Iv. Tương Quan Giữa Trung A-hàm Và Trung Bộ

01/09/201012:00 SA(Xem: 28472)
Iv. Tương Quan Giữa Trung A-hàm Và Trung Bộ

SO SÁNH KINH TRUNG A HÀM CHỮ HÁN &
KINH TRUNG BỘ CHỮ PALI
HT. Thích Minh Châu (1961)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1998)
Nguyên tác: Bhiksu Thich Minh Chau (1961),
"A Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama
and the Pali Majjhima Nikaya", Ph.D. Thesis, Bihar University, India

IV. TƯƠNG QUAN GIỮA TRUNG A-HÀM (CMA)
TRUNG BỘ (PMN)
VỚI NHỮNG NIKÀYA VÀ A-HÀM KHÁC

 

Giáo sư Chizen Akanuma trong tác phẩm "So sánh kinh A-hàm và Nikàya" đã đưa ra một danh mục những kinh tương đương giữa Trường bộ kinh (Dìghanikàya) và Trường a-hàm (Dìrghàgama), Trung bộ kinh (Majjhimanikàya) và Trung a-hàm (Madhyamàgama), Tương ưng bộ kinh (Samyuttanikàya) và Tạp a-hàm (Samyuktàgama), Tăng chi bộ kinh (Anguttaranikàya) và Tăng-nhất-A-hàm (Ekottaràgama).

Sự khảo sát của ông về tương quan giữa Trung a-hàm với Trung bộ kinh và các bộ (Nikàyas) khác(63) cho thấy rằng trong số 222 kinh C, có 99 kinh tương đương với 98 kinh P Trung bộ, 78 trong Tăng chi bộ, 10 trong Tương ưng bộ, 9 trong Trường bộ, 6 trong Tiểu bộ (Khuddaka Nikàya), 1 trong Mahàvagga, và 18 kinh không thể theo dấu. Hai kinh C số 107 và 108, Lin-ching, tương đương với kinh P số 17, Vanapatthasutta.

Sự khảo sát tương quan giữa Trung bộ kinh P và Trung a-hàm C cùng các A-hàm (Àgamas) khác (64) cho thấy trong số 152 kinh Trung bộ, có 98 kinh tương đương với 99 kinh Trung a-hàm, 40 kinh trong Tăng-nhất-A-hàm, 28 kinh trong Tạp a-hàm và 22 kinh không thể so sánh.

___________________

(63) C. A. P. M. p. 7 - p. 25.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57132)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.