Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Giảng Giải

21/01/20244:05 SA(Xem: 5922)
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Giảng Giải

THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN
GIẢNG GIẢI (Trọn bộ 2 Quyển)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư SĩViên Đạt Cư Sĩ
Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức

CẢM ỨNG THIÊN GIẢNG GIẢI -BÌA SÁCHPDF icon (4)CẢM ỨNG THIÊN GIẢNG GIẢI QUYỂN 1
CẢM ỨNG THIÊN GIẢNG GIẢI QUYỂN 2


LỜI GIỚI THIỆU

Trong quyển “Liễu Phàm Tứ Huấn” đã khẳng định: Vận mạng con người là có thật - “Một hạt cơm, một giọt nước đều do tiền định”, nhưng cũng nói rõ vận mạng của chúng ta là do chúng ta tự định đoạt, chứ chẳng phải do ai sắp xếp cả. Hành thiện sẽ được quả báo thiện và làm ác sẽ gặp ác báo, đó là đạo lý nhân quả muôn đời.

Tất cả chúng ta chắc không ai muốn mình phải bị đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), con đường trời, người chắc rất nhiều người muốn đi. Người học Phật thì mục đíchthoát khỏi sáu cõi luân hồi, để đi con đường Bồ Tát đạoPhật đạo. Tuy nhiên, muốn làm Phật hay Bồ Tát thì trước tiên phải làm người cho tốt, Phật pháp ba thừa đều là xây dựng trên nền tảng của nhân thừa. Làm người cũng làm không tốt thì còn nói đến làm việc gì?

Vậy, tiêu chuẩn để làm người là gì? “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” dạy cho chúng ta biết tin sâu nhân quả, dạy cho chúng ta trở thành một người tốt, dạy chúng ta làm thế nào để đời sau có lại được thân người. Ở giai đoạn cận đại, Đại Sư Ấn Quang đặc biệtchúng ta đề xướng 3 bộ sách: “Liễu Phàm Tứ Huấn”, “Cảm Ứng Thiên”, “An Sĩ Toàn Thư”, chân thậtđại từ đại bi. Ngài là Tổ sư Đại đức của nhà Phật, tại vì sao không đề xướng Phật pháp (ba quyển này đều không phải của nhà Phật)?. Phật pháp quá sâu, quá rộng, thời gian ngắn không dễ gì lý giải, không dễ gì khế nhập, cho nên dùng ba loại này. Ba loại sách này tương đối dễ hiểu, có thể cứu vãn được thế đạo nhân tâm vốn dĩ đã suy vi đến chỗ cùng cực. Lại từ ba giáo trình này mà cắm được cái gốc vững chắc để học Phật, vậy thì đời này phàm phu chúng ta mới có thể thành tựu. Nếu không có nền tảng này, bạn ở nơi Phật pháp không luận dụng công nỗ lực thế nào, sau cùng đều không thể thành tựu.

Pháp môn niệm Phật, Tổ sư Đại đức thường dạy bảo chúng tatrì giới niệm Phật. Niệm Phật mà không trì giới, không hành thiện thì không thể vãng sanh. Cổ nhân đã nói: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng chỉ uổng công!”. Cho nên, tối trọng yếu là giữ tâm thiện, nói lời thiện, làm việc thiện. Đây cũng là kết luận cuối cùng của “Cảm Ứng Thiên”. Giữ tâm thiện, lời nói thiện, việc làm thiện, trong “Cảm Ứng Thiên” nói là bạn sẽ được thiện thần bảo hộ, trong Tịnh Độ nói là bạn niệm Phật mới được vãng sanh.

Thiết nghĩ, vì sự quan trọng của quyển sách này mà Lão Pháp Sư Tịnh Không không ngại tuổi tác đã cao, việc Phật sự nhiều, đã dành thời gian công sức ra giảng giải thật chi tiết trong 60 đĩa, giúp cho chúng ta có thể hiểu và tin sâu nhân quả hơn, cắm cái gốc thật vững chắc trên bước đường tu tập, làm thế nào có được một đời sống thật sự hạnh phúcbình an, đúng như lời chúc tết ân cần thiết tha của Ân Sư Thượng Tịnh Hạ Không nhân dịp đầu năm mới 2015: “Đừng làm các việc ác mỗi năm được bình an, vâng làm các việc thiện mỗi năm được như ý”.

Chúng con là phàm phu, cho nên trong quá trình biên dịch chắc chắn có nhiều thiếu sót, chúng con xin thành tâm sám hối và kính ngưỡng mong chư tôn đức và quý bằng hữu niệm tình tha thứ và chỉ dạy thêm cho chúng con, để lần xuất bản sau được hoàn thiệnviên mãn hơn nữa. Chúng con xin chân thành tri ân chư tôn đức và tất cả quý vị!

Kính bút! Vọng Tây Cư Sĩ


MỤC LỤC

KỆ KHAI KINH 
I. DUYÊN KHỞI
II. ĐỀ BÀI
III.PHẦN CHÁNH VĂN.

Chánh văn: “Họa phước vô môn, duy nhân tự chiêu; thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình”
Chánh văn: “Thị dĩ thiên địa hữu tư quá chi thần, y nhân sở phạm khinh trọng, dĩ đoạt nhân toán”.
Chánh văn: “Toán giảm tắc bần, hào đa phùng ưu hoạn”.
Chánh văn: “Nhân giai ác chi”.
Chánh văn: “Hình họa tùy chi”..
Chánh văn: “Hựu hữu tam đài, bắc đẩu thần quân,tại nhân đầu thượng, lục nhân tội ác, đoạt k kỉ toán”.
Chánh văn: “Hựu hữu Tam Thi Thần tại nhân thân trung, mỗi đáo canh thân nhực, triếp thượng nghệ thiên tào, ngôn nhân tội quá”.
Chánh văn: “Phàm nhân hữu quá, đại tất đoạt kỷ, tiểu tất đoạt toán. quá đại tiểu, hữu số bách sự, dục cầu trường sanh giả, tiên tu tị chi”.
Chánh văn: “Thị đạo tất tiến, phi đạo tất thoái”.
Chánh văn: “Tích lũy công đức”

THẾ NÀO LÀ THIỆN? THẾ NÀO LÀ ÁC?.

 Thứ nhất là “Thiện có thật, có giả”.
 Thứ hai là “Thiện có đoan, có khúc”
 Thứ ba là “Thiện có âm, có dương”.
 Thứ tư là “Thiện có đúng, có sai”.
 Thứ năm là “Thiện có ngay, có lệch”
 Thứ sáu là “Thiện có bán, có mãn”.
 Thứ bảy là “Thiện có lớn, có nhỏ”
 Thứ tám là “hành thiện, tích đức có khó, có dễ” .

MƯỜI HẠNG MỤC VÌ CHÚNG SANH PHỤC VỤ .

 Thứ nhất là “Làm thiện với người”. Thứ hai là “ Ái kính tồn tâm”. .

 Thứ ba là “Thành nhân chi mỹ ”...
 Thứ tư là “ Khuyên người làm thiện”.
 Thứ năm là “Cứu người nguy cấp”
 Thứ sáu là “Hưng kiến đại lợi”.
 Thứ bảy là “ Xả tài làm phước”.
 Thứ tám là “Hộ trì chánh pháp”.
 Thứ chín là “Kính trọng tôn trưởng”.
 Thứ mười là “ Yêu quí vật mạng”.
Chánh văn: “Từ tâm với vật”.
Chánh văn: “Trung Hiếu Hữu Đễ”. 
Chánh văn: “Chánh kỷ hóa nhân”..





 

Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 7207)
04/05/2015(Xem: 11494)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…