Một Số Tham Luận Về Phật Giáo

11/04/20234:12 SA(Xem: 1371)
Một Số Tham Luận Về Phật Giáo
NHIỀU TÁC GIẢ 
MỘT SỐ THAM LUẬN VỀ PHẬT GIÁO 
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC-2015
PDF icon (4)
THIỀN TÔNG: MỘT NHÁNH CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY 
TRONG CÁC NƯỚC PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA 
Thiền Tông Khác Hẳn Với Phật Giáo ‘Đại Thừa’
Phật Giáo Nguyên Thủy
Sự Hình Thành Của Thiền TôngTrung Quốc 
Độc Lập Đối Với Kinh Điển
Thực Chứng 
Qua Việc Hành Thiền 
Đốn Hay Tiệm? 
Ngộ (Satori) và Công Án (Koan) 
Cách Diễn Đạt 
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY & PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA 
Phật Giáo Đại Thừa 
(I) Sự Xuất Hiện Của ‘Đại Thừa’ 
(II) Đạo Phật Đại Thừa & Đạo Phật Nguyên Thủy 
LÝ TƯỞNG BỒ-TÁT TRONG PHẬT GIÁO 
Ba Loại Người 
Những Vị Bồ-Tát 
THIỀN TÔNGTỊNH ĐỘ TÔNG.
(1) Chỗ Không Gặp Gỡ Giữa Thiền và Tịnh 
(2) Chỗ Thiền TôngTịnh Độ Tông Gặp Được Nhau. 
KHÔNG CÓ ‘TIỂU THỪA’ TRONG PHẬT GIÁO 
1. Giai Thoại Về ‘Hinayana’ (Tiểu Thừa
2. Không Có ‘Tiểu Thừa’ Trong Phật Giáo 
3. Hai Pháp do Đức Phật giảng dạy để dẫn đến bình-an và hạnhphúc 
4. Dẹp Bỏ Chữ ‘Tiểu Thừa’ Để Tăng Sự Hòa Hợp Trong Phật Giáo 
5. Ai Là Những Trường Phái Phật Giáo 
6. Chủ Thuyết Của Những Trường Phái Bảo Thủ Kinh Bộ Nikaya
Lời người dịch 

Lời người dịch

 

Đây là một quyển sách nhỏ (booklet) được soạn thảo bởi tác giả Chan Khoon San (cũng là tác giả soạn thảo những quyển sách Giáo Trình Phật Học, Hành Hương Về Xứ Phật). Trong đó, có trích đăng một bài nghiên cứu của học giả Kare A. Lie khá ngắn gọn nhưng khá lý thú với những giải thích về mặt từ nguyên và lịch sử xung quanh chữ hay tên gọi ‘Hinayana’ (Tiểu Thừa).

Cùng với sự cho phép, gửi gắm của tác giảTrung Tâm Thiền “MAHASI Meditation Centre” ở Yangon, Miến Điện, tôi đã dịch quyển sách nhỏ này để ấn tống cho những Phật tử gần xa.

Chúng ta cũng từng chứng kiến nhiều Phật tử xuất giaPhật tử tại giaViệt Nam vẫn dùng từ ‘Tiểu Thừa’ để chỉ Phật giáo ở những nước có “nền Phật giáo không theo Đại Thừa”. Trong đó, tóm tắt lại, những sự sai lầm của họ là:

1. ‘Hinayana’ (Tiểu Thừa) là tên của Phật Giáo trước-Đại Thừa ở Ấn Độ. (Điều này là sai).

2. ‘Hinayana’ (Tiểu Thừa) là tên mà những người Đại Thừa đầu tiên dùng để gọi tất cả trường phái bảo thủ Kinh bộ (Nikaya) vì không theo chủ trương và kinh sách trước tác của Đại Thừa. (Điều này chỉ đúng một phần).

3. ‘Hinayana’ (Tiểu Thừa) là tên để gọi Phật Giáo Theravada, tức Trưởng Lão Bộ. (Điều này là sai).

