07. Nhân Quả & Lòng Giao Cảm Với Muôn Loài

15/10/201012:00 SA(Xem: 15350)
07. Nhân Quả & Lòng Giao Cảm Với Muôn Loài

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 07
NHÂN QUẢ & LÒNG GIAO CẢM VỚI MUÔN LOÀI
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

Trong chương trình truyền thanh hôm nay, chúng tôi mời quý vị, mời các bạn nghe hai bài pháp ngắn, một bài nói về Nhân Quả của Hoà Thượng Narada Maha Thera, trích trong cuốn sách Đức PhậtPhật Pháp và một bài khác nói về lòng giao cảm với muôn loài của Krishnamurti. 

Thưa quý thính gỉa,

Vì sao có sự bất đồng trong nhân loại? 

"Tại sao có hạng người sanh trưởng trong cung điện nguy nga, giàu sang vinh hiển, trí tuệ xuất chúng, đạo hạnh thanh cao, thân hình tráng kiện, trong khí ấy có kẻ khác lại phải chịu sống trong cảnh cùng đinh, cơ hàn khốn khổ? Tại sao người kia có tiền của ức triệu mà người nọ lại thiếu trước hụt sau? Tại sao có người thông minh tuyệt vời và có kẻ tối tăm ngu muội? Tại sao người nầy được sanh ra với bản tánh hiền lương của các bậc thánh nhân, kẻ nọ lại sẵn nết hung dữ từ khi lọt lòng mẹ? Tại sao có hạng thần đồng thông suốt nhiều thứ tiếng, có hạng thần đồng về môn toán học, thần đồng về khoa hội họa, văn chương, âm nhạc v.v...? Tại sao có những trẻ em sanh ra đã mù, điếc, câm, ngọng hoặc kỳ hình dị thể? Tại sao có những trẻ em vừa mở mắt chào đời đã được hưởng mọi phước lành, và có em lại bị xem như một tội khổ? 

Có chăng những nguyên nhân nhất định, tạo nên hoàn cảnh chênh lệch trong thế gian? Nếu không, những trạng thái bất đồng kể trên hẳn là những sự kiện ngẫu nhiên sảy ra hoàn toàn do sự may rủi

Bậc trí tuệ không thể tin nơi sự may rủi mù quángkhông chấp nhận lối giải thích bằng sự ngẫu nhiên

Trong thế gian nầy không có điều chi xảy đến cho người nào mà không do một hay nhiều nguyên nhân. Quả vui, quả khổ của những người đang gặt hái đều trổ sanh do những nhân tốt hay xấu đã tạo, hoặc trong kiếp hiện tại, hoặc trong những kiếp quá khứ. Nhưng với lý trí phàm tục, với sự hiểu biết tùy thuộc nơi giác quan của nhục thể, không dễ gì thấu triệt những nguyên nhân vô hình và phức tạp của guồng máy thế gian. Ta chỉ thấy hiển hiện trước mắt cái quả đang trổ mà không thấy được tất cả các nguyên nhân vi tế đã tạo điều kiện cho quả ấy phát sanh, vì nhân kia không phải hoàn toàn được tạo nên trong kiếp hiện tại mà có thể được rải rác gieo trồng từ vô lượng tiền kiếp

Có chăng những bậc cao minh sáng suốt, tiếp nhận được bằng tuệ giác những điều mà mắt thịt tai phàm không thể nghe thấy? Phật Giáo xác nhận rằng có thể có. 

Vài hệ thống tín ngưỡng chủ trương rằng tất cả các sự khác biệt trong đời đều do một nguyên nhân duy nhất, và nguyên nhân ấy là do sự quyết định tối cao của Đấng Tạo Hóa. Đức Phật không nhìn nhận có một Đấng Tạo Hóa toàn tri, toàn năng, tạo ra càn khôn vũ trụ

Phật Giáo cũng nhìn nhận có phần ảnh hưởng của sự truyền thống và của giới thân cận, nhưng cho rằng không đủ. Phật Giáo thêm vào đấy định luật Nghiệp Báo (Kamma), tức là sự tổng hợp các hành động khác trong quá khứhiện tại

