Chương Vii: Kệ Tụng

01/09/201012:00 SA(Xem: 27773)
Chương Vii: Kệ Tụng

SO SÁNH KINH TRUNG A HÀM CHỮ HÁN &
KINH TRUNG BỘ CHỮ PALI
HT. Thích Minh Châu (1961)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1998)
Nguyên tác: Bhiksu Thich Minh Chau (1961),
"A Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama
and the Pali Majjhima Nikaya", Ph.D. Thesis, Bihar University, India

Phần Hai - Những điểm đồng và dị giữa bản Hán tạng và bản Pàli

CHƯƠNG VII: KỆ TỤNG

 

Bây giờ chúng ta đi đến phần khảo sát tỷ giảo những bài kệ trong 98 kinh tương đương để tìm ra những điểm đồng dị giữa hai bản C và P.

Mới nhìn qua ta thấy rằng bản C dồi dào bài kệ hơn bản P. Trong NC 40, 55, 89, có ba kinh C chứa nhiều bài kệ trong khi những bản P tương đương không có.

Trong NC 40, có thêm hai bài kệ đều do đức Phật nói, khi giáo giới La Vân.

Bài kệ thứ nhất: C14, Kinh La Vân :

"Một người phạm lỗi gọi là nói láo,
Thì không sợ đời sau, không có điều ác gì nó không thể làm.
Thà nuốt viên sắt nóng như lửa,
Còn hơn phạm giới này mà nhận bố thí của thế gian.
Nếu biết sợ khổ, không thích nghĩ đến khổ,
Thì không nên làm điều ác bí mật hay công khai.
Nếu những bất thiện hành đã được làm, đang được làm,
Cuối cùng người ta không thể thoát khỏi chúng,
Cũng không có chỗ trú ẩn nào để thoát."

Bài kệ 2:

"Này La Vân, thân hành, ngữ hành và ý hành,
công đức hay không công đức,
Ngươi nên tư duy về chúng.
Này La Vân, ngươi không được cố ý nói dối.
Nói dối đem lại nguy hiểm, thì sao ngươi nói dối?
Che đậy pháp của Sa-môn,
Lời trống rỗng không thật, gọi là nói dối.
Do không hộ trì miệng lưỡi,
Mà người ta nói điều sai quấy.
Hỡi con đấng Giác ngộ, đây là pháp của bậc Sa-môn.
Này La Vân ngươi nên học; ở đâu ngươi cũng sẽ được hạnh phúc an lạc, an ổnvô úy.
Này La Vân, muốn được tất cả điều này ngươi không được hại người khác."

 

Trong NC 55 , bản C có hai bài kệ nhưng không có trong bản P.

C67: Kinh Đại thiên nại lâm:

Vua Đại Điển cầm những sợi tóc bạc này và nói:

"Đầu tôi đã có tóc hoa râm, cuộc đời tôi càng ngày càng già và yếu,
Thiên sứ đã đến. Đã đến lúc tôi nên học pháp"

C: Vua Nemi bảo chư thiên cõi trời 33:

"Nó giống như cỗ xe mượn để cưỡi một thời gian.
Nơi này là như thế, nghĩa là nó thuộc về kẻ khác.
Ta sẽ trở về Mi-sa-lo và thực hành vô số pháp lành ở đấy.
Nhờ vậy ta sẽ được sinh lên trời.
Ta chứa nghiệp lành như lương thực trên đường lên thiên giới."

Trong NC89, có một bài kệ trong bản C, không có trong bản P:

C170: Kinh Anh vũ:

"Những người Bà-la-môn do quá kiêu căng,
Sau khi chết tại thế giới này, sẽ tái sinh trong sáu cảnh giới:
Làm gà mái, chó, heo, chồn,
Lừa và địa ngục là thứ sáu."

Có 15 kinh trong đó cả hai bản C và P đều có kệ, như trong NC6, 22,35,36, 39, 48,54,60,83, 85, 86,87,88,96,97.

Một vài bài kệ gần giống nhau trong cả hai bản. Như trong NC35, cả hai bài kệ như sau:

C78: Phạm thiên thỉnh Phật:

"Thấy nguy hiểm trong hữu, không sợ phi hữu,
Như vậy không thích thú trong hữu,
Thì có hữu nào không thể bị đoạn tận?"

P49: Phạm thiên cầu thỉnh:

"Sau khi thấy nguy hiểm của hữu,
Đang hiện hữu, ta tìm cái phi hữu.
Ta không thích thú hiện hữu,
Ta không chấp thủ một lạc thú nào."

Trong NC48, chúng ta có hai bài kệ sau:

C153: Kinh Man nhàn đề:

"Không bệnh là lợi tối thắng.
Niết-bàn là lạc tối thắng.
Trong các con đường, đường tám chánh,
Trú trong an ổnbất tử.

P75: Kinh Màgandiya:

"Không bệnh lợi tối thắng,
Niết-bàn lạc tối thắng.
Trong các đường, bát chánh,
Đưa đến an ổnbất tử."

Trong vài trường hợp, kinh C có đến ba bài kệ, trong khi P chỉ có một bài, như được thấy trong NC36, và bài kệ duy nhất trong bản P chỉ có 96 dòng trong khi bài kệ tương đương trong bản C có đến 122 dòng. Tương tự về NC39, trong đó C có dư hai bài kệ, một bài sáu dòng và một bài bốn dòng. Trong khi bài kệ có chung với P, thì C hơn P tám dòng. Trong NC66, bài kệ trong C chứa 32 dòng, bản P chỉ chứa 22 dòng. Trong NC60, kinh C có bốn bài kệ, trong khi P chỉ có ba bài. Trong bài kệ một, bản P có bốn dòng hơn C; trong bài kệ hai, hai bản có số dòng giống nhau là 12 dòng, trong khi bài kệ thứ ba thì bản C có 10 dòng nhiều hơn bản P. Bài kệ thứ tư chỉ được tìm thấy trong C, chứa 10 dòng như sau:

C161: Phạm Ma:

"Trong các tế đàn, lửa là tối thượng.
Âm thanh là nền tảng của tất cả mọi âm.
Trong loài người, vua là tối thượng.
Biển lớn hơn các dòng sông.
Mặt trăng sáng hơn những vì sao,
Nhưng không ánh sáng nào quá hơn mặt trời.
Phương trên phương dưới,
Bốn phương chính và bốn hướng phu,ï
Cùng với tất cả thế gian,
Từ nhân loại cho đến chư thiên,
Chỉ có Phật là tối thượng."

Về bài kệ này, những nhận xét sau đây của tiến sĩ Anesaki (JRAS, 1901, p.898) đáng chú ý:

"Trong các kinh A-hàm bản Hoa ngữ, bài kệ sau đây được lặp đi lặp lại ít nhất 12 lần: Trong các tế đàn lửa là tối thượng, trong các chandas, sàvittì là tối thượng, trong loài người vua...., trong tất cả chúng sinh, nhân loạichư thiên, chỉ có Phật là trên hết. Tôi không thể tìm thấy những bài kệ này trong các kinh Trung bộ P. Tất cả kinh P, dù đồng nhất với C về mọi mặt khác, đều không có bài kệ này, trong khi bản C tương đương thì có. Tôi tìm thấy chúng, trừ phần cuối, trong kinh Sela của Tiểu bộ Suttanipàta. Có phải chúng đã được thêm vào về sau trong các kinh A-hàm và kinh Tiểu bộ, hay chúng đã bị bỏ bớt khỏi kinh Trung bộ P?"

Cũng vậy trong NC96, chỉ có một bài kệ, bài kệ bản C có 24 dòng, bản P chỉ có 20 dòng. Trong NC97, bản C có thêm hai bài kệ, một bài 16 dòng, một bài tám dòng, trong khi bản P có một bài kệ thừa ra 16 dòng. Sự khác biệt này có lẽ là do sự khác biệt về nội dung của hai kinh này. Trong kinh C, trong khi kể lại cơn bệnh của Cấp-cô-độc, bản C thêm một câu truyện do Cấp-cô-độc kể về lần đầu tiên ông gặp Phật, và hai bài kệ thuộc về câu truyện này. Bài kệ đầu được nói bởi một vị trời vốn là bạn cũ của Cấp-cô-độc đến giục ông đi gặp Phật. Bài kệ thứ hai được nói bởi chính Cấp-cô-độc để chào đức Phật. Và bài kệ P không có trong bản C thì được nói bởi vị trời Cấp-cô-độc để ca tụng Phật, Pháp, và Tôn giả Xá Lợi Phất. Cấp-cô-độc sau khi chết đã được tái sinh thành một vị trời, xuất hiện trước đức Phật và đọc bài kệ này ca tụng đức Thế Tôn. Nhưng vì bản kinh C kể lại một giai thoại khác trong đời Cấp-cô-độc, dĩ nhiên không phải là đã chết, nên bài kệ này không có.

Nhưng có những trường hợp trong đó P có nhiều kệ hơn C, và những bài kệ trong bản P dài hơn. Như trong NC22, bản P có dư ba bài kệ: tám dòng, 14 dòng, bốn dòng. Bài kệ một nói về sự do dự của đức Phật không muốn thuyết pháp. Bài kệ hai tả Phạm thiên thỉnh cầu thuyết pháp; và đức Phật theo lời thỉnh của Phạm thiên trong bài kệ ba. Tất cả ba bài kệ đều không có trong bản C, vì bản C bỏ nguyên cả đoạn này. Trong NC54, trong bài kệ thứ nhất, bài kệ bản C có 22 dòng, ít hơn bài kệ bản P hai dòng; trong khi bài kệ thứ hai trong bản P có nhiều hơn bài kệ bản C bốn dòng, (bài kệ bản C có 48 dòng).

Để nêu rõ những điểm đồng dị giữa hai bài kệ tương đương trong bản C và P, chúng tôi sẽ phân tích từng dòng các bài kệ để so sánh, trong NC6, 39 và 96.

Trong NC6, Phật trả lời Bà-la-môn Thủy Tịnh, khi Bà-la-môn bảo Ngài đi tắm nước thiêng:

C93: Thủy Tịnh Phạm chí:

"Diệu hảo thủ phạm chí,
Nếu vào sông Đa Thủy,
Là trò chơi kẻ ngu,
Không thể sạch nghiệp dữ.
Hảo thủ, đến sông chi?
Sông ấy có nghĩa gì,
Người tạo nghiệp bất thiện,
Nước trong nào ích chi.
Người tịnh, không cấu uế,
Người tịnh, thường thuyết giới,
Người tịnh, nghiệp trắng trong,
Thường hành hạnh thanh tịnh.
Nếu ông không sát sinh,
Cũng không hay trộm cắp,
Chân thật, không nói dối,
Thường chánh niệm, chánh trí,
Phạm chí học như vậy,
Tất cả chúng sinh an.
Phạm chí về nhà chi,
Nước nhà đâu trong sạch.
Phạm chí, ông nên học,
Dùng thiện pháp tẩy sạch.
Cần gì nước bẩn kia,
Chỉ trừ dơ thân thể?"

P7: Gần giống. Bản P nói tên của bảy con sông: Bàhukà, Adhikakkà, Gayà, Sundarikà, Sarassatì, Payàgo Bàhumatì vô ích vì chúng không thể rửa sạch những hành vi đen tối. Đối với người trong sạch, ngày nào cũng là ngày lành (Phaggu); ngày nào cũng là ngày trai giới (Uposatha), vì người ấy luôn luôn tuân theo quy luật. Bản C thêm: luôn luôn có chánh niệm, chánh kiến đối với lời giáo huấn của đức Phật. Bản P bỏ hai từ này nhưng thêm : có lòng tin saddahanà, và không hà tiện, amaccharì. Trong dòng cuối, bản P nói đến đức Phật dạy: "Bạn cần gì phải đến sông, khi bất cứ giếng nào cũng là sông Hằng của bạn?"

Trong khi bản P chấm dứt bài kệ ở đây và trở lại thể thức văn xuôi, bản C vẫn tiếp tục hình thức kệ:

"Phạm chí bạch Phật rằng:
'Tôi cũng nghĩ như vậy,
Dùng thiện pháp tẩy sạch,
Cần gì nước dơ kia.
Phạm chí nghe Phật dạy,
Trong lòng rất hoan hỷ,
Liền đảnh lễ chân Phật,
Quy y Phật, Pháp, Tăng.' "

Trong NC39, chính bài kệ của Ưu Ba Ly là bài mà người ta tìm thấy được tàn dư của nguyên bản Sanskrit ở Trung Á (xem phần phụ lục).

C133:

Khi ấy Kiền Tử hỏi Ưu Ba Ly rằng, tất cả mọi người trong thành Na Lan Đà đều biết Ưu Ba Lyđệ tử của Ni Kiền; nhưng bây giờ, ông là đồ đệ của ai. Ưu Ba Ly trả lời Kiền Tử bằng một bài kệ dài, trong lúc quỳ gối chạm đất, chắp tay hướng về đức Thế Tôn mà nói:

1/

a. Trong số những người can đảm thoát khỏi vô minh, đã đoạn dứt lỗi lầmchân chính vượt qua chúng, P1a.

b. Vô tỷ, suy tư tinh tế, được điều phục về giới, định, tuệ, P1b.

c. Bảo đảm không cấu uế, của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử, P1c.

2/

a. Về đức Thế Tôn vĩ đại với sự tự chế hoàn toàn; đã đạt đến sự thánh thiện, đã làm chủ ngữ nghiệp. P7a.

b. Với chánh niệm, quán sát chân chínhtế nhị, không cao cũng không thấp, P7b.

c. Bất động, luôn luôn tự chủ.
Của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử. P7c.

3/

a. Về người không có sự cong quẹo, luôn luôn hài lòng,
Đã tẩy sạch sự nhỏ nhen, khéo hỷ túc, P2a.

b. Sau khi trở thành Sa-môn, vị ấy đạt giác ngộ,
Với thân hiện tại là thân cuối cùng, đức Thế Tôn. P2b.

c. Vô tỷ và không bụi bặm,
Của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử. P2c.

4/

a. Về con người không có ganh tị, vô lượng,
Sâu xa khôn dò, đạt đến hiền trí, P4a.

b. Luôn luôn an ổn và đầy nghị lực,
Trú pháp, tư tưởng tế nhị, P4b.

c. Được điều phục, luôn luôn không đùa,
Của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử. P5c.

5/

a. Về Ngài, một đại long tượng, thích ở cao, đã dập tắt kiết sử, đã đạt giải thoát. P5a.

b. Thiện xảo về đàm luận, thanh tịnh,
Trí sanh, sầu ưu tẩy sạch, P5b.

c. Không trở lại hữu, đấng Thích Ca,
Của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử. P6c.

6/

a. Về Ngài, người đã đi một cách chân chính, với tư tưởng tập trung, không tán loạn, thanh tịnh. P8a.

b. Luôn luôn mỉm cười, không sân hận,
Thích độc cư, đã đạt đến cái tối thượng. P8b.

c. Vô úy, luôn luôn nhiệt tâm và tinh cần,
Của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử.

7/

a. Về Ngài, bậc Đại tiên thứ bảy vô tỷ,
Với ba sự chứng đắc, đã đạt đến Phạm thể, P6a.

b. Không tỳ vết và thuần tịnh như một ngọn đèn sáng,
Đạt đến an tịnh, chấm dứt sân hận,

c. Tinh cầnhết sức thanh tịnh,
Của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử.

8/

a. Về Người đã đạt đến sự tịch tịnh, có trí tuệ như đại địa,
có đại tuệ, đã tẩy sạch sự chấp thủ thế gian, P9a.

b. Sau khi khéo tư duy với con mắt tối thượng,
Một siêu nhân vô tỷ, P10b.

c. Một bậc thầy của chính mình, không sân hận,
Của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử.

9/

a. Về Người đã đoạn tận hy vọng, thiện tối thắng,
Người lãnh đạo tốt, có sự làm chủ vô song, P3a.

b. Tối thượng và luôn luôn an lạc,
Không còn hoài nghi, với ánh sáng chói, P3b

c. Với kiêu mạn đã được tẩy trừ, giác ngộ tối cao,
Của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử. P3c.

10/

 a. Về con ngườikhát ái đã đoạn tận, với sự giác ngộ vô song, không có khói, không có lửa ngọn, P10a.

b. Đức Như lai là đấng Thiện thệ,
Vô song, vô tỷ,

c. Có danh tiếng lớn, đã đạt đến sự chánh trực,
Của đức Phật, Ưu ba lyđệ tử. P10c

11/

a. Như vậy với 100 lời, ông ta tán thán Phật,
Những lời ấy chưa từng được suy tính trước.

b. Ưu Ba Ly đã nói lên chúng,
Chư thiên đã đến nơi ông ta,

c. Khéo giúp ông ta trong cuộc thảo luận,
Phù hợp với pháp, thích hợp với một người như vậy.
Kiền Tử đã hỏi,
Đồ đệ của đức Phật, đấng mười lực.

P56: Bài kệ của Ưu Ba Ly gồm có 11 đoạn trong C và mười đoạn trong P. Bản P bỏ đoạn thứ 11. Mỗi đoạn kệ chấm dứt với cùng một điệp khúc : C: Của đức Phật, Ưu Ba Lyđệ tử =P: Của Ngài, đức Thế Tôn, tôi là đệ tử. Mặc dù cả hai bài kệ giống nhau phần chính, chúng có nhiều điểm khác nhau về thứ tự liên tiếp giữa các bài kệ, về vị trí của những bài kệ làm thành toàn thể.

C1=P1; C2=P7; C3=P2; C4a=P4a; C4b=P4b; C4c=P5c; C5a=P5a; C5b=P5b= C5c=P6c; C6a=P8a; C6b=P8b; C6c=P không có; C7a=P6a; C7b=P không có; C7c=Pkhông có; C8a=P9a; C8b=P10b, C8c=Pkhông có; C9a=P3a, C9b=P3b; C9c=P3c; C10a=P10a; C10b=P không có; C10b=P 10c; C11=P không có.

Như vậy C6c, C7b, C7c, C8c, C10b, C11 không có trong bản P và P4c, P6b, P8c, P9c không có trong bản C.

Ngay cả trong những bài kệ tương đương, bản C và P cũng có nhiều khác nhau đáng kể. Như trong C1b, C: vô song=P: anighassa (không khổ). Trong C1c, C: an ổn, bảo đảm (secure)=P: vessantarassa (điềm tĩnh). Trong C2a, C: đạt đến sự thánh thiện =P: pattipattassa, đã đạt được cái gì có thể đạt. Trong C2b, C: không cao không thấp=P: anabhinatassa (không thiên về dục, không sân). Trong C3a, C: về Người không có sự cong quẹo(crookedness)=P: akathankathissa (không hoài nghi); C: đã trừ khử tính hà tiện=P: vantalokàmisassa (từ bỏ tài sản thế gian). Trong C3b, C: Ngài đạt đến giác ngộ=P manujassa (của một con người); C: đức Thế Tôn=P: narassa (về con người). Trong C4a, C: về Người không ganh tị=P: nisabhassa (về con người tốt nhất, bò đực tối thượng). Trong C4b, C: có nghị lực=P vedassa (người hiểu biết); C: có suy nghĩ tế nhị=P: samvutattassa (tự chế). Trong C4c, C: luôn luôn không đùa (always without sporting) = P : nippapancassa (không chướng ngại). Trong C5a, C: về ngài, một con rồng lớn = P: nagassa (về một con voi); C: ưa thích ở chỗ cao=P: pantasenassa (sống xa chỗ con người). Trong C5b, C: thiện xảo về thảo luận=P: patimantakassa (người nói hòa nhã); C: sinh từ trí tuệ = P: pannadhajassa (đã hạ cây cờ xuống); C: tẩy trừ sầu ưu = P: vìtaràgassa (lìa tham dục). Trong C5c, C: người không trở lại cõi hữu=P: purindadassa (người bố thí tối thượng). Trong C6a, C: về người đã đi một cách chân chính=P: sammaggatassa. Trong C6b, C: luôn luôn mỉm cười=P: asitassa (không trói buộc), C: không sân=P: appahìnassa (không thiên về bất cứ gì?). Trong C7a, C: về vị trời thứ bảy=P: isisattamassa (bậc hiền thứ bảy); C: không thể so sánh=P: akuhassa (không giả dối). Trong C8a, C: với trí tuệ như đại địa=P: Bhùripannassa (trí tuệ quảng đại). Trong C8b, C: sau khi khéo tư duy=P: àhuneyyassa (đáng cúng dường); C: có con mắt tối thượng=P: yakkhassa (của dạ xoa). Trong C9a, C: về Người đã đoạn trừ hi vọng=P: asamsayassa, of Him who is sure(?); C: lãnh đạo tốt=P: venayikassa (lãnh đạo). Trong C9c, C: có giác ngộ tối thượng=P: virassa (anh hùng, người có nghị lực). Trong C10c, C: có đại danh=P: mahato (người vĩ đại); C: đã đạt đến sự chính trực = P: yasaggapattassa (đã đạt đến danh tiếng tối cao).

Trong những bài kệ tương đương, những bài còn lại gần giống nhau.

Nhận xét: Sự hiện hữu của từ thuộc dạ xoa trong câu kệ 10b của bản P thật khó hiểu. Không thể nào gọi Phật là một dạ xoa, nhất là trong một bài kệ ca tụng Ngài. Bản C dịch người có mắt sáng nhất đã đưa ra giải đáp. Nguyên bản Sanskrit có lẽ là danh từ Aksasya, có nghĩa là con mắt. Tiếng Pàli yakkhassa rõ ràng đã thêm chữ "y" ở trước cho dễ đọc như ta thường thấy trong các câu na yimassa, yaci yeva, kinci, yittham, v.v..

Trong NC96, bài kệ bản C và bài kệ tương đương trong bản P được nói như sau:

C180: =P143:

Đức Phật đọc một bài kệ sáu câu trong bản C và năm câu trong bản P:

1) C: Người tinh cần bố thí cho người bất cẩn một món quà có được phù hợp với chánh pháp, với một tâm hoan hỷ. Vị ấy tin vào nghiệp và quả báo của nghiệp, nên sự cúng dường này được thanh tịnh bởi người cho.

P: Gần giống. C: tinh cần=P: có thiện giới. C:bất cẩn=P: có ác giới. C: vị ấy tin vào nghiệp và quả báo của nghiệp=P: vị ấy tin chắc vào quả báo dồi dào của nghiệp.

2) C: Người bất cẩn bố thí cho người tinh cần một món quà có được không phù hợp với chánh pháp và cũng không bố thí với tâm hân hoan, vị ấy không tin vào nghiệp và quả báo của nghiệp, như vậy sự cúng dường này được thanh tịnh bởi người nhận.

P: Gần giống, với những dị biệt như trên.

3) C: Người biếng nhác bố thí cho người bất cẩn một món quà có được không hợp pháp và cũng không với tâm hoan hỷ; vị ấy không tin vào hành động và quả báo của hành động, như vậy sự cúng dường này không có quả báo lớn lao.

P: Gần giống, với những dị biệt như trên. C: không có quả báo lớn=P: không được thanh tịnh bởi cả hai bên, người cho và người nhận.

4) C: Người tinh cần bố thí cho người tinh cần một món quà có được hợp pháp nhưng không với tâm vui vẻ, vị ấy tin vào nghiệp và quả báo của nghiệp; như vậy sự cúng dường này có quả báo lớn.

P: Như trên, với những dị biệt như đã thấy.

5) C: Những tôi tớ và người nghèo, những người vui vẻ, san sẻ phần mình để góp vào việc bố thí, họ tin vào nghiệp và quả báo của nghiệp, như vậy một vật thí được bậc trí tán dương.

P: không có.

6) C: Với thân và lời khéo hộ trì một cách chân chính; đưa tay ra xin hợp pháp, một người thiểu dục bố thí cho một người thiểu dục, quà tặng này là tối thượng.

P: Không giống hẳn: Một người không chấp thủ bố thí cho một người không chấp thủ một món quà có được hợp pháp với một tâm hoan hỷ, tin chắc vào quả báo giàu có của hành vi, ta nói quà tặng này có lợi ích lớn.

Như vậy, một tổng quan về nghiên cứu tỷ giảo các bài kệ trong hai bản kinh C và P cho ta thấy, bản C có nhiều kệ hơn bản P, và những bài kệ trong C thường dài hơn P. Chúng ta cũng nhận thấy rằng nền tảng chung giữa hai bản khá lớn. Và điều này nói lên một nguồn chung từ đấy cả hai bản rút tài liệu. Khi nghiên cứu kỹ những bài kệ tương đương trong hai bản, ta thấy có nhiều điểm đồng và dị, và điều này cho thấy thái độ độc lập của các nhà biên tập hai bản kinh, về phương diện sưu tầm và sắp xếp các tài liệu.

 

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59184)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…