4. ‘Hinayana’ (Tiểu Thừa) là tên để gọi các nền Phật Giáo ở các nước Nam Á như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campodia, một phần phía nam Việt Nam… (Điều này là sai, vì Phật giáo ở những nước này chính là Theravada Trưởng Lão Bộ).

5. ‘Hinayana’ (Tiểu Thừa) chỉ mang nghĩa bình thường là “chiếc xe nhỏ”, không mang tính sỉ nhục. (Điều này là sai, vì “Hina-yana” là có nguồn gốc từ tiếng Pāli và tiếng Phạn, và được những nhà Đại Thừa đầu tiên của Ấn Độ dùng, và chữ “hina” không phải mang nghĩa là “nhỏ”, mà nó mang ý nghĩa xấu, rồi, tiểu nhược).

 6. ‘Hinayana’ (Tiểu Thừa) là tên dùng để chỉ tất cả những người chỉ lo tu một cách ích kỷ để giải thoát cho mình chứ không giúp đỡ người khác cùng giải thoát và chỉ chủ trương quả vị A-la-hán. (Điều này là sai, vì quả vị A-la-hán không phải là “hina” theo nghĩa của từ đó, và không thể có ai còn ‘vết dấu’ của tâm tính ích-kỷ mà có thể trở thành bậc thánh A-la-hán theo định nghĩa của Đức Phật).

Những người ngày xưa đó sau khi tự đặt cho mình cái tên ‘Đại Thừa’ rồi đi gọi những người khác không đồng tình với quan điểm của mình là ‘Tiểu Thừa’, mà chữ “Tiểu” lại mang nghĩa của chữ “hina” (tiểu nhược, tồi, tệ, thấp kém) chứ không phải chữ “cula” (nhỏ).”

chấp nhận rằng Bồ-tát thừa là cao quý nhất, thì cũng nên có Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa dành cho những chúng sinhcăn cơhạnh nguyện khác nhau tùy duyêntu hành.

Thật ra, một người đệ tử Thanh Văn chứng ngộ bậc A-la-hán giải thoát hay bậc giác ngộ thành Phật Duyên Giác cũng đều là những bậc thánh quý hiếm, thanh tịnh, đáng tôn kính vào thời đó và bây giờ, chứ không phải là những người ‘tiểu nhược, thấp hèn’ như cách gọi như vậy. Điều đáng buồn hơn là ngày nay chẳng dễ gì tìm thấy mấy ai là bậc thánh hay A-la-hán trong số hàng trăm triệu Phật tử đang tu hành. Trong Ba Tạng Kinh Điển Đức Phật chưa bao giờ cho rằng những bậc Thanh VănDuyên Giác là ‘tiểu nhược, thấp hèn’ gì cả. Thật ra ‘Hinayana’ (Tiểu Thừa) là không có thực, không tồn tại trong Phật Giáo. Đó chỉ là sáng tác bởi những người Đại Thừa cổ xưa ở Ấn Độ dùng để gọi những trường phái Phật giáo nguyên thuỷ không tán đồng với lý thuyết và kinh sách của Đại Thừa mà thôi. Đáng buồn là cách gọi mang ý nghĩa khinh miệt đó của những người Đại Thừa ngày xưa không may vẫn còn lưu truyền đến bây giờ, cho dù những người hay những trường phái bị gọi tên như vậy đã đâu còn ai... chỉ còn lại những người vẫn đứng gọi họ bằng cái tên như vậy, cứ như gọi chọc những làn gió và mây trời ngàn năm chỉ thờ ơ không một lời đáp trả.

Xin cảm ơn thời giancông đức của thầy Thích Trúc Thông Tịnh (Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt) đã đọc lại bản thảo lần cuối. Cảm ơn Phật tử Thu Nga đã góp phần đánh máy bản thảo. (Cảm ơn anh Huỳnh Văn Thịnh đã làm bản in và vi tính cho trang web 2020.)
Nhà Bè, tháng Giêng 2012
Lê Kim Kha




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/02/2023(Xem: 4660)
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.