36. Phóng Sinh

15/10/201012:00 SA(Xem: 19869)
36. Phóng Sinh

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 36
PHÓNG SINH
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

 

Trong thời gian qua chúng tôi nhận được thư của một thính giả, nguyên văn bức thư như sau:

Thưa ban biên tập,
Vào các ngày lễ như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan và lễ Rằm Tháng Giêng, tôi thấy các chùa thường có lễ phóng sinh tiếp ngay sau phần nghi thức lễ chính. Vậy xin vui lòng cho tôi biết ý nghĩa của việc phóng sinh và có phải phóng sanh sẽ làm giảm bớt nghiệp bệnh của mình hay được phước thật hay không? Có người nói rằng mua chim phóng sanh không có phước mà lại vô tình sát hại chim và bị những người buôn bán chim cá lợi dụng bắt nhiều thêm để bán thủ lợi, xin quý vị cho biết ý kiến

Thưa quý thính giả,

Đạo Phật xuất hiện trên thế gian là từ thành quả tu hành của thái tử Tất Đạt Đa. Sau một quá trình thanh tịnh hóa tâm, thái tử bừng tỉnh, giác ngộ thành Phật. Phật là phiên âm của chữ Phạn “Buddha”, có nghĩa là “người tỉnh thức”. Từ ngữ Buddha dịch sang tiếng Trung Hoa là “giác giả ”, có nghĩa là “người giác ngộ”. Người Trung Hoa phiên âm chữ Buddha thành ra Phật Đà, hoặc Phật. 

Do sự bừng tỉnh, giác ngộ này, đức Phật thấu suốt cội nguồn của thế giới hiện tượng tương đối, trực nhận được rằng tất cả các loài hữu tình chúng sinh cũng đều có đầy đủ trí huệ, giác tánh -- còn gọi là Phật tánh -- y như Ngài, cũng có khả năng thành Phật như Ngài. Cho nên tuyên ngôn đầu tiên của Ngài sau khi thành Phật là: 
Tất cả chúng sinh đều có đức tướng trí tuệ Như Lai” 
 và:
 "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành". 
Từ ngữ chúng sinh ở đây không để chỉ riêng loài người, mà là bao gồm tất cả mọi loài sinh vật có cảm giác

Đức Phật do tu chứnggiác ngộ được những điều trên. Khoa học ngày nay dù không do tu chứng, nhưng nhờ những nghiên cứu, thí nghiệm, cũng đã xác nhận phát biểu của Ngài là có cơ sở thực tế, không phải là mê tín

Bản tin về Đại Hội Khoa Học ở Dublin, Ái Nhĩ Lan hồi tháng Chín năm 2005 thông báo rằng, theo kết quả thí nghiệm của bác sĩ Filippo Aureli, đồng giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Nhân Chủng và Cổ Sinh Học của trường đại học Liverpool John Moores, thì có lẽ mối liên hệ giữa loài người và loài vật gần nhau hơn là những điều trước kia người ta đã tưởng. Trình bày kết quả công trình nghiên cứu từ các thú vật có lông, bác sĩ Aureli cho biết rằng ông thấy chúng biểu lộ cảm xúc y như loài người trong đời sống hằng ngày. Ông giải thích rằng trong khi nghiên cứu, ông đã thấy chúng có những hành động như kỳ cọ thân thể để được sạch sẽ, lo lắng khi cảm thấy có điều bất thường, nguy hiểm có thể xảy ra. Trong tình trạng bồn chồn, khắc khoải, chúng cũng cắn móng chân hoặc bứt lông như loài người cắn móng tay, bứt tóc khi thần kinh căng thẳng. Ông cho rằng khỉ và vượn là những loài phân biệt đối xử dựa theo tình cảm bằng hữu rất rõ ràngTùy theo mối liên hệ thân sơ mà chúng quyết định cách ứng xử với đối phương khác nhau theo từng trường hợp

Nhiều nhà khoa học trải qua những năm tháng theo dõi đời sống của loài vật nhận thấy rằng không phải chúng là những sinh vật vô cảm, chỉ biết ăn rồi sinh đẻ, như những bộ máy chỉ cần cho nhiên liệu vào là sản xuất . Trái lại, đời sống của chúng đầy ắp những tình cảm, cũng sôi động yêu đương, đau khổ vì ghen tuông, vì sự chết chóc của con cái, vân vân. Một nhà nghiên cứu thú hoang kể lại rằng trong dịp theo dõi một đàn voi, ông chợt phát hiện một con voi lớn bỗng nhiên rời khỏi đàn, đứng lại, rống lên ai oán. Ông ta cố gắng tìm hiểu, thì phát hiện ra rằng con voi đó đang đứng bên cạnh một con voi nhỏ nằm dưới đất, có thể là con nó, dường như đã chết rồi. Theo dõi suốt hai ngày tiếp theo, ông thấy voi mẹ vẫn quanh quẩn bên voi con, và cả đàn voi thì cũng không đi xa, chỉ loanh quanh gần đó, như chờ đợi. Cho đến sáng ngày thứ ba, có lẽ voi mẹ đã nhận ra được thực tế chăng, hay là nhờ đồng loại thuyết phục, nên nó dùng vòi hất đất cát như muốn lấp xác con nó, rồi vừa rống lên thê thảm, vừa bước theo đàn ra đi.

Nhiều người trong chúng ta cũng đã từng chứng kiến những biểu lộ tình cảm của loài vật. Chúng ta cũng đã được nghe kể về những con chó trung thành với chủ, bỏ ăn khi chủ đi xa, hoặc như tại địa phương kia, có con chó chiều chiều ra sân ga xe lửa đón chủ đi làm trở về. Một hôm, chủ bị bạo bệnh bất thình lình ở sở, được chở vào nhà thương rồi qua đời. Vì không có thân nhân lãnh xác nên bạn bè chôn cất ngay tại nghĩa địa gần nhà thương. Con chó vẫn như thường lệ, ngày ngày ra ga ngồi đón chủ hàng mấy tiếng đồng hồ, cho tới đêm tối lại lủi thủi một mình về nhà. Mọi người thấy lạ, đem đồ ăn cho mà nó không ăn. Mãi tới hai tuần lễ sau, nó gầy rạc rồi nằm lử ra ở sân ga mà chết. Dân chúng gần đó bèn xây một bức tượng của nó ngay tại sân ga để vinh danh tấm lòng trung thành của nó đối với chủ. 

Có rất nhiều câu chuyện về lòng trung thành của loài vật nuôi trong nhà, được chủ âu yếm, săn sóc, đã đối đáp lại bằng những tấm chân tình. Ngay cả những con vật không được săn sóc, âu yếm, sự biểu lộ cảm xúc, lo âu của chúng nó cũng rất rõ ràng, thí dụ những người ở gần lò sát sinh, như lò heo Chánh Hưng, thường kể lại những câu chuyện thương tâm khi những con bò bị lôi vào lò mổ, có thể là do linh tính báo trước, hoặc do mùi đặc biệt nơi lò sát sinh, mà chúng thường trì lại, đôi khi khuỵu hai chân trước xuống như van lạy, nước mắt ứa ra từ cặp mắt bi thương, thống thiết. Có những bà nội trợ kể chuyện khi làm món ếch xào lăn phải lột da con ếch, thấy nó chắp hai chân trước như là người ta chắp tay lạy xin tha mạng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tuy loài vật không thể biểu lộ cảm xúc bằng ngôn từ của loài người, thay vào đó, chúng phát biểu bằng hành động.

Đức Phật là bậc Toàn Trí và Toàn Bi. Sau khi thành đạo, Ngài dùng tất cả quãng đời còn lại gần nửa thế kỷ để đi các nơi từ gần đến xa mà giáo hóa chúng sinh. Tựu trung, những lời dạy dỗ của Ngài đều nhằm mục tiêu phát triển lòng từ bi và trí tuệ nơi con người. Những lời dạy đó đã được chư đệ tử của Ngài thu thập và viết lại trong kinh tạng, nhờ vậy, chúng ta ngày nay tuy ra đời sau khi Phật diệt độ đã trên hai ngàn năm trăm năm, mà vẫn còn được thấm nhuần những lời dạy dỗ vàng ngọc của Ngài.

Về mặt Trí Tuệ, Ngài dạy các phương pháp thiền quán, giữ gìn giới hạnh, tu tập để sống tỉnh thức, hóa giải Tham Sân Si, thanh tịnh hóa tâm.

Về mặt Từ Bi, đức Phật dạy mở rộng lòng trắc ẩn, tăng trưởng tình thương đối với chúng sinh, không chỉ riêng đối với loài người, mà còn phải dàn trải tâm từ tới tất cả các chủng loại sinh vật, vốn cũng có giác quan cảm xúc, cũng biết đau đớn, thậm chí cũng biết ghen tuông, buồn vui, biết thương yêu cha mẹ con cái, đau khổ khi phải biệt ly nhau, y như con người.

Với hành trang tinh thần phong phú và cao quý đó trong tâm, chư Tăng Ni và các Phật tử thuần thành của nhà Phật đều siêng năng thực hành lời dạy này. Đó là nguồn gốc của tục lệ phóng sinh trong những dịp lễ lớn của nhà Phật, hành động đã trở thành một biểu tượng nói lên lòng tri ân sâu xa, như là một lễ vật tinh thần thiêng liêng dâng lên đức Phật, để tỏ lòng thành kính vâng theo những lời dạy của Ngài.

Vậy phóng sanh là gì?

 Phóng sanh có nghĩa là giải thoát những sinh vật đang bị tù đày, giam hãm trong lồng chậu, nhà giam, đang bị tra tấn, đánh đập hoặc sắp bị giết, tức là hành động mang lại sự sống cho chúng sinh đang bị đe dọa đến tính mạng.

Bắt nguồn từ hai bộ kinh Phật giáo Bắc Tôngkinh Phạm Võng Bồ Tát Giớikinh Kim Quang Minh, tục lệ phóng sinh được phát triển mạnh ở Trung Hoa, truyền sang Tây Tạng, Nhật Bản, Triều TiênViệt Nam

Trong kinh Phạm Võng, đức Phật dạy: “Người con Phật vì lòng từ bi mà làm việc phóng sanh và khuyên bảo người khác làm. Nếu thấy người đời sát sanh thì nên tìm cách cứu cho chúng được thoát khỏi nạn khổ.” Kinh Kim Quang Minh cũng kể lại những thí dụ về lòng từ bi cứu giúp chúng sinh khỏi chết.

Vào thời đại nhà Tùy bên Trung Hoa, đại sư Trí Khải ở núi Thiên Thai truyền giảng kinh Kim Quang Minhkinh Pháp Hoa, phát động phong trào đào ao phóng sinh, tiết kiệm tiền để mua lương thực nuôi cá. Sự việc này mở đầu cho việc phóng sinh và đào ao phóng sanh ở Trung Hoa từ đó. Đến cuối đời nhà Minh có đại sư Liên Trì là một trong những cao tăng rất tích cực truyền bá việc phóng sinh. Ngài đã để lại các bài thuyết giảng về ăn chay, về giới sát, về phóng sinh, cũng như về nghi thức phóng sinh trong tập "Trúc Song Tùy Bút", khuyên mọi người không nên ăn thịt chúng sinh để khuyến khích tôn trọng giới sáttích cực phóng sinh

Tục phóng sinh được phát khởi từ tinh thần từ bibình đẳng giữa chúng sinhPhóng sinh cũng như ăn chay, chính là một phần của việc giữ giới không sát sinh, một trong năm giới cấm mà người Phật tử khi quy y Tam Bảo thường phát lên lời nguyện giữ gìn, không vi phạm.

Gần năm chục năm giáo hóa chúng sinh, đức Phật để lại rất nhiều lời dạy trong kinh tạng, nhưng tóm lại đều cô đọng trong mấy câu sau đây:
-- Không làm điều ác 
-- Siêng làm việc thiện 
-- Thanh tịnh hóa tâm 
Không sát hại sinh vật, dù gián tiếp như ăn thịt động vật, hoặc trực tiếp như cầm dao giết con vật, là làm việc thiện một cách thụ động, nằm trong lời dạy thứ nhất “Không làm điều ác”
Phóng sinh cứu mạng sống, là làm việc thiện tích cực, nằm trong lời dạy thứ hai “Siêng làm việc thiện”

Đối với những người tu tập trên con đường Bồ Tát đạo thì ngoài những giới luật gọi là “chỉ trì”, là những giới “cấm không được làm”, còn phải giữ những giới gọi là “tác trì”, nghĩa là những giới “phải làm”, thí dụ nếu thấy có sự lâm nguy, đau khổ tới cho chúng sinh mà người tu theo Bồ Tát đạo lại khoanh tay đứng nhìn, không giúp kẻ khốn cùng, thì tức là đã phạm vào giới “tác trì”, tức là giới “phải làm”. Như thế theo tinh thần này, người Phật tử không những không sát hại sinh vật mà còn phải cứu sinh vật đang bị đe dọa đến tính mạng, đang bị giam giữ tù đầy trong lồng chậu, cứu cho chúng khỏi chết, nghĩa là giải thoát chúng, trả tự do cho chúng về với bầu trời sông nước, về với gia đình tổ ấm của chúng. Chính vì vậy, theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông, Giới Sát bao gồm cả việc phóng sinh

Như vậy, phóng sinh là một việc làm rất tốt, rất đáng đươc ca ngợi. Tuy nhiên, nhà Phật có câu “tùy duyên, bất biến”. Bản chất của sự tu hành để tăng trưởng lòng từ bi là bất biến. Nhưng trong hành động thì cần tùy duyên, nghĩa là tùy trường hợp, tùy địa phương mà hành động, để vẫn có thể phù hợp với chân lý, đồng thời cũng hợp thời, hợp cảnh, kinh Phật gọi là khế lý và khế cơ.

Vào thời xa xưa, trong những dịp lễ có phóng sanh, các cụ mua cá cho bơi trong chậu nước hoặc mua cả dỏ cua đồng, loại cua nhỏ bằng ngón chân cái, đem lên chùa cúng rồi đem ra sông thả. Sau khi được thả, mấy con vật thường lặn ngay xuống nước. 

Ngày nay thì khác. Chúng ta ở trong thành phố nên ít khi có được cá hoặc cua sống, cho nên chúng ta mua chim để thả. Những con chim bị bắt để bán cho người phóng sinh này thường phải chờ đợi một thời gian trước khi tới giờ phút được tháo cũi xổ lồng. Trong thời gian chờ đợi đó, chúng không được săn sóc chu đáo vì dường như không ai có bổn phận phải chăm lo cho mấy con chim trong lồng nằm chờ nơi góc sân kia được ăn uống no đủ.

Chúng tôi xin trình bày một trường hợp cụ thể về phóng sinh ngay tại một ngôi chùa ở quận Cam. Vì phải trải qua nhiều thời gian chờ đợi buổi lễ cầu an, cầu siêu nên chim đã chịu đói khát, lại phải chịu thân phận tù đày thêm cả buổi nữa ngay nơi chánh điện chùa. Cuối cùng, sau khi chấm dứt phần chót của lễ quy y cho chúng do vị ThượngToạ chủ lễ thì chim cũng được sổ lồng đấy, nhưng có một số đã quá yếu sức, lừ đừ, bay lên không nổi, chỉ là đà rồi rớt xuống, quờ quạng, tắt hơi. 

Vậy thì chúng ta cần phải xét lại việc phóng sinh chim và thả cá. Chim bị bắt nhốt vào lồng, cá bị bắt thả trong chậu bán ngoài chợ là do người giăng lưới vây bắt vì nhu cầu tiêu thụ, để ăn hoặc để phóng sinh. Điều này có nghĩa là nếu không có nhu cầu mua chim cá thì chim cá sẽ không bị giăng lưới và nhốt vào lồng chậu. Qua sự kiện này chúng ta nhận thấy, vì muốn phóng sinh nhằm tạo phước mà người phóng sinh lại vô tình thúc đẩy những người khác giăng lưới bắt chim cá, đến nỗi tự họ lại mắc vào nghiệp sát sinh

Ngoài ra, chim cá bán ngoài thị trường để cung ứng cho nhu cầu phóng sinh tại các đô thị thường là do người ta bắt ở các ao cá, vườn chim. Những sinh vật này có thể sẽ không thích ứng với hoàn cảnh mới. Hơn nữa, các giống chim, cá đều có thói quen của chúng. Có những loài cá phải sống trong những hoàn cảnh nhất định như chất nước, độ sâu, độ chảy. Cá sông không thể sống dưới biển và cá biển không thể sống dưới sông. Chỉ có những con chim bồ câu bị bắt để phóng sinh thì may ra ít khổ nhất, chúng chỉ bị tù túng mấy ngày, có thể là phải chịu đói khát, nhưng nếu sống sót cho đến lúc được phóng sinh mà còn đủ sức để bay thì cũng có nhiều cơ may có thể “trở về mái nhà xưa”, vì loài chim bồ câu vốn nhớ đường về, chúng sẽ có thể bay về với gia đình, sẽ được chủ nó cho ăn uống bồi bổ lại sau những ngày bị giam cầm tù tội và đói khát.

Trong tình hình như vậy, có nên phóng sinh hay không ? Chúng tôi nghĩ rằng điều này nên để quý vị tự định đoạt. Tuy nhiên, việc bắt, mua bán rồi thả, rồi bắt lại ..v..v..là không đúng với tinh thần phóng sinhPhóng sinh chỉ có ý nghĩa khi chúng ta giải thoát được con vật trong hoàn cảnh ngẫu nhiên hay thả chúng sống trong một môi trường thích hợp, tạo cho chúng có cơ hội sống dài lâu hơn. Không nhất thiết phải mang chúng đến chùa mới phóng sinh được. Chỗ nào thích hợp thì thả chúng. 

Thật ra việc phóng sinh ai cũng có thể làm, không nhất thiết phải có tiền (mua chim cá) mới thực hành được. Chỉ cần có tấm lòng từ bi thương xót chúng sinh, xem mọi loài chúng sinh đều bình đẳng, đều có quyền sống. Khi đi bộ trên đường thấy con giun đang giẫy giụa trước sức nóng mặt trời, chúng ta mang chúng vào nơi có đất ẩm, hay gặp con sên đang bò trên vỉa hè, chúng ta nhặt chúng đem vào bãi cỏ xanh mát. Hoặc là khi khởi tâm muốn phóng sinh, chúng ta rủ bạn bè, thân nhân, đi ăn một bữa cơm với rau đậu, như thế là chúng ta cũng đã có thể cứu dăm ba mạng tôm, cua, sò, cá, chim câu, vân vân, thế là cũng đã thực hiện hạnh phóng sinh rồi. 

Theo quy luật nhân quả, mình có lòng muốn cho chúng sinh khỏi đau đớn, giải thoát chúng sinh, thì mình cũng sẽ được khỏi đau đớn, được giải thoát. Nhưng đó chỉ là kết quả tự nhiên của những hành động từ thiện, không phải mục tiêu của sự phóng sinh trong nhà Phật. Nhà Phật phóng sinh là vì lòng từ bi. Nói như thế không có nghĩa là hành động phóng sinh chỉ đem lại ít lợi ích. Thật ra việc phóng sinh đúng cách và với Tâm Vô Sở Cầu thì sẽ có kết quả vô cùng lớn lao, là vơi đi nghiệp sát đã vướng phải trong vô lượng kiếp

Ban Biên Tập
(Bài này đã được phát thanh ngày 29 tháng 10 tại Nam California và 30 tháng 10, 2005 tại Houston Texas) 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14616)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.