06. Danh Xưng Hoà Thượng Ni Trong Đạo Phật

15/10/201012:00 SA(Xem: 17568)
06. Danh Xưng Hoà Thượng Ni Trong Đạo Phật

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 06
DANH XƯNG HOÀ THƯỢNG NI TRONG ĐẠO PHẬT
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

Trong chương trình truyền thanh hôm nay, chúng tôi mời quý vị, mời các bạn nghe hai bài pháp ngắn, một bài nói về Danh ThơmTiếng Xấu, tức hai ngọn gió trong tám ngọn gió thường thổi vào đời sống thế gian và làm chao động đèn tâm. Nguyên tác của ngài Narada Maha Thera do cư sĩ Phạm Kim Khánh chuyển ngữtrả lời câu hỏi của một độc giả về danh xưng Hoà Thượng Ni trong đạo Phật

Thưa quý thính giả

Danh thơmtiếng xấu là một cặp thăng trầm khác mà ta phải đối phó hằng ngày. Danh thơm, chúng ta hoan hỉ đón mừng. Tiếng xấu, chúng ta không thích. Danh thơm làm phấn khởi tinh thần. Tiếng xấu làm cho ta đau xót

Chúng ta thích được trứ danh. Chúng ta mong muốn thấy tên tuổihình ảnh mình trên mặt báo. Chúng ta rất thỏa thích thấy những hoạt động của chúng ta, dầu không đáng kể, được tường thuật, và được nhiều người nhắc nhở, nhiều người biết đến. Lắm khi ta cũng cố gắng, một cách bất chánh, làm cho nhiều người chú ý đến mình. 

Để thấy hình ảnh trên tạp chí, vài người sẵn sàng trả một số tiền to tát. Để được danh dự, vài người sẵn sàng đóng góp quan trọng hay hối lộ cho nhóm người quyền thế. Để tự quảng cáo, vài người biểu dương tâm trong sạch bố thí của mình bằng cách trai tăng hằng trăm vị tỳ khưu, hay hơn nữa. Nhưng có thể những người trên sẽ hoàn toàn thản nhiên trước nỗi thống khổ của người nghèo nàn đói rách sống ngay bên cạnh mình. Ta có thể rầy lahành phạt một tên trộm quá đói khát, vào vườn ăn cắp của ta một trái dừa để làm dịu bớt cơn đói, nhưng ta sẽ không ngần ngại cho ra cả thiên dừa để đổi lại chút danh thơm

Đó là khuyết điểm của con người. Chí đến khi làm điều thiện, phần đông chúng ta cũng làm với ẩn ý vụ lợi. Những người hoàn toàn vị tha rõ thật hiếm hoi trên thế gian này. Vì lẽ ấy, người nào đã làm một việc thiện - dầu động cơ thúc đẩy đến hành động không mấy đáng được ca ngợi - cũng đáng được tán dương vì đã làm điều thiện ấy. Phần đông người thế gian chúng ta luôn luôn còn giấu một cái gì trong tay áo. Ai là người trăm phần trăm tốt? Bao nhiêu người hoàn toàn trong sạch, từ động cơ đến hành động? Bao nhiêu người tuyệt đối vị tha? 

Chúng ta không cần phải chạy theo danh thơm tiếng tốt. Nếu chúng ta xứng đáng, nó sẽ đến mà không cần tìm. Khi hoa đượm mật đầy đủ, ong, bướm sẽ đến. Hoa không cần mời ong, hay mời bướm. Đúng thật vậy, chúng ta cảm nghe tự nhiên vui sướng, vô cùng hạnh phúc, khi thanh danh của chúng ta bay xa, bay rộng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận định rằng tiếng tốt, danh vọng, vinh quang, chỉ đi theo với ta đến mồ là cùng. Rồi nó tan biến ra mây, ra khói. Nó chỉ là những ngôn từ, mặc dầukim ngôn, là mỹ từ, làm êm dịu tai ta. 

Còn tiếng xấu thì sao? Chúng ta không thích nghe hay nghĩ đến nó. Chắc chắn là khi những lời nói xấu lọt vào tai ta nó sẽ làm cho tâm ta bàng hoàng, khó chịu. Nỗi khổ tâm càng sâu đậm hơn nữa nếu những lời gọi là tường thuật hay báo cáo ấy tỏ ra bất công hay hoàn toàn sai lạc

Thường phải mất cả năm, hay hơn nữa, để kiến tạo một ngôi nhà nguy nga và vĩ đại. Nhưng, chỉ trong nháy mắt khí giới tối tân hiện đại có thể tàn phá dễ dàng. Lắm khi ta phải mất nhiều năm hay trọn cả một kiếp sống để gầy dựng thanh danh. Bao nhiêu công trình lao khổ ấy có thể tàn rụi trong khoảnh khắc. Không ai có thể tránh khỏi câu nói tai hại bắt đầu bằng tiếng “nhưng“. Thật vậy, ông ấy rất tốt, ông đã làm việc nầy, điều kia. Nhưng... Phần đầu tốt đẹp đã bị cái “nhưng“ đẩy vào đêm tối của lãng quên. Bạn có thể sống đời trong sạch như một vị Phật nhưng bạn không thể tránh những lời chỉ trích, tấn công và nguyền rủa. Đức Phật là vị giáo chủ trứ danh nhất thời bấy giờ, mà cũng là người bị nguyền rủa và sỉ vả nhiều nhất thời bấy giờ. 

Các bậc vĩ nhân thường không được biết đến. Hay có được biết, cũng được biết một cách sai lệch. Khi sứ mạng lịch sử của Đức Phật đã được hoàn thành viên mãn và có rất nhiều người tìm đến xin xuất gia, các vị đạo sĩ đối nghịch phỉ bảng rằng vì Đức Phật mà mẹ phải lìa con, vợ lìa chồng, và chính Ngài đã làm trở ngại mọi tiến bộ của đất nước. 

Chính người em họ và môn đệ của Đức Phật cũng nhiều lần âm mưu làm sụp đổ phẩm hạnh cao quí của Ngài, nhưng thất bại. Ông lại sanh tâm mưu sát Đức Thế Tôn bằng cách từ trên cao lăn đá vào mình Ngài. Nếu đó là số phần bất hạnh của một người vô tội và trong sạch như Đức Phật, hạng người tầm thường còn phải chịu như thế nào? 

Lúc trèo núi, ta càng lên cao người đứng dưới đồng bằng càng để ý đến ta và càng thấy ta nhỏ hơn. Và họ chỉ thấy phía sau lưng, không thấy trước mặt. Thế gian thổi lông tìm vết này chỉ muốn trưng bày khuyết điểm và lỗi lầm của ta. Bao nhiên tánh tốt thì giấu nhẹm. Cái xay quạt lúa quạt đi bụi bậm và lúa hư, nhưng giữ lại các hột lúa no đầy. Cái rây thì trái lại, giữ phần xác thô sơ mà lược đi nước trái cây ngon ngọt. Người có trau dồi trí thức giữ cho mình phần tinh tế và bỏ đi phần thô sơ. Hạng vô học giữ cái thô và bỏ đi cái tinh vi tế nhị. Mỗi khi bị hiểu lầm và bị người ta vô tình hay cố ý, truyền rao một cách bất công, ta nên sáng suốt suy nghĩ, hay nói như Epictetus đã khuyên: “May quá, người ta không quen mình nhiều và chỉ biết mình sơ sài nên chỉ nói xấu mình bấy nhiêu. Nếu người ta biết mình nhiều hơn chắc mình còn bị chỉ trích nhiều hơn nữa.“ 

Không cần phung phí thì giờ vô ích để sửa sai những lời đồn đãi sai lạc, nếu hoàn cảnh không bắt buộc ta phải làm sáng tỏ vấn đề. Kẻ thù nghịch sẽ lấy làm thỏa thích mà thấy ta bực bộilời nói của họ. Đó chính là điều mà họ mong muốn. Nếu ta thản nhiên, lời vu oan sẽ tan biến vào quên lãng. Để thấy lỗi lầm của người khác, ta phải làm như người mù; Để nghe lời chỉ trích của người khác, ta phải làm như người điếc; Để nói xấu người khác, ta phải làm như người câm. Không thể chấm dứt những lời buộc tội, những lời tường thuật hay đồn đãi sai lầm. Thế gian đầy chông gai và đá nhọn. Ta không thể dẹp sạch gai và đá. Nhưng nếu phải đi trên đó bất kể những trở ngại thì, thay vì dời gai và đá - chuyện mà ta không thể làm - tốt hơn ta nên mang một đôi giày và thận trọng đi từng bước. Chúng ta sẽ được an toàn

Giáo Pháp dạy ta: Hãy như sư tử, không run sợ trước tiếng động; Hãy như luồng gió, không dính mắc trong màn lưới; Hãy như hoa sen, từ bùn nhơ nước đục mọc lên, nhưng không bị nước đục bùn dơ làm ô nhiễm; Hãy vững bước, một mình, như con tê giác. 

Chúng ta đang sống trong bùn dơ nước đục. Nhiều đóa sen đã từ đó vươn lên, tô điểm sơn hà, mà không bị nước đục và bùn dơ làm hoen ố. Chúng ta phải cố gắng sống như hoa sen, một đời trong sạch và cao quí, không màng để ý đến bùn dơ mà người khác có thể ném vào chúng ta

Âu cũng lạ, rằng các bậc vĩ nhân thường bị vu oan, phỉ báng, đầu độc, treo lên thánh giá hay bị bắn chết. Ông Socrates vĩ đại bị đầu độc, Đức Chúa Ki Tô cao quý bị treo trên thánh giá, Đức Mahatma Gandhi bất bạo động bị bắn chết... Vậy, phải chăng tốt quá cũng nguy hiểm? 

Đúng, khi còn sống, các vị ấy bị chỉ trích, tấn công, và sát hại. Sau khi chết, các Ngài được tôn sùng và kính mộ như thần, như thánh. Bậc vĩ nhân vẫn bình thản khi được khen cũng như lúc bị chê. Các Ngài không để tinh thần suy sụp khi bị chỉ trích hay vu oan, bởi vì các Ngài không chạy theo thanh danh. Người ta có biết được việc làm của mình không, các Ngài không để ý. Các Ngài làm việc, phục vụ, nhưng không màng đến việc thọ hưởng

(Nhạc Phật Giáo chuyển mục)

Thưa quý thính gỉa,

Sau khi phát thanh về Bình Đẳng và Cấp Bậc trong Phật Giáo, Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen có nhận được thư của một độc gỉa hỏi trong đạo Phật có danh xưng Hoà Thượng Ni không hay chỉ có Sư Cô, Ni Sư, Ni Trưởng, Sư Bà mà thôi và khi Hoà Thượng Ni cao tuổi thì có được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng Ni chăng, hay sẽ là Sư Cụ

Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của cư sĩ Hoàng Liên Tâm về danh xưng trong đạo Phật

Ngày xưa khi Phật thị hiện tại thế gian, các tỳ kheo thường dùng tiếng Đại Đức, bậc thầy đáng tôn kính, phước huệ toàn mãn, để xưng hô với Ngài mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của Phật cũng được gọi là Đại Đức như Đại Đức Mục Kiền Liên, Đại Đức A Nan v..v.. Khi đạo Phật được truyền sang Trung Hoa và Việt Nam việc xưng hô với các vị Tỳ kheo xuất gia có phần phức tạp hơn. Ngoài từ Đại Đức, còn có thêm từ Thượng TọaHòa Thượng. Ngày nay xuất hiện thêm danh xưng Lão Hòa ThượngĐại Lão Hòa Thượng

Thượng Tọa là người xuất gia tu hành lớn tuổi có tác phong đạo đức đáng được mọi người trong và ngoài đạo Phật kính trọng. Theo Tứ Phần Luật, Tỳ kheo được phân chia làm 4 cấp theo tuổi hạ được tính, cứ mỗi năm ba tháng âm lịch từ ngày trăng tròn tháng 4 đến ngày trăng tròn tháng 7, cùng nhau tu tập tại một nơi nào đó để an tâm tu học, tinh chuyên giữ giới, sau ba tháng ấy, được kể là một hạ. Hạ Tọa (0 đến 9 hạ), Trung Tọa (10 đến 19 hạ), Thượng Tọa (20 đến 49 hạ) và Trưởng Lão (50 hạ trở lên). 

Hòa Thượng, tiếng Phạn là Upadhayaya, dịch nghĩa là sanh lực, tức là vị tu hành lâu năm có đời sống phẩm hạnh thanh tịnh và do đó khiến cho đạo lực của đệ tử được phát sinh. Theo Tứ Phần Luật, Hòa Thượngnhà sư đỡ đầu cho Sa DiTỳ Kheo. Theo kinh Phạm Võng, Hòa Thượng là một trong hai vị sư truyền giới trong hội đồng truyền giới Tỳ kheo Bồ Tát: Hòa Thượng (thầy đỡ đầu) và A Xà Lê (thầy giáo thọ). Ở Việt nam xưa kia, Hòa Thượng được dùng để gọi một vị sư trụ trì một ngôi chùa hoặc là do sự kính trọng những vị tu hành có tuổi cao, có cốt cách đạo hạnh

Việt Nam, trước năm 1963, danh xưng thường gọi những người mới xuất gia, nếu nhỏ tuổi ở miền Bắc gọi là Chú Tiểu, miền Trung gọi là Chú Điệu, miền Nam gọi là Ông Đạo. Những vị đã thọ Tỳ Kheo Giới từ 20 tuổi đến 60 tuổi đời đều gọi là Thầy và nếu trên 60 tuổi đời gọi là Sư Ông hay Sư Cụ ở miền Bắc và gọi là Ôn ở miền Trung. Ngược lại các vị được gọi thì tự xưng mình là “bần tăng” hay “bần ni” mà không tự xưng mình là Thầỵ Ở miền Bắc còn có danh từ “sư bác” để gọi những vị lớn tuổi mới xuất gia, đã thọ sa di thay vì gọi là Thầy. 

Theo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất qui định thì nhửng Tăng sĩ đã thọ giới Tỳ Kheo có tuổi đời từ 20 đến 40 tuổi là Đại Đức, từ 40 đến 60 tuổi đời là Thượng Tọa và từ 60 tuổi đời trở lên là Hòa Thượng. Hai chức vị Thượng TọaHòa Thượng phải qua một tiến trình đề cử và suy tôn của một đại hội toàn quốc hay do giáo lệnh của Đức Tăng Thống phê chuẩn. Thông thường muốn được đề cử Thượng Tọa các vị Đại đức đã thọ Tỳ Kheo giới, theo thầy hoặc tăng chúng an cư kết hạ liên tục trong suốt năm năm và muốn được đề cử chức vị Hòa thượng phải là người đã thọ Tỳ Kheo giới và có an cư kết hạ từ 10 năm trở lên. Những Tăng sĩ tuy đã thọ Tỳ Kheo Giới nhưng không sống theo tăng đoàn tu học mỗi năm 3 tháng vào mùa mưa, tức từ ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch, nhằm tinh chuyên giới hạnh thì không đủ điều kiệntư cách để thụ phong chức vị Thượng Tọa hay Hòa Thượng

Đối với người nữ xuất gia, sau khi lãnh thọ 10 giới sa di được gọi là Sa Di ni hay Ni cô. Những nữ tu sĩ Phật giáo khi đến tuổi 18, dù đã thọ giới sa di hay chưa cũng phải thọ giới thức Xoa ma Na trong hai năm trước khi được thọ giới tỳ kheo niNgoài ra, những người trước kia đã từng lập gia đình nay sống độc thân (vì thôi chồng hay chồng chết), nếu muốn thọ giới thức Xoa ma na phải đợi 10 năm sau ngày ly hôn hay ngày chồng chết mới được thọ giới Thức Xoa Ma Na. Khi đã được thọ giới Tỳ Kheo ni, nữ tu sĩ Phật Giáo được gọi là Tỳ Kheo ni. Danh từ Ni Sư được gọi những vị nữ tu đã thọ giới Tỳ kheo ni và có trên năm tuổi hạ Ngoài ra, theo tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, còn có chức vị Ni TrưởngChúng tôi không thấy có danh xưng Hoà Thượng Ni trong tổ chức Phật Giáo Việt Nam trước năm 1975 cũng như sau năm 1975.

Các chức vị Thượng Tọa, Ni sư, Ni Sư Trưởng và Hòa Thượng hiện nay tại Việt Nam phải qua một tiến trình đề cử của giáo hội địa phương và các ban ngành chuyên môn liên hệ và được giáo hội trung ương xét duyệt tấn phong. 

Trong đạo Phật, việc xưng hô không mang tính cách chức vị quyền thế như các phẩm tước ngoài đời. Tăng đoàn xuất gia tỳ kheo tự tôn trọng và kính nể nhau về tuổi đạo chứ không phải tuổi đờị Người lớn tuổi hơn nhưng thọ Tỳ kheo sau người nhỏ tuổi cũng phải kính trọng vị nhỏ tuổi đời, xem như người đi trước, như bậc đàn anh trong đạo. 

Đối với Phật tử, khi xưng hô với các vị xuất gia, chúng ta nên thận trọng, tuy giữ thái độ khiêm cung, nhưng không hạ mình và đừng tạo cho mình và người đối tượng một bức tường ngăn cách giữa hai tầng lớp: hàng tăng lữ xuất gia và hàng tín đồ tại gia. Việc một số Phật tử xưng hô với một vị Ni sư tại một ngôi chùa ni tại quận Cam là “Hòa Thượng Ni” có thể là do sự cung kính thái quá của họ đối với vị Ni sư đó nhưng cũng có thể do sự thiếu hiểu biết về các danh xưng trong đạo Phật

Ban Biên Tập

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14616)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.