ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH
Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ
Hôm nay kỷ niệm Khánh đản của Ngài. Chúng ta thành kính chuẩn bị đón mừng giờ phút thiêng liêng nhất là Đức Bổn Sư của chúng ta ra đời.
Trong lịch sử của Đức Phật có 4 ngày trọng đại đáng ghi nhớ, đó là ngày Đức Phật giáng sinh, Đức Phật xuất gia, Đức Phật thành đạo và Đức Phật nhập Niết bàn. Và có 4 chỗ quan trọng nhất mà Đức Phật đã dặn: "Này Ananda, có 4 thánh tích mà kẻ thiện nam tín nữ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính đó là: 1/ Chỗ Như Lai đản sanh; 2/ Chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; 3/ Chỗ Như Lai chuyển Pháp Luân Vô thương; 4/ Chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn. Này Ananda, những ai trong khi đi chiêm bái những thánh tích mà từ trần với tâm thần hoan hỉ thời những vị ấy sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh ở cõi thiện thú cảnh giới chư Thiên.”
Như vậy là Ngài dạy, sau khi Ngài nhập Niết bàn nếu các đệ tử của Ngài, người nào muốn tưởng nhớ Ngài, niệm ân Ngài thì hãy đi đến, nhớ đến bốn chỗ động tâm này: Đó là nơi Đức Phật Giáng sinh dưới gốc cây Vô ưu ở tại vườn Lâm-tỳ-ni, nơi Đức Phật Thành đạo dưới cội Bồ Đề tại núi Tượng Đầu, nơi Đức Phật Thuyết pháp tại vườn Lộc Uyển ở thành Ba-la-nại và nơi Đức Phật nhập Niết bàn dưới gốc cây Ta-la song thọ ở thành Câu-thi-na. Đức Phật gọi chỗ đó là 4 chỗ động tâm là vì sao? Là bởi khi Đức Phật đã nhập Niết bàn, chúng ta không còn thấy hình dung, ngôn ngữ của Ngài ở trước mặt, ở trong tâm của chúng ta nữa, do vậy chúng ta chỉ còn đem tâm tưởng nhớ tới những nơi Đức Phật đã sinh ra, đã chứng quả, đã thuyết pháp và đã nhập Niết bàn. Cho nên ở giữa thế gian này gọi Ngài là Vua pháp.
Tại sao gọi Ngài là Vua Pháp? Vua pháp có nghĩa là Ngài tự tại đối với muôn pháp. Điểm đặc biệt của Ngài là từ khi sanh cho đến khi nhập diệt đều ở dưới gốc cây: Khi Ngài giáng sinh cũng ở dưới gốc cây, khi thành đạo cũng ở dưới gốc cây, khi thuyết pháp cũng ở trong vườn cây và khi nhập Niết-bàn cũng ở dưới gốc cây. Tuy ở dưới gốc cây nhưng Ngài hơn tất cả chúng ta, hơn tất cả mọi người ở trên ngai vàng nệm gấm, trên nhà cao cửa rộng mà không được giải thoát, không chứng nhập Niết -bàn và không cứu độ được ai. Ngược lại, Đức Phật sanh ra, thành đạo, thuyết pháp và nhập Niết-bàn đều ở dưới gốc cây nhưng Ngài đã trở thành một bậc vĩ nhân, một bậc giải thoát, một đấng Vô thượng, Ngài là Đạo Sư của tất cả chúng sanh, của trời và người, Ngài đã dìu dắt chúng sanh trong tam giới vượt qua con đường sanh tử luân hồi, đưa người đến bờ giác ngộ.
Trong giờ phút trọng đại này, chúng ta hãy lắng lòng để tưởng nhớ tới ngày Đản sanh của Ngài. Trước mắt chúng ta là những hình ảnh hiện ra khi Ngài xuất gia, ấy là khi Bồ-tát vừa ra khỏi thân mẹ là Hoàng hậu Ma Da. Ra khỏi thân mẹ, Ngài đã bước đi bảy bước trên hoa sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất và nói: "Trên trời dưới trời duy Ta là độc tôn”. Để trở thành một Hoàng tử ở trong cung thì trước đó Ngài vốn là một vị Bồ-tát đã trải qua nhiều đời, nhiều kiếp hành Bồ tát đạo mà trong Kinh Bổn sanh có ghi hơn 542 lần ghi đậm dấu ấn độ sanh của Ngài.
Chuyện kể rằng khi còn là vị Bồ tát, có lúc Ngài khi thì làm loài này, khi thì đầu thai làm loài khác. Có lúc làm vua hiền, có khi làm con thảo, có lúc làm thầy hay, có khi làm bạn tốt, dù ở bất cứ loài nào, Ngài cũng đem lại lợi ích cho họ. Trải qua bao nhiêu kiếp hành Bồ tát đạo, hành hạnh tự lợi lợi tha, công việc quả mãn, tu hành nhiều pháp môn, tự giác giác tha đến khi duyên đã đủ phước đã dày, trí toàn vẹn và kiếp cuối cùng làm một vị Bồ tát tên Hộ Minh ở trên cung trời Đâu Suất. Bồ tát chánh niệm chờ cho cơ duyên thuần thục thị hiện cõi Ta bà mà giáo hóa cứu độ chúng sanh.
Từ cung trời Đâu Suất, Ngài nhìn thấy tại Ấn Độ, nơi hoàng cung của vua Tịnh Phạn là chỗ đáng để Ngài thác sinh, thị hiện làm thân người như bao người khác, nương vào đó mà giáo hóa độ thoát mọi loài. Khi thác sanh Ngài cỡi con voi trắng sáu ngà hiện xuống ứng mộng nơi Hoàng Hậu Ma Da phu nhân và từ đó Ma Da phu nhân mới mang thai Bồ tát cho đến ngày hạ sinh Ngài. Voi trắng sáu ngà là biểu tượng của Bồ tát. Voi tượng trưng cho sức mạnh. Sáu ngà của voi cũng là điểm đặc biệt, vì trên thực tế không có con voi nào có 6 ngà hết, nhưng đây là hình ảnh tượng trưng cho vị Bồ tát đã tu hành thành tựu được sáu độ là: 1/ Bố thí độ xan tham; 2/ Trì giới độ phá giới; 3/ Nhẫn nhục độ sân hận; 4/ Tinh tấn độ giải đãi, phóng túng; 5/Thiền định độ tán loạn; 6/ Trí tuệ độ ngu si. Với sức mạnh của bố thí, Ngài đã bao kiếp thực hành hạnh bố thí. Ngài bố thí từ vật chất đến tinh thần. Về vật chất ai thiếu gì mà xin Ngài, Ngài đều bố thí cả. Ai xin mắt thì Ngài cho mắt, cho đến xin các bộ phận khác trong cơ thể Ngài đều cho hết, thậm chí đến cả vợ con nếu ai đến cầu xin Ngài cũng cho. Về tinh thần, thì Ngài đã nhiều lần hy sinh thân mạng để cứu vớt cho họ.
Ngài làm được việc khó làm đó là do Ngài ở trên lý vô ngã để hành Bồ tát đạo. Với hạnh bố thí, với sức mạnh nhẫn nhục, với sức mạnh trì giới, với sức mạnh tinh thần, với sức mạnh thiền định và với sức mạnh trí tuệ mà Ngài đã thực hành, trải qua bao đời kiếp kết hợp lại nên Ngài đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên con voi trắng đó cũng là biểu tượng cho Đức Phật. Ngài từ cung trời Đâu Suất là vị Bồ tát Hộ Minh cỡi voi trắng 6 ngà ứng mộng nơi bà Hoàng hậu Ma Da phu nhân, từ đó Bà mang thai và sau đó Đản sanh Ngài. Trong khi Đản sanh Ngài không phải như những người thường khác. Khi vừa hạ sanh Ngài đã đứng thẳng đi bảy bước có bảy hoa sen đỡ chân, nhìn bốn phương tám hướng mà xướng lên rằng: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”! nghĩa là: Trên trời dưới trời duy ta là độc tôn. Với một hiện tượng lạ lùng như thế, nó bao gồm nhiều ý nghĩa sâu xa mà hôm nay chúng ta cần tìm hiểu cho rõ.
Vào trong các ngôi chùa Việt Nam hiện nay thuộc Bắc tông, thấy hình tượng của Ngài bao giờ cũng ngồi trên hoa sen, Đức Phật khi sanh đi trên hoa sen, bởi chính Đức Phật là bông sen. Hoa sen là tượng trưng cho đức hạnh và trí tuệ của Ngài.
Có một lần Ngài đi trên đường, sau Ngài có một du sĩ ngoại đạo tên là Dona, nhìn thấy dấu chân in trên đất trên con đường mà Ngài đã đi qua, ông ta thốt lên: Ôi! Dấu chân này sao mà đẹp quá, từ xưa đến nay ta chưa thấy ai có dấu chân như thế này cả, ông thầm thán phục và đoán chắc đây là của một bậc vĩ nhân nào mới xuất hiện, nghĩ thế nên ông liền đến hỏi thăm. Người ông đến hỏi thăm chính là Đức Phật, ông nói: Thưa hiền giả, tôi vừa nhìn thấy một dấu chân in trên đường rất đẹp, tôi đoán chắc đây là dấu chân của hiền giả chứ không ai khác, vì hiền giả vừa đi qua đây. Vậy xin hỏi hiền giả Ngài có phải là Thiên thần không? Đức Phật trả lời: Không! Ta không phải là Thiên thần. Vậy Ngài có phải là Dạ xoa không? Không, ta không phải Dạ xoa. Vậy Ngài có phải là Càn-thát-bà không? Không, ta không phải là Càn-thát-bà. Vậy, Ngài là người chăng? Không, ta không phải là loài người. Ngoại đạo Dona lấy làm ngạc nhiên, ông ta lẩm bẩm: Không phải thần thì là người, không phải người thì Dạ xoa, không phải Dạ xoa thì Càn thát bà, không phải Càn thát bà thì là ai? Ngài không phải là những hạng vừa nêu trên vậy Ngài là ai? Ông ta không hiểu nổi, hỏi lại thì Đức Phật trả lời rằng: Ta là Dạ-xoa nhưng Dạ-xoa đã giác ngộ hơn tất cả các loài Dạ-xoa. Trước đây Ta là Càn-thát- bà nhưng là Càn-thát-bà đã giác ngộ và hiện không còn là Càn-thát- bà nữa. Ta là loài người nhưng Ta đã giác ngộ không còn sanh tử luân hồi nữa. Ta là trời nhưng Ta đã giác ngộ không còn là trời nữa. Vậy Ngài là ai? Ta là Phật. Ta ví như hoa sen sinh ra từ bùn, mọc lên từ bùn mà không nhiễm mùi bùn. Ta sanh ra trong đời, lớn lên trong đời nhưng không nhiễm mùi đời. Ta là hoa sen, như vậy ta là Phật. Chính ngay Đức Phật Ngài cũng tự ví Ngài là hoa sen. Cho nên hoa sen tượng trưng cho Đức Phật, bởi vì hoa sen có một tính cách sinh ra từ bùn, lớn lên từ bùn mà không nhiễm mùi bùn, Đức Phật cũng thế, sanh ra trong đời, lớn lên trong đời mà không nhiễm mùi đời. Như vậy hoa sen là Phật và Phật cũng là hoa sen.
Khi Ngài sinh ra và bước trên bảy hoa sen có ý nghĩa như thế nào? Có người thắc mắc hỏi tại sao không bước 8 bước, 9 bước, 10 bước…mà lại chỉ bước có 7 bước thôi? Ở đây, theo thiển ý của tôi, nó có những ý nghĩa sâu xa và con số bảy chỉ là con số biểu trưng. Đức Phật sở dĩ thành Phật được là nhờ tu hành những pháp môn giải thoát mới thành Phật được. Phật tu hành gồm bảy pháp môn. Chính bảy pháp môn này đã đưa Ngài đến giác ngộ, giải thoát ra khỏi luân hồi sanh tử, đưa Ngài đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bảy pháp môn đó là gì? 1/ Pháp môn Tứ Niệm xứ; 2/ Pháp môn Tứ Chánh Cần; 3/ Pháp môn Tứ Như ý túc; 4/ Pháp môn Ngũ căn; 5/ Pháp môn Ngũ lực; 6/ Pháp môn Thất Giác chi; 7/ Pháp môn Bát Thánh đạo. Nói chung là 37 phẩm trợ đạo. Nhờ tu 37 phẩm trợ đạo mà Ngài thành tựu đạo giác ngộ Vô thượng Bồ đề. Trong luận Đại Trí Độ tập I có nói: 37 phẩm trợ đạo là con đường đi đến Niết bàn, đi trọn con đường ấy là đến được Niết bàn. Thành Niết bàn có ba cửa là Không, Vô tướng, Vô tác. Lại nữa, 37 đạo phẩm là pháp thượng diệu nên chúng ta phải tìm hiểu.
Khi giáng sinh Đức Phật bước trên mỗi bước đều có hoa sen, thành thử mỗi pháp môn là mỗi hoa sen. Bước chân trên mỗi pháp môn, thực hành tất cả các pháp môn để thành Phật, đứng trên bảy hoa sen để đi tới thành một bậc đại giác. Bảy hoa sen có ý nghĩa tu hành là như vậy. Ngoài ra nó còn có một ý nghĩa nữa là bảy hoa sen ở cõi Ta bà có thể ví cho 7 vị Phật Quá khứ; hiện tại đã có 7 Đức Phật ra đời, đó là Đức Phật Tỳ-bà-thi, Đức Phật Thi-khí, Đức Phật Tỳ-xá, Đức Phật Câu-lưu-tôn, Đức Phật Câu-na-hàm-mâu-ni, Đức Phật Ca-Diếp và Đức Phật Thích-ca- mâu-ni. Sáu hoa sen trước là tượng trưng cho sáu vị Phật đã sinh ra trước Ngài, và hoa sen thứ 7 là chính Ngài đứng trên đó. Ngài bước đi trên bảy hoa sen là để ví dụ cho 7 Đức Phật đã hiện sinh trên cõi Ta-bà thế giới này để hóa độ chúng sanh trong đó có Ngài.
Đức Phật đi bốn bước nhìn bốn phương tám hướng và xướng lên câu: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (Trên trời dưới đất duy Ta là độc tôn) là nghĩa thế nào?
Trong con người của chúng ta cái gì là cao quý nhất? Con mắt, lỗ mũi, cái đầu, cái thân hay cái gì là cao quý nhất? Chẳng có cái gì cao quý hết. Nếu nói thân ta là cao quý thì thân ta do tứ đại cấu thành, bản chất nó cũng vô thường, là như huyễn. Còn nói cái tâm là cao quý chăng? Chính cái tâm chúng ta cũng không phải là cao quý. Nhưng cái thân cái tâm đó nếu không có nó không thành tựu được trí tuệ và từ bi, thành tựu được đạo đức và giác ngộ. Nhờ nhân duyên hòa hợp tạo thành cái đạo đức, cái trí tuệ, giác ngộ và chính đó mới là cái cao quý hơn cả. Cho nên một người dầu ăn mặc đẹp và sang trọng đến đâu, nếu không có tâm từ bi cũng không gọi là cao quý. Nói một cách chân thật đúng như pháp thì ai thành tựu được từ bi vô thượng cứu cánh tột đỉnh của đức từ bi thì người đó là người cao thượng độc tôn hơn hết. Ai thành tựu được trí tuệ, giác ngộ tới tột đỉnh thì người đó là độc tôn.
Đức Phật đã thành tựu được từ bi và trí tuệ tột đỉnh như vậy cho nên Ngài xưng là "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Nói đến cái Ta thì ai cũng có, trong quý vị, trong tôi ai cũng có cái ta hết. Giả sử có người xưng "Ta là độc tôn” thì chỉ là độc tôn trong một nhóm người, trong một đoàn thể đôi ba chục, thậm chí vài trăm cho đến vài chục triệu hay hơn nữa, nhưng chỉ độc tôn trong một thời gian nào đó, chứ không thể độc tôn mãi mãi, và cũng không thể độc tôn cả chư Thiên và loài người được. Độc tôn làm sao được khi chúng ta còn mang nặng tham sân si và nghiệp chướng nặng nề. Dù có ai đó điên điên khùng khùng mà xưng là độc tôn, thì độc tôn đó là độc tôn điên, độc tôn khùng chứ không phải độc tôn thật sự. Chỉ duy Phật là cứu cánh viên mãn, tột đỉnh đức từ bi và trí giác ngộ hoàn toàn, thì mới gọi là độc tôn vì Ngài đã thành tựu tất cả. Đạt được từ bi giác ngộ tức là thành tựu được quả vị Vô thượng Bồ đề nên Ngài xưng: Trên trời dưới đất duy Ta là độc tôn, vô lượng sanh tử hôm nay đã chấm dứt.
Trong vô lượng sanh tử qua bao đời kiếp, Ngài đã lưu chuyển trong tam giới và chính hôm nay là ngày chấm dứt không còn sanh tử nữa nên nói: Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc tôn. Độc tôn đó như ngày hôm trước như Đức Phật nói, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành. Như vậy để xác chứng Đức Phật đã thành tựu và Ngài xưng: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn, thì giả sử, một mai kia, chúng ta thành tựu được trí tuệ tột đỉnh, khi ấy chúng ta cũng xưng được là Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn, nhưng bây giờ thì chưa xưng được.
Thời Đức Phật đã ra đời tại Ấn Độ thì tín ngưỡng Bà-la-môn đã thực hành, họ cho rằng chỉ có Bà-la- môn là cao cả hơn hết, như Phạm thiên, như tạo hóa sinh ra muôn loài, sinh ra muôn vật. Muôn vật từ đó mà sinh ra. Ai có mặt trên cõi đời này cũng từ đấng Phạm thiên sinh ra, từ Thần chú của Bà-la-môn mà sinh ra hết. Vậy thì những vĩ nhân, những bậc thánh giả sinh ra đó cũng từ Phạm thiên sinh ra hoặc Phạm thiên sai xuống cõi đời này để thay mặt Ngài dẫn dắt chúng sanh. Với một quan niệm phổ thông như vậy đã tồn tại trong xã hội Ấn Độ rất lâu và khi Đức Phật xuất hiện, quan điểm đó đã bị Ngài đánh đổ và để chúng sanh hiểu rằng Ngài sinh ra không phải từ Phạm thiên, Ngài sinh ra không phải từ Bà-la-môn cho nên Ngài nói: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Ta sinh ra tự chính ta, do nghiệp lực và phước báu từ nhiều đời nhiều kiếp trước mà thành tựu quả vị, chứ không từ một vị trời, một vị thần Bà-la-môn nào cả.
Theo các tướng gia Ngài sinh ra đời chỉ có hai con đường để chọn, một là làm Chuyển luân Thánh vương, hai là làm Phật. Để kiểm tra Ngài có đúng là bậc vĩ nhân không, một số gia chủ, một số các Giáo trưởng Bà-la-môn thường cho các môn đồ của mình đích thân đi kiểm tra xem Ngài có phải là một bậc vĩ nhân không, có đủ tiêu chuẩn mà xã hội Ấn Độ đề ra cho một vĩ nhân không? Nếu đủ tiêu chuẩn của một bậc vĩ nhân thì một trong hai con đường vị ấy phải đi đó là làm Chuyển luân Thánh vương, trị nước an dân theo chánh pháp. Còn nếu đi tu thì sẽ thành một bậc Giác ngộ, cứu độ chúng sanh. Bậc vĩ nhân đó phải đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.
Ba mươi hai tướng tốt là:
- Lòng bàn chân bằng phẳng
- Lòng bàn chân có tướng bánh xe đủ ngàn tăm.
- Ngón tay thon dài.
- Gót chân rộng và bằng.
- Ngón tay ngón chân có lưới lụa xòe như của chim nhạn.
- Tay chân mềm mại.
- Mu bàn chân cao và đầy.
- Bắp đùi như Nai chúa Y-nê-điên.
- Khi đứng thẳng ngón tay sờ đến đầu gối.
- Tướng âm tàng như trâu chúa.
- Thân cao và rộng cân đối như cây Ni-câu-loại.
- Lông trên thân mọc theo hướng xoay lên.
- Mỗi lỗ chân lông có một sợi lông.
- Thân sắc vàng như màu hoàng kim.
- Có ánh sáng một trượng.
- Da mỏng mịn.
- Bảy chỗ trên thân đều đặn.
- Dưới hai nách đầy đặn.
- Phần thân trên như sư tử.
- Thân to lớn và thẳng.
- Vai tròn và đẹp.
- Có 40 cái răng.
- Răng đều đặn.
- Răng trắng trong.
- Hai má như sư tử.
- Được thượng vị trong các vị.
- Lưỡi rộng
- Có âm thanh như của trời Phạm thiên.
- Mắt xanh biếc
- Lông mi như trâu chúa
- Nhục kế ở trên đầu
- Tướng lông trắng giữa hai chân mày.
Và có 80 vẻ đẹp tùy hình:
1. Đỉnh đầu không thể thấy;
2.Mũi thẳng cao đẹp, lỗ mũi kín.
3. Mí mắt như trăng mới mọc, có màu xanh lưu ly;
4.Vành tai mọc thòng xuống;
5. Thân chắc thật như lực sĩ trời Na-la-diên;
6. Khớp xương như móc câu;
7.Mỗi lần thân xoay như voi chúa;
8.Khi đi chân cách đất bốn tấc, có dấu ấn hiện trên đất;
9. Móng tay màu hồng, đỏ, mỏng và mượt;
10. Xương đầu gối cứng, tròn, đẹp;
11. Thân sạch sẽ;
12. Thân mềm mại;
13. Thân không cong;
14. Ngón tay tròn;
15. Ngón tay đẹp;
16. Mạch sâu;
17. Mắt cá kín;
18. Thân mịn màng;
19. Thân vững chắc, đi không xiên xẹo;
20. Thân đầy đặn;
21. Thức đầy đủ;
22. Dung nghi đầy đặn;
23. Chỗ ở yên ổn không thể động;
24. Uy đức chấn động hết thảy;
25. Mọi người đều ưa xem;
26. Mặt không lớn dài;
27. Dung mạo đoan chính, không pha tạp;
28. Mặt đầy đủ;
29. Môi đỏ như màu trái Tần-bà;
30. Âm vang sâu lắng;
31. Rốn sâu, tròn, đẹp;
32. Lông trên thân xoay về phía hữu;
33. Tay đầy đủ;
34. Tay chân vừa ý;
35. Chỉ tay rõ ràng, ngay thẳng;
36. Chỉ tay dài;
37. Chỉ tay không dứt;
38. Chúng sanh ác tâm trông thấy hòa vui;
39. Mặt rộng, đẹp;
40. Mặt đầy đặn, trong sáng như trăng;
41. Theo ý chúng sanh vui vẻ cùng nói;
42. Lỗ chân lông tỏa mùi thơm;
43. Miệng tỏa mùi thơm;
44. Nghi dung sư tử;
45. Đi đứng như voi chúa;
46. Cách đi như ngỗng chúa;
47. Đầu như quả Ma-la-đà;
48. Âm thanh rõ ràng;
49. Răng bén;
50. Sắc lưỡi màu hồng;
51. Lưỡi mỏng;
52. Sắc lông màu hồng;
53. Lông trong sạch;
54. Mắt rộng dài;
55. Tướng các khiếu (lỗ) đầy đủ;
56. Tay chân trắng thuần như hoa sen;
57. Rốn không bày;
58. Bụng không bày;
59. Bụng nhỏ;
60. Thân không khuynh động;
61. Thân chắc nịch;
62. Phần thân lớn;
63. Thân cao ráo;
64. Tay chân sạch, mềm mại;
65. Hào quang thân dài một trượng;
66. Thân chiếu sáng khi đi;
67. Xem chúng sanh bình đẳng;
68. Không khinh chúng sanh;
69. Theo âm thanh của chúng sanh, không quá, không giảm;
70. Thuyết pháp không sai khác;
71. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sanh mà thuyết pháp;
72. Một lần phát âm, tiếng vang đến nhiều người;
73. Có nhân duyên theo thứ lớp thuyết pháp;
74. Có tướng hết thảy chúng sanh không thể xem hết được;
75. Người xem không nhàm chán;
76. Tóc dài, đẹp;
77. Tóc không rối;
78. Tóc xoáy, đẹp;
79. Màu tóc như ngọc xanh;
80. Tay chân có đức tướng.
Trên đây là những ý nghĩa tôi nói ra và trích thêm những điều kinh nói ra để quý vị có thêm tài liệu về giáng sanh của Ngài, đồng thời cũng là để kỷ niệm ngày Đức Phật Đản sanh. Ngày Đản sanh, ngày Thành Đạo thuyết pháp và ngày Niết bàn đều có tính thống nhất cao độ, như lời Ngài lớn tiếng, như tiếng con Ngưu vương, thốt ra lời: "Ta là bậc tối thượng,Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời này. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh trên đời này nữa.” Đức Phật với 45 năm thuyết pháp là bài học sáng ngời để chúng ta nhớ ơn, học tập và tu tập theo Ngài để dần dần chúng ta cũng sẽ tiến tới mục đích lập lại câu nói của Ngài: "Ta là bậc tối thượng, tối tôn, cao nhất ở đời, không còn tái sanh nữa.”
CELEBRATION OF SAKYAMUNI BUDDHA’S BIRTHDAY
Tâm Anh
Today, commemorating His Birthday, we respectfully prepare to celebrate the most sacred moment, the day our Master was born.
In the history of Buddha, there are 4 important days to remember, which are the day Buddha was born, Buddha left home, Buddha attained enlightenment and Buddha entered nirvana. And there are 4 most important places that the Buddha taught: "Hey Ananda, there are 4 holy relics that good men and women need to admire and respect, those are: 1/ The place where the Tathagata was born (Lumbini); 2/ The place where the Tathagata attained supreme supreme Enlightenment (Buddha Gaya); 3/ The place where the Tathagata turned the unsurpassed Dharma Wheel (Isipatana, now Sarnath); 4/ The place where the Tathagata passed away and entered Nirvana without residue ( Kusinara, now Kasi, 40 kilometers from station Gorakhpur). Ananda, those who while admiring the relics, die with deep joy in their hearts, then after the body breaks, then after the body breaks up and dies, they will be reborn in the realm of good animals, the realm of the gods.”