Chính chúng ta phải lãnh phần trách nhiệm về những hành động của chúng ta trong quá khứ và gặt hái hoàn cảnh an vui hay đau khổ trong hiện tại. Chính ta tạo thiên đàng cho ta. Cũng chính ta tạo địa ngục cho ta. Ta là người xây dựng tương lai của ta. Chính ta tạo cái mà người thế gian gọi là Định Mệnh

Thuở Đức Phật còn tại tiền, có chàng thanh niên tên Sudha, thắc mắc trước trạng huống bất đồng giữa loài người, muốn tìm chân lý, đến gần Ngài và bạch rằng: 
"Bạch Đức Thế Tôn, vì lý do nào và nguyên nhân nào trong đời có người yểu (appayuka) và có người thọ (dighayuka), người bệnh hoạn (bavhabadha) và người khoẻ mạnh (appabadha), người xấu xa (dubbanna) và người đẹp đẽ (vannavanta), có hạng người làm gì cũng không ai làm theo, nói chi cũng không ai nghe (appesakka) và hạng người có thế lực, làm gì cũng có người theo, nói chi cũng có người nghe (mahesakka), có người nghèo khổ (appabhopga) và người giàu sang (mahabhoga), có người sanh trưởng trong gia đình bần tiện (nicakulina) và có người dòng dõi cao sang (uncakulina), có người dốt (duppanna) và có người trí tuệ (pannavanta)? 

Đức Phật trả lời vắn tắt như thế nầy: 

"Tất cả chúng sanh đều mang theo cái Nghiệp (Kamma) của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sanh." 
Rồi Đức Phật giải thích cho Subha nghe từng trường hợp

"Nếu người kia trọn đời chỉ biết sát sanh, người thợ săn chẳng hạn, bàn tay luôn luôn đẩm máu, hằng ngày sống trong sự giết chóc và gây thương tích không chút xót thương. Do tính hiếu sát ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, người ấy sẽ là một người có mạng "yểu". 

"Nếu người kia luôn luôn thận trọng, không hề xác phạm đến tính mạng của ai, sống xa gươm đao, giáo mác và các loại khí giới, lấy lòng tứ ái đối với tất cả chúng sanh.Do sự không sát sanh (Tâm Từ) ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, người ấy sẽ trường " thọ". 

"Nếu người kia độc ác, luôn luôn tìm cách hại người, luôn luôn dùng đấm đá và gươm đao đối sử với mọi người. Do nết hung dữ, nếu tái sanh trong cảnh người, người ấy sẽ ươn yếu bệnh hoạn

"Nếu người kia không bao giờ làm tổn thương ai khác. Do đức tánh hiền lương nhu hòa, nếu tái sanh trong cảnh người, người ấy sẽ được mạnh khỏe
"Nếu người kia thô lỗ, cộc cằn, luôn luôn giận dữ, chưởi mắng, nguyền rủa kẻ khác.Do hậu quả của sự thô lỗ, cộc cằn ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, người ấy sẽ xấu. 

"Nếu người kia thanh tao nhã nhặn, dầu ai có chưởi mắng thậm tệ cũng không hề oán giận và tìm cách trả thù. Do hậu quả của phong thái thanh nhã ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, người ấy sẽ đẹp đẽ

"Nếu người kia có tánh đố kỵ, thèm thuồng, ham muốn lợi danh của kẻ khác, không biết tôn kính người đáng kính, luôn luôn chứa chấp lòng ganh tỵ. Do hậu quả của tính tật đố ganh ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, sẽ là người có ảnh hưởng, nói gì không ai nghe, làm gì không ai theo. 

"Nếu người kia không có tánh đố kỵ, không thèm ham muốn lợi danh của người khác, biết tôn trọng người đáng kính, không chứa chấp lòng ganh tỵ. Do ảnh hưởng của tâm không ganh tỵ ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, sẽ là người có thế lực, nói gì cũng có người nghe, làm gì cũng có người theo. 

"Nếu người kia không bao giờ biết bố thí vật gì. Do tánh keo kiết, bám níu vào tài sản sự nghiệp của mình, nếu tái sanh trong cảnh người, sẽ là người nghèo nàn thiếu thốn

"Nếu người kia giàu lòng quảng đại, tánh ưa bố thí. Do lòng quảng đại rộng rãi ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, sẽ là người giàu có dư dã. 

"Nếu người kia không biết phục thiện, tánh ưa kiêu hãnh, không tôn trọng người đáng kính. Do tánh ngạo mạn và vô lễ ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, sẽ là người đê tiện thấp hèn

"Nếu người kia biết phục thiện, tánh không kiêu hãnh, biết tôn trọng người đáng kính. Do đức tính biết phục thiện và có lễ độ ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, sẽ là người sang trọng quyền quý

"Nếu người kia không chịu gần người có tài đức để học hỏi điều hay lẽ phảiphân biệt chánh tà. Do sự kém học ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, sẽ là người dốt. 

"Nếu người kia cố công tìm đến người có tài đức để học hỏi. Do sự học hỏi chánh đáng ấy, nếu tái sanh trong cảnh người, sẽ là người thông minh trí tuệ." 

Trên đường tái sanh luân hồi, con người chịu ảnh hưởng của nghiệp quá khứ nhiều hơn truyền thống

Tóm tắt, theo Phật Giáo, những sự chênh lệch về tinh thần, đạo đức, trí tuệ và bẩm tánh, phần lớn đều tùy thuộc hành động và khuynh hướng của chúng ta trong quá khứ và trong hiện tại, tức là nghiệp. 

(Nhạc Phật Giáo chuyển mục)

Thưa quý thính giả, thưa các bạn, 

Dường như chúng ta không bao giờ nhìn một cách sâu sắc vào đặc tính của một cái cây; chúng ta không bao giờ thật sự sờ vào nó, cảm nhận được sự rắn chắc của nó, lớp vỏ xù xì của nó và nghe cái âm thanh vốn là một phần của cái cây. Nếu chúng ta thiết lập được mối giao hảo với cây cối thì chúng ta cũng sẽ có mối giao hảo với loài người. Nhưng nếu chúng ta không có mối giao hảo với muôn loài sinh vật trên thế giới này thì chúng ta cũng có thể mất đi những mối giao hảo với con người, với nhân loại. Mời quý vị và các bạn nghe Krishnamurti nói về Lòng Giao Cảm Với Muôn Loài:

"Đã nhiều tuần rồi, mỗi buổi sáng khi trời vừa bình minh là chúng tôi lại cùng nhau ra ngắm cái cây ở bên bờ sông. Xa xa, lúc vừng dương vừa nhú ở mãi tận cuối chân trời, từ từ vươn lên khỏi lùm cây, thì nơi đây, cái cây đặc biệt kia bỗng bừng lên một mầu vàng ánh. Toàn thể lá trên cây đều sáng rực đầy sinh khí và khi mà bạn lặng lẽ say sưa ngắm đến quên cả thời gian, thì cái cây, mà tên nó chẳng thành vấn đề -- vấn đề là cái cây tuyệt đẹp ấy -- với cái phẩm chất đặc biệt của nó dường như tỏa ra khắp trên mặt đất, lan tràn trên dòng sông. Rồi thì khi vừng thái dương nhô cao lên chút nữa là lúc mà lá cây bắt đầu rung rinh uốn éo. Thời gian mỗi lúc trôi qua dường như lại giúp cho cái cây thay đổi phẩm chất. Trước khi mặt trời ló dạng, dáng vẻ của nó còn thật là ảm đạm, lặng lẽ, xa xôi, đầy phẩm cách. Ấy thế mà ngay khi mới bắt đầu ngày thì những cánh lá sáng lóng lánh uốn lượn đã tạo nên một cảm quan đặc biệt về vẻ đẹp tuyệt vời của nó rồi. 

Về buổi trưa, tàn cây tỏa bóng mát rượi, bạn có thể ngồi nghỉ dưới gốc cây để tránh nắng, không bao giờ cảm thấy cô đơn vì đã có nó làm bạn. Ngồi đó, bạn cảm thấy một mối dây liên hệ gắn bó sâu sắc, bền vữngthoải mái mà chỉ cây cối mới có thể biết được. 

Chiều xuống, khi phương tây rực sáng ánh mặt trời đang lặn, thì cái cây cũng từ từ chuyển dần sang mầu sẫm, rồi tối, rồi tự biến mình, mờ dần. Bầu trời chuyển qua đỏ, rồi vàng, rồi xanh, nhưng cái cây vẫn lẳng lặng ẩn mình và yên nghỉ qua đêm. 

Nếu bạn thiết lập được mối giao hảo với cây cối thì bạn cũng sẽ có mối giao hảo với loài người. Bạn có trách nhiệm với cây đó và với tất cả cây cối trên thế giới. Nhưng nếu bạn không có mối giao hảo với muôn loài sinh vật trên thế giới này thì bạn cũng có thể mất đi những mối giao hảo với con người, với nhân loại

Chúng ta không bao giờ nhìn một cách sâu sắc vào đặc tính của một cái cây; chúng ta không bao giờ thật sự sờ vào nó, cảm nhận được sự rắn chắc của nó, lớp vỏ xù xì của nó và nghe cái âm thanh vốn là một phần của cái cây. Âm thanh này không phải là tiếng gió thổi qua lùm cây, không phải là tiếng rì rào của lá vào những buổi sớm mai, nhưng là tiếng của chính cái cây, tiếng âm thầm của thân và rễ cây. Bạn phải thật là tinh tế, mẫn cảm, thì mới có thể nhận ra. Cái âm thanh này không phải là tiếng ồn ào của thế gian, không phải là tiếng lao xao liên tục trong tâm trí, không phải là những lời lẽ thô tục của tranh cãi, đánh lộn, mà là âm thanh như một phần của vũ trụ, của không gianthời gian

Đáng buồn là chúng ta có quá ít mối giao hảo với thiên nhiên, với các loài côn trùng, với con ếch nhẩy, với con cú kêu tìm bạn tình trên đồi cao. 

Dường như chẳng bao giờ chúng ta có chút cảm xúc nào hướng về muôn loài trên trái đất. Nếu như chúng ta thiết lập được mối giao hảo sâu xa bền chắc với thiên nhiên thì chúng ta đã chẳng bao giờ giết con vật để được ngon miệng, chẳng bao giờ làm tổn thương, mổ xẻ con khỉ, con chó, những con vật trong phòng thí nghiệm, đang khi nó còn sống, vì lợi ích của chúng ta. Chúng ta sẽ tìm những cách khác để điều trị vết thương, để cứu mạng chúng ta. Nhưng điều trị tâm hồn thì lại hoàn toàn khác. Sự hồi phục sẽ tới từ từ nếu chúng ta sống hài hòa với thiên nhiên, với trái cam trên cành cây, với nhánh cỏ nhú lên từ kẽ nứt xi măng, và với những ngọn đồi nằm ẩn dưới những tầng mây bao phủ. 

Đây không phải nói theo tình cảm tầm phào hoặc tưởng tượng lãng mạn mà là chuyện thực tế của mối giao hảo với muôn loài đang sống, đang chuyển động trên trái đất. Người ta đã giết hàng triệu con cá voi và sẽ còn giết nữa. Tất cả những gì chúng ta lấy được từ sự tàn sát chúng thì chúng ta cũng có thể có được bằng những cách khác. Nhưng rõ ràngchúng ta thích giết mọi loài, như con nai phóng vút qua, con linh dương kỳ diệu và con voi to kềnh. Chúng ta thích giết hại lẫn nhau. Trong lịch sử loài người trên trái đất, sự giết chóc này chưa bao giờ ngưng. Nếu chúng ta có thể, và chúng ta phải, thiết lập một mối tương quan giao hảo bền chặt thâm sâu với thiên nhiên, với cây cỏ, lùm bụi, hoa trái, với đám mây bay trên trời, từ đó, chúng ta sẽ không bao giờ còn giết người vì bất cứ lý do nào nữa. 

Giết người có tổ chức, được hệ thống hóa, chính là chiến tranh, và mặc dầu chúng ta biểu tình để phản đối một cuộc chiến đặc biệt, thí dụ chiến tranh nguyên tử, hoặc bất cứ loại chiến tranh nào đó, nhưng chúng ta chưa hề biểu tình chống chiến tranh. 

Chúng ta chưa hề bao giờ nói lên rằng giết người là tội ác lớn nhất trên đời. 

Ban Biên Tập
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14616)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.