22. Sống Trong Giây Phút Hiện Tại

15/10/201012:00 SA(Xem: 16577)
22. Sống Trong Giây Phút Hiện Tại

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 22
SỐNG TRONG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

 

Trong chương trình phát thanh kỳ trước, chúng tôi đã trình bày đề tài “Cuộc đời thì vô thường, đầy bất trắc, sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại”. Hôm nay chúng tôi xin khai triển rộng thêm về đề tài này, vì đối với nhà Phật, "giác ngộ lý vô thường" và "sống trong giây phút hiện tại" là hai vấn đề căn bản của con đường tu tập để được an vui giải thoát trong đời sống hằng ngày, đồng thời cũng là những bước khởi đầu của con đường tiến tu để hội nhập lại Bản Thể.

Đạo Phậtcon đường đưa chúng sinh giải thoát khỏi mê lộ để đi tới giác ngộ. Ngay lúc đang đi trên đường, người Phật tử đã nếm được mùi vị của giải thoát, với điều kiện là người đó phải thực hành những lời dậy của đức Phật và chư Tổ- phải thực hành. Có thể ví những lời đức Phật và chư Tổ dạy Phật tử cũng như những cuốn sách dạy cách nấu món ăn. Người đọc sách nấu ăn hoài mà không bao giờ thực hành, không nấu, không ăn, thì cơ thể vẫn đói, không bổ ích gì cả. Đã thế, còn đem những hiểu biết qua sách vở để khoe khoang, chứng tỏ là mình "biết nhiều cách nấu món ăn" thì chỉ là lý thuyết suông, càng khoe càng làm tăng trưởng sự kiêu ngạo, hoàn toàn không có ích lợi gì trong thực tế.

Đạo Phậtcon đường thực hành, không phải là những đề tài triết học để bàn suông, chẻ sợi tóc làm tư. Kinh sách nhà Phật là ngón tay để chỉ lên mặt trăng chân lý, mặt trăng thực tại. Nương theo ngón tay, thấy được mặt trăng rồi thì phải hành trì tu tập để đạt tới giác ngộ giải thoát, không phải là để khoe khoang sự hiểu biết về cái ngón tay.

Như vậy trước hết, người Phật tử theo lời Phật dạy qua giai đoạn lý thuyết, hiểu thấu cách thức tu tập, rồi phải tự mình "làm thuyền bè của chính mình" tự mình hành trì các pháp môn tu, tự mình sẽ nếm được mùi vị của giải thoát. Một trong những pháp môn tu đó là "Thiền". Chúng tôi xin lược trích những lời dạy của thiền sư Brahmavamso trong cuốn "Căn bản pháp hành Thiền", như sau:

“Thiền là đường lối để thực hiện sự buông bỏ. Khi hành thiền, ta buông bỏ thế giới phức tạp bên ngoài, để có thể vươn đến thế giới an nhiên bên trong. Trong tất cả các hệ thống huyền học và trong nhiều truyền thống, hành thiền được biết đến như là con đường đi đến tâm thanh tịnhuy lực. Kinh nghiệm về tâm thanh tịnh này, giải thoát ra khỏi thế giới, rất là vi diệuhỷ lạc.

Thông thường khi hành thiền, có nhiều việc khó khăn cần phải làm, nhưng các bạn nên quyết tâm chịu đựng các sự khó nhọc đó, vì chúng sẽ giúp các bạn thể nghiệm được những trạng thái tuyệt vời, đầy ý nghĩa. Chúng rất xứng đáng cho những nỗ lực của chúng ta! 

Để biết phải hướng nỗ lực đến nơi nào, bạn cần phải hiểu thật rõ mục tiêu của việc hành thiền. Mục tiêu đó là sự tĩnh lặng vi diệu, sự an địnhtrong sáng của tâm. Nếu bạn hiểu được mục tiêu đó, bạn sẽ thấy rõ nơi mà bạn cần hướng nỗ lực đến, và biết rõ phương tiện nào dùng để đạt mục tiêu đó. 

Nỗ lực đó phải hướng về sự buông bỏ, về sự phát triển một tâm trí sẵn sàng xả ly. Một trong các lời dạy giản dị nhưng sâu sắc của Đức Phật là, "Một hành giả có tâm hướng về sự buông bỏ, sẽ dễ dàng đạt đến Định". Hành giả đó đắc được, gần như tự động, các trạng thái an lạc nội tâm. Điều mà Thế Tôn muốn nói là nguyên nhân chính để đắc mức thiền thâm sâu, để đạt đến các trạng thái mạnh mẽ đó, là sự quyết tâm khước từ, buông bỏ và xả ly. 

Trong giờ thiền, chúng ta không nên phát triển tâm tư chỉ biết tích lũy, bám níu vào các sự vật; trái lại, chúng ta cần phải đào luyện một tâm trí sẵn sàng buông bỏ mọi vật, buông bỏ mọi gánh nặng. Ngoài giờ thiền, ta gánh vác biết bao nhiêu bổn phận đè trên vai, tựa như các hành lý nặng trĩu; nhưng trong thời gian hành thiền, ta không cần có nhiều hành lý như thế. Vậy, trong khi hành thiền, hãy xem ta có thể trút bỏ bao nhiêu hành lý. Bạn hãy xem sự vật như là gánh nặng, như khối trọng lượng, đè ép lên bạn. Như thế, bạn mới có thái độ đúng đắn để từ khước chúng, tự ý vứt bỏ chúng, chẳng thèm ngoảnh lại. Chính nỗ lực đó, thái độ đó, hành động đó của tâm hướng về sự buông bỏ, là điều đưa bạn đi sâu vào thiền định

Ngay cả ở các giai đoạn khởi đầu của hành thiền, hãy xét xem bạn có thể tạo ra được bao nhiêu năng lực để xả ly, để vứt đi mọi sự vật, và dần dần, sự buông bỏ sẽ xảy đến. Khi tâm tư buông bỏ mọi sự vật, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, hiểu biết rõ hơn và tự do hơn. Hành thiền được như thế, việc buông bỏ sẽ xảy đến theo từng giai đoạn, từng bước một

Bạn hãy bắt đầu từ giai đoạn rất đơn giản là hãy buông bỏ hết các hành lý của quá khứvị lai. Đôi khi, bạn có thể tưởng đó là việc quá dễ làm, rằng đó là điều quá sơ đẳng. Tuy nhiên, nếu bạn dồn hết nỗ lực vào việc đó, không quá nôn nóng chạy cho mau đến các giai đoạn cao hơn của sự hành thiền, cho đến khi nào bạn đã đạt đúng đắn mục tiêu đầu tiên là có được sự chú tâm vững bền vào ngay thời khắc hiện tại, thì về sau này, bạn mới nhận thấy được rằng bạn đã thiết lập xong một nền móng thật vững chắc, để có thể xây trên đó các tầng cao hơn. 

Buông bỏ quá khứ có nghĩa là không nghĩ gì đến công việc làm của bạn, gia đình bạn, những cam kết của bạn, kỷ niệm, những vui buồn của thuở thiếu thời, v.v...; bạn buông bỏ tất cả những kinh nghiệm đã qua, bằng cách chẳng màng quan tâm đến chúng. Bạn trở thành một kẻ không có tiểu sử, suốt trong thời gian hành thiền. Bạn chẳng nghĩ ngay cả việc bạn từ đâu đến, sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai, hoặc bạn đã được nuôi dạy và lớn lên đã như thế nào. Tất cả những "lịch sử" đó được buông bỏ trong khi hành thiền. 

Bằng cách đó, mọi người tại thiền đường này đều trở nên bình đẳng với nhau, chỉ là các thiền sinh. Cũng chẳng quan trọng gì về việc bạn đã hành thiền được bao nhiêu năm, hoặc bạn là người đã có chút ít kinh nghiệm, hay chỉ mới chập chững bắt đầu. Nếu bạn buông bỏ được tất cả lịch sử đó, thì chúng ta đều bình đẳngtự do. Chúng ta đang tự giải phóng ra khỏi các mối quan tâm đó, các tri giác, và tư tưởng đã giới hạn chúng ta và làm cản trở sự an tịnh nảy sanh từ việc buông bỏ

Vậy, cuối cùng rồi, mỗi trang lịch sử của bạn, bạn đều buông bỏ, ngay cả các biến cố đã xảy ra cho bạn kể từ khi đến dự khoá thiền ẩn cư này, và ngay cả những gì vừa mới xảy ra cho bạn vài phút trước đây. Bằng cách ấy, bạn không khuân vác một gánh nặng nào từ quá khứ đem đến cho hiện tại. Bất cứ điều gì vừa xảy ra, bạn không còn quan tâm đến và buông cho trôi hết. Bạn không cho phép quá khứ tác động vào tâm bạn. 

Có thể xem việc buông bỏ để luyện tâm như là một căn phòng nhỏ có bọc nệm cách âm. Khi một kinh nghiệm nào, một tri giác hay tư tưởng nào va chạm vào bức tường của căn phòng có vách bọc nệm, chúng không dội ngược trở lại. Chúng lún sâu vào lớp nệm và ngừng ngay tại đó. Như thế, bạn không để cho quá khứ gây được tiếng vang nào trong tâm tư, cả quá khứ của ngày hôm qua và tất cả thời gian dài trước đó, bởi vì chúng ta đang luyện tâm hướng về sự buông bỏ, vứt đi tất cả, và trút mọi gánh nặng

Quan điểm của vài người cho rằng nếu lấy quá khứ ra quán chiếu, họ có thể rút ra bài học và giải quyết được các vấn đề đã qua. Tuy nhiên, bạn nên hiểu cho rằng khi quay lại nhìn vào quá khứ, bạn luôn luôn nhìn nó với cặp lăng kính méo mó. Bất cứ những gì bạn nghĩ nó đã là như thế, thì thực sự nó lại chẳng giống đúng như thế! Chính vì vậy, nhiều người đã tranh cãi nhau về những sự việc thực sự vừa xảy ra, ngay cả những chuyện vừa xảy ra vài phút trước. Các cảnh sát viên điều tra tai nạn giao thông đều biết rõ điều đó. Mặc dù tai nạn vừa mới xảy ra chừng nửa giờ mà hai nhân chứng, cả hai đều hoàn toàn thành thật, lại đưa ra hai bản tường trình khác nhau. Ký ức của ta không đáng tin cậy. Nếu thấy rằng ký ức không đáng tin cậy, bạn sẽ không đặt nặng giá trị vào việc hồi tưởng lại quá khứ. Và rồi, bạn sẽ buông bỏ nó đi. Hãy để quá khứ trôi qua đi, và rồi, bạn sẽ có đủ khả năng để được tự do ngay trong giờ phút hiện tại

Còn về tương lai, các dự phóng, lo sợ, kế hoạch, và kỳ vọng, v.v... -- chúng ta cũng đều nên buông bỏ. Đức Phật có lần nói về tương lai: "Bất cứ điều gì ta nghĩ sẽ xảy ra như thế, thì nó luôn luôn lại khác thế"! Bậc hiền trí xem tương lai như mơ hồ, khó biết và khó mà tiên đoán được. Việc dự đoán về tương lai thường là một điều không tưởng, và luôn luôn làm phí mất thì giờ nếu ta nghĩ đến tương lai trong lúc hành thiền. . . 

. . . Trong giai đoạn này của sự hành thiền, bạn hãy giữ sự chú tâm ngay vào phút hiện tại, đến mức mà bạn quên hẳn hôm nay là ngày gì, hoặc hiện đang mấy giờ, sáng hay trưa, cũng chẳng hay biết gì cả! Tất cả những gì bạn đang hay biết chính là giây phút hiện tại -- ngay tại lúc này! Bằng cách ấy, bạn đạt được thời biểu tu học tuyệt vời khi bạn hành thiền ngay trong giây khắc hiện tại, chẳng cần biết bao nhiêu phút đã trôi qua, hoặc còn ngồi thêm bao nhiêu phút nữa, chẳng nhớ đến cả hôm nay là ngày gì. 

Thực tại hiện tiền rất huy hoàng và kỳ diệu. Khi buông bỏ hết quá khứ và tương lai, bạn như thể đã hồi sinh. Bạn ở tại đây, bạn đang tỉnh thức. Đó là giai đoạn thứ nhất của hành thiền, sự tỉnh thức được nuôi dưỡng trong giây phút hiện tại. Đạt đến đấy, bạn đã thực hiện rất nhiều điều. Bạn đã buông bỏ được gánh nặng đầu tiên, vốn cản trở mức thiền định thâm sâu. Vậy, bạn hãy nỗ lực thật nhiều thêm, để đạt đến giai đoạn thứ nhất này, khiến nó trở nên mạnh mẽ, chắc chắnvững vàng. Sau đó, chúng ta sẽ đưa sự tỉnh thức trong phút giây hiện tại lên giai đoạn kế tiếp tinh tế hơn trong việc hành thiền -- sự giác niệm tĩnh lặng về phút giây hiện tại


Thưa quý thính giả,

Sự "sống trong giây phút hiện tại" giúp chúng ta tự giải thoát ra khỏi được những buồn rầu của quá khứ và những lo âu, sợ hãi về tương lai. Tư tưởng gia Krishnamurti nói về "sự giải thoát khỏi nỗi đau", trong cuốn "To Be Human", như sau:

"Bây giờ chúng ta thử tìm coi nỗi đau này xẩy ra như thế nào?
Có nỗi đau lònglý dochúng ta đã tự xây dựng trong tâm một ý niệm, một hình ảnh về chính mình. Lấy thí dụ như bản thân tôi đây, nếu tôi đã xây dựng trong lòng một hình ảnh của chính tôi luôn luôn ngồi chễm chệ trên diễn đàn để thuyết giảng -- cám ơn Trời, tôi không có cái vụ này -- rồi thính giả lại phản đối hoặc không thèm tới, thế là hình ảnh tôi -- được xây dựng trong lòng tôi -- bị xúc phạm. Thực tế là khi nào mà tôi còn xây dựng một ý niệm, một hình ảnh đẹp về chính tôi trong lòng, thì hình ảnh đó sẽ có lúc bị xúc phạm. Thật là rõ ràng, phải vậy không?

Vậy thì bây giờ chúng ta tự hỏi coi chúng ta có thể sống đơn giản, không xây đắp một hình ảnh, một ý niệm nào chăng? Nghĩa là không có những kết luận, những thành kiến -- tất cả những cái này đều là hình ảnh, ý niệm cả. Như vậy, vào cái lúc mà bạn lăng mạ tôi đó -- nghĩa là bạn nói điều trái ngược với hình ảnh "cái tôi" mà tôi đã xây đắp về tôi -- như vậy là bạn làm đau lòng tôi. Bây giờ, nếu ngay cái giây phút mà bạn nói lên những điều có hại cho tôi, làm đau lòng tôi đó, tôi tỉnh giác, nhận thức được và dồn tất cả sự chú tâm vào những lời bạn đang nói, chỉ làm một việc là chú tâm vào việc đang xẩy ra mà thôi, không phân tích, không suy diễn, không ghi nhớ, như thế những điều đó sẽ không có cơ hội len lỏi vào tâm hồn tôi. Chỉ khi nào chúng ta lơ đãng, không chú ý, thì những lời nói làm đau lòng hoặc những lời nịnh bợ mới tìm được chỗ đứng trong tâm hồn chúng ta.
Vậy xin hỏi, nếu có người nói rằng bạn là thằng ngốc, thì ngay lúc đó, bạn có thể dồn tất cả sự chú tâm, chỉ chú tâm thôi, vào sự kiện đang xẩy ra mà không tìm hiểu, không suy diễn, được không? Nếu làm được, bạn sẽ không thấy có nỗi đau lòng. Trong sự chú tâm, tập trung tư tưởng đó, những nỗi đau buồn trong quá khứ đã tiêu tan.

Tập trung tư tưởng cũng giống như ngọn lửa, nó đốt cháy tiêu mọi nỗi đau đã và đang xẩy ra. Bạn bắt được ý này chăng? "


Trong cuốn , "The Tibetan Book of Living and Dying", Thiền sư Sogyal Rinpoche viết:

"Thông thường chúng ta lãng phí đời mình, lạc ra ngoài cái ngã chân thực của ta, trong những hoạt động bất tận. Thiền trái lại, là phương pháp đưa ta trở về chính mình, ở đấy ta có thể thực sự chứng nghiệmthưởng thức cái bản thể toàn vẹn của ta, vượt ngoài mọi mẫu mực thói quen. Những cuộc đời của chúng ta được sống trong đấu tranh căng thẳnglo âu, trong sự quay cuồng của tốc độ và bạo động, trong cạnh tranh, bám víu, chiếm hữu, thành công, ta mãi mãi chất đầy những hoạt động và bận rộn thuộc ngoại vi. Thiền chính là cái ngược lại. Thiền định là làm một cuộc tuyệt giao với cái cách ta hành động “bình thường,” vì đấy là trạng thái không lo lắng không bận tâm, không có cạnh tranh, không có ham muốn sở hữu hay níu kéo một thứ gì, không có sự phấn đấu quyết liệt đầy âu lo, và không có sự khao khát đạt thành: Một trạng thái không có tham vọng không có lấy hay bỏ, không hy vọng cũng không sợ hãi, một trạng thái trong đó ta dần khởi sự buông bỏ mọi cảm xúc và khái niệm đã giam hãm ta để tung cánh vào bầu không gian của tính tự nhiên đơn giản.

Những bậc thầy về thiền định trong Phật giáo biết rõ tính dẻo dai, dễ sử dụng của tâm là như thế nào. Nếu ta luyện được nó, thì không có gì là bất khả. Quả thực ta đã được huấn luyện một cách thuần thục bởi sinh tử và cho sinh tử, được luyện để nổi ghen tuông, được luyện để bám víu chấp thủ, được luyện để lo âu, phiền muộn, thất vọng, thèm khát; được luyện để phản ứng một cách tức giận đối với bất cứ gì khiêu khích chúng ta. Thực vậy, chúng ta được luyện thuần thục tới mức độ mà những cảm xúc tiêu cực ấy khởi lên một cách tự nhiên, chúng ta không cần cố gắng làm cho chúng phát sinh ra. Bởi thế, mọi sự đều là vấn đề huấn luyện, và năng lực của thói quen. Nếu tâm chuyên chú vào sự nghiệp vô minh thì ta sẽ thấy nó trở thành một chúa tể của vô minh, chuyên viên nghiện ngập, tinh vimềm dẻo trong thói nô lệ của nó. Nếu tâm chuyên chú vào thiền định, vào sự nghiệp tự giải thoát ra khỏi ảo tưởng, thì ta sẽ thấy với thời gian, kiên nhẫn, kỷ luật, và luyện đúng, tâm ta khởi sự mở gút và biết được niềm phúc lạc, trong sáng nguyên ủy của nó."


Ban Biên Tập 
www.thuvienhoasen.org 
(Bài này đã được phát thanh ngày 9 tháng 7 tại Nam California và 10 tháng 7, 2005 tại Houston Texas)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14616)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.