Kìa Trúc Biếc Hoa Vàng (Tập Thơ)

10/04/20233:30 SA(Xem: 422)
Kìa Trúc Biếc Hoa Vàng (Tập Thơ)

KÌA TRÚC BIẾC HOA VÀNG
Tiểu Lục Thần Phong
Nhân Ảnh 2023
Screenshot (352)PDF icon (4)Kìa Trúc Biếc Hoa Vàng

 

LỜI TỰA

 Phật giáo hình thành và phát triển ở thế gian này cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, suốt quá trình đó thẩm thấu và hòa nhập vào nhiều nền văn minh ở các nước Á châu. Ta có thể dễ dàng nhận thấy dấu ấn Phật giáo trong văn học, điêu khắc, mỹ thuật, triết lý, tư tưởng… ở nhiều nước châu Á, cụ thể như tinh thần thiền trong thơ Haiku và văn học cổ điển Nhật Bản; trong thơ Đường và văn học Trung Hoa; nghệ thuật tạo hình càng đặc sắc và đa dạng hơn: Hang Đôn Hoàng, Long Môn, Ajanta, Borobudur, Angkor Wat, Angkor Thom, Potala…

Phật giáo đồng hành cùng lịch sử người Việt cũng đã hai ngàn năm. Phật giáovăn hóa truyền thống dân tộc tác động qua lại lẫn nhau, những tư tưởng:” ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, “gieo gió gặt bão”… vừa thể hiện quan niệm dân gian vừa có tính triết lý của Phật giáo. Dấu ấn Phật giáo trong văn học có lẽ đặc sắc nhất, cao độ nhất và tiêu biểu nhất như văn thơ Lý – Trần. Triết học, giáo lý, nhân sinh quan, thế giới quan của Phật giáo giao thoa với tư tưởng văn hóa Việt. Khi nhắc đến văn hóa Việt, đặc tính Việt thì không thể tách rời yếu tố Phật giáo. Hình ảnh mái chùa, tháp, cổng chùa, vườn thiền, ông Bụt, chúng sanh… in sâu vào tạng thức người Việt ta.

Nền văn hóa và nghệ thuật Việt có vô số những tác phẩm lấy cảm hứng từ đề tài Phật giáo, ở phương diện khác cũng có thể nói văn học nghệ thuật thể hiện tư tưởng, triết học, nhân sinh quan, giáo lý Phật giáoPhật giáo đã dùng văn học nghệ thuật như là phương tiện để hoằng pháp lợi sanh.

 Nối tiếp truyền thống đó, ngày nay văn học nghệ thuật Việt văn cũng có một mảng không nhỏ liên quan đến Phật giáo, chuyển tải hoặc gián tiếp trình bày một ít giáo lý nhà Phật. Nhà Phật thường nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, phương tiện mở cửa và văn chương nghệ thuật có thể cũng là một cửa trong vô số cửa. Văn và thơ hay những bộ môn nghệ thuật khác không hề phù phiếm hay vu vơ. Văn và thơ đã tích cực truyền tải cái đẹp, cái nhân văn và cả đạo lý đến với mọi người. Quá khứ đã thế, hiện tại tiếp nối và tương lai ắt tiếp diễn.

Đời và đạo vốn gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau. Con người không thể khôngđức tin, nếu chỉ thuần vật chất thì có khác chi loài vật. Còn nếu như chỉ thuần tinh thần thì lại là không tưởng. Đời và đạo không thể tách rời, đời làm nền tảng cơ sở cho đạo phát triển, đạo lại giúp đời hoàn mỹ, hướng thiện. Nhà nho có câu: “thanh xuất ư lam nhi thắng ư lam” là vậy! Đạo từ đời mà ra, đời nhờ đạo thăng hoa. Đời có không ít những gã du tử dở dang đường đời, không nhập đường đạo, sống ở đời mà mơ về đạo. Ngày tháng mưu sinh mà cũng là rong ruổi theo cuộc chơi trăm năm. Dòng thời gian của đời người tưởng dài lắm nhưng nào ngờ chỉ là giữa hai làn hơi thở vào ra. Những gã du tử như sậy lau nhưng mà là sậy lau biết tư duy, biết mơ về con đường đạo giải thoát dù rằng thân còn bị trói buộc trong sắc dục và bao nhiêu thứ khác của đời. Trong những lúc ấy gã du tử ngâm nga câu: “hoàng hoa thúy trúc” của bậc trưởng thượngnhân lúc cao hứng mượn ý đó làm tựa cho tập thơ. Bảo rằng thơ đạo cũng không hẳn, đạo ca càng không phải bởi vì trong ấy đâu chỉ có “trúc biếc hoa vàng”đâu chỉ có bóng tùng, thiền môn, áo lam… mà đâu đó vẫn thấp thoáng mắt biếc má đào, có hình hài vóc hạc xương mai, có bóng dáng tay du tử ngơ ngác trên đường đời, mộng mơ trên đường tình, lạc loài trên đường nhân gian, vụng về đường văn chương, lận đận đường tiến lui, vô thường đường sanh[1]tử và trên hết cả là ngấp nghé trên đường đạo…

Gã du tử sống giữa nhân giantâm hồn dường như say đắm trong cõi “hoàng hoa thúy trúc”. Tháng ngày vất vả mưu sinh, trói buộc giữa những mối quan hệ với đời, kẹt trong bao nhiêu ngũ dục lục trần nhưng tâm hồn vượt thoát để hướng về trúc biếc hoa vàng, thậm chí có đôi khi toàn tâm chỉ tràn ngập trúc biếc hoa vàng.

Tiểu Lục Thần Phong

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/02/2023(Xem: 4817)
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).