28. Vu Lan Mùa Báo Hiếu

15/06/201112:00 SA(Xem: 10818)
28. Vu Lan Mùa Báo Hiếu

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 28
VU LAN MÙA BÁO HIẾU
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

Sau buổi phát thanh kỳ thứ 27 tuần vừa qua, có một số độc giả gửi thư cho ban biên tập Thư Viện Hoa Sen, thắc mắc rằng: "Có phải ngày lễ Vu Lan là dịp để con cái cúng dường trai tăng hầu nhờ đó mà cha mẹ quá vãng được siêu thăng không?"

Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến đóng góp với ban biên tập chúng tôi của một đạo hữu, như sau:

Hằng năm, cứ đến rằm tháng bẩy, là nhiều gia đình Việt Nam và Trung Hoa lại bận rộn thiết lễ, nào là Vu Lan, nào là cúng cô hồn lang thang vô thừa nhận. Chùa chiền thì nấu cháo đổ vào lá đa bầy la liệt ngoài cổng với vài xấp áo giấy, vài tờ giấy vàng và lập lòe một bó nhang để những cô hồnthừa nhận nương theo làn khói mà về hưởng chút cháo thí !

Những nhà làm ăn buôn bán thì lễ vật linh đình hơn, nào là gà, vịt, heo quay, hay ít lắm thì cũng cái đầu heo, cho nó "nặng lễ dễ kêu", mấy chú cô hồn lỡ hưởng của lễ rồi thì mai mốt hẳn là phải cong cổ ra mà phù hộ gia chủ cho nó đáng đồng tiền bát gạo chứ ! Thậm chí ngay đến tài xế lái xe công xa, mà cũng nhiều ông mè nheo được nhà nước trích quỹ đặc biệt chi tiền cho các ông thiết lễ vì bị các ông dọa "không cúng cô hồn, rủi xe lật ai chịu trách nhiệm". Thế là cấp trên hết vía, thôi thì "trước lễ sau ăn", chi cho ông tài thiết lễ, mình cũng được nhậụ ké, được tiếng rộng rãi, lại khỏi chịu trách nhiệm.

Riêng đối với Phật tử, ngày rằm tháng bảy lễ Vu Lan Bồn, điển tích thì hầu hết Phật tử đều thuộc lòng vì năm nào cũng nghe nhắc đi nhắc lại trên đủ loại chương trình phát thanh, phát hình và báo chí, cho nên tôi chỉ xin tóm tắt rằng có một đệ tử của Đức Phật tên là Mục Kiền Liên, tu hành đắc đạo đã chứng A La Hán, có thần thông. Mẹ chết, ngài dùng thần thông xuống địa ngục tìm thấy mẹ đang chịu hình phạt đói khát, ngài dâng lên chén cơm. Nhưng bà mẹ vừa nuốt vào cổ thì miếng cơm đã hóa thành than hồng đốt cháy cổ bà. Quá thương xót mẹ, Ngài về cầu cứu với Phật. Đức Phật dạy rằng tới ngày rằm tháng bảy, hãy thiết lễ trai tăng, thỉnh cầu chư tăng đến để thọ trai, nhờ sức tâm thanh tịnh sau ba tháng tịnh tu mùa hạ, bà sẽ được giải cứu.

Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật, và quả nhiên, mẹ ngài thoát khỏi địa ngục.

Đức Phật đã giác ngộ được bản thể, thoát khỏi vòng luân hồi trong sáu nẻo, ngài biết lý do chính đã nhận chìm con người trong sinh tử là vì cái tật gom góp, tích lũy từ vật chất tới tình cảm, chỉ muốn mọi thứ là của riêng mình, của thân nhân mình, của bè đảng mình, của đất nước mình, vân vân, một cái tật đã có từ niệm vô minh đầu tiên, từ thời vô thủy, mà thuốc chữa thì chỉ có một bài thôi, là bài xả bỏ, còn gọi là bố thí. Cho nên đệ tử của Phật đi trên con đường của Ngài đã xả bỏ hết, từ tình cảm tinh thần cho đến của cải vật chất, vì chỉ có xả bỏ thì tâm mới không bị ràng buộc, hạn hẹp vào thói quen thu thập, cất giữ làm cho mọi người nghi kỵ, xa lánh nhau. Chỉ có xả bỏ thì tâm hồn mới tự giải thoát khỏi sự kìm kẹp của sở hữu, tham sân si, bước được bước đầu trên con đường giải thoát khỏi luân hồi, sinh tử.

Cho nên, nhân đây, ngài mở cửa phương tiện để trải phước điền cho đời sau, mọi ngườilòng hiếu thảo với cha mẹ, thân nhân, mà dâng lễ cúng dường trai tăng, tạo một duyên lành với nhà Phật mở lòng ra thực hiện hạnh xả bỏ, tức là hạnh bố thí, đứng đầu trong lục độ vạn hạnh. Mặt khác nhờ người Phật tử cư sĩ cúng dường những nhu cầu cần thiếtchư tăng ni có thể an tâm tu hành cho tới đạt được bản thể, tự do, tự tại, giữ cho con đường giải thoát được ánh sáng của đèn tuệ thường chiếu. Người Phật tử cúng dường cũng là bước vào đường tu, với hạnh xả bỏ, có đà rồi, sẽ tiếp tục đi thêm những bước trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, vân vân..

Có người hỏi rằng:

- Nếu nhờ lễ Vu lan cúng dường trai tăngthân nhân thoát khỏi địa ngục, thì đó có phải là một hình thức hối lộ không?

Nghe hỏi như thế, có người đã trợn mắt lên dọa dẫm:

- Chết, hỏi bậy, coi chừng bị đẩy xuống địa ngục!

Xin đừng sợ những lời dọa dẫm vô căn cứ của những vị bảo hoàng hơn vua chỉ muốn trùm vào đạo Phật một tấm màn thần bí, huyền hoặc, tưởng rằng thế là tôn trọng đạo Phật mà hóa ra đang làm ngược lại. Đức Phật dậy rằng: "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta vậy". Cho nên, nếu còn thắc mắc thì cứ hỏi. 

Về câu hỏi trên, xin góp ý rằng:

- Đạo Phật quan niệm rằng tất cả pháp giới đều chỉ do tâm tạo. Thế thì địa ngục cũng do tâm tạo. Tâm tham lam, bủn xỉn, độc ác thì tạo thành địa ngục. Tâm chuyển thì địa ngục tan rã. Cho nên, chính trong lúc chư tăng chư ni thọ thực mà theo đúng giới luật thì không được "tán tâm tạp thoại" (nghĩa là nghĩ vẩn vơ, nói chuyện lăng nhăng) bởi vì nếu phạm giới này thì "tín thí nan tiêu", nghĩa là phẩm vật dâng cúng mà mình thụ hưởng sẽ khó mà tiêu hóa được (còn có nghĩa là nếu nhận phẩm vật dâng cúng mà không tích cực tu hành thì trong tương lai sẽ phải trả nợ thí chủ). 

Cho nên, chính là lúc thọ trai đó, chư vị tăng ni lặng lẽ không nghĩ thiện, ác, một hình thức thiền định, đó là lúc tâm lực mạnh nhất. Tất cả chư vị đều lặng lẽ tâm không suy nghĩ, (cuồng tâm ngưng nghỉ tức là bồ đề), thì chính thời gian đó, sức tâm của chư vị tỏa ra, ảnh hưởng vào pháp giới, chuyển hóa được những tâm tham lam, keo kiệt, bủn xỉn đang trong địa ngục kia.

Ngay khi tâm chuyển thì chính sát na đó, địa ngục tự tan rã, chứ không phải là do chư tăng ni "ăn hối lộ rồi xin xỏ" cho gia chủ được ra khỏi địa ngụcXin xỏtâm niệm ô nhiễm, làm sao mà sánh được với tâm niệm thanh tịnh, không chút vướng mắc với tranh đua, tham lam danh lợiTâm thanh tịnh không vướng mắc suy nghĩ lung tung, tâm viên ý mã, có tâm lực mênh mông ngang tầm pháp giới. Cho nên mới có câu: "Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu".

Vậy thì, là Phật tử, nhân lễ Vu Lan, rất nên cúng dường trai tăng để giúp chư vị khỏi lo lắng về phần vật chất, an tâm tu hành đến giải thoát. Phẩm vật cúng dường ít nhiều không khác gì nhau. Chỉ có cái niệm tâm lúc cúng dường, kính trọng người tu hành, mong cho chư vị đạt đạo để Phật pháp trường tồn là quan trọng. Nếu không có tiền để cúng dường mà chỉ có lòng vui mừng khi thấy có người cúng dường thì phước đức cũng bằng nhau, đó là phước đức có đươ c do niệm tùy hỷ, là vui theo, Phật đã dậy thế. Câu này rất có ý nghĩa, vì người dẹp được tâm ganh tị thì đã là phước quá rồi !

Ngoài sự cúng dường trai tăng hoặc tùy hỷ với người cúng dường, xin đừng giết súc sinh để cúng cô hồnNiệm tâm thanh tịnh của chư tăng ni tỏa trong không gian đó không chỉ hạn hẹp chuyển hóa thân nhân mình, mà chuyển hóa tất cả pháp giới. Nếu mình lại giết súc sinh để cúng, thì mình lại làm cho pháp giới ô nhiễm vì tăng thêm sự đau khổ, lòng thù hận. Nếu tin lời Phật nói: "Tất cả chúng sinh đều là cha mẹ đời quá khứ, và sẽ là Phật trong tương lai", mà mình còn giết súc vật thì hóa ra mình giết cha mẹ đời quá khứ để cúng cô hồn đời này. Cho nên, có nhiều người đã sáng suốt nhận định ra việc này, họ ăn chay tháng bảy để từ từ tăng thêm đến ăn chay trường, đó là hình thức báo hiếu rộng lớn nhất, không chỉ đối với cha mẹ đời này, mà với cả cha mẹ đời quá khứ nữa.

Thưa quý thính giả,

Cũng nhân mùa Vu Lan, chúng tôi cũng xin gửi tới quý thính giả thêm một hình ảnh nữa về bà mẹ, do đạo hữu Viên Diệu gửi tới ban biên tập Thư Viện Hoa Sen, như sau:

Tình cờ, trong lúc soạn tủ sách, Viên Diệu lượm được bài này. Nhân mùa Vu Lan, Viên Diệu xin gõ máy gửi tới quý đạo hữu, để cùng ngậm ngùi với tác giả.

Bài này phần trên là tiếng Anh, phần dưới là tiếng Việt. Viên Diệu không biết rằng tác giả viết luôn hai thứ tiếng, hay là nguyên bản tiếng Anh do người ngoại quốc viết và có người Việt Nam nào đó đã dịch ra tiếng Việt.

Viên Diệu sẽ chỉ gõ máy gửi tới quý đạo hữu phần tiếng Việt.

KHI MẸ ĐI RỒI, ĐỜI CÓ NGHĨA GÌ ĐÂU !

-Khi con mở mắt chào đời, Mẹ ôm con trong cánh tay .
-Con cảm ơn Mẹ bằng tiếng khóc lèo nhèo không dứt.

-Khi con 1 tuổi, Mẹ cho con ăn uống, tắm rửa cho con.
-Con cảm ơn Mẹ bằng những đêm dài khóc lóc triền miên

-Khi con 2 tuổi, Mẹ tập cho con những bước đầu đời .
-Con cảm ơn Mẹ bằng ngoảnh mặt chạy đi khi Mẹ gọi .

-Khi con 3 tuổi, Mẹ nấu nướng thức ăn cho con với cả tấm lòng.
-Con cảm ơn Mẹ bằng xô cả cái mâm xuống sàn nhà

-Khi con 4 tuổi, Mẹ cho con vài cây bút mầu .
-Con cảm ơn Mẹ bằng vẽ đầy lên mặt cái bàn đẹp

-Khi con 5 tuổi, Mẹ mặc cho con quần áo đẹp để con dự những ngày lễ hội .
-Con cảm ơn Mẹ bằng vẩy ngay bùn đất lên áo .

-Khi con 6 tuổi, mẹ đưa con đến trường.
-Con cảm ơn Mẹ bằng kêu khóc "Con không muốn đâu"

-Khi con 7 tuổi, Mẹ mua cho con quả banh.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách ném nó vào cửa sổ nhà hàng xóm

-Khi con 8 tuổi, Mẹ mua cho con cây cà-rem.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách trây đầy vạt áo .

-Khi con 9 tuổi, Mẹ trả tiền cho con học đàn dương cầm.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách chẳng thèm tập dượt.

-Khi con 10 tuổi, Mẹ lái xe suốt ngày đưa đón con từ sân banh đến phòng tập thể dục, từ cuộc họp bạn này đến cuộc họp bạn sinh nhật khác.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách nhẩy ào ra khỏi xe mà không ngoảnh
mặt nhìn lại .

-Khi con 11 tuổi, Mẹ chở con và các bạn đi xem xi-nê .
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách yêu cầu Mẹ ngồi ở băng ghế khác.

-Khi con 12 tuổi, Mẹ không muốn con coi một vài chương trình nơi truyền hình.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách chờ cho Mẹ rời khỏi nhà.

-Khi con 13 tuổi, Mẹ muốn con cắt tóc vừa với dáng dấp của con.
-Con cảm ơn Mẹ bằng câu: " Mẹ quê quá!"

-Khi con 14 tuổi, Mẹ trả tiền cả một tháng trại hè cho con.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách không viết cho Mẹ được một lá thư .

-Khi con 15 tuổi, lúc Mẹ đi làm về, muốn ôm con vào lòng.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cánh cửa phòng đóng lại .

-Khi con 16 tuổi, Mẹ dậy cho con lái xe .
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách tận dụng mọi cơ hội để lái xe đi biệt.

-Khi con 17 tuổi, Mẹ đang chờ một điện thoại quan trọng.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách ôm điện thoại suốt đêm dài .

-Khi con 18 tuổi, Mẹ xúc động thấy con xong được Trung Học.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách theo bạn bè vui chơi cho đến hừng sáng.

-Khi con 19 tuổi, Mẹ trả tiền chi phí Đại Học, chở con đến trường, giúp con với những túi vật dụng.
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách chào từ giã Mẹ phía ngoài cửa phòng vì con không muốn bối rối trước mặt bạn bè.

-Khi con 20 tuổi, Mẹ muốn biết con đã có bạn trai chưa .
-Con cảm ơn Mẹ bằng câu :" Không phải việc của Mẹ"

-Khi con 21 tuổi, Mẹ đưa ý kiến về việc tương lai của con.
-Con cảm ơn Mẹ bằng câu :" Con không muốn sẽ giống y như Mẹ".

-Khi con 22 tuổi, Mẹ muốn ôm con trong ngày lễ ra trường của con.
-Con cảm ơn Mẹ bằng câu hỏi: " Mẹ có cho tiền để con đi du lịch Âu Châu không?

-Khi con 23 tuổi, Mẹ cho con bàn ghế khi con dọn vào căn gia cư đầu tiên.
-Con cảm ơn mẹ bằng câu :" Chúng xấu xí quá!"

-Khi con 24 tuổi, gặp người yêu của con, Mẹ hỏi :" Cậu có ý nghĩ gì về tương lai?"
-Con cảm ơn Mẹ bằng sự giận dữ, gầm gừ :" Thôi đi Mẹ!"

-Khi con 25 tuổi, Mẹ đã giúp cho chi phí về đám cưới của con, vừa rơi lệ, vừa nói: " Mẹ rất thương con".
-Con cảm ơn Mẹ bằng cách dọn đi xa nửa vòng đất nước.

-Khi con 30 tuổi, Mẹ gọi điện thoại với một vài lời khuyên về cách nuôi cháu
-Con cảm ơn Mẹ bằng câu: "Thời buổi bây giờ đã khác rồi".

-Khi con 40 tuổi, Mẹ nhắc nhớ con về ngày sinh nhật của các thân nhân.
-Con cảm ơn Mẹ bằng câu trả lời :" Con rất là bận"

-Khi con 50 tuổi, Mẹ trở bệnh, già, yếu, cần sự giúp đỡ của con.
-Con cảm ơn Mẹ bằng kể lể về gánh nặng cha mẹ già đối với con cái ...

Và rồi một ngày kia, Mẹ lặng lẽ qua đời .

Tất cả những điều con chưa hề làm cho Mẹ xẹt qua tâm trí con như tiếng sấm rền.

Hãy ru con ... Hãy ru con suốt đêm dài ...

Bàn tay Mẹ ru thủa con còn nằm trong nôi có thể ru cả thế giới này ...

... Mẹ ơi !

Ban Biên Tập TVHS
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14616)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.