PHẬT NÓI KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT
TÂM ĐỊA PHẨM LƯỢC SỚ
Dịch giả: Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải)
Phần hai
GIẢI THÍCH KINH VĂN
IV. TRÙNG TỤNG
Kinh văn trên là văn trường hàng. Nay tổng kết lại thành bài tụng hay còn gọi là Ứng tụng, nghĩa là ứng hợp với văn trường hàng mà trùng tuyên lại nghĩa.
Trong các kinh, hoặc 6 câu, 4 câu, 2 câu, tùy theo câu nhiều ít không nhất định, đều gọi là kệ tụng.
Nay kệ tụng này gồm có 46 câu, nếu dùng 4 câu làm 1 kệ, thời có 11 bài rưỡi, xét trong nghĩa của bài tụng, nêu bày sơ lược, vì kinh văn phẩm trước, chưa có phần tụng tóm kết. Tụng trong đây chia làm 8 đoạn để giải thích:
1. Y báo chánh
báo, bổn và tích của ba Phật
2. Chánh hóa
truyền giới
3. Khen ngợi công
năng của giới
4. Truyền tụng
5. Phú chúc khuyên
tin
6. Khuyến khích
lãnh thọ
7. Thọ ký
8. Khuyến nghe.
Nay thân
Lô Xá Na
Ngồi ở đài
Hoa sen
Ngàn hoa vây
chung quanh
Lại hiện
ngàn Thích Ca
Một hoa trăm
ức cõi
Mỗi cõi một
Thích Ca
Đều ngồi cội
Bồ đề
Nhứt thời
thành Phật đạo
Ngàn trăm ức
như thế
Thân chính
Lô Xá Na.
Giải thích:
Thân Lô Xá Na, là chánh báo của giới quả. Đài hoa sen, là y báo của giới đức.
Lại nữa, Ngàn Phật trăm ức Phật, là chánh báo. Ngàn hoa trăm ức Quốc độ, là y báo. Mỗi cõi nước chính là một thế giới, có một mặt trăng, một mặt trời chiếu soi. Xá Na là Bổn, ngàn Phật là Tích; lại ngàn Phật là Bổn, trăm ức là Tích.
Vừa ngồi tòa Hoa sen, nghĩa là an trụ trong giới của chánh pháp. Sen hoa, nghĩa là thế giới Hoa tạng, hình dáng giống như hoa sen, hoa đỡ phía dưới, đài nằm ở giữa, biểu trưng cho giới là chánh nhơn trung đạo, hay phát khởi quả Phật trung đạo. Thân Xá Na gọi là đài hoa, cũng là y báo, chánh báo không khác. Xá Na là bổn Phật ngồi trên đài hoa, cũng là chủ của Chư Phật, chính là biểu trưng cho giới pháp, là gốc của muôn đức. Tạng là bao gồm mười phương pháp giới, cũng biểu trưng cho giới, gồm chứa muôn pháp.
Ngàn hoa vây chung quanh, lại hiện ngàn Thích Ca, nghĩa là ngàn hoa mà mỗi hoa có đủ ngàn cánh, nên có ngàn thích Ca. Hoa ở thế gian có hơn mười cánh, còn hoa trên trời có trăm cánh, hoa của Chư Phật Bồ Tát có ngàn cánh.
Một hoa trăm ức cõi, mỗi cõi một Thích Ca, đều ngồi cội Bồ Đề, nhứt thời thành Phật đạo, nghĩa là trước đã nói rõ mỗi cánh hoa là một thế giới, nên có ngàn đức Thích Ca, nay nói rõ trên một cánh hoa lại có trăm ức cõi, nên có trăm ức Thích Ca, ngàn trăm ức cánh hoa nên thành ngàn trăm ức Thích Ca, cõi tuy có phân chia, mà thành Phật thì đồng thời, đây là biểu trưng y báo và chánh báo là một. Thể và dụng không hai.
Ngàn trăm ức như thế, thân chính Lô Xá Na, nghĩa là về dụng thì tuy ngàn trăm ức mà thể chỉ là một.
Ức có bốn cách tính:
1. Dùng mười
muôn là một ức
2. Dùng trăm muôn
là một ức
3. Dùng ngàn muôn
là một ức
4. Dùng muôn muôn
là một ức.
Nhưng Tam thiên Đại thiên thế giới trong cõi Ta Bà, cộng có muôn ức mặt trăng, mặt trời, đều do một Phật hóa thân làm chủ, nên đồng thời thành Phật đạo.
Như phẩm Thượng ghi: “Ta tu hành trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp, dùng tâm địa pháp môn này làm chánh nhân. Trước hết xả phàm phu thành đẳng chánh giác, gọi là Lô Xá Na, trụ nơi thế giới hải của Liên Hoa Đài tạng. Đài hoa kia có ngàn cánh, mỗi cánh một thế giới, tổng cộng thành ngàn thế giới. Ta hóa ra ngàn Thích Ca, an trụ trong ngàn thế giới. Sau đó ở ngay trên thế giới của một cánh, lại có trăm ức núi Tu Di, trăm ức mặt trăng, mặt trời, trăm ức tứ thiên hạ, trăm ức Nam Diêm Phù Đề, trăm ức Bồ Tát Thích Ca, ngồi dưới trăm ức cội Bồ Đề, 999 đức Thích Ca còn lại, mỗi vị đều hiện 100 ức Thích Ca. Phật ngồi trên ngàn hoa, là hóa thân của Ta, ngàn trăm ức Thích Ca là hóa thân của ngàn Thích Ca, Ta làm bổn nguyên, gọi là Lô Xá Na Phật.” Phải biết ngàn Phật hay ngàn trăm ức Phật cũng không ngoài thân Xá Na bổn nguyên. Bổn nguyên tức là giới thể thật tướng của tâm địa.
Ngàn trăm
ức Thích Ca
Đều có vô
lượng chúng
Cùng đi đến
chỗ Ta
Nghe Ta tụng
giới Phật
Cửa Cam lồ
liền mở
Bấy giờ ngàn
trăm ức
Về lại Đạo
tràng cũ
Đều ngồi cội
Bồ Đề
Tụng giới
của Thầy Ta
Mười trọng
bốn tám khinh.
Giải thích:
Ngàn trăm ức Thích Ca: Xét phần đầu và phần sau của phẩm đó, ngàn Thích Ca và ngàn trăm ức Thích Ca đều tiếp độ kẻ hữu duyên, đều đến chỗ Phật Xá Na lãnh thọ giới tạng Bồ Tát rồi sau mới ngồi đạo tràng, thị hiện thành chánh giác, truyền tụng giới tạng Xá Na.
Đều có vô lượng chúng, nói “vô lượng” nghĩa là đại chúng nhiều không đếm xiết, nên dụ như vi trần, nghĩa là ngàn trăm ức Phật, mà mỗi mỗi Phật đều đem theo số thính chúng nhiều vô lượng như vi trần của ngàn trăm ức thế giới. Phật có Tam bất năng:
1. Không thể độ
người vô duyên
2. Không thể giải
thoát sạch cõi chúng sanh
3. Không thể trừ
định nghiệp cho họ được.
Cùng đi đến chỗ Ta, Ta ở đây là đức Xá Na tự xưng, tức Năng hóa và Sở hóa cùng hội họp một chỗ, để biểu trưng cho Thể và Dụng đồng trở về cội nguồn tâm địa.
Nghe Ta tụng giới Phật, nghĩa là nói thính chúng đã đến, lấy tâm địa này làm Đại giới là giới mà Chư Phật truyền nhau chứ chẳng phải đức Xá Na tự lập ra, nên không nói là “thuyết” mà chỉ nói là “tụng”.
Cửa Cam lồ liền mở, nghĩa là giới này hay thông đến đại Niết bàn, nên ví giới như cửa. Cõi trời có cam lồ, người nào uống được thì trường sanh bất tử, ví như người nào được nghe tụng giới này, cũng như uống được nước cam lồ, cái nhân của phiền não bị nguội lạnh liền chứng đắc pháp thân thường trụ, vĩnh viễn xa lìa biển khổ sanh tử.
Về lại đạo tràng cũ:”Đạo tràng” tức là nơi cội Bồ Đề, là nơi tu tập chứng quả.
Tụng giới của Thầy ta: “Thầy ta” chính là ngàn trăm ức Thích Ca đều đến trước Phật Xá Na thọ giới, nên xưng Xá Na là Thầy ta (Bổn sư).
Mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, là tổng nêu giới tướng, phần sau mới nêu riêng.
Giới
như nhựt nguyệt sáng
Như chuỗi báu Anh lạc
Chúng vi trần Bồ Tát
Do đây thành chánh giác.
Giải thích:
Đây nói rõ công năng của giới, mặt trời hay phá trừ nhà tối tăm cả ngàn năm, để dụ cho giới hay diệt trừ si ám, vô thủy vô minh của chúng sanh. Ánh sáng mặt trăng hay khiến cho muôn vật được mát mẻ. Lại nữa, mặt trời, mặt trăng trưởng dưỡng muôn vật, để dụ cho giới pháp hay sanh ra muôn pháp thiện.
Chuỗi Anh Lạc hay trang sức cho kẻ nghèo xấu, là dụ cho giới này hay sanh ra căn, lực, giác đạo, tam muội, pháp tài của các Thánh, trừ ra những kẻ thiếu phước nghèo khổ và không trân quý giới cấm. Thể tánh Phật Xá Na được trang nghiêm đều do công đức của giới này.
Bậc chánh giác là người nói pháp đúng như pháp. Tất cả thời sơ, trung, hậu đều lành, nên nói là chánh. Ai nghe được pháp này, ra khỏi đêm dài sanh tử trong nhiều kiếp, nên gọi là giác. Tất cả Bồ Tát do giới này được thành Phật, nên nói “Do đây thành chánh giác.”
Là Lô Xá
Na tụng
Ta cũng tụng
như vậy
Các Bồ Tát
mới học
Cung kính
thọ trì giới
Thọ trì giới
này rồi
Truyền trao
cho chúng sanh
Lắng nghe Ta
sẽ tụmg
Giới tạng
trong Phật pháp
Ba-La-đề-mộc-xoa.
Giải thích:
Đây nói rõ thầy trò lần lượt truyền tụng, đức Xá Na là thầy của Thích Ca, Thích Ca là thầy của Bồ Tát, Bồ Tát là thầy của chúng sanh, nên truyền trao giới cho chúng sanh.
Ngã là đức Phật Thích Ca tự xưng. Bồ Tát mới học, chỉ cho các Đại sĩ mới nghe giới. Chúng sanh ở đây chỉ cho Đại thừa phàm phu, ý cho rằng người nghe trước phải truyền trao cho người chưa nghe, khiến cho giới pháp này được nối tiếp truyền trao mãi mãi, pháp lưu truyền không cùng tận.
Chánh tụng là Tâm địa giới tạng. Giới tạng chính là Ba-la-đề-mộc-xoa. Đây chính là vượt xa giới của Tiểu thừa và tà giới của ngoại đạo, nên nói là chánh.
Đại chúng
nên tin chắc
Ông là Phật
sẽ thành
Ta là Phật
đã thành
Thường tin
chắc như vậy
Là giới phẩm
đầy đủ.
Giải thích:
Như Lai sở dĩ dặn đi dặn lại, rằng phải tin chắc, vì lòng tin là đầu mối để vào đạo, là mẹ của công đức, tin Chư Phật đã thành, chúng sanh sẽ thành, chỉ khác là trước sau mà thôi. Vì đại giới của tâm địa từ tâm mà được, nếu tâm đã tin chắc không nghi ngờ, thì giới thể liền đầy đủ. Vừa phát tâm này liền thành chánh giác là thế.
Trong Nghĩa Sớ nói Tin có ba thứ:
1. Tin tâm thức
của mình và người khác, đều có Phật tánh, nghĩa là tin tâm này vốn là Phật.
2. Tin siêng năng
thực hành các việc thiện, thì ắt được quả tốt, nghĩa là siêng năng làm
các nhơn thiện, thì được quả báo lành.
3. Tin kết quả mà
ta chứng đắc là Thường - Lạc – Ngã - Tịnh, nghĩa là tin chắc do tâm là Phật,
cho nên chứng được quả Phật. Nếu không có lòng tin chân chánh này thì
giới phẩm liền mất, đạo quả cũng tiêu.
Tất cả
người có tâm
Đều nên
nhiếp giới Phật.
Giải thích:
Trước đã nói cần nên có lòng tin vững chắc, nay khuyên thọ trì. Nói “người có tâm” là không nói đến những kẻ ngu si vô trí, những người ác không có tín tâm, giống như gỗ đá vô tâm, như cây bị chặt đầu không khác. Nên nói, chỉ hiểu lời của Pháp sư, thì đều được thọ giới.
Nhiếp tức là thọ trì, nghĩa là muốn thành Phật cần phải thọ trì chánh giới của Bồ Tát, chánh giới không ngoài Tam tụ tịnh giới:
1. Nhiếp Luật
nghi giới, nghĩa là không giới nào mà không thọ trì, mãi cho đến thành tựu được
pháp thân. Vậy Chỉ tức là trì, Tác tức là phạm.
2. Nhiếp thiện
pháp giới, nghĩa là không pháp lành nào mà không tu, mãi cho đến thành tựu báo
thân. Vậy Tác tức là trì, Chỉ tức là phạm.
3. Nhiếp chúng
sanh giới, nghĩa là không chúng sanh nào mà không độ, độ tất cả để trọn thành
hóa thân Phật. Vậy Tác là trì, Chỉ là phạm.
Tam tụ tịnh giới này, bao gồm tất cả Định cộng giới, Đạo cộng giới, Thiền vô lậu giới, v.v... cho đến Lục độ Vạn hạnh Bồ Tát, cho nên gọi là Tụ.
Chúng
sanh thọ giới Phật
Liền vào vị
Vị đồng bậc Đại giác
Thật là đệ tử Phật.
Giải thích:
Đoạn này Như Lai thọ ký cho chúng sanh có ý thức, mới thọ được giới Phật liền đồng quả vị đại giác.
Do chúng sanh và Phật đồng nguồn, tâm tánh không hai, bối giác hiệp trần gọi là chúng sanh, bối trần hiệp giác gọi là Chư Phật. Nay thọ chánh giới tâm địa là tức khắc trở về bản nguyên, lẽ đâu không đồng với Phật ư? Quả vị tuy đồng bậc Đại giác nhưng vẫn còn gọi là Phật tử là tại sao vậy? Bởi vì, vọng nghiệp chưa sạch, đức của tánh hải chưa đầy, đây là Phật nhơn chứ không phải Phật quả. Dụ như Vương tử đã thọ quán đảnh sau sẽ nối ngôi Vua, nhưng nay chỉ gọi là Vương tử, chứ chưa gọi là Vua.
Đại
chúng đều cung kính
Chí tâm nghe ta tụng.
Câu trên là lời kết khuyến, câu dưới là dặn dò lắng nghe. Phật đã đích thân lãnh thọ, đích thân tụng đọc, ấy là hết lòng tôn trọng giới pháp, nên ba phen dặn dò khuyên nhắc, chí tâm lắng nghe. Nếu hành giả không chí tâm thì vọng niệm phát sanh, che lấp tâm địa. Giới pháp Tâm địa không có đường thể nhập, nếu không thể nhập thì không thể về lại cội nguồn. Bên ngoài hiện dung nghi tôn kính thánh giới, gọi là “cung”, trong tâm lắng lòng thành khẩn chuyên chú lắng nghe gọi là “kính”. Trong và ngoài hợp nhứt, gọi là chí tâm.