Đạo Lý Vận Mệnh

30/10/201012:00 SA(Xem: 30313)
Đạo Lý Vận Mệnh

LIỄU PHÀM TỨ HUẤN
Hay Phương Pháp Tu Phúc Tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh 
Dịch Giả: Tuệ Châu, Bùi Dư Long

Đạo lý vận mệnh

 

I– Luận về lập mệnh

 

1.Khổng Tiên Sinh đoán rõ định mệnh. 

Ta lúc nhỏ thân phụ mất sớm, lão mẫu dạy bỏ không theo cử nghiệp mà theo học nghề y, vì học y cũng có thể mưu sinh, có thể cứu người giúp đời mà khi y thuật tinh thông thì được thành danh, đó là ý nguyện sớm có của cha con vậy.

Sau đó tại chùa Từ Vân, ta gặp một lão nhân râu dài, tướng mạo tốt đẹp có vẻ tiên phong đạo cốt, nên ta dùng lễ mà cung kính lão nhân ấy. Ông bảo ta rằng: Ngươi là người trong sĩ lộ. Năm tới tức phải nhập học, tại sao lại không theo học vậy? Ta nói rõ nguyên cớ cho vị lão nhân ấy nghe, và lễ phép hỏi danh tính cùng xuất xứ của lão nhân. Lão nhân nói: Lão họ Khổng, người Vân Nam. Lão được Thiệu Khang Tiết tiên sinh chân truyền Hoàng cực số, lão nghĩ cũng nên truyền cho ngươi. Ta thỉnh lão nhân về nhà, và báo cáo với lão mẫu thì người dạy phải nên tiếp đãi cho thật cẩn thận tử tế và thử xem ông ấy đoán số ra sao, thì thấy mọi việc lớn nhỏ ông đều đoán trúng cả.

Ta bèn có ý định theo đòi việc đèn sách và bàn với biểu huynh là Thẩm Xứng thì biểu huynh bảo: có Úc Hải Cốc tiên sinh mở lớp dạy tại nhà ông Thẩm Hữu Phu, ta gởi ngươi tới đó trọ học thì rất là thuận tiện. Ta bèn bái Úc tiên sinh làm sư phụ. Khổng tiên sinh lấy số cho ta thì khi khảo thí ở huyện, đỗ đồng sinh đứng hạng thứ 14, thi ở phủ đứng vào hạng thứ 71, và thi ở tỉnh do quan đề đốc học viện làm chủ khảo thì đỗ vào hạng thứ 9. Năm tới đi thi, thì ở cả ba nơi số hạng đều đúng y như thế.

Sau đó lại lấy số chung thân cho ta, dự đoán những việc cát hung cho cả một đời và bảo rằng vào năm nào thì được khảo thí đứng hạng mấy, năm nào thì được bổ khuyết lẫm sinh (tức được cấp phát lương ăn học bằng gạo), năm nào thì làm cống sinh, và sau khi làm cống sinh, năm nào thì được tuyển làm trưởng quan ở Tứ Xuyên, tại chức sau 3 năm rưỡi thì cáo quan về hưu. Năm 53 tuổi vào giờ sửu ngày 14 tháng tám thì mất trên giường bệnh, tiếc rằng không con nối dõi. Ta cẩn thận ghi lại tất cả.

Từ đó về sau, phàm mỗi khi gặp kì khảo thí, danh số trước sau đều đúng như Khổng tiên sinh đã dự đoán sẵn. Chỉ có một dự đoán là khi nào số gạo cấp lương lẫm sinh của ta được tới 91 thạch 5 đấu (1 thạch là 10 đấu) thì lúc đó sẽ được bổ làm cống sinh, nhưng kịp tới khi ta được lãnh hơn 70 thạch thì Đồ tông sư (quan đề học), đã phê chuẩn cho ta được bổ làm cống sinh, duy chỉ có chỗ đó làm ta có điểm hoài nghi.

Nhưng thực ra sau đó, sự phê chuẩn này bị quan thự ấn họ Dương bác bỏ. Mãi tới năm Đinh Mão, tông sư Ân Thu Minh thấy bị quyển nơi trường thi của ta (quyển nộp thi đáng được chấm đậu mà bị bỏ rớt lại) thì than rằng: bài ngũ sách đúng là năm thiên tấu nghị, văn chương quảng bác, ý tứ sâu sắc thông suốt của một nho sĩ sao nỡ để cho mai một mãi ru, bèn truyền cho huyện quan dâng thỉnh nguyện lên để ông phê chuẩn cho được bổ cống sinh. Nếu tính số lượng gạo được cấp từ trước trải qua thời gian bị bác bỏ cho tới khi được bổ thì thực đúng là 91 thạch 5 đấu vậy.

Nhân thế, ta càng tin rằng sự tiến thoái, thăng trầm nhanh hay chậm đều có thời, có số cả, nên an nhiên tự tại chẳng cần mong cầu sự gì cả. Sau khi được bổ cống sinh, ta phải đi Yến Đô (tức Bắc Kinh), ở lại kinh đô một năm, suốt ngày tĩnh tọa mà không màng tới việc đèn sách.

 

 

II– Vân Cốc khuyên cải tạo vận mệnh

 

1. Nguyên lý của việc cải tạo 

Năm Kỷ Tỵ, ta quay trở về , du ngoạn qua Nam Ung tức Quốc Tử Giám ở Nam Kinh, nhưng trước khi nhập giám, ta tới bái phỏng Vân Cốc Pháp Hội thiền sư ở Thê Hà Sơn, cùng thiền sư đối diện trong một thất, tĩnh tọa ba ngày đêm chẳng nhắm mắt. Thiền sư hỏi ta: Sở dĩ người phàm không làm được thánh nhân chỉ vì bị nhiều vọng niệm vương vấn bao quanh che lấp mất tâm thanh tịnh mà thôi. Nhà ngươi tọa thiền ba ngày không thấy khởi một vọng niệm nào là vì sao vậy? Ta đáp rằng: Khổng tiên sinh đã lấy số chung thân cho ta, sự vinh nhục sinh tử đều do số đã định sẵn cả, nên dù có vọng tưởng hoặc mưu cầu điều chi cũng vô ích mà thôi , nên không khởi vọng tưởng nữa. 

Thiền sư cười mà nói rằng: Ta tưởng ngươi là một hào kiệt, nào ngờ ngươi vốn cũng chỉ là phàm phu mà thôi. Ta hỏi lí do tại sao thiền sư lại nói như vậy thì thiền sư bảo rằng: Phàm là con người nếu còn chưa được vô tâm, tức tâm còn vọng tưởng chưa được thanh tịnh thì chung cuộc vẫn bị ràng buộc bởi âm dương khí số, mà đã bị ràng buộc bởi âm dương khí số thì làm sao nói là không có số được? Tuy nhiên, chỉ người phàm là có số. Những người làm việc cực thiện cũng như cực ác không bị số mệnh câu thúc mãi, bởi làm nhiều điều thiện có thể đương nghèo hóa giàu, còn trái lại làm nhiều điều cực ác có thể đương giàu sang phú quý trở thành nghèo hèn. Nhà ngươi 20 năm nay, cứ theo lời đoán của Khổng tiên sinh mà bị số mệnh câu thúc không hề thay đổi một chút nào thì như thế chẳng gọi là phàm phu thì là gì? 

Ta hỏi ngay rằng: Vậy thì có thể tránh khỏi số mệnh được sao? Thiền sư đáp: Mệnh do chính mình tạo và phúc cũng do tự mình cầu được. Kinh Thư đã nói làm lành được phúc, làm ác bị giảm phúc, thực rõ ràng đúng là những lời minh huấn. Trong kinh Phật có nói cầu phú quý được phú quý, cầu nam nữ được nam nữ, cầu trường thọ được trường thọ. Này, vọng ngữ là điều đại giới của đức Thích Ca; chư Phật, Bồ Tát há lại nói dối trá, lừa người ư?

Ta hỏi thêm rằng: Mạnh phu tử nói những điều mình cầu mong mà có thể đạt được là do chính ở nội tâm mình nghĩ đủ sức làm được như vậy, thí dụ như muốn trở thành một người có đạo đức, nhân nghĩa thì tận tâm, tận lực tu tập thì sẽ được, còn như công danh phú quý là những điều ở ngoài thân tâm mình thì làm sao mà cầu được?

Vân Cốc thiền sư nói: Lời của Mạnh phu tử không hề sai, chính tự ngươi không hiểu hết ý nghĩa mà thôi. Ngươi chẳng thấy Lục Tổ đã nói là tất cả phúc điền đều không rời tâm địa của con người, từ nơi tâm mình mà tìm cầu thì mọi sự đều được cảm ứng. Tìm cầu ở ngay nội tâm của mình thì không những chỉ được đạo đức, nhân nghĩacông danh, phú quý cũng được nữa, đó là nội ngoại song đắc, trong nội tâm cũng như ở ngoài thân tâm đều cùng được cả bởi lẽ khi mình đã là người có đạo đức, nhân nghĩa thì người đời sẽ trọng vọng mình, công danh, phú quý không cầu cũng tự nhiên được; chỗ hữu ích của việc tìm cầu là đạt được sự việc vậy.

Nếu không biết hướng về nội tâm, mà chỉ mưu đồ hướng ngoại tìm thì thật không hợp đạo lý mà chỉ được những điều định mệnh đã an bài. Số mệnh đã định thì chẳng phải phí công phí sức, dù cầu hay không, tự nhiên rồi sẽ có. Ngược lại số không có, lại không biết phương pháp hướng nội tâm cầu thì dù có trăm phương ngàn kế mưu đồ cũng không được gì cả, chỉ mất công vô ích mà thôi, vì ở trong thì tâm trí thao thức không yên, ngoài thì chẳng được gì cả, đó là nội ngoại song thất.

 

2.Phương pháp cải tạo vận mệnh  

a) Biết lỗi thực sự phản tỉnh

Nhân đấy thiền sư lại hỏi ta: Khổng tiên sinh lấy số chung thân cho nhà ngươi ra sao? Ta cứ thực sự trình bày rõ ràng thì Vân Cốc thiền sư hỏi: Ngươi tự lượng xét mình xem có nên thành công trên đường khoa cử hay không? Có nên có con nối dõi hay không ? Ta tự xét mình khá lâu rồi đáp: Thực không nên vậy. Những người thành công trên đường khoa bảng như tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa, đều là những người có phúc tướng, tại hạ phúc bạc lại không biết tích lũy công đức, hành thiện để bồi đắp nền tảng của việc đạt được phúc dày, hơn nữa lại không biết nhẫn những sự phiền toái vụn vặt, không có độ lượng rộng rãi bao dung người, có lúc lại ỷ mình tài trí hơn người, thường làm ngay nói thẳng, hay vọng đàm nên ngôn ngữ không được thận trọng. Phàm những điều như thế đều là bạc phúc, há còn dám nghĩ đến việc khoa bảng ru!

Chỗ đất ô uế, ẩm ướt thường hay sinh vật, còn chỗ nước trong vắt thì không có cá mà tại hạ lại có tật ưa thích sự tinh khiết sạch sẽ, đó là một điều thứ nhất không nên có con vậy. Hòa khí tức phong vũ thuận hòa, thời tiết thuận tiện, vạn vật dễ sinh trưởng, mà tại hạ thì hay nóng giận, đó là điều thứ hai không nên có con. Ái tức là lòng nhân ái, tâm từ bi là căn bản của sự sinh trưởng, vì nhân sinh quả, quả lại sinh nhân, cứ thế mà sinh sinh mãi mãi, còn nhẫn tâm không phải là gốc rễ của sự sinh dưỡng, tại hạ trọng thanh danh tiết tháo, thường không biết xả thân cứu người, đó là điều thứ ba không nên có con. Hay nhiều lời mất khí lực cũng là điều thứ tư không nên có con; uống rượi nhiều, tinh thần suy nhược là điều thứ năm không nên có con; thường hay ngồi suốt đêm không biết bảo tồn nguyên khí, dưỡng dục nguyên thần là điều thứ sáu không nên có con vậy. Ngoài ra, còn nhiều thói hư tật xấu khác kể ra không hết.

Thiền sư Vân Cốc bèn nói: Há chỉ có khoa bảng là nhà ngươi không muốn hay sao! Người đời được hưởng thụ tài sản thiên kim hay bách kim là số mệnh đã định cho họ thành đại phú hay trung phú, còn người bị chết đói cũng là do quả báo định vậy; thiên thượng chỉ phụ họa vào theo số phận của họ, chứ chẳng có một ly một chút ý tứ nào thêm thắt vào cả. Nói về việc sinh con nối dõi thì người tích lũy trăm đời công đức hay người tích đức mười đời, con cháu họ trăm đời sau hay mười đời sau sẽ tiếp tục gìn giữ hưởng phúc, còn những người chỉ có phúc ba đời hay hai đời, con cháu ba đời hay hai đời của họ sẽ được hưởng phúc đó. Những người phúc quá bạc thì bị vô hậu, không con nối dõi, dòng giống bị đứt đoạn.

 

b) Việc triệt để sửa lỗi 

Nay ngươi đã biết rõ những thói hư tật xấu, biết mình phúc bạc nhưng muốn trong tương lai được khoa bảng đề danh, muốn sinh con, thì ngươi nên tận tâm, tận lực cải sửa. Tất cả những việc về trước coi như đã xóa bỏ hết, coi như ngày hôm qua mình đã chết, và từ ngày hôm nay về sau, xem như được tái sinh, nếu phúc bạc thì cần phải tu nhân tích đức, hành thiện cần phảilòng nhân hậu độ lượng bao dung người, cần phải cư xử hòa thuận, kính ái người và cần phải biết tồn dưỡng nguyên khí tinh thần. Đó là nghĩa lý của thân tái sanh vậy. 

Cái thân máu mủ huyết nhục của chúng ta hẳn nhiên đã có số nhất định, còn đã biết sửa đổi lỗi lầm, đã được giác ngộ, tâm được thanh tịnh thì thâm nghĩa lý ấy há không cùng thượng thiên cảm ứng, tương thông hay sao! Thiên Thái Giáp trong kinh Thư có nói: Thượng thiện tác hòa, bởi tiền nhân nay chịu hậu quả thì còn có thể tránh được, chứ tự mình gây ra những điều oan nghiệt, những điều ác thì phải tự gánh chịu ác báo, không thể sinh sống an lành, yên ổn được. Kinh Thi có nói: Con người phải luôn luôn tự xét lấy mình mà ăn ở, cư xử sao cho hợp thiện đạo, làm lành lánh dữ ắt hẳn phải được thiện báo. Đó là tự mình biết cầu được nhiều phúc. Khổng tiên sinh đoán là ngươi không có số khoa bảng, không con nối dõi, đó là cái oan nghiệt đã định sẵn từ trước, do vậy có thể tránh được. 

Nay ngươi nên đem cái thiên tính đạo đức trời đã phú cho mọi người, khai mở thật rộng rãi, chí tâm tận lực hành thiện, tích lũy âm đức, đó là tự mình tạo lấy phúc cho mình thì sao lại không được báo đáp, thụ hưởng ư? 

Kinh Dịch thường luận bàn việc lấy nhân đạo phối hợp thiên đạo để cảnh giác con người cẩn thận tránh làm những sự bại hoại, đã vì người quân tửnhân nghĩa đạo đức mà định rằng người ta cần xu hướng về đường thiện, xa lánh ác đạo hung hiểm. Nếu cho rằng số mệnh là hữu thường không thể biến cải được thì sao lại cần xu cát tị hung? Chương mở đầu của Kinh Dịch nói rằng một nhà mà tích đức hành thiện ắt có nhiều sự hỷ khánh, có phúc được hưởng thụ dài lâu. 

Theo Kinh Dịch thì số mệnh có thể biến cải miễn là biết làm nhiều điều lành và tránh ác. Ngươi có tin thực như vậy không? 

 

III– Tu phúc tích đức thắng số

Ta tin những lời chỉ dẫn của thiền sư và làm lễ thụ giáo. Nhân đó, trước bàn thờ Phật , thành tâm phát lồ sám hối tất cả những điều lầm lỗi, tội ác đã làm từ trước đến nay, nguyện sau này sẽ không phạm phải nữa, lại dâng sớ nguyện làm ba ngàn điều thiện, trước cầu được đăng khoa để đền đáp ân đức của trời đất và tổ tông.

Vân Cốc thiền sư chỉ dẫn cho ta cách thức lập một cuốn sổ ghi công và tội, dặn ta hàng ngày phải ghi thật rõ ràng những điều mình đã làm, dù thiện hay ác đều phải ghi lại, thiện ghi bên cột thiện, và ác ghi vào cột ác để so sánh xem thiện nhiều hay ác nhiều mà tu sửa, ngoài ra lại bảo ta nên niệm chú Chuẩn Đề nhờ Phật gia bị thì những điều cầu nguyện ắt sẽ được ứng nghiệm.

Thiền sư còn bảo ta những người chuyên vẽ bùa chú thường nói nếu không được mật truyền thì họa bùa không linh ắt bị quỷ thần cười chê. Chỗ bí quyết đó là khi cất bút họa, trước hết phải dứt bỏ hết mọi sự trần duyên không được khởi một ý niệm nào để cho tâm thực thanh tịnh rồi mới bắt đầu đặt bút họa một điểm gọi là hỗn độn khai cơ, rồi cứ tự nhiên vô tư lự tiếp tục huy bút từng điểm, từng điểm một họa thành lá bùa, như vậy thì bùa mới được linh nghiệm. Phàm muốn cầu lập mệnh đều cần phải giữ tâm cho được thanh tịnh không chút loạn tưởng vọng niệm, kính cẩn cầu nguyện thì mới được cảm thông linh ứng.

Bàn về việc lập mệnh, Mạnh phu tử trong thiên Tận Tâm có viết: Yểu và thọ chỉ là một chẳng phải hai, tức thọ yểu chẳng có khác nhau, mà nếu phân biệt cho thọ yểu là hai, thì khi không khởi một động niệm nào, tựa như lúc con người mới sinh chưa có ý niệm gì, chưa có tâm phân biệt thì đâu biết thế nào là yểu, là thọ. Xét cho cùng về việc lập mệnh thì phong và khiêm (tức được mùa mất mùa, ý nói giàu nghèo), cùng và thông, thọ và yểu đều chẳng phải là hai, chẳng khác nhau, thì nhiên hậu mới nên lập các mệnh bần phú, quý tiện, sinh và tử, bởi lẽ số thọ mà làm những điều bất nhân, thất đức thì thọ sẽ bị giảm thành yểu và trái lại số yểu mà biết tu nhân tích đức thì được tăng thọ.

Con người ta ở thế gian lấy việc thọ yểu, sống chết làm tối quan trọng, nên chỉ nói tới yểu thọ để mà bao gồm cả các sự thuận nghịch khác như phong khiêm, cùng và thông vậy.

Cho đến việc tu thân phải biết chờ đợi, không phải chỉ ngày một ngày hai mà vận mệnh được cải tạo ngay mà cần có thời gian để cố gắng tinh tiến tu hành, tích công lũy đức, thành tâm nguyện cầu thì sự việc mới có hiệu quả.

Nói tu thânbao gồm cả tâm lẫn ý, nếu trong quá khứ có nhiều hành động bại hoại, ý tưởng xấu xa thì phải trừ bỏ ngay, còn nói tới chờ đợi thì cứ một mực tu nhân tích đức chẳng nên loạn tưởng nghĩ tới nghĩ lui hay nhen nhúm một chút hi vọng nhỏ nhoi nào trong thân tâm mà hóa ra vọng niệm, cần phải diệt bỏ ngay. Đạt được mức độ đó có thể nói là đã tới chỗ tự tính biểu lộ, tâm thực thanh tịnh không chút động niệm của cảnh giới tiên thiên, đó là chân chính thực học.

Người còn chưa đạt được vô tâm, chưa được nhất tâm bất loạn, còn chấp trước vọng niệm, chỉ nên trì chú Chuẩn Đề, liên tục niệm đừng để gián đoạn, cũng không cần đếm số, niệm sao cho được thuần thục, niệm mà hóa không niệm, tự mình cũng không hay là mình đang niệm chú nữa, đến chỗ không khởi một niệm đầu nào cả thì mới linh ứng.

Tên hiệu của ta trước là Học Hải, ngay ngày đó đổi lại là Liễu Phàm, bởi sau khi hiểu biết đạo lý của việc lập mệnh, ta muốn dứt bỏ các kiến giải phàm tục, lột bỏ lớp vỏ phàm phu đi. Từ đó trở đi ta suốt ngày để ý cẩn thận đề cao cảnh giác không giống như trước kia chỉ hồ đồ tùy tiện phóng túng, ngày lại qua ngày mê hoặc không biết tự kiềm chế giác ngộ. Đến nay sau khi hiểu biết rằng vận mệnh có thể cải biến được, tự nhiên ta có cảm giác dè dặt úy kính, ở nơi phòng tối chẳng ai hay ta cũng thường sợ đắc tội với thiên địa quỷ thần hằng xuất hiện ở nơi chái phía Tây Bắc, và có ai oán ghét ta, muốn hủy báng ta, ta cứ điềm nhiên dung thứ, chịu đựng, bỏ qua chẳng hề để ý tới.

Đến năm sau, bộ Lễ mở kỳ khảo thí, Khổng tiên sinh đoán ta được xếp vào hàng thứ ba nào dè ở nơi trường thi mùa thu ấy, ta trúng cử đệ nhất hạng, lời đoán của Khổng tiên sinh đã không được ứng nghiệm. Tuy nhiên, ta tự kiểm thảo thấy sự thi hành các việc đạo nghĩa chưa được thuần thục tự nhiên, mà còn nhiều sai trái khuyết điểm; hoặc khi thấy việc thiện mà không mạnh dạn làm ngay, hoặc muốn cứu giúp người mà trong tâm thường ngần ngại không quyết định nên hay không nên giúp; hoặc thân muốn gắng sức làm điều thiện mà miệng còn nhiều lời nói đến sự lỗi lầm của người làm họ bất mãn để bụng; hoặc lúc tỉnh thì hăng hái, nhưng khi say lại phóng túng không tự chủ được, vì vậy sợ rằng việc thiện làm ra không đủ bù đắp lại lỗi lầm, và ngày lại ngày để thời gian trôi qua một cách uổng phí.

Từ lúc ta phát nguyện vào năm Kỷ Tị cho mãi tới năm Kỷ Mão, mười năm có dư thời ba ngàn điều thiện mới làm xong. Lúc đó ta cùng Lý Tiệm Ấn tiên sinh từ quận ngoại nhập nội chưa kịp đem công đức trên hồi hướng. Sang năm sau là năm Canh Thìn từ Kinh trở về phương nam, mới thỉnh Tính KhôngHuệ Không, hai vị pháp sư làm lễ hồi hướng tại Đông tháp thiền đường. Sau đó bèn phát nguyện cầu sinh con và cũng hứa làm ba ngàn điều thiện. Năm Tân Tị sinh con tên là Thiên Khởi.

Mỗi khi ta làm một việc gì thì tùy tiện lấy bút ghi lại, mẹ con không biết viết thì khi làm điều gì bèn liền đó lấy bút lông ngỗng khuyên một vòng son vào tờ lịch của ngày hôm đó; hoặc có khi thí thực cho người nghèo, hoặc là mua phóng sinh, mỗi ngày kể có hơn mười khuyên. Đến tháng tám năm Quý Mùi, số ba ngàn điều thiện đã làm đầy đủ, lại thỉnh các vị Tính Không tề tựu tại gia làm lễ hồi hướng công đức. Vào ngày 13 tháng chín cùng năm, ta lại bắt đầu phát nguyện cầu đỗ tiến sĩ và hứa làm mười ngàn điều thiện. Năm Bính Tuất thì trúng cử và được bổ làm tri huyện huyện Bảo Đề.

Khi nhậm chức ở huyện, ta dự bị làm sẵn một cuốn sổ nhỏ có nhiều ô vuông trống gọi là một thiên trị tâm, mục đích để sửa các điều lỗi lầmtu tâm. Mỗi buổi sáng khi bắt đầu thăng đường thì gia nhân mang sổ ra cho nha dịch để lên án thư, ta tỉ mỉ ghi lại các điều thiện hay ác trong khi xử án, hoặc xử lý công việc ở huyện. Buổi chiều tối thiết lập bàn hương án ở ngay sân huyện và noi gương ngự sử Triệu Duyệt Đạo, ta đem tất cả các việc làm hàng ngày dâng hương cáo trình thượng thiên, và nếu có điều sai trái, lầm lỗi thì thành tâm phát lồ sám hối.

Mẹ con thấy làm được ít điều quá, thời chau mày lo lắng mà nói rằng: Trước đây ở nhà, thiếp còn có thể giúp được nên vì vậy mà số ba ngàn điều thiện phát nguyện mới chóng hoàn thành. Nay ở trong nha, thiếp không giúp được gì cả mà lại nguyện làm những một vạn điều , thì biết đến bao giờ mới được viên mãn.

Đêm hôm đó, ta bỗng nằm mộng thấy một vị thần nhân, bèn trình bày duyên cớ khó làm xong 10 ngàn điều thiện đã nguyện hứa, thì thần nhân bảo chỉ cần một việc giảm tiền thuế là vạn sự sẽ hoàn thành đầy đủ.

Ta thấy ruộng ở Bảo Đề này mỗi mẫu nạp tô hai phân ba ly bảy hào thì quá cao, nên nghĩ có thể xin giảm xuống tới một phân bốn ly sáu hào; thiết tưởng việc này có thể thi hành được, nhưng trong lòng còn hoang mang hồ nghi không hiểu thần minh có thấu rõ việc ta xin giảm tô hay không, và làm sao chỉ làm một điều thiện lại có thể tương đương với vạn điều được, thì vừa may có thiền sư Thích Huyền Dư từ Ngũ Đài Sơn tới, ta đem những lời thần nhân báo mộng hỏi thiền sư có thể tin được như thế không?

Thiền sư bảo làm việc thiện mà tâm khẩn thiết chí thành thì một điều có thể sánh bằng vạn điều, huống hồ lại giảm tô cho cả một huyện, toàn dân đều được hưởng ân huệ thì một điều đó cũng đáng bằng 10 ngàn điều vậy.

Ta bèn quyên góp lương bổng để thiền sư trở về Ngũ Đài Sơn trai tăng một vạn người và đem công đức ấy hồi hướng hộ cho. Khổng tiên sinh đoán là năm 53 tuổi ta gặp tai ách, ta chưa từng cầu xin tăng thọ, mà năm đó lại vô sự, và nay thì ta đã 68 tuổi rồi.

Kinh Thư có nói thiên mệnh hay định mệnh khó tin, mệnh con người ta chẳng nhất định phải cứ thường như thế mãi, lại nói mệnh trời thì vô thường không ở mãi với một ai cả, những lời trên đâu phải dối trá

 

IV– Dạy con biết sửa lỗi, tu phúc, tích đức

Ta nhân đó mà hiểu rằng họa phúc là tự mình chuốc lấy, làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, các vị thánh hiền đều đã dạy như thế. Nếu nói rằng họa phúc là do mệnh trời định, thì đó là bàn luận của thế nhân vậy.

Mệnh của con chưa ai đoán nên không biết thế nào, nhưng nên hiểu rằng như mệnh mình gặp lúc vinh hiển, thường phải nghĩ tới lúc hàn vi chưa được đắc ý; khi gặp được sự thuận lợi, thường phải nghĩ tới lúc gặp nghịch cảnh khó khăn; khi trước mắtđủ ăn, thường phải nghĩ tới lúc nghèo nàn; khi được người kính nể, thường phải có ý e dè sợ sệt; khi gia thế được người trọng vọng, thường phải nghĩ tới lúc mình còn ty tiện, thấp kém; khi học vấn có phần cao, thường phải nghĩ tới lúc mình còn nông cạn, ngu dốt.

Nghĩ tới việc xa thì phải nêu cao cái đức của tổ tông, nghĩ gần thì phải đền bồi lỗi lầm cho cha mẹ nếu có; trên thì nghĩ tới việc báo ân tổ quốc, dưới thì nghĩ tới việc tạo phúc cho gia đình, bên ngoài thì nghĩ tới việc cứu người khi cần cấp, bên trong thì đề phòng khắc phục tà kiến của mình.

Ngày ngày cần phải xét biết lỗi để ngày ngày cải sửa. Một ngày mà không biết xét chỗ sai trái của mình là ngày đó mình đã an nhiên tự thị, yên chí tự coi mình là đúng. Một ngày mà không có lỗi nào để sửa là ngày đó không có một chút tiến bộ nào cả.

Trong thiên hạ không thiếu gì người thông minh tài trí, nhưng lại không biết tu cho đức được tăng, không biết mở mang sự nghiệp cho ngày một thêm rộng lớn, chỉ biết an vui phóng dật chẳng chịu cải sửa, bỏ phí cả một đời.

Thuyết lập mệnh do Vân Cốc thiền sư chỉ dạy là một đạo lý thực chân chánh, thực tinh vi thâm thúy, con phải gắng công, gắng sức nghiên cứu cho kĩ rồi theo đó mà thi hành, chớ để thời gian trôi qua một cách vô ích.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.