Phần 2

17/01/201112:00 SA(Xem: 15577)
Phần 2


TINH TÚY TRONG SÁNG
CỦA ĐẠO LÝ PHẬT GIÁO
Những Lời dạy thực tiễn của Tổ Sư Thánh Tăng Ấn Độ ATISA Lúc truyền Đạo Phật vào Tây Tạng
Tác giả: Phạm Công Thiện
Viên Thông California Xuất Bản 1998
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh tái bản


CHƯƠNG 6
TẤT CẢ ĐỀU CÓ SẴN TRONG TÂM THỨC CHÚNG TA

6. Tất cả đều có sẵn trong tâm thức chúng ta:

Nếu chúng ta biết cách điều động hướng dẫn trí tưởng tượng của chúng ta, chúng ta sẽ giựt mình nhận ngay rằng sức mạnh kinh hồn của trí tưởng tượng linh hoạt trong mọi bình diện đời sống, những điều lớn lao nhất trong đời đều có sẵn trong chúng ta. Chính sức mạnh của trí tưởng tượng có khả năng vô biên sáng tạo ra những cái cụ thểchúng ta thường gọi là thực tạithực tế. Tất cả những điều chúng ta tưởng tượng mỗi ngày chính là đièu xô đẩy mình (lúc chết) đầu thai vào những cõi tối tăm xấu ác bi thảm. Biết tưởng tượng ra điều cao đẹp thì được sống cõi cao đẹp.

Chuyển hóa tâm thức cũng là một cách tích cực xoay chuyển trí tưởng tượng mìn vào trên đỉnh núi, mở rộng tầm nhìn của mình vọng thẳng lên bầu trời bao la mênh mông, quán tưởng, và quán tượng vô số chư Phật và chư Đại Bồ Tát đang vân tập như mây ngũ sắc đầy trời. Tất cả đều có sẵn trong tâm thức của chúng ta, chỉ khi nào tâm được trống trải, trống rỗng, sáng ngời, sáng rực thực sự, lúc ấy niềm cực lạc xuất hiện trọn vẹn đồng lúc với sự thông đạt vô ngại của Không Tính.

Phải làm gì để đạt tới được sự xoay chuyển trọn vẹn của tâm thức quay trở về lại Phật Tính?

Bước đầu tiên là phải qui y Tam Bảo. Khi đã qui y Tam Bảo thì không bao giờ trở lại qui y thế gianqui y thế tục, không bao giờ có thể qui y tà ma hay quỉ thần ngoại đạo, dù có phải chịu tử hình hay bị phá hủy thân mạng cũng dứt khoát không bao giờ từ bỏ Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), nhất cử nhất động, mỗi một cử chỉ và mỗi một hơi thở đều xoay hướng tạ ơn, ngưỡng mộ, và tôn kính Phật, Pháp, Tăng. Một lúc nào đó, hơi thở sẽ trở nên thơm ngát như bông sen.

CHƯƠNG 7
TAM BẢO CHÍNH LÀ TÂM THỨC CỦA CHÚNG TA
7. Tam Bảo chính là tâm thức của chúng ta:

Mỗi lúc tâm thức mình bất ngờ được chuyển hóa toàn diện, được lọc sạch trong sáng rực ngời, lúc ấy Phật, Pháp và Tăng không còn là cái gì ở bên ngoài mình, không còn cách biệt với mình: Tam Bảo trở thành bản thânbản thức của chính mình. Qui y Tam Bảo, tri ơn, ngưỡng mộ, tôn kính Phật, Pháp và Tăng: đó là tri ơn, ngưỡng mộ, tôn kính "bản lai diện mục" của mình. Mình thờ phụng, quì lạy liên tục, cúng dường, sám hối, thỉnh cầu sự hiện diện thường xuyên của tất cả những gì cao quí nhất.
Đời người chỉ có ý nghĩa thực sự mỗi khi mình được thường trực sống thở ngay vào bên trong lòng bông sen thơm trắng, lúc thành Phật thì chính mình sẽ ngồi trên cái bông sen tinh khiết ấy. Phật tử đúng nghĩa phải là người qui y Tam Bảo và không bao giờ qui y tám pháp của thế gian, Phật tử đúng nghĩa xa lìa dứt khoát tám điều dao động bản thân một cách dữ dội nhất, gọi là tám cơn gíó chướng:

1) Vui sướng khi được khen ngợi ca tụng.

