QUI Y
Hôm
nay tôi muốn nói về
qui y Tam Bảo–Phật, Pháp, Tăng–và
ý nghĩa của
qui y Tam Bảo.
Khi
còn là những đứa trẻ nhỏ,
chúng ta tùy thuộc hoàn toàn
vào sự chăm sóc của người khác.
Chúng ta không thể tự
ăn uống và tự
săn sóc cho mình.
Nếu không vì sự thiếu
khả năng ấy của trẻ con thì sẽ không có sự
nuôi dưỡng.
Thật
lý tưởng,
thời kỳ nuôi dưỡng ấy là một
thời kỳ
mà
lòng từ. sự
thương yêu có thể được
kích thích trong
ta.
Giáo lý Shambhala dạy
chúng ta rằng những người lính chiến
trẻ con được đặt trong những chiếc nôi của tình
yêu thương.
Thật
lý tưởng, trong số những người đang
nỗ lực để
tạo nên một
xã hội tỉnh thức, trong
thời kỳ nuôi dưỡng,
cá nhân cần phát triển
tự nhiên lòng nhân từ, sự
tôn trọng
chính họ và có một
ý niệm về
cảm giác thư giãn,
thoải
mái với chính mình. Trong một
xã hội đầy
tỉnh thức, sẽ
có một số
buổi lễ truyền thông điệp, cũng như nhiều
truyền thống đã có, trong đó đứa trẻ
trở thành một thanh
niên hay một
thiếu nữ một cách
trịnh trọng. Dường như
rất thường
chúng ta là nạn nhân của sự không được
nuôi
dưỡng đầy đủ
ban đầu, và
chúng ta không biết khi nào
chúng ta lớn lên. Một số người dù ở tuổi 50 hoặc 60,
70 vẫn còn phân vân không
biết mình đã lớn lên như thế
nào.
Chúng ta vẫn còn trẻ con trong
tâm hồn, có thể nói như
vậy.
Trong
bất kỳ
trường hợp nào, cho dù
chúng ta cảm thấy rằng
mình không được
nuôi dưỡng đàng hoàng, hay dù
chúng ta cảm
thấy may mắn được
nuôi dưỡng đàng hoàng–bất cứ
tình
cảnh nào của chúng ta–trong giây phút
hiện tại chúng ta
có thể luôn
nhận ra rằng nền tảng chính là sự phát triển
lòng từ ái đối với chính chúng ta–bởi
chúng ta và cho
chúng ta.
Toàn bộ tiến trình của
Thiền tập là một quá
trình tạo nền tảng
vững chắc, tạo một chiếc nôi của
lòng từ ái nơi đó
chúng ta thật sự được
nuôi dưỡng.
Chất liệu
nuôi dưỡng là
niềm tin vào
trí tuệ, sức khoẻ,
sự
dũng cảm và lòng
chân thành của
chúng ta.
Chúng ta phát
triển
nhận thức rằng
con đường chúng ta đang đi, loại
tính cách chúng ta có và cách
chúng ta biểu hiện đời sống–là
tốt, và rằng bằng cách hãy là
con người chúng ta đang là
một cách đầy đủ và
chấp nhận hoàn toàn điều đó,
tôn
trọng chính mình,
chúng ta sẽ đứng vững trên nền tảng
của
tình thương yêu.
Tôi
luôn nghĩ rằng cụm từ “qui y” là rất
hiếu kỳ bởi vì
nó nghe có vẽ
hữu thần, mang tính đối ngẫu và
tùy thuộc
sự nương tựa vào một điều gì đó. Tôi nhớ rất rõ vào
lúc bị stress
cực độ trong đời, tôi đã đọc Alice in Wonderland.
Alice
trở thành một nữ
anh hùng đối với tôi vì cô ta rơi
vào trong chính hố thẳm này và cô ta rơi một cách
tự do.
Cô ta không bám níu bờ mé, cô ta không hoảng sợ, không
nỗ
lực chấm dứt sự rơi, cô ta chỉ rơi xuống và
quan sát sự
vật khi cô đang rơi xuống. Rồi khi rơi xuống, cô ta đang
ở một nơi
hoàn toàn mới lạ. Cô ta không nương tựa vào
điều gì cả. Tôi thường mong muốn như vậy bởi vì tôi
thấy chính tôi
đến gần hố thẳm và gào thét,
bám víu trở
lại, không muốn đi đến nơi không có chỗ
bám víu.
Trong
mỗi cuộc sống
con người, bạn được sinh ra và sinh ra
một
mình. Và rồi một quá trình bắt đầu. Và khi bạn chết,
bạn chết
một mình, không ai
đi theo bạn.
Hành trình mà bạn
thực hiện, cho dù
niềm tin của bạn về
hành trình đó là
gì, thì bạn
thực hiện nó
một mình.
Ý tưởng căn bản về
qui y là giữa sống và chết chỉ có
một mình. Cho nên,
qui
y Phật-Pháp-Tăng không có nghĩa là tìm sự
an ủi nơi mẹ
và cha, mà là sự biểu hiện cơ bản mong muốn nhảy ra khỏi
tổ, cho dù bạn
cảm thấy sẵn sàng hay chưa, để đi qua những
nghi thức rườm rà và
trở thành một người lớn không có
chỗ dựa nào cả. Nó
diễn tả sự
nhận thức của bạn rằng
cách
duy nhất để bắt đầu một
hành trình thật sự của
cuộc đời là
cảm thấy nền tảng của
lòng từ ái và sự
tôn trọng chính bạn.
Tuy nhiên, trong một
ý nghĩa nào đó,
chúng ta không bao giờ đến điểm mà
chúng ta cảm thấy chắc chắn 100%: “Tôi có chiếc nôi
nuôi dưỡng của tôi.
Quá trình
nuôi dưỡng ấy đã
hoàn thành. Bây giờ tôi có
thể bay nhảy”.
Chúng ta luôn phát triển
Từ tâm và
tiếp
tục bay nhảy. Lần trước, tôi đã nói về việc gặp bờ
mé và khao khát nắm giữ một cái gì đó khi
chúng ta tiến
đến
giới hạn của
chúng ta. Rồi
chúng ta thấy rằng có
nhiều
từ ái hơn, nhiều
tôn kính với
chúng ta hơn, nhiều
tin tưởng cần được
nuôi dưỡng hơn.
Chúng ta tiến hành
quá trình đó và
chúng ta cứ
tiếp tục bay nhảy.
Vì
thế đối với
chúng ta,
qui y có nghĩa là cắt bỏ sự
ràng
buộc, cắt cuốn rốn đi và
một mình bắt đầu cuộc
hành
trình của
con người đầy đủ, không có sự thêm sức của
người khác.
Qui y là phương thức mà
chúng ta bắt đầu trau
dồi sự cởi mở và sự
chân thật cho phép chúng ta ngày càng
ít
phụ thuộc.
Chúng ta có thể nói: “Chúng ta không nên
tùy
thuộc người khác nữa,
chúng ta nên cởi mở” nhưng đó
không phải là mấu chốt. Mấu chốt là bạn bắt đầu từ
nơi bạn đang là, bạn xem bạn trẻ con như thế nào và bạn
không phê phán điều đó. Bạn bắt đầu
khám phá với tính
hài hước và
nhân ái với chính bạn, tất cả những nơi
bạn đeo bám, và mọi lúc bạn nắm giữ, bạn
nhận ra: “A!
Đây là nơi mà qua
chánh niệm và sự
thực tập Tonglen của
tôi và qua
mọi việc tôi làm: cả
cuộc đời của tôi là
một quá trình học cách làm bạn với chính tôi”. Mặt khác,
nhu cầu đeo bám, nhu cầu nắm giữ hay khóc đòi mẹ cũng cho
bạn thấy rằng đó là bờ mé của tổ ấm. Bước ngang qua
đúng ở đó– là một cú nhảy–trở thành động cơ để
trau dồi
lòng Từ ái. Bạn
nhận ra rằng nếu bạn bước ngang
qua bậu cửa ấy là bạn đang tiến về phía trước, bạn
đang lớn dần lên,
trở thành một người
trưởng thành.
Nói
cách khác, trở ngại lớn nhất chính là sự
si mê. Khi bạn
gọi “Mẹ!” hoặc khi bạn cần một bàn tay để nắm giữ,
nếu bạn
chối từ nhìn vào
toàn bộ tình huống, bạn không
thể thấy nó như một lời dạy–một gợi ý để
nhận ra
rằng đây là nơi mà bạn có thể đi
xa hơn nơi bạn có thể
yêu mình hơn. Nếu bạn không thể nói với mình vào lúc đó
“Tôi sẽ
xem xét điều này, bởi vì đó là tất cả những
gì tôi cần làm để
tiếp tục hành trình tiến về phía trước
và cởi mở hơn” thì bạn đã bị kết dính với trở ngại
của sự
si mê.
Làm
việc với các trở ngại là một
hành trình của cuộc sống.
Con người luôn phải đối mặt với những tình huống bất
ngờ.
Dĩ nhiên,
con người có thể khiếp hãi,
đặc biệt là
trước những tình huống nguy hiểm. Đó là một sự
sợ hãi.
Nhưng với một trái tim mềm yếu, run rẩy,
con người nhận
ra rằng anh ta chỉ sắp bước vào cái chưa biết, và rồi
đi về phía trước để gặp
đối thủ.
Con người nhận ra
rằng
kẻ thù không là gì cả ngoài công việc chưa
hoàn thành
của mình, và rằng nỗi
sợ hãi đó thật sự cần được
đối mặt. Trở ngại chỉ là một vài
hình ảnh xuất hiện
đâu đó, và nó
xuất hiện trong nhiều
hình thức: như người
yêu phụ bạc
chúng ta, bố mẹ không
thương yêu chúng ta đầy
đủ, một ai đó
lợi dụng chúng ta... Một cách cơ bản, những
gì
chúng ta đối mặt là nỗi
sợ hãi và sự
bám víu trở
lại, là những trở ngại không
cần thiết. Trở ngại
duy
nhất là sự
si mê, từ chối nhìn vào công việc chưa
hoàn
tất của
chúng ta.
Ví như khi mỗi lần
con người đi ra và
gặp kè thù, anh ta nói: “A! lại chính là
kẻ thù, và không
đủ sức để đối mặt với nó” và rồi rút lui. Cuộc
sống như vậy sẽ
trở thành một
câu chuyện tái diễn về
sự
thức dậy vào buổi sáng, đi ra ngoài, gặp
kẻ thù và
nói “Không có cách nào khác” và rút lui. Trong
trường hợp
đó bạn trở nên
rụt rè,
sợ hãi hơn và trẻ con hơn. Không
ai
nuôi dưỡng bạn nhưng bạn vẫn ở trong chiếc nôi đó,
và bạn không bao giờ đi qua những
lễ nghi trưởng thành của
bạn.
Trong
một
bài hát Oryoki
chúng ta hát: “Sự
thánh thiện của Phật-Pháp-Tăng
là khó nghĩ bàn”. Và “Tôi
lễ Phật, lễ Pháp và lễ Tăng.
Tôi
kính lễ và luôn
kính lễ 3 ngôi Tam bảo”. À,
chúng ta
không phải đang nói về việc tìm sự
an ủi nơi Phật-Pháp-Tăng.
Chúng ta không phải đang nói về
lễ lạy để được cứu
rỗi.
Chúng ta nói một cách
truyền thống,
đức Phật là một
tấm gương cho những gì
chúng ta có thể
trở thành.
Đức
Phật là một người
tỉnh thức, và
chúng ta cũng là một
đức Phật. Điều đó thật
đơn giản,
chúng ta là những
vị Phật. Đó không phải là một cách nói.
Chúng ta là một
người
tỉnh thức, nghĩa là một người luôn
tiến bộ, luôn
cởi mở, luôn tiến về phía trước. Điều đó không dễ
dàng gì và thậm chí nó còn đi kèm với nhiều
sợ hãi và
nghi ngờ. Đó là những gì có nghĩa là
con người, đó là
những gì có nghĩa là một chiến sĩ.
Để
bắt dầu, khi bạn rời khỏi chiếc nôi
yêu thương, bạn đang
mặc bộ giáp
tuyệt đẹp này, bởi vì trong
ý nghĩa nào đó,
bạn được
bảo vệ và bạn
cảm thấy an toàn. Rồi bạn
đi qua
lễ nghi trưởng thành, một quá trình cởi bỏ đi chiếc
áo giáp mà bạn có
ảo tưởng là nó đang
bảo vệ bạn tránh
một điều gì đó chỉ để
nhận ra rằng thật sự nó đã
ngăn chặn bạn
sống đầy đủ và
tỉnh thức hoàn toàn. Rồi
bạn tiến về phía trước và gặp những
kẻ thù, và mỗi
cuộc gặp gỡ sẽ chỉ cho bạn lúc cần cởi những chiếc
áo giáp để tiến về phía trước.
Qui
y Phật có nghĩa là bạn đang sẵn sàng bỏ cả
cuộc đời
để
nhận thức và nối kết với sự
tỉnh thức của bạn,
học hỏi rằng mỗi lần bạn gặp trở ngại, bạn cởi bỏ
nhiều lớp áo
si mê hơn,
đặc biệt là chiếc áo che phủ
tâm hồn bạn. Đó là những gì
chúng ta đang làm ở đây suốt
kỳ
thực tập này, cởi bỏ áo giáp, cởi bỏ sự
bảo vệ,
cởi bỏ tất cả những thứ che phủ
trí tuệ của
chúng ta.
Chúng ta không phải
cố gắng để
trở thành những gì
chúng
ta không phải, mà đang
khám phá lại, nối kết lại với
con
người chúng ta đang là. Vì thế khi
chúng ta nói: “Tôi
qui
y Phật” có nghĩa là tôi nương tựa sự
dũng mãnh và khả
năng không hãi sợ khi cởi bỏ tất cả những áo giáp che
phủ sự
tỉnh thức của tôi. Tôi
tỉnh thức, tôi sẽ bỏ
cả đời tôi để cởi bỏ được chiếc áo giáp
si mê này
đi. Không ai có thể cởi bỏ nó được bởi vì không ai khác
biết được những chiếc khóa nhỏ ở đây, không ai khác
biết được nó bị may chặt ở đâu, biết được nơi mà
phải mất nhiều
công trình để tháo mở được sợi chỉ
thép
đặc biệt ấy ra. Tôi có thể có một sợi dây kéo thòng
xuống phía trước và có những khóa móc từ trên xuống. Mỗi
lần tôi gặp những trở ngại, tôi cởi bỏ càng nhiều khóa
móc càng tốt, thậm chí tôi có thể cởi bỏ luôn dây kéo.
Tôi có thể nói với bạn: “Đơn giản. Khi bạn gặp trở
ngại, bạn chỉ cần cởi mở một trong những khóa móc và
rồi dây choàng sẽ rơi ra”. Và bạn nói: “Cô ta đang nói
gì vậy”. Bởi vì bạn đã may một đường dưới cánh tay
trái của bạn với một sợi chỉ thép. Mỗi lần gặp trở
ngại, bạn phải
lấy ra những con dao
đặc biệt mà bạn giấu
trong một chiếc hộp với tất cả những vật quí giá của
bạn và cắt bỏ một vài sợi chỉ này đi, càng nhiều càng
tốt,
cho đến khi bạn bắt đầu kêu lên với
kinh ngạc: “Như
vậy đã quá đủ cho bây giờ”. Rồi bạn bắt đầu
tỉnh
thức nhiều hơn và
liên hệ nhiều hơn với tính Phật, và
bạn biết đầy đủ
ý nghĩa của
qui y Phật. Đối với người
tiếp theo mà bạn gặp, bạn nói: “Thật dễ dàng. Tất cả
những gì bạn phải làm là lấy những chiếc dao nhỏ của
bạn ra khỏi chiếc hộp quí và bắt đầu” và họ nhìn vào
bạn và nói: “Anh ta đang nói gì vậy?”. Bởi vì họ có
những chiếc áo lớn che phủ cả
thân thể và đầu óc họ.
Cách hay nhất để cởi những chiếc áo này đi là bắt dầu
nắm những đầu mối của chúng, và họ biết rằng mỗi khi
họ gặp trở ngại, họ thật sự bắt đầu cởi bỏ.
Vì
vậy bạn phải làm điều đó
một mình. Hướng dẫn cơ bản
rất
đơn giản: Bắt đầu cởi bỏ áo giáp
si mê. Đó là
điều mà tất cá
mọi người có thể nói với bạn. Không
ai có thể nói với bạn cách làm điều đó bởi vì bạn là
người
duy nhất biết bạn bị khóa buột trong đó như thế
nào để bắt đầu.
Theo
truyền thống,
qui y Pháp là nương tựa vào
giáo pháp của
đức Phật. Lời dạy của
đức Phật là: Hãy
buông bỏ và
cởi mở đối với các pháp.
Nhận ra rằng
cố gắng bảo
vệ chính mình,
cố gắng giữ cho lãnh thổ của bạn được
an toàn và được khoanh vùng, là đầy dẫy khổ đau. Nó giữ
bạn trong
một thế giới hướng nội nhỏ bé,
ẩm thấp, tạo
nên ngày càng nhiều ngột ngạt và sản sinh nhiều khổ dau
khi bạn lớn hơn. Khi bạn lớn lên hơn thật khó và ngày càng
khó
tìm ra con đường. Khi tôi lên 12 tuổi, tôi đọc tạp
chí ‘Tôn giáo thế giới”. Bài báo về
Khổng giáo nói thế
này: “Vào độ tuổi 50, nếu bạn đã phí
cuộc đời bạn
cho đến khi đó mới cởi bỏ áo giáp ra (
Khổng Tử diễn
tả điều này bằng
ngôn ngữ của ông), lúc đó bạn đã
thiết lập một kiểu đầu óc mà phần còn lại của
cuộc
đời, bạn không thể thay đổi. Nhưng nếu vào độ tuổi
50, bạn trở nên giỏi giang trong việc giữ chiếc áo giáp
đó trên người, bạn giữ con dao cắt nút ấy với bất kỳ
giá nào thì dù gì đi nữa, dù bạn ở trong một trận động
đất đi nữa thì cũng rất dễ thay đổi”. Dù nó đúng hay
không, nó làm tôi
sợ chết khiếp khi tôi lên 12 tuổi. Nó
trở thành một động cơ chủ yếu cho
đời sống của tôi.
Tôi được xác định
phương cách để
trưởng thành hơn là
để bị
mắc kẹt.
Vì
vậy qui y Pháp–giáo pháp của đức Phật–là những gì như
vậy. Từ một
nhận thức rộng rãi hơn, Pháp cũng có nghĩa
là
toàn bộ cuộc sống.
Giáo pháp của
đức Phật dạy về
buông bỏ và cởi mở, bạn làm điều đó trong cách mà bạn
quan hệ với
mọi người trong cuộc sống của bạn, trong cách
bạn quan hệ với những tình huống bạn mắc phải, trong cách
bạn quan hệ với
tư tưởng,
ý nghĩ của bạn, với tình cảm,
xúc cảm của bạn.
Mục đích của
toàn bộ cuộc sống không
phải là kiếm cho nhiều tiền, không phải là có một cuộc
hôn nhân hoàn hảo, không phải là
xây dựng tu viện Gampo.
Nó không phải là làm bất cứ điều gì
đại loại như vậy.
Bạn có một cuộc sống
rõ ràng và bất cứ cuộc sống nào
mà bạn có cũng là một
phương tiện để
tỉnh thức. Nếu
bạn
đơn độc và bạn
cảm thấy đơn cô, bạn
ước mong
có một người bạn, đó là một
phương tiện để
tỉnh thức.
Nếu bạn có một
gia đình lớn và bạn muốn mình có một
chút ít
thời giờ nhàn rỗi hơn, đó là một
phương tiện
để
tỉnh thức. Bất cứ cái gì bạn có đều là
phương
tiện để
thức tỉnh. Không có tình huống
tốt hơn những
gì bạn có. Nó đã tạo ra cho bạn, nó chỉ cho bạn mọi thứ
bạn cần để biết nơi mà dây kéo
áo choàng của bạn bị
mắc kẹt và nơi bạn có thể cởi bỏ.
Vì vậy, đó là những
gì nói lên về
qui y Pháp. Nó phải được làm với việc tìm
một
không gian cởi mở chứ không phải bị bao phủ bởi chiếc
áo giáp
si mê.
Qui
y Tăng cũng có nhiều điểm
tương tự như vậy.
Quy y Tăng
không phải là
chúng ta nhóm họp trong một câu lạc bộ nơi
mà tất cả
chúng ta đều là bạn tốt, nói về
đạo Phật
với nhau,
gật gù có vẻ
thông thái, phê phán những người
không
đi theo con đường của
chúng ta.
Qui y Tăng có nghĩa là
nương tựa trong tình
huynh đệ của những người đã
tự
hứa cởi bỏ áo giáp
si mê. Nếu
chúng ta sống trong một
gia
đình mà tất cả
mọi người đều cam kết cởi bỏ áo giáp
si mê, thì một trong những
phương tiện đầy
năng lực nhất
để biết cách
thực hiện điều đó là
ý chí phản ảnh
mà
chúng ta đưa ra cho nhau, sự tử tế mà
chúng ta bày tỏ
với nhau. Thông thường, khi một người đang
cảm thấy có
lỗi với chính mình và bắt đầu
ân hận,
mọi người vỗ
lưng người ấy và nói rằng: “Ồ, bạn thật tội nghiệp”
hay “Vì
lợi ích chung, hãy quên nó đi”. Nhưng nếu bạn
tự cam kết cởi bỏ áo giáp và bạn biết rằng người khác
cũng vậy, có một cách mà bạn có thể thực sự cho họ món
quà
giáo pháp. Với
tình thương và
lòng tốt bằng chính
kinh
nghiệm của bạn về những gì có thể, bạn cho họ sự khôn
ngoan mà người khác có thể đã cho bạn một ngày trước
đó khi bạn đang
đau khổ. Bạn khuyến khích họ dừng
than
thân trách phận mà hãy
nhận ra rằng đó là một cơ hội
để phát triển và rằng
mọi người đều phải
trải qua
kinh nghiệm này. Nói cách khác, Tăng là những người cam kết
giúp đỡ lẫn nhau để cởi bỏ chiếc áo giáp
si mê, bằng
cách không khuyến khích sự
yếu đuối của họ hay khuyến
khích khuynh hướng giữ áo giáp của họ luôn được mặc. Khi
chúng ta nhìn nhau ngã quỵ
hay nói một cách bướng bĩnh:
“Không, tôi thích chiếc áo giáp này”, có một cơ hội để
nói rằng dưới tất cả áo giáp đó có nhiều chỗ đau đang
mưng mủ, và một ít ánh sáng
mặt trời sẽ không thể làm
lành được vết thương. Đó là khái niệm về
qui y Tăng.
Khi
chúng ta nhận ra sự
cần thiết cởi bỏ áo giáp
si mê,
chúng
ta có thể nương tựa nơi sự
tỉnh thức và
chúng ta mong muốn
không mặc nó nữa bằng cách
qui y Phật.
Chúng ta có thể nương
tựa nơi
giáo pháp của
đức Phật và
chúng ta có thể nương
tựa
Tăng bảo,
gia đình của
chúng ta, những người đã cam
kết theo
giáo pháp của Phật, những người mà
chúng ta có
thể chia sẻ khổ đau và niềm vui.
Trungpa
Rinpoche đưa ra một định nghĩa về
qui y đã được viết
trên bảng
thông báo của
chúng ta ngày hôm kia. Nó bắt đầu
bằng một lời khẳng định
tuyệt đối: “Vì
mọi vật đều
chân chất,
rõ ràng, không
mập mờ khó hiểu nên không có
gì để đạt lấy hay để nhận ra”. Nhưng rồi Rinpoche đã
đi
xa hơn và làm nó trở nên rất
thực tế: “Sự
thực hành
hằng ngày chỉ
đơn giản là để phát triển một sự
chấp
nhận hoàn toàn và sự cởi mở đối với mọi tình huống,
mọi
cảm xúc và đối với
mọi người. Một sự
chấp nhận
và cởi mở
hoàn toàn đối với tất cả tình huống, tất
cả
cảm xúc, tất cả
mọi người,
kinh nghiệm mọi điều
một cách
hoàn toàn, đầy đủ, không ôm lấy, không chứa
chất, để
con người không tự thu mình lại cũng không tự
xem mình là trung tâm”. Đó là
lý do chúng ta đến đây để
thực tập.