giữa các quá trình tiến dưỡng (anabolism) và hoại dưỡng (catabolism). Triêt học tôn giáo đông phương vì thế cũng đã sinh ra khái niệm "sắc tức thị không, không tức thị sắc ... (Tâm Kinh)" hay " trong dương có âm, trong âm có dương ... (Kinh Dịch, Nội Kinh)". Cái ngoại hình giả tạm luôn thay đổi, vốn nhờ bồi bổ với các chất dinh dưỡng mang từ bên ngoài không ngừng. Nếu tiến trình ấy bị ngưng trệ lâu dài thì các cấu chất hữu cơ sẽ bị phân hủy và thối rữa. Còn đâu những miêu tả mỹ miều nam thanh nữ tú như những vần thơ lãng mạn yêu đương nữa. Vì thế mọi sự mọi vật đều vô thường (Anitya) và vô ngã (Anatma).


Brigitt BardotBrigitt Bardot


Cách đây hơn 2 thiên niên kỷ có thái tử Siddharta Gautama, họ Shakya (Thích Ca) của một tiểu vương quốc Kapilvastu (Ca-tì-la-vệ) thuộc đông bắc Ấn, người đã chứng kiến những cảnh sinh lão bệnh tử đầy khổ não (dukkha) mà phát tâm quyết tìm cho ra con đường cứu khổ. Khi giác ngộ dưới một cây bồ đề nay là Bodh Gaya và được xưng tụng là Phật ở tuổi 35, Ngài đã chỉ cho chúng sinh thấy con đường giải thoát ấy để nếu muốn ta có thể đạt được thân tâm an lạc ngay trong cuộc đời này. Ngài đã không hề hứa sẽ đưa tất cả chúng sinh lên cõi thiên đàng, nát bàn để hưởng an lạc bằng phù phép.

Siddharta đã tự mình quán chiếu sâu xa về cuộc sống và nhận ra rằng con người do kết hợp của ngủ uẩn, gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc lại do tứ đại gồm ‘đất, nước, gió, lửa’ tạo nên. ‘Tứ đại’ là cách nói nôm na ở thời khoa học chưa phát triển mà ngày nay mọi người đều biết là do những nguyên tố sinh hóa hữu cơ và chất khoáng đã có sẳn trong quả đất, mà chất quan trọng nhất là carbohydrates, lipids và proteins.

Theo Bát Nhã Tâm Kinh thì bốn uẩn còn lại để chỉ cho tâm ý, phần trừu tượng của hệ thần kinh. Phần này không hình tượng cụ thể để có nắm bắt mà khảo sát, nhưng nó lại làm chủ mọi tạo tác thiện ác, luôn biến hóa vô lường. Theo Phật giáo thì con người vốn có lục căn gồm nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý tiếp cận với lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà tạo ra tham sân si: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục. Trong dòng nhân duyên vô cùng tận này, sự nối kết chính là "không" nên mọi sự vật đều không có bản ngã. Vì thế không thể thủ chấp vào đâu thì dòng duyên sinh ra "khổ" sẽ bị gián đoạn. Phật giáo luôn lấy Từ Bi làm trọng mà đặt nặng vấn đề điều tâm. Thiện tâm tạo nghiệp lành; Ác tâm tạo nghiệp xấu.

Giáo pháp vi diệu của Ngài đã được truyền tụng qua kinh điển, với thiên ngôn vạn ngữ rốt lại đều xoay quanh một chữ "KHÔNG", hay Tánh Không, hay Phật tánh. Nên phân biệt hai ý niệm về Phật: 1) Phật lịch sử, tức Đức Phật Thích Ca đản sinh khoảng năm 558 TTL và tịch diệt 80 năm sau; mà xá lợi đã được tôn trí trong các bảo tháp khắp Á châu và hình tượng được thờ cúng trong các tự viện; 2) Pháp thân Phật do đức Phật Thích Ca chỉ ra, là Như Lai mà nhiều người cứ nghĩ là Đức Phật thường tự nói về mình, kinh điển thường gọi là Tỳ-lô-giá-na tức bản thể Chân như của các pháp hay Pháp tính (dharmatā) hay Tánh Không. Pháp thân bao trùm khắp pháp giới, cả không gianthời gian. Pháp thân thường trụ, Biến nhất thiết xứ, hay bất sinh bất diệt, là tự tánh chân thậtbình đẳng của tất cả các pháp, hay còn gọi là Phật tánh hay Bản lai diện mục. Ngoài ra, có nhiều pháp sư kể thêm 3) Báo thân của Phật, nhưng hầu như là phần thần thoại hóa.

Khi ta còn sống và chỉ có một đời để sống ở hiện tại thì nên hiểu rằng Phật nói đến ở đây là Pháp thân Phật, mà chính Đức Phật Thích Ca đã tuyên thuyết rằng nó đã có sẳn trong mỗi người, mỗi chúng sinh. Kinh Kim Cang ghi: "Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng? -Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng. Phật bảo Tu-bồ-đề: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai" hay "nếu dùng sắc thấy Ta, dùng âm thanh cầu Ta, người đó hành đạo tà, không thể thấy Như Lai."

Khái niệm "tứ đại" này cũng đã được Hippocrates (khoảng 460 TTL) ở Tiểu Á (Asia Minor), mà tây phương xưng tụng là y tổ, nêu ra trong lý thuyết sinh dịch (theory of humors) của ông. Theo ông đời sống được tạo dựng do bốn chất cơ bản: đất, nước, không khí, và lửa. Mỗi thứ đều có một "sinh dịch" hoặc chất lỏng sinh học tương ứng trong cơ thể theo thứ tự: mật đen, đờm, máu, và mật vàng.

Heraclitus, một triết gia người Persia khoảng 535 TCN – 475 TCN, sau Phật Thích Ca 100 năm, đã từng cho là "Bản thân vũ trụ không phải do chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên nào tạo ra mà chính là lửa." Ông cũng đưa ra khái niệm về "logos" như là Lý tính tối cao, cơ sở của vũ trụ, nó cũng là Quy luật phổ biến, theo đó mọi sự biến đổichuyển hóa diễn ra từ sự chuyển đổi của Lửa... Tư duy là một phẩm chất vĩ đại, sự sáng suốt là ở chỗ nói ra chân lý (tức logos) là hành động phù hợp với giới tự nhiên nhờ lắng nghe nó. Bản thân logos là cái vĩnh viễn tồn tại... vạn vật ra đời đều dựa vào logos. Không rõ đây cũng là giáo pháp của tín ngưỡng Hỏa thần giáo (Zoroastrianism) khởi phát và phổ biến trong vùng vào thời ấy hay không? Việt ngữ của Thiên Chúa Giáo sau này gọi là ‘Ngôi Lời’".

Ông là người nổi tiếng với câu tuyên bố: "Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông". Với người hay suy tư thì có thể nói cách khác rằng "Dòng sông của thân và tâm, không bao giờ chảy giống hệt như nhau trong hai khoảnh khắc (sát na) liên tiếp".

Hẳn là trong các thời đại cổ xưa hơn nữa cũng có các bậc hiền triết thánh nhân đã truyền dạy những điều chân lý diêu vợi, nhưng bởi không có gì ghi dấu lại nên đã mai một. Mãi đến khoảng 3500 năm TTL, dân Sumerian ở vùng Lưỡng Hà đã chế tác ra chữ viết; và ở Trung Quốc, chữ viết đã được phát kiến trước thời Nhà Chu, khoảng 2 ngàn năm TTL . Nhờ đó mà ta được học hỏi những lời dạy sâu sắc của các bậc hiền đức thời hậu sử. Ngôn ngữ gồm lời nóichữ viết làm cho con người trở nên siêu việt so với các loài động vật khác. Nhờ nó mà con người có thể truyền thông với nhau và nâng tâm ý lên đến đỉnh cao của tư tưởng.

Thời gianVô thường vận hành quanh ta không hề ngưng nghỉ. Một ngày với sáng trưa chiều tối, rồi một tháng với trăng tròn trăng khuyết, một năm với bốn mùa xuân hạ thu đông chỉ là những dấu mốc thời gian tương đối khi con người cảm nhận theo vận hành của quả đất xung quanh mặt trời. Không gian tương đối trên quả đất cũng thế. Nhưng thời gian thực ra nào có biên độ. Nếu vượt ra ngoài vũ trụ thì có lẻ thời giankhông gian chỉ là một từ vô thỉ đến vô chung. Nếu ta ứng dụng Kinh Kim Cang (đoạn 31) thì ta nên thuyết câu này như sau "Này Bạn, nói là ngày tháng bốn mùa đó, chúng ta nói tức chẳng phải ngày tháng bốn mùa, ấy gọi là ngày tháng bốn mùa." Có nghĩa gì? Tức là cái mà ta hay gọi là ngày tháng bốn mùa chẳng hề có, chỉ là ta mượn ngôn từ để chỉ ra theo giao ước với nhau mà thôi.

Bởi:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như sương mù, điện chớp,
Hãy quán chiếu như thế.

Vậy sự hiện hữu của cuộc sống là gì? Với tây phương thì điều đó phản ảnh qua câu nói của René Descartes "je pense, donc je suis; Cogito, ergo sum; Tôi tư duy, nên tôi hiện hữu" dẫn đến các ngành khoa học quyết chẻ sợi tóc làm tư, làm tám mà ‘cách vật trí tri’. Tư duy hay là tâm ý có nghĩa là "Tư tưởng; chỉ cho hoạt động tinh thần trong quá trình nhận thức dựa trên những khái niệm, phân tích, tống hợp, phán đoán..." Vậy thì trẻ con dưới 13 tuổi chưa được xem là "hiện hữu" ư?

Nhưng Descartes đã đơn giản hóa vấn đề; và ngày nay sự tư duy của con người hiện đại đã đi rất xa, chưa biết giúp được gì cho sự hiện hữu của con người hay chỉ làm cho con người bị tiêu diệt nhanh hơn.

Khoa học có thể giúp cải thiện đời sống để con gười có thể kéo dài tuổi thọ thêm vài mươi năm, nhưng lại tạo ra nạn nhân mãn nên chiến tranh luôn xảy ra để giải quyết những tranh chấp của con người. Nhân loại lại rơi vào vòng lẩn quẩn không lối thoát. Và vì thế mới nẩy sinh ra văn học, nghệ thuật, tôn giáo vv... để con người mơ ước chuyện khó có thể thành hiện thực trên cõi đời.

Heidegger một nhà chỉ trích tính chủ quan trong học thuyết Descartes, đã viết năm 1927 cho rằng tính chủ quan của con người trong cái chết là điều chắc chắn, và nó đã cá nhân hóa và xác thực bản thể của chúng ta. "Điều chắc thực này" rằng tôi hiện hữu (vì) là tôi sẽ chết," là sự chắc thực cơ bản của chính Dasein (sự hiện hữu của con người), đó là sự xác quyết của Dasein, trong khi "cogito sum" chỉ là sự tuyên bố tương tự như vậy. Nếu điều này có ý nghĩa thì lời tuyên thuyết thích hợp nói về Dasein có thể là "sum moribundus" (Tôi hiện hữu trong sự hấp hối)..., Sự hấp hối trước tiên cho SUM (sự hiện hữu) ý nghĩa của nó. "

Vấn đề rắc rối ở chỗ là chưa ai nắm bắt được đối tượng cụ thể "tư duy" để khảo sát; và sự diễn dịch còn tùy vào các trường phái triết học tôn giáo khác nhau. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, thì "Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – bộ não con người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.v.v..."

Theo triết học duy tâm khách quan, tư duy là sản phẩm của "ý niệm tuyệt đối" với tư cáchbản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất. Theo George Wilhemer Fridrick Hegel: "Ý niệm tuyệt đốibản nguyên của hoạt động và nó chỉ có thể biểu hiện trong tư duy, trong nhận thức tư biện mà thôi". Karl Marx nhận xét: "Đối với Hegel, vận động của tư duy được ông nhân cách hóa dưới tên gọi "ý niệm" là chúa sáng tạo ra hiện thực; hiện thực chỉ là hình thức bề ngoài của ý niệm".

Tuy vậy nhu cầu giao tiếp của con ngườiđiều kiện cần để phát sinh ngôn ngữ. Kết quả tư duy được ghi lại bởi ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ hình thức của tư duy.

Muốn có Tư duy đúng đắn để hiện hữu phải có bộ não lành mạnh; từ đó mới nẩy ra tâm ý thức và ký ức. Xem ra ký ức hay trí nhớ đóng một vai trò không nhỏ trong tâm ý thức; nhờ nó mà có sự nối tiếp nhiều ký ức từ trong quá khứ đến hiện tại tạo nên cá tính của cá nhân sở hữu. Quan sát những bệnh nhân bị bệnh thần kinh bẩm sinh như Down’s syndrome hay Điên loạn (Schizophrenia), hay Mất Trí (Alzheilmer), hay hôn mê, sống đời thực vật sau một tai biến thần kinh vv... thì cuộc sống đã mất hết ý nghĩa. Không ai có thể giảng thuyết cho họ về Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Duyên khởi, quy luật Nhân quả (Nghiệp), hay Pháp Trụ Tâm vv...

Vã lại, dòng thời gian trôi theo một chiều từ sinh đến diệt rồi lại đến sinh cho một chủng tử khác. Xét cho kỷ thì thời gian nào có quá khứ hay hiện tại. Cái mà ta cho là "vừa" cảm nhận đã vội biến mất. Phần lưu giữ ký ức cho ta cái cảm giác liên tục của chính bản thân mình, và sự tiếp nối của đời sống là sự tiếp tục của cảm thọ. Nói cách khác, ví dụ khi xuất hiện hình ảnh một người phụ nữ ôm con thơ thì người thiếu nữ thơ ngây hôm trước đã chết. Không ai tìm lại được những hình ảnh của dĩ vãng, giờ chỉ còn lưu giữ mơ hồ trong ký ức. Có lẻ không hề có "tương lai" trong thời gian, bởi nó chỉ là dự phóng dựa vào hiện tại, vốn cũng không thật, của tâm ý mà thôi.

Điều mà chúng ta gọi là đời sống thực ra chỉ là một dòng chảy của tiến trình tâm – vật lý hay năng lượng, sanh diệt liên tục được dẫn dắt bởi thời gian; vì thế mới có những hình dạng khác nhau trong đời cho đến già chết. Chúng vừa không cùng là một người nhưng cũng không phải là những người khác nhau. Chỉ có một dòng chảy của những tiến trình thân và tâm. Tâm được xem bao gồm mạt-na (manas), thức suy nghĩ phân biệt và Thức (vijñāna). Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạthiện tượng của tâm trí.

Mọi hiểu biết về ký ức hay trí nhớ nhờ vào các cuộc chữa bệnh và nghiên cứu về một bệnh nhân đặc biệt đã cống hiến đời mình cho khoa học. Đó là Henry Gustav Molaison, người Mỹ, thường được biết với tên tắt là H.M. Ông sinh năm 1926; năm 7 tuối bị chấn thương đầu do tai nạn xe đạp; năm 16 tuổi bị phát hiện có bệnh động kinh với những cơn giật nguy hiểm (severe epileptic seizures). Năm 27 tuổi BS phẩu thuật thần kinh William Beecher Scoville đã cắt bỏ một khối lượng lớn bộ não của ông, gồm thùy thái dương trước (anterior temporal lobe), phần lớn hạch hạnh nhân (amygdala) và vùng hải mã (hippocampus) ở cả hai bên não bộ ở Bệnh viện Hartford, Connecticut, 1953. Phẩu thuật này ngày nay vẫn còn được áp dụng với những hổ trợ kỷ thuật tân tiến hơn.

Sau cuộc phẫu thuật ông tiếp tục sống với với chứng mất trí nhớ trầm trọng (profound amnesia); ông đã mất khả năng hồi tưởng về các sự kiện độc đáo, kiến thức tổng quát và tạo ra những kỷ niệm mới, nhưng vẫn nhớ được các sự kiện của đời ông trước cuộc phẫu thuật khoảng 10 năm. Ông có thể nói chuyện dễ dàng với một người mới, nhưng nếu người đó rời khỏi phòng trong 5 hoặc 10 phút và trở lại, ông sẽ không nhớ là có sự tương tác này. Qua các nghiên cứu với bệnh nhân H.M. người ta hiểu rõ rằng thùy thái dương (temporal lobes), và nhất là vùng hải mã (hippocampus) rất quan trọng cho trí nhớtích tụ kỷ niệm.

Đối với nhân loại cận đại, thực đáng ngạc nhiên là đã xuất hiện khá nhiều thánh nhân hiền triết cùng thời khoảng nửa thế kỷ trước tây lịch ở cả châu Á và Âu. Các ngài xem ra cùng chia xẻ một minh triết sau khi ngộ ra cách vận hành của vũ trụ, thiên hà lên trên đời sống của muôn loài. Thêm nữa, nhu cầu giao tiếp của con ngườiđiều kiện cần để phát sinh ngôn ngữ. Kết quả tư duy được ghi lại bởi ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ hình thức của tư duy.

Dĩ nhiên sẽ có người thắc mắc "Sắc thân này không phải là ngã, cảm thọ không phải là ngã, tưởng không phải là ngã, hành không phải là ngã, thức không phải là ngã. Vậy thì cái ngã nào làm chủ những hành vi vô ngã?" Kinh Hoa Nghiêm dạy: "Nhứt thiết duy tâm tạo" (Mọi sự đều do tâm tạo). Vì thế Phật giáo còn cho thấy tùy theo trình độ nhận thức hay giác ngộ của con người mà có ba bậc, bậc thứ nhất dạy rằng ngã hay cái tôi là thật có cả ở kiếp này và kiếp sau; bậc thứ hai dạy rằng ngã chỉ thật có trong kiếp này, mà không có trong kiếp sau; bậc thứ ba dạy rằng khái niệm về ngã là một sự huyễn ảo: ngã không thật có cả trong kiếp này lẫn ở kiếp sau. (Trung đạo là thuyết duyên khởi hay thuyết nhân duyên – Paticca Samuppāda). Sự tu tập chỉ là cố làm chuyển đổi cái nhận thức ấy.

Lại nữa, trong kinh Kim cang có câu kệ nổi danh" Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm". Tức là Không trụ vào đâu cả thì Phật Tánh hiển lộ. Sở trụ là bám chặt vào ta, tức "ngã chấp thủ" mà mọi sự mọi vật luôn đổi thay mà ta cứ muốn bám chặt vào chúng thì dĩ nhiên hậu quảthất vọng cuồng mê. Tựa như ta luôn nghe các chiêu bài chính trị "... muôn năm". Hay tình yêu trai gái thì phải đòi "yêu nhau đến ngàn đời sau". Quả thật là đáng ca thán. Nhưng nhiều người khác lại một mực chấp không theo kiểu "săc tức thị không, không tức thị sắc ..." thì cũng là "người đó hành đạo tà".

Diệu pháp của Như Lai nằm ở chỗ hiện tiền, thực tế không hề pha trộn phép mầu, bùa chú, lừa mị, không hề có sự hứa hẹn lên thiên đàng hay đọa đia ngục; có thể ứng dụng được cho người thực hành, hay hành giả, vẫn đang còn sống trên thế gian này với mọi sự mọi vật đều hiện hữu quanh mình. Không ai chối bỏ điều đó. Thật là điên rồ nếu bảo bức tường bê tông hay chiếc ô tô đang chạy là "không" nên nếu ta đâm đầu vào thân ta vẫn không hề hấn gì. Chúng hiện hữu nhưng ta biết rằng cấu chất của chúng là không nên không có bản ngã; chúng cũng như bản thân ta không hề vĩnh cữu theo dòng thời gian vì thế ta không nên khư khư vì lòng ham muốn bám chặt lấy chúng. Thấy chúng có mặt nhưng đưa tâm mình cao lên một mức để khỏi phải bám chặt vào chúng do khởi phát tham sân sisinh khổ não thủ chấp. Phải biết cách buông bỏ bố thí. Hãy làm điều thiện chớ nghĩ và làm điều ác. Hãy an lạc trong hiện tại bởi vì còn sống là còn lo âu phiền muộn thọ khổ. Chết là hết, miễn bàn.

Pháp chỉphương tiện. Ta được sinh ra hay ta biến mất, tương tự như cha mẹ ông bà tổ tiên ta biết bao đời trước đây. Chúng sinhhiện hữu hay tận diệt, có Phật Tánh, thành Phật hay không thì vũ trụ này và thời gian này cũng không vơi không đầy, không hề biến mất. Sẽ chỉ toàn là tró hí luận cho vui, nếu ta không... quan tâm quán chiếu để đạt an lạc trong đời này.

Như Phật đã dạy: "Không bước tới, không đứng lại, ta sẽ vượt qua tất cả; Tự mình thắp đuốc lên mà đi".

Không thể nhờ trời Phật
Hay thần linh thượng đế
Nếu tự mình vấp ngã
Thì chính mình đứng lên
Khi mê thì Phật độ
Khi ngộ thì tự độ
Đó là lý nhiệm mầu
Của tất cả chư Phật.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.