2) Đau đớn khi bị mắng chửi.

3) Vui sướng khi được lợi lộc tài sản.

4) Đau khổ khi mất lợi lộc tài sản.

5) Vui sướng khi được nổi tiếng, khi được thành công.

6) Đau khổ vì bị thất bại hay vô danh.

7) Vui sướng khi được tiện nghi thoải mái.

8) Đau đớn khi bị mất tiện nghi.

Nói gọn lại: danh thơm, tiếng xấu, được mất, khen, chê, sướng, khổ. Dù tu hành trọn đời cho đến 95 tuổi, lúc chết lại bất ngờ bị một trong tám cơn gió chướng này thổi đến làm dao động tâm thức, lúc ấy, vừa chết liền đọa ngay địa ngục, vì đã đánh mất Bồ Đề Tâm.
Do đó, điều quan trọng vô cùng, mỗi khi vừa qui Tam Bảo, phải dứt khoát vững vàng, kiên định, bất lay chuyển trước tám ngọn gió đời và phát nguyện thể hiện Bồ Đề Tâm.

CHƯƠNG 8
KHÔNG CÓ BỒ ĐỀ TÂM THÌ CHẲNG CÓ PHẬT, PHÁP VÀ TĂNG
8. Không có Bồ Đề Tâm thì chẳng có Phật, Pháp, và Tăng:

Nhà đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã dịch "Bồ Đề Tâm" là "lòng Bồ Đề", chữ "lòng" đã nói lên tất cả dị biệt siêu việt của tiếng nói quê hương. Đạo Phật không xuất thế và cũng không nhập thế: đạo Phật vẫn liên tục chuyển thế trong từng giây phút trôi qua trên mặt đất và trong cả toàn thể vũ trụ với hàng trăm tỷ thiên hà bao la. Bồ Đề Tâm là gì? Lòng Bồ Đề là tấm lòng sắt son quyết kiệt chứng nhập Giác Ngộ viên mãn vì lợi ích mênh mọng sâu rộng cho tất cả chúng sinh. Bồ Đề là bỏ mình cho người khác.

Bỏ mình cho tất cả mọi kẻ khác và cho tất cả sinh vật khác một cách sáng suốt, trong sạch, trống trải, rực ngời, khỏe mạnh. Điều này không phải chỉ nằm trong ý nguyện hay đại nguyện thôi mà lại được thực hiện trọn vẹn ngay trong từng bước chân của bực Bồ Tát trên con đường thu nhiếp lại cứu cánh tối hậu: mỗi bước chân đã là lộ trình trọn vẹn, chỗ đi tới đã lập tức được thực hiện trong từng bước chân, vì chứng nhập rằng không có đến và không có đi, mà Bồ Tát Hạnh có nghĩa là vẫn đi hoài, vì lợi ích sâu rộng cho chúng sinh.

Khi nào còn Bồ Đề Tâm thì còn Bồ Tát và còn Phật, Pháp và Tăng. Tam Bảo sẽ bị tiêu diệt trên mặt đất này nếu tất cả mọi người đều quên mất Bồ Đề Tâm. Lúc sáu bảy tỉ người đều quên mất Bồ Đề Tâm, lúc ấy chỉ còn một người duy nhất thể hiện chứng nhập Bồ Đề Tâm thì Phật, Pháp và Tăng vẫn còn xuất hiện để cứu thoát nhân loại. Bồ Đề Tâm hay lòng Bồ Đề là lòng phát hiện Giác Ngộ viên mãn vì lợi ích phi thường cho tất cả sinh vật của tất cả vũ trụ. Theo nghĩa bình thường, Bồ Đề Tâm được thể hiện nơi lòng từ bi sâu rộng bao la. Theo nghĩa phi thưòng, Bồ Đề Tâm được thực hiện qua sự chứng nhập Không Tính: tất cả đều không có tự tính, tất cả đều trống trải, rực sáng, vô ngại, cực lạc.

CHƯƠNG CHÍN
TỪ BITRÍ HUỆ

9. Từ BiTrí Huệ:
Mỗi bưóc chân khởi đầu đã là chỗ đi tới rồi: Bất Nhị luôn luôn là "lý nhất quán" của Phật Pháp. Bất Nhịvô tự tính, nghĩa là Không Tính, và Không Tính đã được lưu động trong chân lý bình thườngDuyên Khởi. Về mặt Duyên KhởiTừ Bi, về mặt Không TínhTrí Huệ. Từ Bi Siêu Việt (Đại Từ Bi) và Trí Huệ Siêu Việt (Đại Bát Nhã, Đại Trí Huệ) đã được thu nhiếp trong lực tự chân ngôn thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát: "Om Mani Padmé Hum". Mỗi khi tụng lên thần chú Om Mani Padmé Hum thì Quán Thế Âm Bồ Tát xuất hiện ngay lập tức. Có người không thấy gì hết, điều này cũng tốt: chỉ cần nói thầm Om Mani Padmé Hum một lần thôi, dù mình không thấy gì hết, nhưng thực sự trong cõi cực kỳ vi tế của tâm thức của chính mình đã xuất hiện hạt giống tốt đẹp cho cả rừng cây dược thụ tương lai.

Khi đứng ở bình diện phi thường, sáu vần của câu thần chú Om Mani Padmé Hum không phải nói về Quán Thế Âm Bồ Tát mà lại chính là Quán Thế Âm Bồ Tát: Quán Thế Âm không khác biệt với sáu âm thanh Om Mani Padmé Hum, và Om Mani Padmé Hum không khác với Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát tức là Om Mani Padmé Hum, và Om Mani Padmé Hum tức là Quán Thế Âm Bồ Tát. Lòng Từ chỉ là lòng Từ vì đã có lòng Bi, và vì có lòng Từ Bi mới có được Trí Huệ: có từ thì có bi, có bi thì có trí, có trí thì có huệ. Thực ra tất cả đều xảy ra nhất loạt, tất cả đều được xuất hiệnthực hiện đồng lúc ngay lập tức. Lòng Đại Biphương tiện thiện xảo, giống như con trai. Lòng Đại Bi nhập một với Trí HuệTrí Huệ (Không Tính) thì giống như con gái. Đại lạc xuất hiện trong tính nhập giữa Từ BiTrí Huệ, cái chùy kim cương (Từ Bi) và cái chuông (Trí Huệ); cái chùy kim cương được thu lấy trong bàn tay phải và cái chuông được giữ yên ở bàn tay trái của Đức Phật Kim Cương Tát Trụy (Vajrasattva) trong Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng.

Chuyển qua một bình diện khác, qua một luồng sánh sáng khác trong sáng hiền hậu hơn nữa: cha mẹ của mình ôm nhau khăng khít mặn nồng trong cơn hoan lạc vô biên (đại lạc), nhờ thế mình mới được đầu thai ra đời. Tây Tạng gọi là yab-yum (cha mẹ) trong sự thể hiện Phật Pháp một cách cụ thể siêu việt sự hòa nhập giữa cha (yab) và mẹ (yum) là chứng nhập Giác Ngộ (Đại Lạc) giữa lòng kết hợp; hội nhập trọn vẹn từ thể xác đến tinh thần giữa cha là phương tiện thiện xảo (lòng từ bi) và mẹ là Không Tính (trí huệ). Cha bên phải (chùy kim cương bên phải bàn tay mặt của Đức Phật Kim Cương Tát Trụy) và mẹ bên trái (cái chuông bên trái của ngài Kim Cương Tát Trụy).

Cha là Cực lạc và mẹ là Không Tính; cha là tha lợi (vì lợi ích cho kẻ khác) và mẹ là tự lợi (vì lợi ích cho chính mình); cha là tha lực (Tịnh Độ Tông) và mẹ là tự lực (Thiên Tông); cha là sắc thân (rupakaya) và mẹ là pháp thân (dharmakaya). Đó là ý nghĩa phi thường siêu việt về những ảnh tượng Phật Cha và Phật Mẹ ôm nhau giao hợp mà chúng ta thưòng được nhìn thấy trong Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng. Có nhiều người đã hiểu sai lạc về những ảnh tượng siêu việt ấy, thực ra chỉ có Phật Giáo Tây Tạng là một truyền thống Phật Pháp duy nhất hiện nay còn giữ lại tất cả tinh túy nguyên vẹn trong sạch nhất của Phật Giáo Ấn Độ, sau khi Phật Giáo Ấn Độ đã bị tiêu diệt trọn vẹn vào thế kỷ thứ mười ba, do những thế lực tàn ác dã man của ngoại đạo ngoại bang.

Tất cả tinh ba tinh túy của Phật Giáo Đại Thừa Ấn ĐộPhật Giáo Kim Cương Thừa Tây Tạng được thu gọn lại trong sáu âm thanh linh thiêng của lục tự đại chân ngôn, lục tự đại thần chú Om Mani Padmé Hum (Án Ma Ni Bát Di Hồng). Sáu âm thanh linh hiện này đóng khép lại sáu cửa luân hồi: người đọc tụng thần chú này thì nhất định sẽ không bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, a tu la, chư thiên. Thế là thoát vượt ra cõi luân hồi.

Om tức A,U, M, nghĩa là thân khẩu, ý của chư Phật.
Mani là ngọc như ý (tức là cha, nghĩa là phương tiện thiện xảo, chính là lòng Đại Bi).
Padmé là hoa sen, (tức là mẹ, nghĩa là Không tính, chính là Trí Huệ).
Hum là chủng tự bí mật nói lên sự Hòa Nhập, tính cách Bất Nhị bất động giữa lòng Đại BiĐại Trí Huệ.
Có nhiều vị thánh tăng Phật GiáoHy Mã Lạp Sơn đã trì tụng đại thần chú Om Mani Padmé Hum đến cả năm triệu lần hoặc nhiều hơn nữa. Đối với chúng ta, có lẽ chỉ đọc được khoảng 108 lần mỗi ngày và cũng đủ tự cho rằng mình khá tinh tấn?

CHƯƠNG 10
PHƯƠNG PHÁP THỰC TIỄN GIẢN DỊ ĐỂ TU HÀNH PHẬT PHÁP

10. Phương thực tiễn giản dị để tu hành Phật Pháp:

Chúng ta khó theo được sức mạnh tinh tấn dị thường của những bậc thánh tăng như Milarepa và Shabkar. Ngay đến thế kỷ 20 này, vị thánh tăng Tây Tạng Deshung Rinpoche (1906-1987) mới vừa mất cách đây mười năm, mỗi ngày, ngài thức dậy lúc 2 giờ sáng và thực hành đủ mọi pháp môn quán tưởng thiền định mật tông (từ pháp môn quán tưởng Hevajra, Vajrayogini cho đến Manjushri và Tara), rồi đến chiều thì quán tưởng thiền mật về pháp môn Quán Thế Âm Bồ Tát, rồi qui y Tam Bảo đến 108 lần mỗi ngày (vừa đọc chú, vừa quán tưởng, vừa quì lạy), rồi sám hối theo pháp môn Kim Cương Tát Trụy, rồi cúng dường, v.v...

Tối trước khi ngủ, ngài lại thực hành pháp môn du già lúc ngủ, rồi lại đọc tụng mỗi đêm về Bảy Điểm Chuyển Tâm của truyền thống tổ sư tông phái Kadampa mà người khai sáng là Tổ Sư Ấn Độ Atisa (A Tỳ Sa). Đó là chưa kể đến việc trì chú thường xuyên của ngài, mỗi ngày Deshung Rinpiche (Deshung Đại Bảo) trì chú Om Mani Padmé Hum đến hai chục ngàn lần. Như thế, chỉ mười ngày thì đã đến 200,000 lần, một trăm ngày thì đã tới hai triệu lần, ngài sống đến 81 tuổi, như vậy, khó mà đếm được mấy trăm triệu lần ngài đã trì chú Om Mani Padmé Hum!

Phương pháp thực tiễn giản dị nhất để tập tu hành Phật Pháp là noi theo gương của ngài Desung Rinpoche; còn nếu theo ngài không được thì chúng ta cũng học được tính khiêm tốn, khiêm nhường và ý thức trọn vẹn rằng mình chỉ là một kẻ chưa hiểu biết gì về Phật Pháp cả. Nếu có học tu hành chút ít chỉ mong đọc Om Mani Padmé Hum cho đến một ngàn lần mỗi ngày, hoặc tệ nhất cũng 108 lần mỗi ngày.

Chúng ta cũng không nên quên rằng một người mới bắt đầu khởi sự tu hành Phật Giáo Tây Tạng, sơ khởi là phải quì lạy 500,000 lần (vừa đọc chú, vừa quán tưởng, vừa quì lạy): một trăm ngàn lần qui y Tam Bảo, một trăm ngàn lần lạy Phật Pháp Tăng, một trăm ngàn lần quán tưởng Kim Cương Tát Trụy và làm nghi thức sám hối với chú bách tự của Kim Cương Tát Trụy (Vajrasattva) phải trì tụng đến một trăm ngàn lần, rồi lại cúng dường mạn đà la cho Tam Bảo đến một trăm ngàn lần, rồi lại thực hiện quán tưởng du già bản sư (guru yoga) cho đến một trăm ngàn lần nữa. Rồi sau đó, tốt nhất là tự nhốt mình (nhập thất) để thiền định quán tưởng trong hang động đến 3 năm 3 tháng 3 ngày, hoặc sau đó lập lại 3 năm nữa, hoặc vài ba lần chu kỳ 3 năm ...

Khó tình làm được như vậy, nhưng cả ngàn năm nay, trên núi Hy Mã Lạp Sơn, có vô số tu sĩ, đạo sĩ đã thực hiện nhiều việc tu hành Phật Pháp còn khó khăn gấp vạn lần trên: thí dụ cụ thể là Milarepa và Shabkar mà chúng ta còn biết được qua những tài liệu dịch từ tiếng Tây Tạng trong mấy chục năm nay.
Bài học lớn nhất về Phật Pháp, phương pháp thực tiễn giản dị nhất để tu hành Phật Pháp là gì? Đó là pháp môn chuyển hóa tâm thứcTổ Sư Ấn Độ Atisa đã truyền qua Tây Tạng từ thế kỷ 11 và vẫn còn được tất cả chư tăng của tất cả tông phái mật tông Tây Tạng áp dụng hành trì hằng ngày hằng đêm cho đến ngày hôm nay.

Điều thực tiễn giản dị đầu tiên để tu hành Phật Pháp chính là lòng kiên nhẫn. Tổ Sư Thánh Tăng Ấn Độ Atisa đã dạy như vầy: "Sự kiên nhẫn cao lớn nhất chính là lòng khiêm tốn, khiêm nhường". Một hôm tại Bồ Đề Đạo TràngẤn Độ vào năm 1974, một bậc cao tăng vĩ đại thuộc tông phái dòng tổ Atisa, đức Đạt lai Lạt Ma (Daila Lama) đã từng nói như vầy:
"Chỉ cần biết một chữ của Phật Pháp thôi và đem chữ ấy vào việc thực hành tu chứng, điều này đem đến những kết quả tu hành sâu thẳm và đặc biệt, trái lại những kẻ nào có thể tụng thuộc lòng một trăm ngàn quyển kinh luận mà không thực hành tu chứng Phật Pháp thì chẳng chứng nghiệm lợi ích bao nhiêu cả".
Vậy, chúng ta chỉ cần kiên nhẫn khiêm tốn thực hành trì tụng câu thần chú Quán Thế Âm Om Mani Padmé Hum đến vài ngàn lần mỗi ngày, liên tục, đều đặn, và tất nhiên nhất định tâm thức của mình sẽ chuyển hóa toàn diện.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190823)
01/04/2012(Xem: 36427)
08/11/2018(Xem: 15107)
08/02/2015(Xem: 54244)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :