Lời Nói Đầu

23/05/201012:00 SA(Xem: 13465)
Lời Nói Đầu

PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
(SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA)
Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi 1962

 

Thưa quý vị độc-giả thân mến,

Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương- diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại-Tạng.

Chúng tôi đã cố tìm một danh-từ khác vừa gọn gãy, vừa nói lên được cái”nghĩa sâu kín” mà chúng tôi mong vạch ra được trong một công-trình khảo cứu, phiên dịch và chú thích khá dày công. Nhưng tìm mãi không được, chúng tôi đành giữ hai chữ “huyền nghiã”.

Vì chủ-đích của chúng tôi là trình bày nghĩa ẩn, chúng tôi đã nhẹ phần phiên dịch, nghĩa là chúng tôi không dịch sát và đầy đủ chánh văn mà chỉ ghi đại- cương thôi, để cho độc-giả khỏi tán ý và dễ nhận cốt yếu lời Phật dạy.

Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa này đã được giảng hai lần tại Chùa Xá-Lợi của Hội Phật-Học Nam-Việt, lần đầu hồi năm 1959, lần sau vào đầu tháng ba Nhâm-Dần (5-4-1962). Số thính- giả kỳ nào cũng trên dưới ba trăm và mỗi kỳ kéo dài cả năm..

Rất thoả mãn, nhiều bạn trí-thức thúc dục chúng tôi xuất-bản để giúp ích trong muôn một những bạn đang tìm hiểu Diệu-pháp của Phật. Chúng tôi xin tuân hành.

Nhưng xin thưa trước: chỉ có Phật mới hiểu được trọn vẹn lời Phật, vì vậy những cố-gắng của kẻ hậu sanh thiểu học như chúng tôi, dầu có tột độ đi nữa, vẫn không làm sao nói hết ý Phật được, và nhất là khó tránh những thiếu sót sai lầmchúng tôi thành tâm mong mỏi các bậc cao-minh chỉ bảo cho. Chúng tôi trân-trọng ghi ơn trước.

P.L. 2507

Saigon, tháng 3 Giáp-Thìn
CHÁNH-TRÍ hiệp thập

BẠCH VĂN

Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

Kính bạch Thế-Tôn,

Trong phẩm Pháp-Sư, Thế-Tôn có dạy:” Sau khi Như-Lai diệt-độ, nếu có người thiện-nam, thiện-nữ nào, muốn vì bốn chúng mà nói Kinh Pháp-Hoa này, thời người thiện-nam hay thiện-nữ ấy phải vào nhà Như-Lai, mặc áo Như-Lai, ngồi toà Như-Lai, rồi mới nên vì bốn chúng rộng nói Kinh này”.

Con nay tâm đại từ-bi chưa rộng mở, nhu-hòa nhẫn nhục khi có khi không, còn đối với nhất thế pháp”không” vẫn chưa thựïc chứng, vậy quả con chưa đủ điều kiện để diển nói Kinh Ngài.

Nhưng trước đó, Thế-Tôn lại có lời khuyến-khích:” Kinh điển của ta nói, mhiều vô lượng ngàn muôn ức, trong đó Pháp-Hoa là rất khó tin khó hiểu nhất, vì là kho tàng bí-yếu của các Phật, chẳng thể chia bủa, vọng trao cho người....Nhưng sau khi Như-Lai diệt-độ, người nào có thể biên chép, thọ trì, đọc tụng, cúng-dường, vì người khác mà nói Kinh, thời người ấy được Như-Lai lấy y trùm lên mình, lại được chư Phật hiện-tại ở mười phương khác hộ-niệm”.

Chính câu này đã giúp con đủ can đảm đem chỗ hiểu biết nông cạn của con, vạch bày lý huyền, để giúp các bạn đồng học đồng tu thông đạt phần nào ý nghĩa nhiệm-mầu vi-diệu của kinh. Vậy đê đầu thành khẩn, nguyện Thế-Tôn từ-bi lân mẫn, lấy tay xoa đầu, lấy y trùm thân, hộ-niệm cho con đầy đủ biện tài, hầu làm sáng tỏ giáo-pháp Đại-thừa khó tin, khó hiểu này.

Và xin hồi hướng công-đức giải Kinh cho toàn pháp-giới chúng-sanh, nguyện tất cả nhất thời đồng chứng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. 

CHÁNH TRÍ
phần hương khể thủ

LỜI NÓI ĐẦU 

Để giảng Kinh DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA, chúng tôi, về mặt văn-từ, đã dựa theo những bộ sau đây:

Chữ Hán: Bản dịch dưới danh-hiệu DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA KINH( phần chữ Hán) của Ngài Cưu-Ma La-Thập (Kumarajiva), một nhà Sư Ấn –độ sang Trung-hoa truyền giáo vào đời Hậu-Tấn, đầu thế kỷ thứ 5. Trước đó, hồi đời Tây-Tấn, dưới trào Huệ-Đế, năm Vĩnh-Khương, có nhiều nhà Sư khác như Quách-Hoàng, Trúc-Pháp-Hộ cũng có dịch, đề tên là CHÁNH PHÁP HOA ( chữ Hán). Nhưng thông dụng nhất là bản dịch của Ngài Cưu-Ma La-Thập mà hiện nay chúng ta đang đọc.

- Chữ Việt:

a) Bản dịch của Thượng-tọa Thích-Trí-Tịnh, xuất bản năm 1948, theo bản của Ngài Cưu-Ma La-Thập.Kinh Pháp Hoa, HT. Thích Trí Tịnh Dịch

b) Bản dịch của Ô. Đoàn-Trung-Còn, xuất bản laàn đầu hồi năm 1936, dung hoøa bản Hán-văn của Cưu-Ma La-Thập và bản dịch chữ Pháp của Eugène Burnouf.

Chữ Pháp: Bản dịch của E.Burnouf, nhan đề LE LOTUS DE LA BONNE LOI, XUẤT BẢN NĂM 1925 và dịch ngay từ chữ Phạn (sanscrit), chiếu tài liệu thu thập được ở Nê-bạt-Nhĩ (Nepal).

Cứ như trên thì chỉ có hai bản dịch phải kể là có giá trị nhất, vì xuất phát từ nguyên văn chữ Phạn. Đó là bản của Ngài Cưu-Ma La-Thập và của Ông E. Burnouf. So sánh hai bản văn này, thấy Ngài Cưu-Ma La-Thập quả đại tài, vì là người Ấn mà viết văn Tàu rất trôi chảy và có một lối dịch vừa gọn-gàng vừa đầy đủ ý nghĩa.

Bản dịch của E. Burnouf có lẽ dịch sát chánh văn hơn vì có nhiều chi-tiết, nhưng phải cái lỗi là một vài chỗ hình như không được sáng nghĩa hay ngược ý khi đối chiếu với các đoạn trước. Nguyên-nhân quan-trọng của khiếm-khuyết này là sự khó khăn của chữ Phạn mà chính Ô.Sylvain Levy, trong bài cáo bạch đăng ở đầu sách đã phàn nàn rằng Ông E. Burnouf đã làm việc trong một hoàn cảnh “ không ngữ-vựng chuyên môn, không một tự-điển nào khác hơn là bộ giản yếu dụng-từ của Wilson, hoàn-toàn căn cứ trên các văn-phẩm của Bà-la-môn-giáo (sans vocabulaire techniqne, sans autre dictionaire que le maigre lexique de Wilson, exclusivement basé sur les oeuvres du Brahmanisme...) 

Về hai bản dịch ra Việt-văn, phải kể bản của Thượng-Tọa Thích-Trí-Tịnh là có phần hơn.

Bản chữ Hán của Ngài Cưu-Ma La-Thập chia làm 7 quyển, 28 phẩm.

Bản chữ Pháp của E. Burnouf, không chia thành quyển và có 27 phẩm.

Đối chiếu thì thấy đôi bên từ phẩm I đến X giống nhau. Còn từ phẩm XI đến XXI, Hán văn có 11 phẩm, Pháp văn chỉ có 10, vì hai phẩm “Hiện bảo tháp” và “Đề-bà-đạt-Đa” của Hán văn bị nhồi làm một trong bản Pháp văn, dưới đề 

“L ùapparition d ùùun stuâpa”. Lại nữa, hai phẩm “Chúc lụy” (số XXII) và “Đà-la-ni” (số XXVI) của Hán văn thì lại thành phẩm chót “Le dépôt” (số XXVII) và phẩm “Les formules magiques” (số XXI) của Pháp văn.

Dưới đây là bản đối chiếu

Hán văn
Pháp văn

Quyển I. 
1- Phẩm tự
1- Le Sujet

2- Phương tiện
2- L ùhabileté des moyens

Quyển II. 
3- Thí dụ
3- La parabole

4-Tín giải
4- Les inclinations

Quyển III. 
5-Dược thảo
5- Les plantes medicinales

6- Thọ ký đại đệ tử
6- Les prédictions

Quyển IV. 
7- Hoá thành dụ
7- L ùacienne application

8- Ngũ bách đệ tử thọ ký
8- Prédiction relative aux 500 religieux

9- Thọ học, vô học
9- Prédiction relative à Anan

10- Pháp sư
10-L ùinterprète de la loi

11- Hiện bảo tháp
11- L ùapparition d ùun stuâpa

12- Đề-bà-đạt-đa

13- Trì
12- L ùEffort

Quyển V. 
14- An lạc hạnh
13- La Position commode

15- Tùng địa dõng xuất
14- Apparition des Bodhisattvas

16- Như-Lai thọ lượng
15- Durée de la vie du Tathâgata

17- Phân biệt công đức
16- Proportion des mérites

Quyển VI. 
18- Tùy hỷ công đức
17- Indication du mérite de la satisfaction

19- Pháp-sư công đức
18- Exposition de la satisfaction des sens

20-Thường bất khinh Bồ-tát
19- Le Religieux Sadâpasibhuâta

21- Như-lai thần lực
20- Effet de la puissance surnaturelle du Tathâgata

22- Chúc lụy...
27- Le dépôt

23- Dược-vương Bồ-tát
22- Ancienne méditation de Bhaicha-djyaradja

Quyển VII.
24- Diệu-âm Bồ-tát
23- Le Bodhisattva Gadgadasvara

25- Quán-thế-Âm Bồ-tát
24- Le récit parfaitement heureux

26- Đà-la-ni...
21- Les formules magiques

27- Diệu-trang-Nghiêm vương Bồ-tát
25- Ancienne méditation du Roi Cubhavyuâtha

28- Phổ-Hiền Bồ-tát
26- Satisfaction de Samantabhadra

Như quý vị biết chữ Pháp thấy, giữa hai lối dịch Hán và Pháp, có chỗ bất đồng. Về sau, khi học đến cuối mỗi phẩm, chúng ta sẽ tìm hiểu những sai biệt này.

Hình-thức của Kinh, chúng ta đã thấy sơ qua. Nay thử tìm xem nội-dung hay chủ-nhãn của Kinh.

1.Theo Ngài Hải-Ấn, một trong nhiều bậc cổ-đức chú-thích, chú-giải Pháp-Hoa, chủ-nhãn của Kinh không ngoài cái hoài-bão của Phật khi xuất thế là khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến (Mở, chỉ, nhận, và vào cái thấy biết của Phật). Vì vậy Ngài Hải-Ấn sắp: 

 Nhưng nếu sắp theo nội tông Hoa-Nghiêm, thì:

- 22 phẩm đầu: làm rõ cái lý, để lấy đó làm phát khởi lòng tin (tín) và trí hiểu biết (giải): Hiển lý, dĩ phát Tín, Giải.( 6 chữ Hán).

- 6 phẩm chót: làm rõ sự tu hành, để lấy đó chúng minh kết-quả: Hiển hành, dĩ minh hành, chứng( 6 chữ hán).

2.Theo thiển kiến chúng tôi, chủ nhãn của Kinh là đưa ra cái Chân-lý tuyệt-đối “Tất cả là một” và “Một là tất cả”, chủ là khách và khách là chủ (sujet et objet sont la même chose). Vì vậy Kinh mới “phá tam hiển nhất” phá cái giáo-pháp trước kia chia có 3 cấp (tam thừa hay tam thặng) mà chỉ cho thấy rõ chỉ có một giáo-pháp (nhất thừa hay nhất thặng) mà thôi. Chủ, khách là Một thì:

a)Tất cả cùng nằm trong Nguồn Sáng-Trí duy nhất là “Tâm huyền diệu có khả năng tự giác” (Bổn giác diệu tâm), và tất cả đều có đầy đủ và sẵn sàng khả năng thông hiểu như nhau giáo-pháp nhất thừa.

b)Tất cả đều có khả-năng thành Phật như nhau.

Nhưng muốn hiểu được Sự-thật tuyệt đối, có một không hai này, phải bỏ giáo-lý Tứ-diệu-đế (Thanh văn), giáo-lý Thập-nhị nhân-duyên ( Duyên giác), bỏ giáo-lý Lục độ Vạn-hạnh (Bồ-tát). Tất cả những giáo-lý, đạo quả ấy đều là tạm bợ mà nói, đều là Hoá-thành, đều là tam xa, để dụ người sống trong “hoả trạch” ra khỏi nơi nóng bức đau khổ.

Tóm lại, Kinh Pháp-Hoa là giáo-pháp tột cùng (tối thượng thừa, tôn vô quá thượng) bày rõ cái “Chân” (Chữ Hán) đả phá cái “Vọng” (chữ Hán). Đó là một trái bom nguyên –tử mà Phật đợi đến sau 40 năm dìu dắt đệ-tử đến chỗ thuần thục mới dám đem ra ném. Và sau khi bày điềm lạ để thức tỉnh tất cả, để cho tất cả đừng tin lục căn, lục thức nữa. Quả bom đó là Chân-lý tuyệt-vời là Tri-kiến hay Trí-tuệ (Sagesse) của Phật, là Lý-Sự không hai.

P.L. 2507
Saigon, ngày 5-4-1962
CHÁNH TRÍ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57132)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.