- 01. Đức Phật
- 02. Đức Phật Có Phải Là Sự Hoá Thân Của Thần Linh, Thượng Đế?
- 03. Sự Phục Vụ Của Đức Phật Cho Nhân Loại Trên Thế Gian Này
- 04. Những Bằng Chứng Lịch Sử Về Đức Phật
- 05. Phật Giáo Là Một Học Thuyết Hay Một Triết Lý?
- 06. Phật Giáo Là Tôn Giáo Bi Quan, Tiêu Cực?
- 07. Chiến Tranh Và Hoà Bình Theo Quan Điểm Phật Giáo?
- 08. Chúng Ta Có Thể Biện Hộ Cho Chiến Tranh?
- 09. Nhu Cầu Thực Thi Thái Độ Khoan Dung Đối Với Thế Giới Ngày Nay
- 10. Con Người Và Tôn Giáo
- 11. Sự Bóp Méo Tôn Giáo
- 12. Tôn Giáo Đúng Đắn
- 13. Sự Phát Triển Luân Lý Đạo Đức & Tâm Linh
- 14. Thay Đổi Nhãn Hiệu Tôn Giáo Trước Lúc Lâm Chung
- 15. Tôn Giáo Hiện Đại
- 16. Tôn Giáo Của Tự Do
- 17. Sứ Mệnh Của Người Con Phật
- 18. Ý Nghĩa Của Giấc Chiêm Bao
- 19. Đạo Phật Cho Nhân Loại
- 20. Người Phật Tử Có Sùng Bái Thần Tượng Hay Không ?
- 21. Nguồn Gốc Của Tượng Phật
- 22. Giới Trí Thức Ngày Nay Nói Gì Về Hình Ảnh Đức Phật
- 23. Ý Nghĩa Của Việc Cầu Nguyện
- 24. Truyền Thống, Phong Tục Và Lễ Hội
- 25. Quan Niệm Về Thần Linh, Thượng Đế
- 26. Quan Điểm Của Phật Giáo Về Hôn Nhân
- 27. Tại Sao Dân Số Thế Giới Tăng?
- 28. Địa Vị Của Nữ Giới Trong Đạo Phật
- 29. Phật Giáo Và Nhà Tư Tưởng Tự Do
- 30. Tôn Giáo Trong Thời Đại
- 31. Tôn Giáo Và Hạnh Phúc Nhân Loại
Thiên nhiên thì không thiên vị; nó không thể được tâng bốc bằng những sự cầu nguyện. Nó không đảm bảo được bất kỳ những đặc ân nào khi yêu cầu.
Con người không phải là một sinh vật bị sa ngã để vang xin cho những nhu cầu khi anh ta chờ đợi lòng từ bi ban bố. Theo Phật giáo, con người là một bậc đạo sư đầy đủ khả năng kiểm soát chính mình. Chỉ vì sự vô minh tìm ẩn sâu kín trong tâm của anh ta, mà anh ta không nhận ra khả năng đầy đủ ẩn náu trong mình. Bởi vì Đức Phật đã chỉ ra năng lực tìm ẩn bên trong này, nên con người phải tu tập tâm và cố phát triển tâm bằng cách nhận ra khả năng bẩm sinh của anh ta.
Phật giáo ban cho con người những khả năng, trách nhiệm đầy đủ và chân giá trị. Chính vì thế khiến cho con người trở thành bậc đạo sư của chính mình. Theo Phật giáo, không có một chúng sanh nào cao hơn ngồi đó để phán xét những lợi ích và thân phận của con người. Điều đó có nghĩa là cuộc sống của chúng ta, xã hội chúng ta, thế giới chúng ta là những gì các bạn và tôi muốn tìm hiểu về nó và không phải những gì mà một chúng sanh vô hình muốn nó phải là.
Hãy nên nhớ rằng Thiên nhiên thì không thiên vị; nó không thể được tâng bốc bằng những sự cầu nguyện. Nó không đảm bảo được bất kỳ những đặc ân đặc biệt nào khi yêu cầu. Do vậy trong Phật giáo cầu nguyện là thực hành thiền định lấy đối tượng tự chuyển hoá lục mục tiêu. Cầu nguyện trong thiền định là sự phục hồi bản chất tự nhiên của con người. Đó là sự chuyển hoá bản chất nội tâm của con người được thành tựu bởi sự thanh tịnh hoá của ba nghiệp thân, khẩu và ý. Thông qua thiền định, chúng ta có thể hiểu rằng ‘chúng ta trở thành những gì chúng ta suy nghĩ’ tương xứng với những phát minh của tâm lý học. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta kinh qua một sự nhẹ nhõm trong tâm của chúng ta; đó là hậu quả tâm lý mà chúng ta đã tạo thông qua niềm tin và sự thành kính, tận tâm của chúng ta. Sau khi tụng một số bài kệ, chúng ta cũng kinh qua một kết quả tương tự. Danh hiệu và những biểu tượng tôn giáo quan trọng tới mức độ mà chúng có thể giúp phát huy lòng tự tin và sự nhiệt tâm.
Chính Đức Phật cũng đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng không phải do cầu nguyện những bộ thánh điển hoặc là tự ép xác, hoặc là ngủ trên đất, lặp đi lặp lại việc cầu nguyện, thi kệ, chú thuật, bùa, hành xác để hối lỗi, niệm thần chú và cầu khẩn mà chúng ta có thể đạt được niềm an lạc, hạnh phúc của Niết-bàn.
Xem như việc sử dụng cầu nguyện phục vụ cho mục tiêu đạt quả vị cứu cánh, một thuở nọ Đức Phật đưa ra một phép loại suy về một con người muốn vượt qua một dòng sông. Nếu anh ta ngồi xuống và cầu nguyện van nài rằng bờ bên kia của dòng sông sẽ đến gần với anh ta và mang anh ta sang sông, thì lúc đó sự cầu nguyện của anh ta không được đáp ứng. Nếu anh ta thực sự muốn vượt qua khỏi sông để đến bờ bên kia, thì anh ta phải nỗ lực làm một số việc như phải tìm những khúc củi và đóng một chiếc bè hoặc là tìm xem có cây cầu nào không hoặc là đóng một chiếc thuyền hoặc là bơi qua. Bằng cách này hay cách khác anh ta phải vượt qua bờ bên kia của con sông. Ngược lại, nếu anh ta muốn vượt qua con sông của sanh tử luân hồi, thì những hành động cầu nguyện suông không đủ khả năng đưa anh ta vượt qua con sông đó. Anh ta phải nỗ lực, làm việc chăm chỉ bằng cách sống một đời phạm hạnh, kiềm chế lòng tham, thanh tịnh tâm ý và đoạn trừ hết tất cả những cấu uế và bất tịnh trong tâm. Chỉ khi đó anh ta mới có thể đạt được mục đích cứu cánh. Việc cầu nguyện suông sẽ không bao giờ đưa anh ta đến mục đích cứu cánh.
Nếu sự cầu nguyện là cần thiết, thì chúng ta nên sử dụng nó để làm tăng thêm sức mạnh của tâm chứ không thể để van xin lợi dưỡng. Lời cầu nguyện sau đây của một nhà thơ nổi tiếng, dạy chúng ta cách cầu nguyện, người Phật tử xem lời cầu nguyện này như là việc định tâm để tu tập: