22 Phẩm Chúc-lụy

24/05/201012:00 SA(Xem: 10993)
22 Phẩm Chúc-lụy

PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA
(SADDHARMA PUNDARIKA SUTRA)
Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi 1962

 

PHẨM THỨ 22
CHÚC LỤY ([4]) (Le dépôt)

Lúc bấy giờ, đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, từ pháp toà đứng dậy, hiện sức thần lớn, dùng tay mặt xoa đầu vô lượng đại Bồ-tát mà nói rằng: “Trong vô lượng trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ, ta đã tu tập pháp vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác khó đặng này, nay đem giao phó cho các ngươi; các ngươi nên một lòng truyền bá để rộng thêm sự ích lợi.

Đức Phật ba phen xoa đầu các Bồ-tát và ba phen lập lại câu nói trên.

Vì sao? Vì Như-Lai có từ bi lớn không tham tiếc cùng không có điều sợ sệt, năng cho chúng-sanh trí-huệ của Phật, trí-huệ của Như-Lai, trí-huệ tự-nhiên. Như-Lai là đại thí-chủ([5]) của tất cả chúng-sanh, các ngươi nên theo học pháp của Như-Lai, chớ nên tham tiếc. Đời sau, nếu có trai lành gái thiện nào tin trí-huệ của Như-Lai thời các ngươi nên vì những người ấy mà diễn nói Kinh Pháp-Hoa, để họ nghe biết mà được sự sáng suốt của Phật. Nếu gặp hạng chúng-sanh không tin lãnh lời Kinh, thời nên dùng pháp khác trong các giáo-pháp thâm diệu của Như-Lai, mà chỉ dạy cho họ được lợi ích vui mừng. Làm được như thế là các ngươi đã báo ân Phật rồi vậy.

Khi nghe Phật nói xong, các đại Bồ-tát đều cảm thấy sự vui mừng lan khắp thân thể. Lòng thêm cung kính, các Bồ-tát nghiêng mình cúi đầu, chấp tay hướng Phật đồng bạch: “Chúng con sẽ làm đầy đủ theo lời Thế-Tôn dạy, kính xin Thế-Tôn chớ nên lo nghĩ”.

Lúc bấy giờ, đức Phật Thích-Ca dạy các phân-thân Phật từ mười phương đến, đều trở về nước mình và nói rằng: “Chư Phật mỗi vị tuỳ chỗ an trú của mình mà trở về vào tháp của Phật Đa-Bảo như cũ”.

Trong lúc Phật nói, mười phương vô lượng phân-thân Phật đang ngồi trên toà sư-tử dưới cây báu, cùng Phật Đa-Bảo với vô biên vô số Bồ-tát như Xá-lợ-Phất ..v.v… hàng Thanh-văn, bốn chúng và tất cả ba hạng chúng-sanh lành là thiên, nhân, A-tu-la, nghe lời Phật nói đều rất vui mừng.

 

Huyền nghĩa

CHÚC là gởi, phó thác. – LỤY (lẽ ra phãi đọc là LŨY) có nghĩa là chồng chất. Bây giờ chúng ta nói: Ký thác, như ký thác vào một Ngân-hàng, với nghĩa gởi bạc một khi một ít vào một Ngân-hàng. Do đây, Ô. Burnouf dịch là “depôt”.

Ánh-sáng ấy tạm gọi là Trí-huệ của Phật. Thật sự Trí-huệ ấy là của Như-Lai tức là của Chân-tâm, Phật-tánh. Nói đúng hơn, đó là Trí-huệ tự-nhiên ở con người, khác với cái Trí-huệ “hậu-đắc” tức là cái trí-huệ cần phải học hỏi mới có, như trí-huệ của môt nhà toán-học, bác-sĩ, chẳng hạn.

Như-Lai là đại thí-chủ có nghĩa là Tâm không bao giờ từ chối với ta một tia sáng trí-huệ nào. Tại chúng ta nghe theo tình dục không hỏi Tâm nên Tâm không ban cho những lời chỉ bảo sáng suốt, chớ nào phải Tâm keo kiết, bỏn sẻn, tham tiếc. Vây ai đã tìm thấy nguồn ánh-sáng ấy nơi mình, thì nên theo lòng hào-hiệp của Tâm mà ban bố ánh-sáng ấy, không nên giữ riêng cho mình.

Nhưng tin rằng Tâm mình là Phật, trong Tâm mình có Kinh Pháp-Hoa, nguồn Vô-thượng giác, là một việc khó, phải là bậc Bồ-tát mới làm được. Vì vậy, gặp những người “chưa tin trí-huệ của Như-Lai” thời nên dùng pháp khác trong vô lượng pháp thâm diệu của Như-Lai (Tâm) mà khai mở cho họ được lợi ích.

Chư phân-thân Phật, mỗi vị tùy chỗ an trú của mình mà trở vào Tháp của Phật Đa-Bảo như cũ” có nghĩa tất cả chúng-sanh đều là Một, và Một ấy là Pháp (Đa-Bảo) và Pháp là Tâm.

Nói tóm, Tâm chứa lấy đầy đủ Trí-huệ, Giác-ngộ, đó là nơi ký thác Vô thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

[4] Chúc luỵ: Giao phó, gởi gấm.

[5] Đại thí chủ: người cho nhiều, cho không tiếc.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57132)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.