Giác NgộGiải Thoát Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

20/07/20234:18 SA(Xem: 4946)
Giác Ngộ Và Giải Thoát Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

GIÁC NGỘGIẢI THOÁT
THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
ENLIGHTENMENT & EMANCIPATION IN BUDDHIST POINT OF VIEW
Thiện Phúc
PDF icon (4)GIÁC NGỘ & GIẢI THOÁT THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

 
Echo-Park-Lake-lotus-flowersGiác ngộ, tiếng Phạn là Bồ Đề có nghĩa là giác sát hay giác ngộ. Giác có nghĩa là sự biết và cái có thể biết được. Giác ngộnhận biết các chướng ngại che lấp trí tuệ hay các hôn ám của vô minh như giấc ngủ (như đang ngủ say chợt tỉnh). Giác ngộ cũng là nhận ra các chướng ngại phiền não gây hại cho thiện nghiệp, hay trực ngộ về bản tánh thật của vạn pháp.

Theo Phật giáo, giác ngộ chính là đại lộ đưa hành giả đi đến Niết Bàn. Khái niệm về từ Bodhi trong Phạn ngữ không có tương đương trong Việt và Anh ngữ, chỉ có danh từ “Lóe sáng,” “Bừng sáng,” hay “Enlightenment” là thích hợp. Một người thấy được bản tánh thật sự của vạn hữugiác ngộ cái hư không hiện tại. Cái hư không mà người ta thấy được trong khoảnh khắc ấy không phải là hư vô, mà là cái không thể nắm bắt được, không thể hiểu được bằng cảm giác hay tư duy vì nó vô hạn và vượt ra ngoài sự tồn tạikhông tồn tại. Cái hư không được giác ngộ không phải là một đối tượng cho chủ thể suy gẫm, mà chủ thể phải hòa tan trong đó mới hiểu được nó. Trong Phật giáo thật, ngoài thể nghiệm đại giác ra, không có Phật giáo.

Giác Ngộkinh nghiệm riêng tư thân thiết nhất của cá nhân, nên không thể nói bằng lời hay tả bằng bút được. Theo Kinh Sa Môn Quả, Đức Phật dạy về kinh nghiệm giác ngộ như sau: “Với cái tâm an định, trong sạch, linh mẫn, điều chế, xả hết ác nghiệp, nhu thuận, tùy ứng, kiên cố, không nao núng, thầy Tỳ Kheo phát tâm diệt trừ phiền não. Thấy biết đúng như thực: ‘đây là khổ’, ‘đây là nguyên nhân của khổ’, ‘đây là sự diệt khổ’, và ‘đây là con đường diệt khổ.’ Thấy biết đúng như thực: ‘đây là phiền não’, ‘đây là nguyên nhân của phiền não’, ‘đây là sự diệt trừ phiền não’, và ‘đây là con đường đưa tới sự diệt trừ phiền não’. Biết như vậy, thấy như vậy, tâm thấy được giải thoát các phiền não lậu hoặc của dục ái, hữu ái, vô minh, và được trí tuệ giải thoát. Thầy Tỳ Kheo biết: ‘nghiệp tái sanh đã xả trừ, phạm hạnh đã tròn, việc gì phải làm nay đã làm xong, sau kiếp này không còn thọ thân nào khác.’ Tuy nhiên, giáo phápNhư Lai chứng ngộ, quả thực thâm diệu, khó hiểu, khó nhận, vắng lặng tuyệt đối, không nằm trong phạm vi lý luận, tế nhị, chỉ có bậc Thánh nhân mới hiểu nổi. Chúng sanh còn luyến ái trong nhục dục ngũ trần.

Giáo lý tương quan Duyên Khởi là một đề mục rất khó lãnh hội, và Niết Bàn, là sự chấm dứt mọi hiện tượng phát sinh có điều kiện, sự từ bỏ khát vọng, sự đoạn trừ tham ái, sự không tham ái và sự chấm dứt cũng là một vấn đề không dễ lãnh hội.” Thật rõ rệt rằng ngộ là sự thành tựu chân thực, trạng thái viên mãn của cái tâm bình thường trong đó mình sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn, bình thản hơn, đầy niềm vui hơn bất cứ thứ gì mình từng thể nghiệm trước đây.  Vì vậy ngộ là một trạng thái trong ấy con người hoàn toàn hòa hợp với thực tại bên ngoài và bên trong, một trạng thái trong ấy hành giả hoàn toàn ý thức được nó và nắm được nó một cách trọn vẹn. Hành giả nhận thức được nó, nghĩa là không phải bằng óc não hay bất cứ thành phần nào của cơ thể của hành giả, mà là con người toàn diện. Hành giả nhận thức được nó; không như một đối tượng  đằng kia mà hành giả nắm giữ nó bằng tư tưởng, mà nó, bông hoa, con chó, hay con người trong thực tại trọn vẹn của nó hay của hành giả. Kẻ thức tỉnh thì cởi mở và mẫn cảm đối với thế giới, và hành giả có thể cởi mở và mẫn cảm vì anh ta không còn chấp trước vào mình như một vật, do đó đã trở thành trống không và sẵn sàng tiếp nhậnNgộ có nghĩa là “sự thức tỉnh trọn vẹn của toàn thể cá tính đối với thực tại.” Nói chung, giáo pháp nhà Phật đều nhắm vào việc giải thoát con người khỏi những khổ đau phiền não ngay trong kiếp này. Các lời dạy này đều có cùng một chức năng giúp đỡ cá nhân hiểu rõ phương cách khơi dậy thiện tâmtừ bỏ ác tâm. Nói về giác ngộgiải thoát, đức Phật đã từng khẳng định với chúng đệ tử: “Tất cả những gì Ta làm, các ngươi đều có thể làm được; các ngươi có thể chứng đắc Niết Bàn, đi vào cảnh an vui hạnh phúc khi nào các ngươi bỏ được cái ‘ngã’ sai lầm và diệt hết vô minh trong tâm mình.” 
Mục Lục
(A) Giác Ngộ Theo Quan Điểm Phật Giáo
I. Tổng Quan & Ý Nghĩa Của Giác Ngộ
II. Yếu TốĐộng Lực Cần Thiết Cho Sự Giác Ngộ
III. Tám Đặc Điểm Chính Của Giác Ngộ Theo Quan Điểm Thiền Tông
IV. Nhất Túc Giác
V. Tám Điều Giác Ngộ Của Các Bậc Vĩ Nhân
VI. Sự Giác Ngộ Của Đức Phật
VII.Đức Phật Là Một Bậc Toàn Giác
VIII.Đạo Phật: Dòng Suối Dẫn Đến Giác Ngộ
(B) Giải Thoát Theo Quan Điểm Phật Giáo
I. Tổng Quan & Ý Nghĩa Của Giải Thoát
II. Những Loại Giải Thoát Theo Quan Điểm Phật Giáo
III. Giải Thoát Bất Khả Tư Nghì
IV. Đạo Phật: Nguyên Lý Giải Thoát Hoàn Hảo
V. Đạo Phật: Dòng Suối Giải Thoát
VI. Thực Tu Theo Giáo Pháp Nhà Phật Sẽ Giúp Hành Giả Đạt Được Giải Thoát Ngay Trong Kiếp Nầy
(C) Mục Đích Tu Tập Trong Phật Giáo: Đạt Đến Bến Bờ Giác Ngộ &Giải Thoát 
I. Tu Tập Để Đạt Đến Giác NgộGiải Thoát
II. Theo Quan Điểm Phật Giáo Buông Bỏ & Không Chấp Trước Là Giải Thoát
III. Theo Quan Điểm Phật Giáo, Hành Giả Sẽ Được Đến Bến Bờ Của Giác NgộGiải Thoát Nếu Họ Cố Gắng Tu Tập Theo Giáo Thuyết Nhà Phật
IV. Trí Tuệ Giải Thoát Qua Bờ Của Giác Ngộ & Giải Thoát
Tài Liệu Tham Khảo
Table of Content
(A) Enlightenment In Buddhist Point of View
(Vietnamese page 2/English page 54)
I. An Overview & Meanings of Enlightenment
II. Necessary Elements and Powers for Attaining Enlightenment
III. Eight Chief Characteristics of Enlightenment in Zen Point of View
IV. Overnight Guest
V. Eight Awakenings of Great People
VI. Buddha's Enlightenment
VII.The Buddha Is a Complete Enlightened One
VIII.Buddhism: A Stream of Enlightenment
(B) Emancipation In Buddhist Point of View
(Vietnamese page 24/English page 79)
I. An Overview & Meanings of Emancipation
II. Different Kinds of Deliverance In Buddhist Point of View
III. Inconceivable Liberation
IV. Buddhism: The Principle of Perfect Freedom
V. Buddhism: The Stream of Liberation
VI. A Real Cultivation of Buddhist Teachings Will Help Practitioners Reach Emancipation In This Very Life
(C) The Goal of Buddhist Cultivation: To Reach the Shore of Enlightenment & Emancipation 
(Vietnamese page 35/English page 90)
I. To Reach Enlightenment and Emancipation
II. In Buddhist Point of View Non-Attachment & Letting Go Means Emancipation
III. In Buddhist Point of View, Practitioners Will Surely Reach the Shore of Enlightenment & Emancipation If They Try to Practice Buddhist Teachings
IV. Wisdom of Emancipation of Reaching the Shore of Enlightenment & Emancipation
References








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190992)
01/04/2012(Xem: 36587)
08/11/2018(Xem: 15250)
08/02/2015(Xem: 54463)
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.