Thầy Tuệ Sỹ Và Ngôn Ngữ (Pháp Hiền Cư Sỹ)

10/11/20234:45 SA(Xem: 833)
Thầy Tuệ Sỹ Và Ngôn Ngữ (Pháp Hiền Cư Sỹ)
KỶ YẾU TRI ÂN
HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ
Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành 2023

THẦY TUỆ SỸ VÀ NGÔN NGỮ 
(PHÁP HIỀN CƯ SỸ)

Khi muốn nêu lên một vấn đề gì có tầm quan trọng cá biệt làm thay đổi đời mình trong lịch trình tồn tại hướng thượng, có thể ta sẽ nhắm đến một bậc thầy nào đó. Tiêu điểm này không phải là một hiện thân mà là một tiến trình chuyển y, như ánh sáng có hương thơm vậy. Và, tất nhiên, ánh sáng ấy là vĩnh cửu.

Trong đất và cuộc lữ của mình, tôi có hai bậc thầy, đó là thầy Nguyên Giác, hiện trụ trì chùa Già-Lam, người dạy tôi Phạn ngữ, và bậc kế đến là thầy Tuệ Sỹ, bậc mà tôi tự cho là người đã cài cho tôi “túi năng lượng” vào đời mình, thúc đẩyhấp dẫn bằng ngón tay trỏ của và trong ngôn ngữ.

Thật vậy, tôi tìm đến với hai bậc thầy này, như một hạt bụi bám lại dưới gót chân người, khi chuyến xe bão táp băng qua, hoặc thơ mộng hơn như ánh sáng còn sót lại của một tinh cầu đã chết đi từ vô lượng kiếp – nó lang thang một thoáng và rồi cũng biến mất. Nghĩa là, đối với họ, tôi hoàn toàn vô ký cho một hành nguyện mênh mông. Nghĩa là, cái chức danh học trò cao quý được trao cho từ các vị, với tôi vẫn là chưa, và vẫn còn lâu xa như một kỳ vọng.

Như một học trò siêng năng vì dốt nát, lẽ ra tôi sẽ tán tụng các ngài như những gì có thể, như những gì mà các học trò khác được học từ các ngài. Thật là vô ích, khi tôi cho rằng, “hương tịnh quang” ấy, không phải của riêng mình với những ca tụng thế gian như một chiều lòng trong những quần thể đang đưa cao hết sức của đôi cánh tay, và rồi mệt mỏi ngủ vùi trong hối tiếc, lãng quên mau chóng.

Ngôn ngữ, từ độ hữu duyên học hành xa xưa đó, thành tập khí qua bộ lọc của trầm tư, nó phát triển thành những đám mây, thành những cơn mưa, hoặc thành những cơn thịnh nộ của bế tắc, để rồi lại là ánh rạng rỡ của đôi mắt từ bi rọi soi, dẫn đường cho những bước chân lầm lỡkiêu mạn, sân si.

Ta đâu cần nói đến đức tu của các ngài, đâu cần nói đến những uyên bác của tuệ giải, tuệ học bao la từ các vị ấy. Ta không đủ sức và chưa từng đủ sức.

Ta cũng đâu cần nói đến ân đức đến vô lượng mà các ngài đã truyền trao. Ta chưa đủ sức và chưa từng đủ sức. Cái mà ta cần chính là “hương tịnh quang” đã thành hoặc đang và sẽ thành tập khí trong ta, được phóng thích và bay đi và bay theo như những đàn chim câu biệt tích. Cái còn để lại chính là từ bitrí tuệ như một Pháp Thân.

Ngôn ngữ, được tung hoa về hướng các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, không phải vì thầy “biết” nhiều ngoại ngữ và là những loại cổ ngữ khó xơi đối với một vài người thông tuệ hoặc hơn thông tuệ trong chúng ta. Ngôn ngữ, được rắc hoa về hướng các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, không phải là những diệu khéo của thầy khi làm lộ tướng trong những huyền ngôn tịch mặc của chư chân sư, chư dịch sư từ các thời hưng Pháp cũ – biết nhiều ngoại ngữ là một hiện tượng đáng kinh ngạc vào khoảng 50-60 năm về trước – còn bây giờ giá trị của biết, thậm chí thông thạo nhiều ngoại ngữ, như dây cót đang chùng, sắp đến mức zero – mà chính là các thầy mình bằng phương tiện khéo léo dẫn ngôn ngữ đi về hướng tịch tịnh như thế nào, trước khi “ngôn ngữ đạo đoạn.”

Ngôn ngữ được trải thảm về hướng các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, không phải là các công trình biên dịch vĩ đại của thầy – giữ được hồn ngôn Việt và tinh anh của Thánh ngữ – mà chính là trước khi “tâm hành xứ diệt,” và “ngôn ngữ đạo đoạn,” chúng đã được thầy hợp nhất như thế nào để tấm Tăng bào cửu trụ nơi thế gian và cả các cõi trời.

Người ta nói đến loài chim thiên di qua sông rộng, không lưu vết tích, còn ta nói đến những ai tiếp cận các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, có còn lưu lại chút “tịnh quang hương” hay không?

Người ta nói đến đạo hành của các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, nhưng ta phải nói đến trong lòng, mảnh Tăng bào đơn sơ nhưng tràn đầy năng lượng ấy có còn thắm đẫm trong tư duy và hành động của ta hay không?

Tuy nhiên, bóng chim không lưu dấu trong dòng nước bạc, nhưng hương tịnh quang thì mãi tỏa khắp ngàn trùng, vì nó chưa từng đầy vơi lui sụt như ngôn ngữhành tướng của đám đông.

Ở đây, tôi muốn nói đến hương tịnh quang, chính là ngôn ngữ của các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, như thể nó chưa từng được nói lên, nhưng nó tồn tại mãi trong ta, đến độ Thượng Đế, nếu có, còn phải khóc.

Pháp Hiền cư sỹ, chiều 27/9/2023

Trích: Kỷ yếu tri ân HT Thích Tuệ Sỹ | Hội đồng Hoằng Pháp ấn hành tháng 10/2023

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :