Ngũ ngôn về chốn già-lam vùng sơn lâm

22/08/20241:54 SA(Xem: 624)
Ngũ ngôn về chốn già-lam vùng sơn lâm

Ngũ ngôn về chốn già-lam vùng sơn lâm

 
blankblank

Hoằng Pháp

(Cảm niệm ân đức chư Tăng chùa Kỳ Viên Khánh Phú)

 

 

Núi rừng xưa ảm đạm

Nương rẫy khóc nhọc nhằn

Đời vô minh sầu thảm

Thoát sao được bần hàn?

 

Rồi trời quang mây tạnh

Cây cỏ réo trăm hoa

Lửa hồng xua hoang lạnh

Ấm vùng sâu chốn xa

 

Tiếng chuông chùa lạ quá

Hồi kinh gọi quay về

Nhũn mềm bao đất đá

Nhạc thiền rộn tai nghe

 

Chùa đơn sơ Bụt ngự

Cao quý bóng y vàng

Rừng ma thiêng kinh sợ

Kệ chú truyền ngân vang

 

Từng miếng cơm manh áo

Từng con chữ yêu thương

Theo bước chân hoằng pháp

Rời phố thị lên buôn

 

Khắp cả vùng quang đãng

Cửa rộng mở tựa nương

Lấp vùi bao dĩ vãng

Áo lành vui đến trường

 

Xưa tối sầm tâm thức

Mắt môi vắng nụ cười

Nay tưng bừng tươi tắn

Khóc buồn đã tan vơi

 

Đường rộng dài khai sáng

Hoàng y nguyện dấn thân

Từ bi qua năm tháng

Đêm trường toả ánh trăng...

blankblankblankblank

 

A-lan-nhã vùng cao

(Chùa Quảng Đức, Bến Khế, Khánh Bình, Khánh Vĩnh)

 

 

Thắp lên từng ngọn nến

Lửa lập loè đêm thâu

Rừng hoang vu ai đến

Lắng nghe pháp nhiệm mầu

 

Chắt chiu từng hạt gạo

Mồ hôi giọt phước điền

Tín tâm vui phụng đạo

Cung nghinh bậc thánh hiền

 

Từng thời kinh vang vọng

Chuông gia trì rền ngân

Lửa thiêng bừng tĩnh động

Đá mềm hoá già-lam

 

Giếng đào tuôn mạch ngọt

Nguồn pháp nhũ tưới xanh

Tâm trước sau chỉ một

Truyền năng lượng thiện lành

 

Giữa vườn xanh lặng lẽ

Chốn thanh tịnh quy y

Có gì là không thể

Trường tồn vẫn nơi đây...

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

blankblank

blank
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11005)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.