So He taught, after He entered Nirvana if His disciples, anyone who wants to remember Him and pay tribute to Him should go and remember these four Buddhist holy, sacred places: That is where the Buddha was born under the Carefree tree (Free from sorrow) in the Bhikkhuni garden; the place where Buddha attained Enlightenment under the Bodhi tree at Gaya-siras - Elephant-head mountain; the place where the Buddha preached His first sermon at Deer park in Baranasi city and the place where the Buddha passed away under the Grove of Sal trees in Kusinagara city. Why did Buddha call those places the four Buddhist holy - sacred places? Because when the Buddha entered Nirvana, we no longer see the image of His language in front of us, in our minds. Therefore, we can only remember the places where the Buddha was born, attained enlightenment, preached the Dharma and entered Nirvana. That’s why in this world we call him the King of Dharma.
Why call Him the King of Dharma means He is free from all Dharma. His special point from birth until death is under the tree: When He was born under a tree, when He attained enlightenment; when he was also under a tree, when He preached the Dharma He was also in the garden and when He entered Nirvana He was also under a tree. Even though He is under the tree, He is more than all of us, more than everyone who is on the throne, in the high house with the wide door but cannot be liberated, cannot attain Nirvana and cannot save anyone. On the contrary, when the Buddha was born, attained enlightenment, preached the Dharma and entered Nirvana all under a tree, but He became a great man, a liberated One, a supreme being. He is the teacher of all heavenly and human beings. He has guided sentient beings in the three worlds to cross the path of birth and death, bringing people to enlightenment.
In this important moment, let us pause to remember His birthday. Before our eyes are images appearing when the Bodhisattva had just left the body of His mother, Queen Ma Da. Coming out of his mother’s body, He walked seven steps on a lotus flower, one hand pointed to the sky, other hand pointed to the ground and said: “In heaven and under heaven, I am the only one.” In order to become a Prince in the palace, He was originally a Bodhisattva who had gone through many lifetimes practicing the Bodhisattva path, which in BonSnh Sutra recorded more than 542 times, imprinting the mark of His birth.
The story goes that when He was still a Bodhisattva, sometimes He was one species and sometimes reincarnated as another. Sometimes He is a good King, sometimes He is a good son, sometimes He is a good teacher, sometimes He is a good friend, no matter what kind He brings benefits to them. Through many lifetimes practicing the Bodhisattva path, practicing self-benefit and benefiting others, working too hard, practicing many dharmas, self-enlightening others until the fate has enough, blessing are full, complete wisdom and the last life as a Bodhisattva named Hộ Minh.in the Tushita heaven. Mindful Bodhisattva waits for the perfect opportunity to appear in the Saha world to teach and save sentient beings.
From the Tushita heaven, he saw that in India, the royal palace of King Tinh Phan was a worthy place for Him to be born, to manifest as a human being like any other person, to rely on it to teach and liberate all living beings. When a womb in paradise that to which birth is entrusted, He rode a white elephant with six tusks and appeared in a dream to Queen Ma Da and from then on She became pregnant with the Bodhisattva until she gave birth to Him. The white elephant with six tusks is the symbol of the Bodhisattva. Elephants symbolize strength. The six elephants tusks are also a special feature because in reality there is no elephant with 6 tusks, but this is a symbolic image of a Bodhisattva who has attained the 6 levels of practice such as: 1/ Almsgiving turns greediness; 2/ Precepts follow breaking precepts; 3/ Patience turns anger; 4/ Diligence turns laziness and indulgence; 5/ Meditation turns disorder; 6/ Wisdom turns stupidity. With the power of almsgiving, He practiced almsgiving for many lifetimes, giving alms from material to spiritual things. When it comes to material things, if anyone needs anything and asks him, He will give alms. He gave his eyes to anyone who asked for his eyes, even if he asked for other parts of his body, He gave them all. Even his wife and children would be given to anyone who came to beg him. Spiritually, He sacrificed his life many times to save them.
He was able to do difficult things because He followed the principle of non-self to practice the Bodhisattva path. With almsgiving with patience, with the power of precepts, with the power of diligence, with the power of meditation and with the power of wisdom that He practiced over many lifetimes combined, He achieved the supreme Enlightenment so that white elephant is also a symbol of Budha. He came from the Tushita heaven as the Bodhisattva Ho Minh riding a white elephant with six tusks to fulfill a dream from Queen Maya, from which she became pregnant and later gave birth to him. During his birth, He was not like other ordinary people. As soon as He was born He stood up straight and walked seven steps with seven lotus flowers supporting his feet, looked at four eight directions and chanted: “There is only one ego in the heavens and the world”, which means: In heaven and under heaven, we are the only one. With such a strange phenomenon, it has many profound meanings that we need to understand clearly today.
Going into today’s Vietnamese Temples belonging to the Northern sect, we see his image always sitting on a lotus flower. When Buddha was born, He walked on a lotus flower because the Buddha himself was a lotus flower. The lotus flower symbolizes virtue and wisdom. One time He was walking on the road, behind him, there was a pagan wanderer named Dona. Seeing the footprints on the ground on the road He had passed, he exclaimed: oh! This footprint is so beautiful! We have never seen anyone with a footprint like this before. He secretly admired it and guessed that it must have belonged to some great person who had just appeared. Thinking so, he immediately went to ask. The person he came to inquire about was Buddha. He said: Dear sage, I just saw a footprint on the road, very beautiful, I guess this is your footprint and no one else’s. The sage just passed by here. So let me ask you, are you an angel? I am not an angel. So are you Yaksha? No, I am not Yaksha. So are you a Gandharva? No, I am not a Gandharva. Socare you human? No, I am not human. Non-Buddhist Dona was surprised, he muttered: If it’s not a God then it’s a human; If it’s not a human then it’s a Yaksha; If it’s not a Yaksha then it's a Gandharva; If it's not a Gandharva then who is it? He did not understand, when asked again, the Buddha replied: I am Yaksha but Yaksha is more enlightened than all Yaksha species. Previously I was a Gandharva, but I was an enlightened Gandharva and am no longer a Gandharva. Although I am the type of person, I have become enlightened and no longer have the cycle of birth and death. I am heaven but I have become enlightened and I am no longer heaven. So who are you? I am Buddha, I am like a lotus flower born from mud, growing from mud without being contaminated by the smell of mud. I am a lotus flower, so I am a Buddha. Even though Buddha himself compared himself to a lotus flower. Therefore, the lotus symbolizes Buddha, because the lotus has a characteristic of being born from mud, growing from mud without being contaminated by the smell of mud. The Buddha too was born in the world and grew up in this world without being contaminated by the smell of mud. So the lotus is the Budha and the Budha is also the lotus.
What did it mean when He was born and walked on seven lotus flowers? Some people wonder why not take 8 steps, 9 steps, 10 steps…but only 7 steps? Here is my humble opinion, it has profound meanings and the number seven is just a symbolic number. The reason why the Buddha became a Buddhist was because He practiced the methods of liberation to become a Buddha. Buddha’s practice includes seven methods. It was these seven Dharmas that brought him to enlightenment and liberated him from the cycle of birth and death and brought him to the state of unsurpassed Enlightenment.
What are those seven methods? 1/ The Four Foundations of Mindfulness method; 2/ The Four Right Efforts method; 3/ The Four True Sufficient Mind Dharma; 4/ The method of five senses; 5/ The Five Powers method; 6/ The seven Factors of Enlightenment method; 7/ The Noble Eightfold Path Dharma. In general, there are 37 chapters that help him achieve the path of unsurpassed enlightenment. In the Treatise on the Transcendental Wisdom, episode 1, it is said: The thirty-seven chapters that assist enlightenment are. The road to Nirvana, complete that road is to reach Nirvana. The city of Nirvana has three gates: Emptiness, Formlessness and Uncreated. Again, the 37 teachings are wonderful dharma so we must learn about them.
When Buddha was born, there were lotus flowers on every step, so each dharma door was a lotus flower. Step on each method, stand on each method, practice all methods to become a Buddha, stand on seven lotus flowers to become an Enlightened One. Seven lotus flowers have the same meaning as practice. In addition, it also has another meaning: the seven lotus flowers in the Saha world can be compared to the seven Buddha of the past. Currently there have been 7 Buddhas born which are Vipassi Buddha, Sikhi Buddha, Vessabhu Buddha, Kakusandha Buddha, Kanakamuni Buddha, Kassapa Buddha and Sakyamuni Buddha. The previous six lotuses symbolize six Buddhas who were born before him and the seventh lotus is himself standing on it. He walked on seven lotus flowers to exemplify the seven Buddhas who appear in this Saha world to save sentient beings including him.
Buddha walked four steps, looked in all four directions and recited the sentence: What does it mean that only I am the only one in heaven and earth?
What is the most noble thing in us? Eyes, nose, head, body or what is most noble? There is nothing noble at all. If we say that our body is noble then our body is composed of the four elements, its nature is also impermanent, it is illusory. Can we still say that our mind is noble? Our mind itself is not noble. But without that body and mind, wisdom and compassion, morality and enlightenment cannot be achieved. Thanks to the combination of causes and conditions, morality, wisdom and enlightenment are created and that is what is most noble. Therefore, no matter how beautifully and luxuriously a person dresses, if he does not have a compassionate heart, he cannot be called noble. To speak truthfully and according to the Dharma, whoever can achieve the supreme compassion, the ultimate goal of compassion, is the most noble person of all. Whoever achieves wisdom and enlightenment to the highest level is considered unique.
The Buddha achieved such supreme compassion and wisdom that he was called “In the heavens above and (earth) beneath I alone am the honored one.” When it comes to Ego, everyone has ego in you and in me everyone has ego. Suppose someone says “I am the unique one”. Then only one is the only one in a group of people, in a group of a few dozen or even a few hundred to a few tens of millions or more. But it can only be unique for a certain period of time, it cannot be unique forever and it cannot be unique for both Gods and humans. How can we be unique when we will carry heavy greed, anger and ignorance and heavy karma? Even If someone is crazy and crazy and claims to be unique that unique is a crazy unique and not a true unique. Only the Buddha, who is the ultimate goal, the pinnacle of compassion and complete enlightenment, can be called unique because he has achieved everything. Achieving compassionate enlightenment means achieving the unsurpassed state of Bodhi, so He proclaimed above heaven and earth beneath I am alone and worthy of honor, countless births and deaths have ended today.
During countless lifetimes of birth and death, He has circulated in the three worlds and today is the day when there will be no more birth and death, so it is said: “Above heaven and earth beneath I am alone the honored one’. The Buddha said the other day that all sentient beings have Buddha nature. I am the Buddha who has become one and you are the Buddha who will become one. So to confirm that the Buddha has achieved and claimed: “In the heavens above and earth beneath I alone am the honored one” suppose one day, we are achieve the ultimate wisdom, then we can also claim to be “In the heavens above and earth beneathI am alone the honored one” but now we cannot claim it.
When Buddha was born in India, Brahmanical beliefs existed popular, they thought that only Brahman is the noblest like Brahma, like the creator of all species, giving birth to all things. All things are born from there. Everyone present in the world is born from Brahma, from Brahman’s mantra. So those great men and Saints were also born from Brahma or sent to this world by Brahma to lead sentient beings on His behalf. Such a popular concept has existed in Indian society for a long time and when Buddha appeared, that view was overthrown by Him and let sentient beings understand that He was not born from Brahma. It’s not from Brahman so he said: “In the heavens and earth beneath I am alone the honored one.” We were born from our own spell, through the karma and blessings of many lifetimes to achieve the status, not from any god or Brahman.
According to the generals, He was born with only two paths to choose from, one is to become a Holy King of Chakravarti, the other is to become a Buddha. To check whether He is truly a great man, some householders and some Brahmin leaders often send their disciples to personally check whether. Is he a great man or not the standards that Indian society sets for a great man? If one meets the standards of a great man, one of the two paths he must follow is to become a Holy King of the Chakravarti, to rule the country and its people according to the Dharma. If you become a monk, you will become an enlightened person and save sentient beings. That great person must have 32 good features and 80 beauties.
Thirty two good features are:
1. The soles of the feet are flat
2. The soles of the feet have shape of a wheel with a thousand toothpicks
3. Long and slender fingers
4, Wide and flat heels.
5. Fingers and toes have silk nets spread out like those of a swallow.
6. Soft limbs
7. High and thick instep
8. Thighs like a deer Y-ne-dien royal deer.
9. When standing straight, your fingers touch your knees.
10. Yin appearance is hidden like a royal buffalo
11. The tree-trunk is tall and wide, balanced like the Ni-cau-toai tree.
12. Hair on the body grows upward
13. Each pore has a hair
14. The body is yellow like gold.
15. There is a bright statff (1 statff = 4, 7 meters)
16. Thin and smooth skin
17. Seven places on the body are regular
18. Full underarms
19. The upper body is like a lion
20. Large and straight body.
21. Round and beautiful shoulders.
22. There are 40 teeth.
23. Teeth are regular
24. Clear white teeth
25. His cheeks are like a lion.
26. The best sense of taste
27. Wide tongue
28. There is a sound like that of the Brahma heaven.
29. Blue eyes
30. Eyelashes like a royal buffalo.
31. The protuberance on the head
32. White hair between the eyebrows
And there are 80 beauties:
1,The top of the head cannot be seen
2.Sharp, high, beautiful nose, close nostrils
3.The eyelids are like the new moon, the color is blue luu ly .
4.The ear lobes hang down
5.The body is as sturdy as an athlete from Na-la-dien heaven
6.Joints are like hooks
7.Each time the body rotates like a royal elephant.
8.When walking 4 inches off the ground, a mark appears on the ground.
9.Fingernails are reddish pink thin and smooth.
10.Knee bones are hard, round and beautiful
11.Clean body
12.Soft body
13.The body is not curved
14.Round, slim fingers
15.Beautiful fingers
16.Deep veins
17.Closed ankles
18.Smooth body
19.Steady body, walking without slanting
20.Plump body
21.Fully awake
22.Full of tolerance
23.A peaceful place that cannot be moved
24.Mighty virtue shakes everything
25.Everyone likes to watch
26.The face is not big or long
27.Appearance is dignified, unadulterated
28.Full face
29.Lips as red as the blood Tan ba fruit
30.Deep resonance
31.Deep, round beautiful navel
32.The hair on the body turns to the right
33.Full hands
34.Hands and feet are satisfied
35.Point clearly and straight
36.Long finger pointing
37.Pointing fingers endlessly
38.Evil-minded beings see harmony and joy
39.Wide, beautiful face
40.Face is full and clear like the moon
41.According to the will of living beings happily talk together
42.Pores radiate fragrance
43. Mouth smells fragrance
44.His appearance is majestic like a lion
45.Walk and stand like a royal elephant
46.How to walk like a king goose
47.Head likes a Ma-la-da fruit
48.Clear sound
49.Sharp teeth
50.Tongue color is pink
51.Thin tongue
52.Pink fur color
53.Clean fur
54.Wide long eyes
55.General appearance of complete holes
56.Hands and feet as white as lotus flowers
57.Navel not showing
58.The stomach is not exposed
59.Small belly
60.The body is not moved
61.Solid body
62.Large body
63.Tall body
64.Hands and feet are clean and solf
65.The aura’s body is a statff long (a statff = 4,7 meters)
66.The body shines when walking
67.View all living beings as equal
68.Do not despise living beings
69.According to the sound of living beings, there is no increase or decrease.
70.The sermon is no different
71.Depending on the language of living beings, preach the Dharma.
72.One pronunciation resonates with many people.
73.There is a cause and effect according to the class of sermons.
74.There are forms that cannot be seen by all sentient beings.
75.Viewers are not bored
76.Beautiful long hair
77.Hair is tangle - free
78.Beautiful swirled hair
79.Hair color like green jade
80.Hands and feet have virtues.
Above are the meanings I said and quoted more of what the sutra said so that you have more documents about his birth and also to commemorate the Buddha’s birth. The day of birth, the day of Enlightenment and the day of Nirvana all have a high degree of unity, just like his loud voice, like the voice of the Ox king, uttering the words: “I am the supreme being in the world, this is the final life, no longer having to be reborn in this world”. The Buddha’s 46 years of teachings are a shining lesson for us to remember to study and practice according to him so that gradually we will reach the goal of repeating his words: “I am the ultimate, the supreme being, reverend highest in life, no longer reborn.”
: