Phần Bốn - Phụ Lục

01/09/201012:00 SA(Xem: 26859)
Phần Bốn - Phụ Lục

SO SÁNH KINH TRUNG A HÀM CHỮ HÁN &
KINH TRUNG BỘ CHỮ PALI
HT. Thích Minh Châu (1961)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1998)
Nguyên tác: Bhiksu Thich Minh Chau (1961),
"A Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama
and the Pali Majjhima Nikaya", Ph.D. Thesis, Bihar University, India

PHẦN 4: PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Tiểu sử Sanghadeva

 

Sanghadeva hay Tăng-già-đề-bà, hay Chúng Thiên, có tên là Cồ Đàm. Ngài sinh ở Kê Tân. Theo Khai Nguyên Thích giáo lục, quyển 3 và Cao tăng truyện, quyển 1, Ngài tinh thông ba tạng và nhất là tạng A-tỳ-đàm. Ngài thường ngày đêm tụng Tam pháp độ luận và xem đây là cửa vào đạo pháp. Ngài có trí thông minh sâu xa sắc bén, uy nghi khả kính, thiện xảo về thuyết pháp.

Ngài đến Trường An vào cuối triều đại Kiện Nguyên (373-384) thuộc đời Hậu Tấn (384-417). Sau khi ngài đến không lâu, Tăng-già-bạt Trừng (Sangha Bhùti) đã dịch luận Bà tu mậtĐàm Ma Nan Đề (Dhamma Nandì) đã dịch hai tác phẩm Tăng nhất A-hàmQuảng thuyết tam pháp độ hơn mười vạn chữ, nhưng những bản dịch này chưa được hoàn hảo. Lúc bấy giờ, có nhiều rối loạn về chính trị xảy ra, nên không người nào có thể kiểm chính các bản dịch, mà ngài Đạo An thì đã chết. Sa-môn Pháp Hòa, một người bạn của Đạo An gặp Tăng-già-đề-bà và mời ngài đến đất Lạc Dương, ở lại đấy bốn, năm năm để hiệu đính các bản dịch. Ngài dịch lại A-tỳ-đàmQuảng thuyết chúng kinh. Rồi ngài rời Lạc Dương đi đến miền Nam và được Huệ Viễn pháp sư mời ở lại Lô Sơn. Huệ Viễn là vị sáng lập ngôi chùa danh tiếngLô Sơn. Tại đây ngài dịch hai tác phẩm A-tỳ-đàm và Tam pháp độ luận trong Bát nhã đường.

Năm đầu niên hiệu Long An, ngài đến kinh đô, được vua và đình thần vô cùng thán phục. Vương Trung, vị vua mộ đạo, đã xây cho ngài một ngôi chùa, ở đấy ngài giảng A-tỳ-đàm. Vương Trung mời Sa-môn Thích Huệ Trì và 40 vị sư khác, rồi xin ngài dịch kinh Trung A-hàm và Tăng nhất A-hàm. Sa-môn Tăng Già Lạc Xoa ở Kê Tân cầm trong tay bản kinh Phạn ngữ, và Ngài dịch ra Hoa ngữ. Sa-môn Đạo Từ ở Dự Châu cầm bút lông, Lý Bảo và Đường Hóa ở vương quốc Vũ (?) viết lời dịch.

Lô SơnKiện Khang, Sanghadeva đã dịch 5 tác phẩm chia làm 118 tập:

1. Trung A-hàm, 60 tập hay 58 tập, được dịch từ ngày 10-11 năm đầu Long An, và kết thúc ngày 25-6 năm thứ hai (398). Công việc dịch thuật này được thực hiện trong chùa Đông Đình.

2. Tăng nhất A-hàm, 50 tập, dịch từ tháng giêng năm đầu Long An. Đây là bản dịch thứ hai, bản dịch đầu do Dharmanandi thực hiện.

3. A-tỳ-đàm tâm luận, 4 tập, dịch phẩm này cộng tác với pháp sư Huệ Viễn vào năm thứ 16 Thái Nguyên (391). Đạo Từ cầm bút, Sanghadeva đọc lời dịch.

4. Tam pháp độ luận, gồm 2 tập, dịch vào năm thứ 16 Thái Nguyên, ở Lô Sơn, cộng tác với Pháp sư Vi Viễn.

5. Giáo thọ Tỳ-kheo ni pháp, 1 tập, dịch tại Lô Sơn. Tác phẩm này đã mất. Bốn tác phẩm đầu gồm 117 tập tất cả, hiện nay vẫn còn.

 

PHỤ LỤC 2

Vài nhận xét về dịch phẩm của Sanghadeva

 

Sanghadeva dịch tác phẩm này vào năm 398. Vì bản dịch này đã xưa nên ta không thể phán đoán nó dưới ánh sáng của thuật ngữ đã cố định bởi các dịch gia về sau như Huyền Trang. Nhưng công việc của Sanghadeva đáng tán dương ở chỗ đấy là một công tác tiên phong, được làm vào một thời đại ít ai biết về ngôn ngữ Ấn và sự phiên dịch thành Hoa ngữ.

Chúng ta để ý những đặc điểm sau đây trong bản dịch của Sanghadeva.

a. Danh từ lỗi thời:

Một số danh từ mà Sanghadeva dùng trong bản dịch đã bị loại bởi những dịch gia về sau:

Pàli

Sanghadeva:

Các dịch gia về sau:

Vedanà

 Giác

Thọ

Savitakka

 Hữu giác

Hữu tầm

Savicàra

 Hữu quán

Hữu từ

Phassa

 Canh lạc

Xúc

Sammàvàyàma

 Chánh phương tiện

Chánh tinh tấn

Samudaya

 Tập ( = tập quán)

Tập ( = tập họp)

Udàna

 Soạn

Vô vấn tự thuyết

Upàdànakkhandha

 Thạnh uẩn

Thủ uẩn

Purisadammasàrathi

 Đạo pháp ngự

Điều ngự trượng phu

Aniccatà

 Vô thường pháp

Vô thường tánh

Upàdàna

 Thọ ( = nhận)

Thủ

Sankhàra

 Tư hoặc Hành

Hành

 b. Giải sai:

Danh từ Gayàsise, tên một địa danh, được Sanghadeva dịch là Tượng đảnh, nghĩa là đầu voi, vì lầm Gaya là Gaja. Cũng vậy, Makhàdeva được dịch là Đại thiên vì lầm Makhà là Mahà. Chữ Nagà được dịch là rồng thay vì voi. Danh từ Purisadammasàrathi được dịch là Đạo pháp ngự, người chế ngự con đường và pháp, vì danh từ damma bị lầm với Dhamma. Những dịch gia về sau chọn danh từ Điều ngự pháp sư dịch đúng nghĩa từ Pàli. Lại nữa từ Sahàpi sukhena sahàpi somanassena được dịch sai thành tự lạc tự hỷ nghĩa là hỷ lạc của riêng mình.

c. Cách dịch máy móc:

Đôi khi chúng ta thấy một cách dịch máy móc, không để ý đến ý nghĩa đích thực của danh từ trong đoạn văn cần dịch. Như chữ attha nghĩa là ý nghĩa, mục đích, lợi ích thì toàn thị được dịch là nghĩa. Ví dụ danh từ sàttham dịch đúng là hữu nghĩa, nghĩa là có nghĩa; nhưng nếu dịch danh từ atthasamhita mà dịch là dữ nghĩa tương ưng thì khá vụng, như được thấy trong kinh 191, vii, 44b, 20. Cũng vậy, với những từ atthakàmoanatthakàmo, nghĩa là mong sự lợi lạc, không mong sự lợi lạc (cho nó). Nhưng bản C dịch là cầu nghĩa (tìm ý nghĩa)và bất cầu nghĩa (không tìm ý nghĩa). Một danh từ khác là jàtarùparajata nghĩa là vàng và bạc. Bản C tương đương là sanh sắc tượng bảo, sanh để dịch jàta, sắc để dịch rùpa và tượng bảo để dịch rajata. Một cách dịch lạ lùng khác là chữ màtikà, được dịch là mẫu (mẹ) như được thấy trong đoạn : "Có những Tỳ-kheo thiện xảo về kinh, luật và mẹ" (Tsê, vii, 57a, 19). Đôi khi dịch giả chỉ đặt cạnh nhau những từ Hoa ngữ trong cùng một thứ tự với nguyên bản, bất chấp ý nghĩa toàn thể. Như từ ngữ nổi tiếng Yam tam ariyà àckkhanti, upekkhako satimà sukhavihàri được dịch là "vị thánh sở thuyết thánh sở xả niệm lạc trú thất", thì chỉ có thể hiểu được nhờ tham cứu bản văn P.

d. Lối dịch hữu ích:

Trong vài trường hợp, bản dịch C giúp ta hiểu đúng các danh từ Pàli. Như bài kệ nổi tiếng của Upàli, sự hiện hữu của từ yakkhassa trong lời ca tụng Phật thì khá khó hiểu. Bản C dịch: Người có con mắt cao thượng đem lại giải đáp. Như vậy từ yakkhassa rõ ràngakkhassa được thêm vào chữ y để dễ đọc. Cũng vậy với danh từ pannadhajassa trong cùng bài kệ ấy được dịch là hạ cờ. Nhưng bản C tương đương là do trí tuệ sanh nghe thích hợp hơn vì là một từ ngữ chỉ đức tính của Phật. Do vậy, chữ pannadhajassa nên dịch là pannajassa dưới ánh sáng của bản C.

e. Một vài lối dịch lạ lùng:

Chúng ta cũng để ý vài lối dịch lạ lùng về một số danh từ, mà danh từ nguyên bản đôi khi không thể nào là một với bản P. Như một số danh từ sau: P: appaharite = C: đất tịnh; P: àmisa = C: đồ ăn uống; P: pisunà vàcà = C: hai lưỡi; P: ummagga = C: tà đạo; P: aranna = C: vô sự xứ ; P: citta = C: tâm; P: bandhupàdàpacca = C: đoạn chủng vô tử (giảng nghĩa: không có con cái).

Bản C luôn luôn dịch từ Viharati là du có nghĩa là du lịch, gần với nghĩa tiếng Sanskrit nhưng không phải nghĩa tiếng Pàli là trú, ở lại. Lại nữa, danh từ padakkhinam katvà nghĩa là sau khi đi quanh giữ phía tay phải hướng về một người nào thì bản C luôn luôn dịch là nhiễu tam táp nghĩa là đi quanh người ấy ba vòng. Từ atta (Sk.: àtman) đôi khi được dịch là thần (hồn) đôi khi được dịch là ngã. Công thức thông thường của bản P như sau: "N'etam mama, n'eso' hamasmi, na meso attàti", nhưng trong bản C lại dịch: bỉ phi ngã hữu, ngã phi bỉ hữu, diệc phi thị thần (đấy không phải của tôi, tôi không thuộc vào đấy, và cũng không phải linh hồn) (C200, vii 65b, 13-14).

f. Giống với cách hiểu Sanskrit:

Một vài từ Hoa ngữ chứng tỏ bản dịch C gần với nghĩa Sanskrit hơn là với nghĩa Pàli. Như danh từ cattàro sammappadhànà có nghĩa là bốn sự nỗ lực trong tiếng Pàli. Nhưng bản C dịch là tứ chánh đoạn, nghĩa là bốn sự diệt trừ chân chính, gần với Phạn ngữ samyakprahàna. Cũng vậy với từ veyyàkarana nghĩa tiếng Pàli là trả lời, giải thích, trình bày. Nhưng danh từ tương đương Hoa ngữ là ý thuyết, có nghĩa là tiên đoán, như vậy gần với tiếng Sanskrit vyàkarana như đã thấy ở trước.

g. Một vài từ khó hiểu:

Có vài từ trong bản C mà ta không tài nào hiểu nỗi, mà cũng không thể đoán ra danh từ gốc trong nguyên bản. Như trong NC36, Tôn giả Đại Mục-liền-liên đi vào thiền định Như kỳ tượng định, không thể hiểu nghĩa là gì. Lại trong cùng một NC ấy, ta gặp một đoạn như sau: "Họ nghĩ: Sa-môn này đã ngồi tại một nơi vô sự và lâm chung. Chúng ta nên gom củi, cỏ phủ khắp thi thể và da duy chi", chúng ta phỏng đoándahati, có nghĩa là hỏa thiêu (C131, vi, 49b, 19). Lại nữa danh từ phi phẩm có thể đoán là Niết-bàn, phi để dịch nir và phẩm để dịch vàna trong đoạn sau: "Vị Tỳ-kheo được nói là đã tu tập căn bản thần thông hoàn tất về thiền định căn cứ trên dục, y cứ viễn ly, ly dục, diệt, từ bỏ, hướng đến phi phẩm." (C206, vii, 78a, 13-15). Nhưng từ ngữ sau đây thì không thể nào giải thích nỗi. Nó nói đến sự giác ngộ của Phật dưới cây bồ đề như sau: "Trí sanh, nhãn sanh; định đạo phẩm pháp; sanh đã tận, phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm, không còn sanh trở lại." (C204, vii, 74b, 20). Định, nghĩa là tập trung, đạo là con đường, phẩm có nghĩa trình độ và pháp có nghĩa đạt ma. Bốn chữ này sắp lại với nhau không ai đoán được nghĩa là gì. Dường như nó tương đương với từ ngữ Àkuppà me vimutti. Lại nữa từ ngữ tát vân nhã hoàn toàn không thể hiểu được trong câu: "Ni Kiền Tử không phải là tát vân nhã, mà tự cho tát vân nhã." (C196, vii, 56a, 13). Dường như nó ám chỉ danh từ Sabbannu nghĩa là nhất thiết trí.

h. Phiên âm và dịch:

Bản C phần nhiều dùng cách phiên âm để ghi danh từ riêng trong nguyên bản về người và nơi chốn, như được thấy trong các ví dụ sau:

P: Aggivessana = C: A Kỳ Xá Na ; P: Ajita kesakambalì = C: A Di Đa Kê Xá Kiểm Bà Lợi ; P: Aciravatì = C: A Di La Bà Đề ; P: Kàsi = C: Ka Thi ; P: Kimbila = C: Kim Tỳ La.

Một đôi khi có sự phiên dịch, nhưng không nhiều như P: Jetavana = C: Thắng Lâm; P: Migàramàtu = C: Lộc Mẫu; P: Kukkuràràma = C: Kê Viên.

Đôi khi phiên âm và phiên dịch được sử dụng lẫn lộn như: P: Sàriputta = C: Xá-lợi-tử, Xá lợi là phiên âm chữ Sàritử dịch nghĩa chữ putta. P: Mahàkassapa = C: Đại Ca Diếp, Đại là dịch chữ mahà, Ca diếp là phiên âm chữ kassapa. (xem nhiều chi tiết hơn ở phụ lục 10)

PHỤ LỤC 3

Vài nhận xét về bản dịch Anh ngữ kinh Trung bộ

 

Bản dịch C cho ta thấy sự chính xác về một vài nhận xét của cô Horner trong bản dịch Middle Length Sayings, bản dịch Anh ngữ Kinh Trung bộ do cô dịch.

Trong M.L.S tập II, trang 332, cô chọn cách đọc "na ca mam vihesesi" thay vì "navamam vihesesi"; một sự chọn lựa chính xác khi so với bản C: "ông ấy không làm phiền ta về pháp."

Lại nữa trong đoạn: "Sannam idam attena và attaniyena và ti" (T.L.M, ii, 263, dòng 28, 29), cô Horner đề nghị nên đọc là Sunam thay vì Sannam. Nhận xét của cô được hỗ trợ bởi đoạn kinh C sau đây: "Thánh đệ tử đa văn tư duy như vầy: Thế gian này trống rỗng, không có ngã, không có gì thuộc về ngã."

Đôi khi bản C giúp ta thấy được vài sai lầm trong cách dịch và nhận xét của cô. Như trong câu Pàli sau đây: "Àkankheyya ce bhikkhave bhikkhu: ye me nàtisàlohità petà kàlakatà pasannacittà anussaranti tesam tam mahapphalam assa mahànisamsanti" (i,33,21-24), cô Horner dịch: "Mong điều này sẽ làm một cõi lớn, lợi ích lớn cho bà con quyến thuộc của ta, những người nhớ lại những người đã chết với tâm hoan hỷ..." nhưng trong Papancasùdanì (I,144), nó được nói: "Bà con quyến thuộc khi chết nhớ lại những đức tính của Tỳ-kheo và nhờ vậy chết với tâm hoan hỷ"(Tesam tanti Tesam tam mayi pasannacittam và Pasannena cittena anussaranam và). Điều này được hỗ trợ bởi đoạn kinh C tương ứng: "Ta có những quyến thuộc. Mong sao nhờ ta, mà khi họ mệnh chung, họ sẽ đi đến những nơi tốt đẹp, cho đến được sinh lên trời." (C105)

Lại nữa trong đoạn sau: "Hoti kho so àvuso samayo yam bàhirà àpodhàtu pakuppati, antarahità tasmim samaye bàhirà pathavìdhàtu hoti" (ii, 185, 27-29), cô Horner có quan niệm rằng, bản văn này sai, đã ghi àpodhàtu thay vì pathavìdhàtu (M.L.S, tập I, 232, ghi chú 1), nhưng bản C cho thấy bản P không sai. Lại nữa có ba tai họahỏa tai, thủy tai, phong tai (Phật học đại tự điển, trang 304). Trong Thanh tịnh đạo (Visuddhi Magga) cũng chỉ nói ba samvattà: aposamvattà (thủy tai), tejosamvattà (hỏa tai) và vàyosamvattà (phong tai) (chương 13). Một ví dụ khác về cách dịch không đúng của cô Horner là trong M.L.S, ii, trang 325, ghi chú 6, khi cô chọn chữ kayasmim theo bản kinh Thái Lan thay vì chọn kàyamhà trong nguyên bản P: "Gió không thể làm cho y của vị ấy lay động." (M.A.,iii, 393). Nhưng bản C tương đương chứng tỏ kàyamhà được dùng ở đây: "Gió không thể thổi bay chiếc y khỏi thân." Lại nữa trong từ ngữ jàlahatthapàda (bàn tay, bàn chân có màng lưới), cô chọn cách hiểu của Buddhaghosa trong M.A. iii, 376, là : "Bốn ngón tay của đức Như lai và năm ngón chân của Ngài có số đo bằng nhau" (M.L.S, ii, 321, ghi chú 2). Nhưng bản C nói rõ như sau: "Ngón tay, ngón chân có màng lưới như ngỗng chúa."

Tất cả những nhận xét trên đây không cốt để chỉ trích bản dịch vĩ đại của cô về kinh Trung bộ, mà đến nay chưa ai sánh bằng, nhưng chỉ là một đóng góp nhỏ vào công trình tuyệt diệu mà vị học giả vĩ đại ấy đã hoàn tất.

 

PHỤ LỤC 4

Phân loại 222 kinh C theo phẩm, quyển và ngày tụng đọc

 

A. 18 PHẨM (VARGAS) hay CHƯƠNG

Chương I: Thất pháp (Sapta dharmàh): 10 kinh:

1. Thiện pháp kinh, 2. Trú độ thọ kinh, 3. Thành dụ kinh, 4, Thủy dụ kinh, 5. Mộc tích dụ kinh, 6. Thiện nhân vãng kinh, 7. Thế gian phước kinh, 8. Thất nhật kinh, 9. Thất xa kinh, 10. Lậu tận kinh.

Chương II: Nghiệp tương ưng (Karmasamyukta): 10 kinh:

11. Diêm dụ kinh, 12. Hòa phá kinh, 14. La vân kinh, 15. Tư kinh, 16. Sư tử kinh, 19. Ni kiền kinh, 20 Ba la lao kinh.

Chương III: Xá-lợi-tử tương ưng (Sàriputrasamyukta): 11 kinh:

21. Đẳng tâm kinh, 22. Thành tựu giới kinh, 23. Trí kinh, 24. Sư tử hống kinh, 25. Thủy dụ kinh, 26. Cù ni sư kinh, 27. Phạm chí Đà nhiên kinh, 28. Giáo hóa bệnh kinh, 29. Đại Câu-hy-la kinh, 30. Tượng tích dụ kinh, 31. Phân biệt thánh đế kinh.

Chương IV: Vị tằng hữu pháp (Abhutadharma): 10 kinh:

32. Vị tằng hữu pháp kinh, 33. Thị giả kinh, 34. Bạc câu la kinh, 35. A tu la kinh, 36. Địa động kinh, 37. Chiêm ba kinh, 38. Úc già trưởng giả kinh (A), 39. Úc già Trưởng giả kinh (B), 40. Thủ trưởng giả kinh (A), 41. Thủ trưởng giả kinh (B).

Chương V: Tập tương ưng (Samudaysamyukta): 16 kinh:

42. Hà nghĩa kinh, 43. Bất tư kinh, 44. Niệm kinh, 45. Tàm quý kinh (A), 46. Tàm quý kinh (B), 47. Giới kinh (A), 48. Giới kinh (B), 49. Cung kính kinh (A), 50. Cung kính kinh (B), 51. Bổn tế kinh, 52. Thực kinh (A), 53. Thực kinh (B), 54. Tận trí kinh, 55. Niết-bàn kinh.

Chương VI: Vương tương ưng (Ràjasamyukta): 14 kinh:

56. Di hê kinh, 57. Vị Tỳ-kheo thuyết kinh, 58. Thất bảo kinh, 59. Tam thập nhị tướng kinh, 60. Tứ châu kinh, 61. Ngưu phấn dụ kinh, 62. Tần bệ sa la vương ứng Phật kinh, 63. Bệ bà lăng kỳ kinh, 64. Thiên sứ kinh, 65. Ô điểu dụ kinh, 66. Thuyết bổn kinh, 67. Đại thiên nại lâm kinh, 68. Đại thiện kiến vương kinh, 69. Tam thập dụ kinh, 70. Chuyển luân vương kinh, 71. Bệ tứ kinh.

Chương VII: Trường thọ vương (Dìrghàyuràja): 15 kinh:

72. Trường thọ vương bổn khởi kinh, 73. Thiên kinh, 74. Bát niệm kinh, 75. Tịnh bất động đạo kinh, 76. Úc già chi la kinh, 77. Sa kê đế tam tộc tánh tử kinh, 78. Phạm thiên thỉnh Phật kinh, 79. Hữu thắng thiên kinh, 80. Ca hy na kinh, 81. Niệm thân kinh, 82. Chi ly di lê kinh, 83. Trưởng lão thượng tôn thùy miên kinh, 84. Vô thích kinh, 85. Chân nhân kinh, 86. Thuyết xứ kinh.

 Chương VIII: Uế phẩm (Anganavarga): 10 kinh:

87. Uế phẩm kinh, 88. Cẩu pháp kinh, 89. Tỳ-kheo thỉnh kinh, 90. Tri pháp kinh, 91. Châu na vấn kiến kinh, 92. Thanh bạch liên hoa dụ kinh, 93. Thủy tịnh phạm chí kinh, 94. Hắc Tỳ-kheo kinh, 95. Trụ pháp kinh, 96. Vô kinh.

 Chương IX: Nhân phẩm (Nidànavarga): 10 kinh:

97. Đại nhân kinh, 98. Niệm xứ kinh, 99. Khổ ấm kinh (A), 100. Khổ ấm kinh (B), 101. Tăng thượng tâm kinh, 102. Niệm kinh, 103. Sư tử hống kinh, 104. Ưu đàm bà la kinh, 105. Nguyện kinh, 106. Tưởng kinh.

Chương X: Lâm phẩm (Vanavarga): 10 kinh:

107. Lâm kinh (A), 108. Lâm kinh (B), 109. Tự quán tâm (A), 110. Tự quán tâm (B), 111. Đại phạm hạnh kinh, 112. A nô ba kinh, 113. Chư pháp bổn kinh, 114. Ưu đà la kinh, 115. Mật hoàn dụ kinh, 116. Cù đàm di kinh.

Chương XI: Đại phẩm (Mahàvarga): 25 kinh:

117. Nhu nhuyến kinh,118. Long tượng kinh, 119. Thuyết xứ kinh, 120. Thuyết vô thường kinh, 121. Thỉnh thỉnh kinh, 122. Chiêm ba kinh, 123. Sa-môn nhị thập ức kinh, 124. Bát nạn kinh, 125. Bần cùng kinh, 126. Hành dục kinh, 127. Phước điền kinh, 128. Ưu bà tắc kinh, 129. Oán gia kinh, 130. Giáo Đàm di kinh, 131. Hàng ma kinh, 132. Lại-tra-hòa-la kinh, 133. Ưu ba ly kinh, 134. Thích vấn kinh, 135. Thiện sanh kinh, 136. Thương nhân cầu tài kinh, 137. Thế gian kinh, 138. Phước kinh, 139. Tức chỉ đạo kinh, 140. Chí biên kinh, 141. Dụ kinh.

Chương XII: Phạm chí phẩm (Bràhmanavarga): 20 kinh:

142. Vũ thế kinh, 143. Thương ca la kinh, 144. Toán số Mục-liền-liên kinh, 145. Cù mặc Mục-liền-liên kinh, 146. Tượng tích dụ kinh, 147. Văn đức kinh, 148. Hà khổ kinh, 149. Hà dục kinh, 150. Uất sậu ca la kinh, 151. Phạm chí A-nhiếp-hòa kinh, 152. Anh vũ kinh, 153. Man nhàn đề kinh, 154. Bà la bà đường kinh, 155. Tu đạ đa kinh, 156. Phạm ba la diên kinh, 157. Hoàn lô viên kinh, 158. Đầu na kinh, 159. A già la ha na kinh, 160. A lan na kinh, 161. Phạm ma kinh.

Chương XIII: Căn bản phân biệt phẩm (Mùlavibhangavarga): 10 kinh:

162. Phân biệt lục giới kinh, 163. Phân biệt lục xứ kinh, 164. Phân biệt quán pháp kinh, 165. Ôn tuyền lâm thiên kinh, 166. Thích trung thiền thất tôn kinh, 167. A nan thuyết kinh, 168. Ý hành kinh, 169. Câu lâu sấu vô tránh kinh, 170. Anh vũ kinh, 171. Phân biệt đại nghiệp kinh.

Chương XIV: Tâm phẩm (Cittavarga): 10 kinh:

172. Tâm kinh, 173. Phù di kinh, 174. Thọ pháp kinh (A), 175. Thọ pháp kinh (B), 176. Hành thiền kinh, 177. Thuyết kinh, 178. Lạp sư kinh, 179. Ngũ chi vật chủ kinh, 180. Cù đàm di kinh, 181. Đa giới kinh.

Chương XV: Song phẩm (Yamakavarga): 10 kinh:

182. Mã ấp kinh (A), 183. Mã ấp kinh (B), 184. Ngưu giác sa la lâm kinh (A), 185. Ngưu giác sa la lâm kinh (B), 186. Cầu giải kinh, 187. Thuyết trí kinh, 188. A di na kinh, 189. Thánh đạo kinh, 190. Tiểu không kinh, 191. Đại không kinh.

Chương XVI: Đại phẩm (Mahàvarga): 10 kinh:

192. Ca lâu Ô đà di kinh, 193. Mâu lê phá quần na kinh, 194. Bạt đà hòa lợi kinh, 195. A thấp bối kinh, 196. Châu na kinh, 197. Ưu ba ly kinh, 198. Điều ngự địa kinh, 199. Si tuệ địa kinh, 200. A lê tra kinh, 201. Trà đế kinh.

Chương XVII: Bổ lợi đa phẩm (Potaliyavarga): 10 kinh:

202. Trì trai kinh, 203. Bô lị đa kinh, 204. La ma kinh, 205. Ngũ hạ phần kết kinh, 206. Tâm uế kinh, 207. Tiễn mao kinh (A), 208. Tiễn mao kinh (B), 209. Bệ ma na tu kinh, 210. Pháp lạc Tỳ-kheo ni kinh, 211. Đại Câu-hy-la kinh.

Chương XVIII: Lệ phẩm (Sanvidahanavarga): 11 kinh:

212. Nhất thiết trí kinh, 213. Pháp trang nghiêm kinh, 214. Bệ ha đề kinh, 215. Đệ nhất đắc kinh, 216. Ái sanh kinh, 217. Bát thành kinh, 218. A na luật đà kinh (A), 219. A na luật đà kinh (B), 220. Kiến kinh, 221. Tiễn dụ kinh, 222. Lệ kinh.

B. 60 QUYỂN

QUYỂN 1-2

 Phẩm I, Thất pháp

10 kinh

3-4

 Phẩm II, Nghiệp tương ưng

10 kinh

5-7

 Phẩm III, Xá-lợi-tử tương ưng

11 kinh

8-9

 Phẩm IV, Vị tằng hữu pháp

10 kinh

10

 Phẩm V, Tập tương ưng

16 kinh

11-16

 Phẩm VI, Vương tương ưng

14 kinh

17-21

 Phẩm VII, Trường thọ vương

15 kinh

22-23

 Phẩm VIII, Uế phẩm

10 kinh

24-26

 Phẩm IX, Nhân phẩm

10 kinh

27-28

 Phẩm X, Lâm phẩm

10 kinh

29-34

 Phẩm XI, Đại phẩm

25 kinh

35-41

 Phẩm XII, Phạm chí phẩm

20 kinh

42-44

 Phẩm XIII, Căn bản phân biệt

10 kinh

45-47

 Phẩm XIV, Tâm phẩm

10 kinh

48-49

 Phẩm XV, Song phẩm

10 kinh

50-54

 Phẩm XVI, Đại phẩm

10 kinh

55-58

 Phẩm XVII, Bổ lợi đà phẩm

10 kinh

59-60

 Phẩm XVIII, Lệ phẩm

11 kinh

 

C. 5 NGÀY TỤNG

Ngày thứ nhất

từ phẩm I đến nửa đầu phẩm VI

 64 kinh

Ngày thứ hai

từ nửa sau phẩm VI đến phẩm X

 52 kinh

Ngày thứ ba

từ phẩm XI đến nửa đầu phẩm XII

 35 kinh

Ngày thứ tư

từ nửa sau phẩm XII đến nửa đầu phẩm XV

 35 kinh

Ngày thứ năm

từ nửa sau phẩm XV đến phẩm XVIII

 36 kinh


PHỤ LỤC 5

Những tựa đề và nơi thuyết các kinh C và P tương đương

 

NC 1

C100, Tưởng kinh.
Xá Vệ, vườn Kỳ thọ Cấp-cô-độc.

P1: Mùlapariyàyasutta, Kinh Pháp môn căn bản.
Ukkatthà, Subhagavana, gốc cây Sa la vương.

NC 2

 C10, Lậu tận kinh
(Kurus, Kammassadamma).

P2 : Sabbàsavasutta, Kinh Tất cả lậu hoặc
Xá Vệ, vườn Kỳ thọ Cấp-cô-độc.

NC 3

 C88, Cầu pháp kinh
(Kosala, Pancasàlà, Simsapàvana).

P3: Dhammadàyàdasutta, Kinh Thừa tự pháp
Xá Vệ, vườn Kỳ thọ... Anàthapindikàràma.

NC 4

 C87, Uế phẩm kinh
(Bhagga, Sumsumàragiri, Bhesakalàvana), vườn Nai.

P5: Ananganasutta, Kinh Không uế nhiễm
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 5

 C105, Nguyện kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P6: Àkankheyyasutta, Kinh Ước nguyện
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 6

 C93, Thủy tịnh phạm chí kinh
(Uruvelà, Neranjarà, Ajapàlanigrodha).

P7: Vatthùpamasutta, Kinh Ví dụ tấm vải
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 7

 C91, Châu na vấn kiến kinh
(Kosambì, Ghositàràma).

P8: Sallekhasutta, Kinh Đoạn giảm
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 8

 C98, Niệm trú kinh
(Kurus, Kammassadamma).

P10: Satipatthànasutta, Kinh Niệm xứ
Kurus, Kammassadamma.

NC 9

 C 103, Sư tử hống kinh
(Kurus, Kammassadamma).

P11: Cùlasìhanàdasutta, Tiểu kinh Sư tử hống
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 10

 C 99, Khổ ấm kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P13: Mahàdukkhakkhandhasutta, Đại kinh khổ uẩn. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma

NC 11

 C100, Khổ ấm kinh
(Sakkas, Kapilavatthu, Nigrodha).

P14: Cùladukkhakkhandha, Tiểu kinh khổ uẩn
Sakkas, Kapilavatthu, Nigrodha.

NC 12

 C89, Tỳ-kheo thỉnh kinh
(Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa).

P15: Anumànasutta, Kinh Tư lượng Sumsumàragiri, Bhesakalàvana.

NC 13

 C206, Tâm uế kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma)

P16: Cetokhilasutta, Kinh Tâm hoang vu
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 14

 C107, Lâm kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P17: Vanapatthasutta, Kinh Khu rừng
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 15

 C115, Mật hoàn dụ kinh
(Sakkas, Kapilavatthu).

P18: Madhupindikasutta, Kinh Mật hoàn
Kapilavatthu.

NC 16

 C102, Niệm kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P19: Dvedhàvitakkasutta, Kinh Song tầm
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 17

 C101, Tăng thượng tâm kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P20: Vitakkasanthànasutta, Kinh An trú tầm
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 18

 C193, Mâu lê phá quần na kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P21: Kakacùpamasutta, Kinh Ví dụ cái cưa
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 19

 C200, A lê tra kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P22: Alagaddùpamasutta, Kinh Ví dụ con rắn
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 20

 C9, Thất xa kinh
(Ràjagaha, Veluvana, rồi đến Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P24: Rathavinìtasutta, Kinh Trạm xe
Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa; rồi Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 21

 C178, Lạp sư kinh
(Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa).

P25: Nivàpasutta, Kinh Bẫy mồi
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 22

 C204, La ma kinh
(Sàvatthi, lâu đài Migàramàtu).

P26: Ariyapariyesanasutta, Kinh Thánh cầu
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma, rồi Pubbàràma, Migàramàtu.

NC 23

 C 146, Tượng tích dụ kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P27: Cùlahatthipadopamasutta, Tiểu kinh dụ dấu chân voi
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 24

 C30, Tượng tích dụ kinh
Chỗ như trên.

P28: Mahàhatthipadopamasutta, Đại kinh dụ dấu chân voi. Chỗ như trên.

NC 25

 C185, Ngưu giác Sa la lâm kinh
(Nàdikà, Ginjakàvasatha).

P31: Cùla-Gosingasutta, Tiểu kinh rừng Sừng bò
Nàdikà, Ginjakàvasatha.

NC 26

 C184, Ngưu giác Sa la lâm kinh
(Bhagga, Gosingasalavana) .

P32: Mahà-Gosingasutta, Đại kinh rừng Sừng bò
Gosingasalavanadàya.

NC 27

 C201, Trà đế kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P38: Mahàtanhàsankhàyasutta, Đại kinh đoạn tận ái. Như C.

NC 28

 C182, Mã ấp kinh
(Anga, Assapura, Assavana).

P39: Mahà-Assapurasutta, Đại kinh Xóm ngựa
Như C.

NC 29

 C183, Mã ấp kinh
Như trên.

P40: Cùlaassapurasutta, Tiểu kinh Xóm ngựa
Như C.

NC 30

 C211, Đại Câu-hy-la kinh
(Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa).

P43: Mahàvedallasutta, Đại kinh Phương quảng
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 31

 C210, Pháp lạc Tỳ-kheo ni kinh
(Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma).

P44: Cùlavedallasutta, Tiểu kinh Phương quảng
Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa.

NC 32

 C174, Thọ pháp kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P45: Cùladhammasamàdànasutta, Tiểu kinh Pháp hành. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 33

 C175, Thọ pháp kinh
Như trên.

P46: Mahàdhammasamàdànasutta, Đại kinh Pháp hành. Như trên.

NC 34

 C186, Cầu giải kinh
(Kurus, Kammassadamma).

P47: Vìmamsakasutta, Kinh Tư sát
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 35

 C78, Phạm thiên thỉnh Phật kinh
Xá vệ, Thắng lâm, Cấp-cô-độc viên.

P49: Brahmanimantanika, Kinh Phạm thiên cầu thỉnh. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 36

 C131, Hàng ma kinh
(Bhagga, Sumsumàragiri, Bhesakalàvana).

P50: Màratajjaniyasutta, Kinh Hàng phục ác ma
Như C.

NC 37

 C217 Bát thành kinh
Tỳ Xá Ly.

P52: Atthakanagarasutta, Kinh Bát thành
Vesàli, Beluvagàmaka.

NC 38

 C203, Bổ lợi đa kinh
(Nàlandà, Pàvàrikambavana).

P54: Potaliyasutta, Kinh Potaliya
Anguttaràpa, thị trấn Àpana.

NC 39

 C133, Ưu ba ly kinh
Nà Lan Đà.

P56: Upàlisutta, Kinh Upàli
Nàlandà, Pàvàrikambavana.

NC 40

 C14, La vân kinh
Vương Xá, rừng Suối nóng.

P61: Ambalatthikàràhulovàdasutta, Kinh Giáo giới Ràhula ở rừng Ambala. Như C.

NC 41

 C221, Tiễn dụ kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên

P63: Cùlamàlunkyasutta, Tiểu kinh Màlunkyaputta. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 42

 C205, Ngũ hạ phần kết
Chỗ như trên.

P64: Mahàmàlunkyasutta, Đại kinh Màlunkyaputta. Chỗ như trên.

NC 43

 C194, Bạt đà hòa lợi kinh
Chỗ như trên.

P65: Bhaddàlisutta, Kinh Bhaddàli
Chỗ như trên.

NC 44

 C192, Ca lâu Ô đà di kinh
Sàketa.

P66: Latukìkopamasutta, Kinh Ví dụ Chim cáy
Anguttaràpa, thị trấn Àpana.

NC 45

 C77, Sa kê đế tam tộc tánh tử kinh
Sàketa.

P68: Nalakapànasutta
Nalakapàna, rừng Palàsa.

NC 46

 C26, ni sư kinh
Vương Xá, rừng trúc Ca Lan Đà

P69: Gulissànisutta, Kinh Cù ni sư
Như C.

NC 47

 C195, A thấp bối kinh
Kàsi, rồi Simsapàvana.

P70: Kìtagirisutta
Như C.

NC 48

 C153, Man nhàn đề
(Kurus, Bhàradvàjagotta).

P75: Màgandiyasutta, Kinh Màgandiya
Như C.

NC 49

 C207, Tiễn mao kinh
(Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa, Moranivàpa).

P77: Mahàsakulùdàyìsutta, Đại kinh Sakulùdàyì
Đầu tiên ở Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa. Rồi đến Moranivàpa, Paribbàjakàràma.

NC 50

 C179, Ngũ chi vật chủ kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P78: Samanamandikasutta
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 51

 C208, Tiễn mao kinh
(Vương Xá, vườn trúc Ca Lan Đà, rồi đến Moranivàpa).

P79: Cùlasakulùdàyìsutta, Tiểu kinh Sakulùdàyì
Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa. Rồi đến Moranivàpa.

NC 52

 C209, Bệ ma na tư kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P80: Vekhanassasutta, Kinh Vekhanassa
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 53

 C63, Bệ bà lăng kỳ kinh
(Kosalas).

P81: Ghatìkàrasutta, Kinh Ghatìkàra
Như kinh C.

NC 54

 C132, Lại-tra-hòa-la kinh
(Kurus, Thullakotthita, Simsapàvana).

P82: Ratthapàlasutta, Kinh Ratthapàla
Như kinh C.

NC 55

 C67, Đại thiên nại lâm kinh
(Videla, Mithilà, Makkhàdevambavana).

P83: Makhàdevasutta, Kinh Makhàdeva
Như C.

NC 56

 C216, Ái sanh kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm.

P87: Piyajàtikasutta, Kinh Ái sanh
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 57

 C214, Bệ ha đề kinh
Chỗ như trên.

P88: Bàhitikasutta
Như trên.

NC 58

 C213, Pháp trang nghiêm kinh
(Sakkas, Medalumpa).

P89, Dhammacetiyasutta, Kinh Pháp trang nghiêm. Như C.

NC 59

 C212, Nhất thiết trí kinh
(Ujunnnà, Kannakatthala).

P90: Kannakatthalasutta
Chỗ như C.

NC 60

 C161, Phạm ma kinh
(Videha).

P91: Brahmàyusutta, Kinh Brahmàyu
Như C.

NC 61

 C151, Phạm chí A-nhiếp-hòa kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P93: Assalàyanasutta, Kinh Assalàyana
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 62

 C150, Uất sậu ca la kinh
(Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa).

P96: Esukàrìsutta, Kinh Esukàrì
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 63

 C27, Phạm chí Đà nhiên kinh
Vương Xá (như P).

P97: Dhànanjànisutta, Kinh Dhànanjàni
Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa.

NC 64

 C152, Anh vũ kinh
Vương Xá, rừng trúc Ca Lan Đà.

P99: Subhasutta, Kinh Subha
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 65

 C19, Ni kiền kinh
Thích Sí Sấu, thị trấn Devadaha.

P101: Devadahasutta, Kinh Devadaha
Như C.

NC 66

 C196, Châu na kinh
(Bhaggas?, Sàmagàma).

P104: Sàmagàmasutta, Kinh Làng Sàma
Như C.

NC 67

 C75, Tịnh bất động đạo kinh
(Kurus, Kammassadamma).

P106: Ànanjasappàyasutta.
Như kinh C.

NC 68

 C144, Toán số Mục-liền-liên kinh
Xá Vệ, Đông viên Lộc Mẩu giảng đường.

P107: Ganakamoggallànasutta, Kinh Toán số Mục-liền-liên. Như C.

NC 69

 C145, Cù mặc Mục-liền-liên kinh
(Vương Xá).

P108: Gopakamoggallànasutta
Như C.

NC 70

 C187, Thuyết trí kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P112: Chabbisodhanasutta
Như C.

NC 71

 C85, Chân nhân kinh
Như trên.

P113: Sappurisasutta
Như trên.

NC 72

 C181, Đa giới kinh
Như trên.

P115: Bahudhàtukasutta
Như trên.

NC 73

 C189, Thánh đạo kinh
(Kurus, kammassadamma).

P117: Mahàcattàrìsakasutta, Kinh Đại tứ thập
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc.

NC 74

 C81, Niệm thân kinh
(Anga, Àpana?).

P 119: Kàyagatàsatisutta, Kinh Thân hành niệm
Như trên.

NC 75

 C168, Ý hành kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P120: Sankhàruppatisutta
Như trên.

NC 76

 C190, Tiểu không kinh
Xá Vệ, Đông viên Lộc Mẫu giảng đường.

P121: Cùlasunnatasutta, Kinh Tiểu không
Sàvatthi, Pubbàràma, lâu đài Migàramàtu.

NC 77

 C191, Đại không kinh
(Sakkas, Kapilavatthu, Nigrodha).

P122: Mahàsunnatasutta, Kinh Đại không
Như C.

NC 78

 C32, Vị tằng hữu pháp kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P123: Acchariyabbhutadhammasutta
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 79

 C34, Bạt câu la kinh
Vương Xá, rừng Trúc Ca Lan Đà.

P124: Bakkulasutta
Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa.

NC 80

 C198, Điều ngự địa kinh
Chỗ như trên.

P125: Dantabhùmisutta
Chỗ như trên.

NC 81

 C173, Phù di kinh
Chỗ như trên.

P126: Bhùmijasutta
Chỗ như trên.

NC 82

 C79, Hữu thắng thiên
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên

P127: Anuruddhasutta, Kinh A na luật
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 83

 C72, Trường thọ vương bản khởi kinh
(Kosambì, Ghositàràma).

P128: Upakkilesasutta, Kinh Tùy phiền não
Như C.

NC 84

 C199, Si tuệ địa kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P129: Bàlapanditasutta, Kinh Hiền ngu
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 85

 C64, Thiên sứ kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P130: Devadùtasutta, Kinh Thiên sứ
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 86

 C167, A nan thuyết kinh
Chỗ như trên.

P132: Ànanda-Bhaddekarattasutta, Kinh A nan nhất dạ hiền giả. Chỗ như trên.

NC 87

 C165, Ôn Tuyền lâm thiên kinh
Vương Xá, rừng Trúc Ca Lan Đà.

P133:Mahàkaccàna- Bhaddekarattasutta, Kinh Đại Ca chiên diên nhất dạ hiền giả
Ràjagaha, Tapodàràma.

NC 88

 C166, Thích trung thiền thất tôn kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P134: Lomasakangiya- Bhaddekarattasutta, Kinh Nhất dạ hiền giả Lomasaka
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 89

 C170, Anh vũ kinh
Chỗ như trên.

P135: Cùlakammavibhangasutta, Kinh Phân biệt tiểu nghiệp. Chỗ như trên.

NC 90

 C171, Phân biệt đại nghiệp kinh
Vương Xá, rừng Trúc Ca Lan Đà.

P136: Mahàkammavibhangasutta, Kinh Phân biệt đại nghiệp. Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa.

NC 91

 C163, Phân biệt lục xứ kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P137: Salàyatanavibhangasutta, Kinh Phân biệt sáu xứ. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 92

 C164, Phân biệt quán pháp kinh
Chỗ như trên.

P138: Uddesavibhangasutta,
Chỗ như trên.

NC 93

 C169, Câu lâu sấu vô tránh kinh
(Bhagga, Kammassadamma).

P139: Aranavibhangasutta
Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 94

 C162, Phân biệt lục giới kinh
(Magadha, Ràjagaha).

P140: Dhàtuvibhangasutta, Kinh Phân biệt giới
Như C.

NC 95

 C31, Phân biệt thánh đế kinh
(Kurus, Kammassadamma).

P141: Saccavibhangasutta, Kinh Phân biệt sự thật. Bàrànasì, Isipatana, Migadàya.

NC 96

 C180, Cù Đàm di kinh
(Sakkas, Kapilavatthu, Nigrodha).

P142: Dakkhinavibhangasutta.
Như C.

NC 97

 C28, Giáo hóa bịnh kinh
Xá Vệ, Thắng Lâm, Cấp-cô-độc viên.

P143: Anàthapindikovàdasutta, Kinh Giáo hóa Cấp-cô-độc. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma.

NC 98

 C86, Thuyết xứ kinh
Chỗ như trên.

P148: Chachakkasutta, Kinh Sáu sáu
Chỗ như trên.


PHỤ LỤC 6

Danh sách 22 kinh Pàli Trung bộ không có trong A-hàm

 

1) P30, Cùla Saropamasutta
2) P36, Mahà Saccakasutta
3) P41, Sàleyyakasutta
4) P42, Velanjakasutta
5) P51, Kandarakasutta
6) P55, Jìvakasutta
7) P57, Kukkuravatikasutta
8) P58, Abhayaràjakumàrasutta
9) P60, Apannakasutta
10) P71, Tevijja-Vacchagottasutta
11) P85, Bodhiràjakumàrasutta
12) P94, Ghotamukhasutta
13) P95, Cankìsutta
14) P98, Vàsetthasutta
15) P100, Sangàravasutta
16) P102, Pancattayasutta
17) P103, Kintìsutta
18) P105, Sunakkhattasutta
19) P111, Anupadasutta
20) P114, Sevitabbàsevitabbasutta
21) P118, Ànàpànasatisutta
22) P131, Bhaddekarattasutta.

Chúng ta nhận thấy rằng kinh P85, Bodhiràjakumàrasutta, có kinh tương đương của nó trong tạng Luật, và kinh P118, Ànàpànasatisutta, có tương đương trong bản kinh riêng rẽ nhan đề là Sự kinh.

-ooOoo-

 PHỤ LỤC 7

Danh sách 19 kinh trong A-hàm
không có trong Trung bộ và trong các Nikàya khác
(Theo C.A.P.N)

1) C7, Thế gian phước kinh
2) C39, Úc già trưởng giả kinh
3) C44, Niệm kinh
4) C54, Tận trí kinh
5) C55, Niết-bàn kinh
6) C60, Tứ châu kinh
7) C62, Tần bệ sa la vương ứng pháp kinh
8) C65, Ô điểu dụ kinh
9) C69, Tam thập dụ kinh
10) C80, Ca hy na kinh
11) C92, Thanh bạch liên hoa dụ kinh
12) C147, Văn đức kinh
13) C159, A già la ha na kinh
14) C176, Hành thiền kinh
15) C177, Thuyết kinh
16) C197, Ưu ba ly kinh
17) C218, A na luật đà kinh (A)
18) C219, A na luật đà kinh (B)
19) C222, Lệ kinh

Kinh C197, Ưu ba ly kinh, có bản tương đương Pàli trong Mahàvagga (Đại Phẩm) (6,1-8). Kinh C62 có bản Pàli tương đương trong Mahàvagga (1,4-1).

-ooOoo-

PHỤ LỤC 8

Toát yếu 19 kinh trong Trung A-hàm
không có trong Trung bộ kinh và các Nikàya khác

 

1. C7, Thế gian phước kinh:

Phật giảng bảy loại phước trên thế gian, là phẩm vật mà các thiện nam tín nữ dâng cúng cho tăng già:

a) phòng xá;
b) tọa cụ, thảm, chiếu, đệm ngủ;
c) tất cả y phục mới và sạch;
d) thức ăn;
e) cho người làm vườn, tôi tớ đến phục vụ chư tăng;
f) khi có gió mưa, lạnh, tuyết, thì đích thân đến chùa để cúng dường;
g) sau khi chư tăng ăn xong, phải xem chừng để họ không bị khổ vì gió, mưa, lạnh, tuyết, y phục không bị ướt, để ngày đêm có thể an ổn thực hành thiền quán.

Rồi Phật giải thích bảy loại phước siêu thế, đó là các thiện nam tín nữ vui mừng :

a. khi nghe rằng đức Như lai và các đệ tử của Ngài đang du hành đến một nơi nào;
b. khi nghe rằng đức Như laiđệ tử muốn đi từ nơi này đến nơi kia;
c. khi nghe rằng đức Như laiđệ tử đã từ giã chỗ kia để đến chỗ này;
d. sau khi nghe như vậy, đi đến yết kiếnđảnh lễ Phật cùng chúng tăng với một tâm thanh tịnh;
e. cúng dường cho họ;
f. sau khi cúng dường, quy y Tam bảo;
g. thọ ngũ giới.

Đức Phật lại giải thích rằng những hành vi này đem lại vô lượng vô số quả báo công đức, như nước của năm con sông lớn ở Diêm Phù Đề.

2. C39, Úc già trưởng giả kinh:

Không lâu sau khi Phật nhập Niết-bàn, có một gia chủ tại Tỳ Xá Ly thường bố thí cho tất cả mọi người và mỗi năm ngày lại mời chư tăng thọ trai. Một hôm ông ta mất một chiếc tàu và Tôn giả A Nan được chư tăng phái đến bảo ông đừng cúng dường nữa. Gia chủ thưa Tôn giả rằng ông cúng dường bố thí cốt để toại nguyện làm Chuyển luân vương. Ông giải thích rằng ước nguyện của người nghèo trong làng là được trở thành một người giàu; người giàu trong làng thì ước mong trở thành một người giàu trong quận; người giàu trong quận mong thành người giàu nhất trong đô thị; người giàu trong đô thị ước nguyện được làm người mà mọi người phải cung kính tôn trọng; người được cung kính tôn trọng trong thành phố ước muốn trở thành tể tướng trong xứ; tể tướng trong xứ muốn trở thành tiểu vương; ước nguyện của tiểu vương là muốn trở thành Chuyển luân vương; Chuyển luân vương lại có ước nguyện muốn tu hành phạm hạnh thành một Tỳ-kheo, thực chứng chân lýđắc quả A-la-hán. Bởi thế ông ta bố thí thật nhiều cốt để thỏa mãn lời nguyện làm Chuyển luân vương. Rồi Úc Già nói thêm rằng, ông có bốn sự thành tựu khác nữa: a. Mỗi khi đến tu viện ông luôn luôn đảnh lễ các Tỳ-kheo, ngồi vói họ, đàm luận pháp với họ, và không bao giờ coi thường một Tỳ-kheo nào cả; b. Mỗi khi ông cúng dường cho các Tỳ-kheo, có một vị trời đứng trên không bảo ông, người này là một A-la-hán, người kia sẽ thành La hán; người này là bậc Bất hoàn; người này sẽ thành Bất hoàn, người này là một bậc Nhất lai, người này sẽ thành một bậc Nhất lai; người này là một bậc Dự lưu người này sẽ thành một bậc Dự lưu; người này tinh cần, người kia không tinh cần. Nhưng ông ta không tin vị trời ấy, không làm theo lời khuyên và mong muốn của vị trời, mà với trí tuệ trong sáng của mình, ông biết rằng có đức Như laithánh chúng của đức Như lai; d. Ông đã ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú cho đến thiền thứ tư.

3. C44, Niệm kinh:

Phật bảo các Tỳ-kheo rằng, nếu Tỳ-kheo thất niệm, không có chánh trí thì điều này có hại cho chánh niệm, chánh trí của vị ấy. Không có chánh niệm, chánh trí là có hại cho sự hộ trì các giác quan, sự hộ trì giới, sự bất hối, hỷ, lạc, an tịnh, hạnh phúc, chánh định, chánh tri kiến, viễn ly, ly dục, giải thoát. Sự không giải thoát có hại cho Niết-bàn. Nếu Tỳ-kheo không thất niệm và có chánh trí, thì điều này sẽ sinh khởi chánh niệm chánh trí. Chánh niệm, chánh trí sẽ sinh khởi sự hộ trì căn.... cho đến giải thoát. Giải thoát, sinh khởi Niết-bàn.

4. C54, Tận trí kinh:

Phật bảo các Tỳ-kheo rằng, với chánh tri chánh kiến, người ta có thể đạt đến lậu tận, không phải là không chánh tri chánh kiến. Do chánh tri kiến về khổ, về tập khởi của khổ, về sự diệt khổ, về con đường đưa đến diệt khổ phù hợp với chân lý mà người ta đạt đến lậu tận, rồi Phật kể ra một loạt 24 pháp kế tiếp nhau, hiển thị rằng pháp thứ nhất có pháp thứ hai là nguồn gốc, pháp thứ hai có thứ ba là nguồn gốc v.v.. cho đến pháp thứ 24. 24 pháp như sau: 1. Thắng trí, 2. Giải thoát, 3. Ly dục, 4. Yểm ly, 5. Chánh tri chánh kiến, 6. Định, 7. Lạc, 8. An tịnh, 9. Hỷ, 10. Hân hoan, 11. Bất hối, 12. Giữ giới, 13. Hộ trì kinh, 14. Chánh niệm, chánh trí, 15. Chánh tư duy, 16. Tin tưởng, 17. Nhẫn nhục, 18. Đọc tụng, 19. Thọ trì pháp, 20. Suy xét ý nghĩa pháp, 21. Phạm vi lỗ tai (ear-sphere?), 22. Lắng tai nghe diệu pháp, 23. Đến gần, 24. Cung kính hầu hạ. Rồi Phật giải thích 24 pháp trong thứ tự ngược lại và theo cách phủ định.

5. C55, Niết-bàn kinh:

Đức Phật kể ra một loạt 29 pháp tiếp nhau, hiển thị pháp thứ nhất có nguồn gốc từ pháp thứ hai, pháp thứ hai có nguồn gốc từ pháp thứ ba.... cho đến pháp 29. 29 pháp ấy như sau: 1. Niết-bàn, 2. Giải thoát, 3. Ly dục, 4. Nhàm chán, 5. Thấy biết chân chính, 6. Tập trung, 7. Lạc, 8. An tịnh, 9. Hỷ, 10. Hân hoan, 11. Bất hối, 12. Giữ giới, 13. Hộ trì căn, 14. Chánh niệm chánh trí, 15. Suy xét chân chính, 16. Tin tưởng, 17. Khổ, 18. Già chết, 19. Sanh, 20. Hữu, 21. Thủ, 22. Ái, 23. Thọ, 24. Hưởng thụ mạnh mẽ, 25. Sáu xứ, 26. Danh sắc, 27. Thức, 28. Hành, 29. Vô minh. Rồi Phật giải thích những pháp ấy theo cách ngược lại, do vô minh có hành v.v.. cho đến Niết-bàn.

6. C60, Tứ châu kinh:

Đức Phật xác nhận tư tưởng của Tôn giả A Nan là đúng, rằng trên thế gian này rất ít người chết với những ước muốn của họ đặc biệt thỏa mãn, rất ít người chết với tâm nhàm chán dục vọng. Rồi Phật kể lại một tiền kiếp của Ngài lúc còn làm một vị Chuyển luân vương cai trị bốn châu: 1. Cai trị châu Diêm Phù, ở đó ngài có vô số tài sảnquyến thuộc, 7000 con trai với những trận mưa châu báu suốt bảy ngày ngập đến gối; 2. Cai trị châu ở phía tây tên Cù Đà Ni (Aparagoyàna); 3. Cai trị châu phía đông Phất Bà Tỳ Đà Đề (Pubbavideha); 4. Cai trị châu Uất Đơn Bạch (Uttarakuru). Mặc dù Ngài đã cai trì cả bốn châu ấy, Ngài vẫn chưa thỏa mãn, rồi Ngài lên cõi trời 33, và tại đấy, vì bị mê mẩn bởi sự giống nhau giữa Ngài với trời Đế thích, trừ đôi mắt, ngài đã muốn đoạt ngôi của Đế Thích và do duyên cớ này Ngài đã rớt xuống trở lại châu Diêm Phù Đề. Rồi Ngài nhận racông bố rằng nếu chết đi Ngài sẽ chết với một tâm bất mãn, đức Phật tiếp tục giải thích rằng bây giờ thì khác vì Ngài đã thành một đức Như lai viên mãnchân chính giác ngộ và đã chấm dứt tất cả những loại đau khổ.

7. C62, Tần bệ sa la vương ứng Phật kinh:

Kinh này có kinh P tương đương trong Mahàvagga, nói về việc vua Tần Bà Sa La xứ Ma Kiệt Đà thỉnh Phật.

8. C65, Ô điểu dụ kinh:

Phật dùng bảy ví dụ, một con rái cá, một con cưu mạt (chim săn mồi), một con chim thứu (kên kên), một con chim ăn đồ mửa, một con sói, một con quạ, và một con bê để khuyên các Tỳ-kheo không nên xử sự giống sáu con thú và chim (nghĩa là nhận của cúng dường từ cư sĩ mà không có tịnh giới) nhưng hãy theo gương con bò, nghĩa là từ bỏ năm triền cái, hành thiền để đắc quả A-la-hán.

9. C69, Tam thập dụ kinh:

Đức Phật dùng 30 thí dụ về các vật và người mà vua hoặc cận thần của vua sở hữu, để khuyên các tăng ni phải có đủ 30 đức tính cần có của người đã xuất gia. Đó là: 1. Lấy giới làm đồ trang sức, 2. Sự viên mãn giới để hộ trì đời sống phạm hạnh, như năm ấn, 3. Hộ trì sáu giác quan, như lính gác cung điện, 4. Chánh niệm, như người gác cổng, 5. Tâm an tịnh, như hồ tắm đầy nước trong, 6. Bạn lành, như người hầu tắm, 7. Sự tuân giữ giới, như hương liệu thoa thân, 8. Tàm và quý, như y phục đẹp, 9. Bốn thiền, như chỗ ngồi, 10. Chánh niệm, như người thợ hớt tóc, 11. Hỷ, như thực phẩm tuyệt hảo, ngon lành, 12. Pháp vị, như thức uống ngon, 13. Ba thiền về tâm, không, vô nguyện, vô tướng, như là những tràng hoa đẹp, 14. Nhà của chư thiên, phạm thiên, như là lâu đài cung điện. 15. Trí tuệ, như người giữ nhà, 16. Bốn chánh cần, như bốn loại thuế. 17. Bốn chánh đoạn, như các loại quân, 18. Bốn thần thông, như bốn loại xe, 19. Định tuệ, như vật trang hoàng cho xe. 20. Chánh niệm, như người đánh xe, 21. Tự tâm, như lá cờ cao, 22. Bát chánh đạo, như con đường bằng phẳng, 23. Trí tuệ, như tướng quân, 24. Trí tuệ, như sảnh đường cho tiếp kiến, 25. Lên lầu cao trí tuệ, như vua và đình thần lên lầu cao, 26. Sự đạt đến bốn hạng gia đình cao quý, như là thiện xảo về dòng họtriều đại, 27. Chánh niệm, như một y sĩ có tài. 28. Thiền định không chướng ngại, như một chỗ nằm khéo trang hoàng, 29. Tâm giải thoát bất động, như ngọc báu nổi tiếng, 30. Quán tâm để thanh tịnh thân, như việc vua và định thần của vua đi tắm và bôi hương liệu lên thân thể để làm thân họ trong sạch.

10. C80, Ca thi na kinh:

Tôn giả A Na Luật Đà bảo Tôn giả A Nan rằng, ba cái y của mình đã rách, rất tồi tệ, và xin Tôn giả A Nan sai các Tỳ-kheo sắm cho mình ba y. Tôn giả A Nan bảo các Tỳ-kheo tụ hội để may y cho Tôn giả A Na Luật Đà. Khi Phật trông thấy, Ngài hỏi Tôn giả A Nan sao không báo cho Ngài biết để Ngài đến giúp một tay may y, rồi Phật đi đến hội chúnggiúp một tay may y cho Tôn giả A Na Luật Đà, cùng với 800 Tỳ-kheo hiện diện, nhờ thế ba y hoàn tất nội trong một ngày. Khi ấy đức Thế Tôn vì bị đau lưng, trước đại chúng, nằm xuống nghỉ một lát và bảo Tôn giả A Na Luật Đà thuyết pháp về Ca thi na cho các Tỳ-kheo. A Na Luật Đà vâng lời, ngài nói ra lý do của việc mình theo đời sống phạm hạnh, tuân giữ giới luật, gột rửa năm triền cái, sự hành thiền, chứng đắc bốn thiền, các thần thông, thiên nhãn, tha tâm, túc mạng trí, sinh tử trí, trí biết về bốn đế, về các lậu hoặc một cách như thật. Rồi Tôn giả A Na Luật Đà hỏi các Tỳ-kheo, nếu có nghi ngờ gì về sự chứng đắc sáu thắng trí của ngài thì cứ hỏi, ngài sẽ trả lời cho tất cả. Khi ấy, đức Phật sau khi hết cơn đau lưng, trở dậy ngồi kiết già, khen ngợi A Na Luật và khuyến khích ngài giảng pháp Ca thi na cho các Tỳ-kheo và khuyên các Tỳ-kheo nên thực hành pháp Ca thi na.

11. C92, Thanh bạch liên hoa dụ kinh:

Đức Phật bảo các Tỳ-kheo rằng có những pháp có thể phá hủy bằng thân như các bất thiện thân hành, có những pháp có thể phá hủy bằng miệng như các bất thiện ngữ hành, có những pháp không thể phá hủy bằng thân và miệng, như sự tranh chấp, cải cọ, thù hằn, tham lam, quỷ quyệt, nịnh hót, vô tàm vô quý, ác dục, tà kiến, những thứ này không thể được phá hủy bằng thân và miệng mà chỉ nhờ bằng trí tuệ.

12. C147, Văn đức kinh:

Đức Phật kể ra cho Bà-la-môn Văn Đức 14 đức tính cần phải có của đệ tử xuất gia, tại gia của Phật. Nhờ đa văntu tập: 1. không khổ sầu và bị đau khổ thắng lướt, nếu công việc của họ không được thịnh vượng, 2. (như trên) nếu phải xa lìa những gì họ yêu thích, 3. quán sát tài sảnvô thường và nghĩ đến việc xuất gia học pháp, 4. theo đời sống không nhà để học pháp, 5. nhẫn khổ chịu nhọc về mọi thứ, 6. chịu đựng sự bất hạnh một cách nhẫn nại không bị nó làm ảnh hưởng, 7. chịu đựng sự kinh hoàng một cách nhẫn nại không bị ảnh hưởng bởi sợ hãi, 8. không bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng sân hận, 9. tránh xa ác bất thiện pháp, chứng và trú bốn thiền, 10. đắc quả Dự lưu, 11. đắc Nhất lai, 12. đắc Bất hoàn, đắc giải thoát tịch tịnh khỏi sắc pháp, đạt đến vô sắc, 14. đắc sáu thắng trí và quả A-la-hán.

13. C159, A già la A na kinh:

Bà-la-môn A Già La A Na hỏi Phật một loạt câu hỏi, khởi đầu là : "Kinh điển Vệ đà căn cứ trên nền tảng nào" cho đến Niết-bàn là pháp thứ 16. Phật trả lời một loạt 17 pháp, khởi đầu bằng con người, được nói là nền tảng trên đó kinh Vệ đà căn cứ, v.v.. cho đến Niết-bàn, pháp kế tiếp làm nền tảng cho pháp đi trước nó, trừ pháp thứ sáu, hư không, không có nền tảng vì do mặt trăng mặt trờihư không hiện hữu; cũng trừ Niết-bàn, cái không có nền tảng. 17 pháp như sau: 1. Người, 2. Mùa màng, 3. Đất, 4. Nước, 5. Gió, 6. Hư không. 7. Nhật nguyệt, 8. Tứ thiên vương, 9. Cõi trời 33, 10. Trời Dạ Ma, 11. Trời Đâu Suất Đà, 12. Trời Hóa Lạc, 13. Trời Đại Hóa Lạc, 14. Trời Brahmaloka 15. Trời Đại Phạm, 16. Nhẫn nhụctừ bi, 17. Niết-bàn.

14. C176, Hành thiền kinh:

Đức Phật giảng cho các Tỳ-kheo bốn hạng người tu tập thiền định: những người tu hành thối về thiền định mà tưởng mình tiến, hạng người tiến mà tưởng mình thối, hạng người thối nhưng biết mình thối, hạng người tiến mà biết mình tiến.

15. C77, Thuyết kinh:

Đức Phật giảng cho các Tỳ-kheo lý thuyết về bốn loại ngôn ngữ. Có một Tỳ-kheo tu hành đạt đến sơ thiền nhưng không bám giữ sụ tu tập ấy, không nghĩ về đặc tính của nó mà lại nuôi những ý nghĩ liên hệ đến dục. Tỳ-kheo ấy nên biết rằng vị ấy khởi lên sơ thiền nhưng không đứng vững, không tiến, mà sẽ thụt lùi. Nếu có một Tỳ-kheo tu tậpđạt đến sơ thiền, nhưng bám lấy sự tu tập này, tư duy về đặc tính của nó, trú tâm mình trên pháp ấy làm nó trở thành chuyên nhất, Tỳ-kheo ấy nên biết rằng vị ấy khởi lên pháp này không thụt lùi cũng không tiến bộ; vị ấy sẽ không trở thành nhàm chán, mà sẽ đứng vững và định của vị ấy sẽ kéo dài.

Lại nữa có một Tỳ-kheo hành thiền đạt đến sơ thiền. Vị ấy không bám giữ sự tu tập này, không nghĩ đến đặc tính của nó nhưng nuôi những ý tưởng liên hệ và mong muốn tiến lên. Tỳ-kheo ấy nên biết rằng, vị ấy làm khởi lên pháp ấy nhưng không thụt lùi, không đứng nguyên chỗ, không trở thành nhàm chán, mà pháp ấy khiến họ tiến xa hơn và chẳng bao lâu họ sẽ đạt đến thiền thứ hai. Lại nữa có một Tỳ-kheo hành thiền, đạt đến sơ thiền, không bám giữ pháp ấy, không nghĩ đến đặc tính của nó, nhưng nuôi dưỡng những ý tưởng liên hệ đến diệt tận, an tịnh, ly dục, Tỳ-kheo nên biết rằng vị ấy làm phát sinh pháp ấy nhưng không thụt lùi, không đứng một chỗ, không tiến lên, nhưng pháp ấy làm cho vị ấy nhàm chán và chẳng bao lâu vị ấy sẽ đạt đến lậu tận, sự chấm dứt tất cả lậu hoặc. Cũng vậy với thiền thứ hai, thứ ba và thứ tư cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ.

16. C197, Ưu ba ly kinh:

Kinh này có kinh P tương đương trong Mahàvagga.

17. C218, A na luật đà kinh:

Các Tỳ-kheo hỏi Tôn giả A Na Luật Đà thế nào gọi là một Tỳ-kheo chết như một bậc thánh. Tôn giả A Na Luật Đà trả lời rằng, khi một Tỳ-kheo tu tập chứng đến thiền thứ tư, vị ấy được gọi là chết như một bậc thánh nhưng không hoàn toàn thánh. Nhưng vị Tỳ-kheo nào có được thiên nhãn, tha tâm, biết các đời trước, đạt đến sanh tử trí, lậu tận trí, đạt tâm giải thoát, tuệ giải thoát, đắc quả A-la-hán, vị ấy được gọi là đã chết với một tâm thánh thiện và đây là tối thượng.

18. C219, A na luật đà kinh:

Các Tỳ-kheo hỏi Tôn giả A Na Luật Đà thế nào gọi là một Tỳ-kheo chết không còn phiền não. Tôn giả A Na Luật Đà trả lời rằng, khi một Tỳ-kheo có tri kiến chánh trực, có các học giới mà chư thánh yêu mến. Khi một Tỳ-kheo tu tập bốn niệm xứ, bốn vô lượng, khi một Tỳ-kheo tu các thiền vô sắc cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, thế là họ chết không có phiền não, nhưng không phải là tuyệt đối không phiền não. Chỉ có những Tỳ-kheo nào biết cách dập tắt thân xúc, và với trí tuệ đoạn trừ tất cả lậu hoặc, những Tỳ-kheo ấy sẽ chết tuyệt đối không phiền não.

19. C222, Lệ kinh:

Đức Phật bảo các Tỳ-kheo rằng, muốn nhổ tận gốc, hoặc muốn biết một cách riêng rẽ 12 thành phần của duyên sinh, người ta phải tu tập bốn niệm xứ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, bốn thiền, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám thánh đạo, mười biến xứ, và mười pháp của bậc vô học.

 

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57132)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.