Thư Viện Hoa Sen

Mục Lục: Giới Thiệu

12/02/201112:00 SA(Xem: 15650)
Mục Lục: Giới Thiệu


VUA MILINDA VẤN ĐẠO

Một bản thâu gọn quyển "Milinda Panha"
Bản Anh ngữ: Tỳ Kheo Pesala - Bản Việt ngữ: Cư sĩ Liễu Pháp

1. Lời Tựa của Alex Wayman, Chủ Bút “Buddhist Tradition Series” :

Cuốn “Vua Milinda Vấn Đạo”, được Tỳ Kheo Pesala thâu gọn ở đây với một sự trình bày Phật Pháp cẩn trọng trong suốt tác phẩm Phật học đáng lưu ý này. Công trình dịch thuật toàn diện cuốn Milindapañha vẫn còn lưu giữ trong bộ XXXV và XXXVI của tuyển tập “Sacred Books of the East”. Bản dịch xưa cũ này (xuất bản năm 1890 và 1894), mặc dầu được dịch rất thông minh, đôi khi cũng bị cho là thiếu sót ở chỗ này, chỗ kia trong việc diễn dịch những danh từ Phật học chuyên môn.

Ngoài ra, bản dịch toàn diện đó đã không có danh sách những từ ngữ Pāli như Tỳ Kheo Pesala đã có trong bản thâu gọn. Bản thâu gọn này nên được đón nhận như là một sự chấp nhận hết lòng và cấp nhật tác phẩm cổ điển lớn lao mà trong đó sự trình bày các vấn đề căn bản Phật Pháp vĩnh viễn vẫn là quan trọng. Chủ Bút tuyển tập Buddhist Tradition Series rất vui lòng tuyển công trình thâu gọn của Tỳ Kheo Pesala vào tuyển tập này.
  

 Alex Wayman - New York City, May 24, 1990
 


2. Lời Tựa của Đại Đức Hammalawa Saddhātissa:

Milindapañha là một cuốn sách Pāli viết vào khoảng thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Vua Milinda, một vị vua xứ Bactria, trị vì miền đông-bắc Ấn Độ, đã gặp một vị sư tên là Nāgasena và nhà vua đặt một số câu hỏi về triết lý, tâm lýđạo đức của Phật Giáo Tôi đoán chừng rằng cuộc tranh luận đã được diễn ra bằng tiếng Hy Lạp gốc xứ Bactria nhưng sau đó được dịch ra tiếng Pāli và Sanskrit. Cuốn sách Pāli nỗi tiếng này, với nhan đề Milinda Pañha hay là Những Câu Hỏi Câu Của Vua Milinda, đã được dịch ra Anh ngữ hai lần: năm 1890 và năm 1969.

Cả hai bản dịch đều đầy đủ tính chất văn học và nhiều chỗ đã được dịch sát nghĩa theo nguyên văn, vì thế nên các bản dịch đó phần lớn là dành riêng cho những học giả. Tuy nhiên, tác phẩm này (của Tỳ Kheo Pesala) thì không sát nguyên văn mà là một bản dịch thoát làm nên một bản thâu gọn và nhắm vào độc giả thích đi tắt hơn là đi đường dài, bất kể rằng con đường dài có lẽ sẽ rất đẹp.
Cấu trúc của sách vẫn được giữ như nguyên bản, nhưng trong nhiều trường hợp số thí dụ ví von, để vạch rõ quan điểm, đã được giảm bớt.

Tác giả, Đại Đức Pesala, là một vị sư Phật Giáo đã tu học ở Miến Điện và Thái Lan mà kiến thức tiếng Pāli đã giúp ngài khảo sát những chỗ mơ hồ, không rõ rệt trong bản dịch để biên soạn một bản thâu gọn súc tích, dễ đọc với một thứ Anh ngữ tân tiến, tao nhã, trong khi kiến thức Phật pháp của ngài đã giúp làm sáng tỏ vài ý tưởng mập mờ.
Cuốn sách này chắc chắn sẽ đạt được mục đích như đã chủ định bằng sự trình bày một cách đơn giản tác phẩm gốc. 

3. Sơ lược về tiểu sử Đại Đức Pesala:

Đại Đức Pesala là một người Anh, thọ giới Tỳ kheo năm 1979 với Ngài Mahāsi Sayādaw của Miến Điện khi Ngài Mahāsi đang trên đường thi hành sứ mạng giảng dạy Thiền Minh Sát tại Anh Quốc.
Đại Đức đã viếng thăm Miến Điện ba lần để thực tập Thiền Minh Sát theo phương pháp của Ngài Mahāsi Sayadaw. Đại Đức cũng đã trải qua 18 tháng ở một tu viện trong rừng miền đông-bắc Thái Lan để tu học theo truyền thống của Ngài Thiền Sư Achaan Chah. 

Sau khi trở về Anh Quốc, Đại Đức làm việc gần gủi với Ngài Hammalawa Saddhātissa để giúp soạn thảo một số tác phẩm, như là “A Buddhist’s Manual”, “Pāli Literature of South-East Asia” và “Abhidhammatthāvibhāvinī-tīkā.” (*V: Đây là quyển phụ chú giải cho cuốn Abhidhamma, nghĩa là chú giải cho Abhidhammattha Sangaha; tīkā: phụ chú giải; Abhidhammatthavibhāvinī: Exposition of The Topics of Abhidhamma, being a commentary to Anuruddha’s Summary of Abhidhamma).

Đại Đức cũng hợp tác chặt chẻ với Ngài Saddhātissa để soạn và hiệu đính một tuyển tập sưu tầm toàn diện các tác phẩm cả đời của Ngài Mahā-Thera, dưới nhan đề “Facets of Buddhism”; bộ sưu tầm này dành cho World Buddhist Foundation, một cơ quan được thiết lập để quảng bá kinh sách Phật Giáo.

Đại Đức cũng được mời đến Tích Lan (Sri Lanka) để giúp Ngài Balangoda Ānanda Maitreya Mahānāyaka Thera đưa vào máy điện toán một bản dịch các Ngũ Bộ Kinh Pāli ( Nikāyas) do Ngài Mahānāyaka Thera soạn, và đây là một nguồn sưu tầm có giá trị cho các học giả Phật Giáo

4. Lời Giới Thiệu về Nguồn Gốc cuốn Milinda Pañha:

Cuốn Milinda Pañha là một cuốn sách cổ được Phật Tử rất tôn trọng và quả là được sùng kính đến độ được người Miến Điện đưa vào Tam Tạng Pāli. Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Giáo Sư T.W. Rhys Davids, nhà phiên dịch sách Pāli có khả năng bậc nhất, xếp Milinda Pañha vào hạng rất cao. Giáo Sư nói: “Tôi dám nghĩ rằng cuốn Những Câu Hỏi Của Vua Milinda phải là một tác phẩm văn xuôi tuyệt tác của Ấn Độ; và trên phương diện văn học, đây quả là cuốn sách hay nhất xưa nay so với những sách cùng một thể loại, bất kể đã xuất phát ở một nước nào.”

Văn phong của cuốn Milinda Pañha rất giống với lối văn đối thoại của nhà hiền triết Plato, trong đó ngài Nāgasena đóng vai Socrates và theo quan điểm Phật Giáo thì ngài Nāgasena trội hẳn hơn vua Milinda nhờ cách lý luận có cơ sở vững chắc và những ví dụ so sánh thích đáng. Tác giả cuốn Milinda Pañha không ai biết, nhưng hầu như chắc chắntác giả đã sống ở cực đông bắc của Ấn Độ. Điều này được hỗ trợ bởi những dữ kiện về vua Menander, một vị vua xứ Bactria, được nhận dạng như là vua Milinda trong sách này. Người ta biết được nhiều dữ kiện về vua Menander như là nhiều đồng tiền kim khí của vua Menander đã được tìm thấy ở một vùng rộng lớn miền bắc Ấn Độ, về phía cực tây như Kabul, về phía cực đông như Mathura và cực bắc như Kashmir.

Vua Menander đôi khi được hình dung như là một người còn trẻ và những lần khác như là một người rất già… Sách xuất bản về kho tàng của Mir Zakah xác nhận rằng vua Menander đã cai trị Ghazni và vùng lân cận là thung lũng Kabul (*V: thuộc Afghanistan bây giờ), ngoài ra vua cũng chiếm đóng các vùng Hazara và Swat Valley (*V: thuộc Pakistan bây giờ). Vua Menander là một vị vua Hy Lạp trị vì xứ Bactria, một thuộc địa của Hy Lạp do Đại Đế Alexander tạo nên. Vua có lẽ đã trị vì từ năm 150 đến năm 110 trước Tây lịch (như vậy cuộc tranh luận giữa vua Milinda và vị sư Nāgasena đã diễn ra không quá 400 năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn)…

Theo các dữ kiện còn lại từ thời đó, vua Menander sinh ra ở xứ Bactria, khôn lớn ở Ariana (thung lũng Kabul), và trong những năm đầu trị vì, vua đã bành trướng lãnh thổ vương quốc đến thung lũng Indus và xa hơn nữa, có lẽ về sau dựng nên kinh đô ở Sāgala. Không giống như Bactria là nơi bị ảnh hưởng lớn của văn hóa Hy Lạp, những vùng bành trướng mới đã chịu ảnh hưởng của Phật Giáo. Vua Menander, tuy được giáo dục trong truyền thống Hy Lạp, đã tiếp xúc trực tiếp với Phật Giáo, và chắc chắn là vua thường hay gặp các vị sư Phật Giáo trong vương quốc.

Mặc dầu là vậy, dường như cũng không chắc chắn là nhà vua có đủ kiến thức về giáo pháp để tranh luận như đã thấy trong sách; trong sách vua Milinda đã được mô tả như là người rất thông hiểu giáo pháp. Quan điểm của tôi (Tỳ Kheo Pesala) là tác giả (viết cuốn Milindapañha) có gặp gở vua Menander và có lẽ đã dựa vào cuộc đối thoại được kể lại và dùng kiến thức riêng của mình để viết dài hơn về cuộc tranh luận. Giả thiết này nhận được sự tán đồng từ các bản dịch Trung Hoa. Các bản dịch Trung Hoa (có ít nhất ba bản) chỉ gồm có ba phần đầu và gần giống như trong bản Pāli về các câu hỏi, tuy nhiên khác biệt về phần giới thiệu nguồn gốc…

5. So sánh với các bản dịch Trung Hoa:

Khi chuyển tự bản tiếng Pāli thập niên1860, V.Trenchner chỉ rõ rằng bản nguyên văn Milindapañha chắc chắn đã viết bằng tiếng Sanskrit. Lý do là bản văn bắt đầu bằng những chữ “Tam yathā nusuyatā” (Được truyền tụng lại như vầy) thay vì theo mẫu mực Pāli, thì phải là “Evam me sutam” (Tôi nghe như vầy). Điều này cũng được xác nhận qua bản dịch Trung Hoa, mặc dầu hiển nhiên là cùng nguồn gốc, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt dễ thấy:

5.1. Những bản dịch Trung Hoa có ba phần đầu tương đồng với bản Pāli và ngụ ý rằng bốn phần sau đã được thêm dần vào về sau (4 phần đó là: Những trường hợp khó xử, Một vấn đề được giải quyết bằng suy luận, Tu khổ hạnh và Những ví dụ để so sánh).

5.2. Bản văn Trung Hoa lấy tên của vị Tỳ Kheo làm nhan đề: “Kinh Na-Tiên Tỳ Kheo” (Nāgasena-bhikshusūtra: kinh tỳ kheo Nāgasena). Bản văn Pāli thì lấy tên nhà vua làm nhan đề: “Milindapañha” – “Những câu hỏi của Milinda”.

5.3. Bản văn Pāli có 12 câu hỏi nhiều hơn (bản Trung Hoa).

5.4. Chuyện về tiền kiếp của Nāgasena và Milinda đều khác biệt.

5.5. Bản dịch Trung Hoa không hề nhắc đến Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) trong khi Vi Diệu Pháp thường được nhắc đến trong bản Pāli.

5.6. Về các Phẩm Trợ Đạo (Bodhipakkhiya-dhammā), dịch giả bản Trung Hoa đã sai về nhiều từ ngữ, chứng tỏ dịch giả đã không quen thuộc với kinh sách Pāli.

5.7. Bản Pāli nói rằng súc vậtlý luận nhưng không có trí tuệ; bản Trung Hoa nói súc vậttrí tuệ nhưng tâm (hearts) của chúng thì khác biệt (*V: không rõ ở đây tâm - hearts - có nghĩa gì? và khác biệt như thế nào?). 

Mặc dầu có nhiều điểm hơi khác biệt giữa hai bản văn, sự liên hệ chặt chẻ giữa những ví dụ để làm sáng tỏ những từ ngữ được dùng và thứ tự các câu hỏi đã làm cho chúng ta tin chắc rằng hai bản dịch đều xuất phát từ bản văn gốc xưa cũ (có lẽ bằng chữ Sanskrit). Nhưng chúng ta nên thận trọng khi kết luận bản nào là trung thực hơn. Tỳ Kheo Thích Minh Châu (* tác giả cuốn Milindapañha and Nāgasenabhikshusūtra, A Comparative Study), đã tận lực chứng minh rằng bản văn gốc mà bản dịch Trung Hoa dựa vào còn xưa cũ hơn và Tỳ Kheo Thích Minh Châu xác định niên đại của bản văn gốc là khoảng thời gian không lâu sau khi Đức Phật nhập diệt; ngài viện dẫn lý do là bản văn đã không được xếp vào các tạng Kinh, Luật, Luận (Sutta, Vinaya, Abhidhamma) và Ngũ Bộ Kinh (Nikāyas); các tạng kinh điễn này chỉ được kết tập đầy đủ tại đại hội Kết tập Tam tạng lần thứ ba (Third Council).

Nhưng mà vua Menander đã không được sinh ra cho đến 100 năm sau lần kết tập Tam Tạng này. (*V: Ngài Moggalliputta mở đại hội Kết tập Tam Tạng lần III vào năm Phật lịch 235, đời vua Asoka – xin xem dấu về chú thích dưới đây). Rõ rệt là bản gốc không sớm hơn thế kỷ I trước Tây lịch, và khoảng thời gian cách quảng trước khi các bản dịch xuất hiện, vào khoảng năm 400 sau Tây lịch, là một khoảng thời gian thật dài, đủ để cho nhiều sự thêm bớt, sửa đổi, thiếu sót có thể xẩy ra. 

6. Cách biên soạn bản gốc và bản thâu gọn:

Phần kết của sách có nói trọn bản gốc chia ra làm 6 Phần và 22 Chương, gồm 262 câu hỏi, không kể 42 câu hỏi đã không được truyền lại. Tuy nhiên các con số được liệt kê như vậy khó có thể được kiểm chứng. Có rất nhiều sự thiếu sót, khác biệt giữa các bản Pāli còn lại và có lẽ đó không phải là một điều lạ vì đây là một tác phẩm quả là rất cổ xưa.



Bây giờ với cuốn thâu gọn này thì chỉ có 237 câu hỏi. Khi đánh số các chương, tôi (Tỳ Kheo Pesala) đã theo thứ tự như nguyên bản Pāli, ngoại trừ một điều là gom 7 chương cuối vào chương 17. 
Trong ấn bản thâu gọn này, mặc dù vẫn theo cách biên soạn của nguyên bản Pāli, tôi đã loại bỏ một số lớn ví dụ và cô đọng lại những đoạn văn dài (hy vọng sẽ không làm hỏng đi vẻ đẹp của nguyên tác) để làm cho sách tương đối súc tích, ngắn gọn hơn, và như vậy sẽ dễ dàng hơn cho độc giả tây phương thường bận rộn. Đây là một bản thâu gọn, không phải một bản dịch, vì thế đây đó tôi đã gom vài đoạn văn thành một đoạn, để sách được ngắn gọn, tuy nhiên tôi cố gắng trung thành với ý hướng của tác giả là làm sáng tỏ Phật Phápgiải thích những điểm thường dễ bị hiểu lầm

7. Chú thích của người dịch Việt ngữ (*V): 

Đây là bản dịch cuốn “The Debate of King Milinda” của Bhikkku Pesala, xuất bản năm 1991 tại Delhi, Ấn Độ. Cuộc đối thoại về Phật Pháp giữa vua Milinda và Ngài Nāgasena được diễn ra bằng tiếng Hy Lạp gốc xứ Bactria rồi sau đó được viết ra bằng tiếng Pāli hoặc Sanskrit. Có nhiều bản khác nhau của cuốn Milindapañha được lan truyền qua Ấn Độ, Tích Lan…; các bản khác lại được truyền bá sang Trung Hoa, Tây Tạng… và được gọi là Nāgasena Tỳ Kheo Kinh (Nāgasena-bhikshusūtra). Riêng ở Trung Hoa đã có ba bản dịch khác nhau, vào thế kỷ III, IV và V. Hai cuốn Milinda Vấn Đạo và Nāgasena Tỳ Kheo Kinh có nhiều chi tiết khác nhau đáng quan tâm.

7.1. Cuốn Nāgasena Tỳ Kheo Kinh trong phần đầu quả quyết rằng vua Milinda chính là vị vua Menander. Không có sự quả quyết đó trong Milindapañha, tuy rằng vua Menander được nhận dạng là vua Milinda trong bản văn.

7.2. Một bản dịch tiểng Việt, “Kinh Na Tiên Tỳ Kheo”, của dịch giả Cao Hữu Đính, xuất bản tại Việt Nam năm 1971 và tái bản tại Hoa kỳ năm 1999. Người viết Lời Giới Thiệu bản dịch này có viết: “Xét thấy phần đầu, tức duyên khởi của kinh “ Milindapañha” và của Na Tiên Tỳ Kheo Kinh, hai bên không giống nhau nên đạo hữu (Cao Hữu Đính) đã cho lướt qua, đợi tham cứu sau. Thay vào đó, ông viết một “Lời Nói Đầu” ghi lại tiểu sử vua Di Lan Đà và ngài Na Tiên, cùng với bối cảnh lịch sử thời bấy giờ…” Bối cảnh lịch sử được mô tả ở đây, đã dựa vào các bản dịch Trung Hoa, có nhiều điểm khác với bối cảnh lịch sử viết trong cuốn Milindapañha tiếng Pāli mà tỳ kheo Pesala dựa vào để biên soạn bản thâu gọn bằng tiếng Anh.

Điểm khác biệt chính là dịch giả Cao Hữu Đính, trong “ Lời Nói Đầu”, khẳng định như sau: “Theo sử liệu chắc thật thì vua Di Lan Đà (Milinda) trị vì từ năm 163 đến năm 150 trước Tây lịch”. Sách không nói rõ sử liệu nào hoặc xuất xứ từ đâu; điều này nếu đúng có nghĩa là vua Menander chỉ trị vì 13 năm và cuộc tranh luận của nhà vua Menander và ngài Nāgasena đã diễn ra vào khoảng thời gian đó. Thực ra, những năm trị vì của vua Menander chỉ được ước lượng (bởi học giả Lamotte) từ năm 163 đến năm 150 B.C.

Các bản văn Pāli viết khác hẳn: vua Menander trị vì trong khoảng từ năm 150 dến năm 110 trước Tây lịch. Bà Rhys Davids, một dịch giả kinh điển Pāli nỗi tiếng, cũng cho là từ năm 150 đến năm 110 B.C. Tuy nhiên cả hai khoảng thời gian này đều khác với điều đã nói ở Phần Giới Thiệu trên đây là cuộc tranh luận xẩy ra khoảng 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Ngoài ra, chúng ta nên lưu ý đến ý kiến của Tỳ Kheo Thích Minh Châu về khoảng thời gian này như đã nói trên đây.

7.3. Một điểm quan trọng khác là các bản dịch Trung Hoa không nhắc đến Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) trong khi các bản Pāli thì thường nhắc đến Vi Diệu Pháp. Theo ngài Nārada Mahā Thera trong Lời Mở Đầu cuốn A Manual of Abhidhamma: “Vi Diệu Phápgiáo huấn cùng tột rốt ráo (paramattha desanā)…phân tích tỉ mỉ Danh và Sắc”. Nếu khôngkiến thức về Vi Diệu Pháp thì khó có thể giải thích các vấn đề khó hiểu trong Phật Pháp, ví dụ câu hỏi về linh hồn (soul, jīva), câu hỏi về tự ngã…cần phải có Vi Diệu Pháp để làm sáng tỏ vấn đề, phải hiểu liên hệ giữa Thân và Tâm, các tiến trình tư tưởng, các trạng thái tâm (tâm sở), lý Duyên Khởi, khái niệm Vô Ngã…, để hiểu tại sao Vi Diệu Pháp không chấp nhận có một linh hồn như là một thực thể đơn thuầntrường cửu. Ngoài ra, bản dịch của Cao Hữu Đính còn một số những thiếu sótđộc giả có thể đọc trong Lời Nói Đầu của H.T. Giới Nghiêm trong cuốn “Mi-Tiên Vấn Đáp” từ năm 1982 và do Tỳ Kheo Giới Đức hiệu đính năm 2003.

7.4. Dịch giả bản tiếng Việt mạn phép bỏ một ít chi tiết về bối cảnh lịch sử (kể cả một số địa danh xưa cũ nay đã thay đổi) nhận thấy không giúp ích và liên hệ đến nguồn gốc hoặc xuất xứ của bản văn Pāli. Thay vào đó, có phần giới thiệu sơ lược tiểu sử của Tỳ Kheo Pesala, người biên soạn bản thâu gọn bằng tiếng Anh. Cũng có một bản thâu gọn khác với nhiều khác biệt mà độc giảthể tham khảo, do tiến sĩ N.K.G. Mendis biên soạn, tiếng Anh, xuất bản năm 1993 tại Sri Lanka (do Buddhist Publications Society xuất bản). 

7.5. Độc giả sẽ nhận thấy, từ chương 8 (Những vấn đề khó xử) trở đi, văn thể cũng như không khí thảo luận đổi khác nhiều. Chúng ta không còn thấy những câu hỏi chuyên về triết lý, tâm lý do sự tò mò, thay vào đó là những đề tài thảo luận đi sâu vào Phật Pháp hơn. Vua Milinda đã trở thành đệ tử của ngài Nāgasena, học hỏi Tam Tạng, tu tập giữ giới như một Phật tử thuần thành. Vì thế các vấn đề đặt ra khó khăn hơn và cũng được giải đáp cặn kẽ, thâm sâu hơn. Nội dung và cách biên soạn sách Milindapañha được đánh giá rất cao; ở Miến Điện, sách đã được đưa vào Kinh Tạng (Sutta Pitaka), như là một phần của Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya, Miscellaneous Collection). 

7.6. Những chú thích của dịch giả bản tiếng Việt được cung cấp để làm rõ nghĩa một số từ ngữ, câu hay đoạn trích dẫn trong các câu trả lời, đề tựa... Chú thích được ghi với dấu * và in cùng trang hoặc gần với điểm cần chú thích. Ví dụ *V 1.4 là chú thích chương 1, câu hỏi số 4 của dịch giả bản tiếng Việt (V). Một số chú thích trong bản tiếng Anh cũng được dịch nguyên văn ra tiếng Việt nếu nhận thấy cần thiết. Ví dụ *E 1.9 là chú thích chương 1, câu hỏi số 9 của bản tiếng Anh (E: English). 
 

 Vua Milinda Vấn Đạo 
 Bản Thâu Gọn

Phần Mở Đầu:

Vua Milinda đang ở trong tỉnh Sāgala. Nhà vua rất thông thái về mỹ thuật và khoa học, có đầu óc thích quan sát, tìm hiểu. Nhà vua có tài tranh luận và không ai đã có thể giải quyết những nghi ngờ của nhà vua về những vấn đề trong lãnh vực tôn giáo. Nhà vua đã tìm hỏi những vị thầy nỗi tiếng mà chẳng có ai có thể làm nhà vua thỏa mãn.

Assagutta, một trong nhiều vị A-la-hán sống ở vùng Himalayas, nhờ thần thông biết được sự nghi ngờ của nhà vua. Ngài triệu tập phiên họp lại để xem có ai có thể giải đáp cho nhà vua. Chẳng có người nào cả nên các vị này đã lên tầng trời thứ 33 để xin vị Trời Mahāsena sanh xuống làm một người để bảo vệ cho tôn giáo. Một trong những vị sư, Rohana, đồng ý đến Kajangalā nơi Nāgasena tái sanh và chờ ngài khôn lớn. Cha của đứa trẻ, vị bà la môn Sanuttara, cho đứa trẻ học ba kinh Vệ Đà; tuy nhiên, đứa trẻ, Nāgasena, tuyên bố rằng:

“Ba kinh Vệ Đà trống rỗng và như vỏ trấu trong đó chẳng có thực tại, chẳng có giá trị mà cũng chẳng có sự thực chủ yếu”.

Biết rằng đứa trẻ đã sẳn sàng, vị sư Rohana xuất hiệncha mẹ đứa trẻ đồng ý để con mình thành một sa-di. Và như thế, Nāgasena học Vi Diệu Pháp. Sau khi đã đạt được kiến thức toàn diện của bảy bộ trong tạng Vi Diệu Pháp, Nāgasena thọ giới Tỳ Kheo và Rohana gởi Nāgasena đến tu viện Vattaniya để học với ngài Assagutta. Trong khi trải qua mùa kiết hạ ở đó, Nāgasena được mời thuyết pháp cho một bà lão rất mộ đạo là người bảo trợ cho ngài Assagutta. Kết quả của thời pháp này là cả hai người, bà mộ đạo và Nāgasena, đều đạt được tuệ dhammacakkhu; đó là tuệ biết rằng bất cứ pháp nào có khởi đầu thì cũng có hoại diệt.

Rồi sau đó Assagutta gởi Nāgasena đến ngài Dhammarakkhita tại Vườn Asoka ở Pātaliputta; tại nơi này, trong vòng ba tháng, Nāgasena thông thạo phần còn lại của Tam Tạng. Ngài Dhammarakkita nghiêm túc khuyên bảo học trò của mình rằng không nên bằng lòng với kiến thức chỉ từ kinh sách mà nên tu tập và ngay trong đêm đó người học trò cần mẫn Nāgasena đạt được quả vị A-la-hán. Rồi thì ngài Nāgasena đến cùng với các vị A-la-hán khác đang còn ở miền Himalayas. Đã hoàn thành học vấn, ngài Nāgasena nay sẳn sàng gặp gỡ bất cứ người nào để tranh luận.

Trong khi đó, vua Milinda tiếp tục theo đuổi con đường tìm hiểu tâm linh bằng cách đến thăm vị Tỳ Kheo Ayupāla tại tu viện Samkheyya và hỏi ngài tại sao các vị sư từ bỏ thế gian. Vị Tỳ Kheo trả lời: “Chính là để có thể sống đạo đứctâm linh tĩnh lặng”. Rồi thì nhà vua hỏi: “ Bạch ngài, có người cư sĩ nào sống như vậy không?”. Ngài Tỳ Kheo nhận rằng quả có những cư sĩ sống như vậy và nhà vua bắt bẻ lại:
 “Bạch ngài Àyupāla, như thế thì hầu hết con đường đi của ngài chẳng có ích gì. Phải là do quả của các tội đã phạm trong kiếp trước mà những người ẩn dật chối bỏ thế gianbó buộc ngay cả chính mình, tu theo lối khổ hạnh, như phải mặc quần áo vải thô, chỉ được ăn một bửa mỗi ngày, hoặc là không được nằm xuống để ngủ. Chẳng có đạo hạnh gì trong đó, chẳng có gì đáng khen trong những kiêng cữ như vậy, chẳng phải là đời sống đạo đức gì cả!” 

Khi nhà vua nói như vậy, Tỳ Kheo Ayupāla im lặng, chẳng có lời nào để nói. Rồi thì năm trăm người Hy lạp gốc xứ Bactria tùy tùng của nhà vua nói rằng: “Vị Tỳ Kheo có học nhưng cũng thiếu tự tin, vì thế ngài không trả lời”. Với sự việc đó, nhà vua trả lời lớn tiếng: “Tất cả Ấn độ là một cái gì trống rỗng, giống như là vỏ trấu. Chẳng có ai có khả năng tranh luận với ta và xua tan những nghi ngờ của ta!”

Nhưng với lời này, những người Hy lạp gốc Bactria không nhúc nhích, vì thế nhà vua hỏi:
 “Vậy thì xin hỏi có vị thông thái nào khác có thể thảo luận với ta và xua tan các nghi ngờ của ta không?”

Rồi vị quan hầu cận Divamantiya nói:
 “Tâu Đại Đế, có một vị tên là Nāgasena, thông thái, phong cách dịu dàng, nhưng đầy dũng mãnh, có khả năng thảo luận với Bệ Hạ. Vị này đang ở tại tu viện Samkheyya, ngài nên đến đó để đặt các câu hỏi của ngài.”

Chỉ mới nghe nhắc qua tên Nāgasena, nhà vua đã trở nên lo lắng, thảng thốt báo động và tóc lông trong người dựng lên. Rồi nhà vua gởi sứ giả đi thông báo nhà vua sẽ đến, và được tháp tùng với năm trăm người Hy-Lạp gốc Bactria, nhà vua lên cỗ xe của mình và lên đường đi đến nơi Ngài Nāgasena đang ở. 
 

Xem Thêm:
Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Cao Hữu Đính Việt dịch
Kinh Tỳ Kheo Na Tiên, Thiện Nhựt 
MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA) 
Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo) 
Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính, ấn bản 2003
Khung Cảnh Lịch Sử Quanh Bộ Kinh Milinda Panha của Phật Giáo, Trần Trúc Lâm

10-17-2009 04:12:33

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191506)
01/04/2012(Xem: 37102)
08/11/2018(Xem: 15729)
08/02/2015(Xem: 54944)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: