PHẬT NÓI KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT
TÂM ĐỊA PHẨM LƯỢC SỚ
Dịch giả: Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải)
Phần hai
GIẢI THÍCH KINH VĂN
C. LƯU THÔNG
II. KẾT TỤNG HỒI HƯỚNG LƯU THÔNG
Kệ tụng này tuy
chẳng phải là Phật nói, nhưng văn nghĩa thảy đều đầy đủ, hoặc do các bậc Hiền,
Thánh cõi Tây Trúc để lại, hoặc là các bậc triết nhân phương này đặt ra, nhằm
tán thán sự trì giới, khuyên học, độ sanh, phát nguyện hối hướng. Như
trong Tỳ Kheo Giới Bổn, đầu tiên thuật lời tán tụng, phần kế nêu bày giới
tướng, phần sau kết tụng hồi hướng, mới hợp với ba lần khải thỉnh. Nay
thiếu phần tán tụng đầu tiên, vì bộ kinh này chẳng đủ cả quyển, chỉ có phẩm
Thượng và phẩm Hạ
.
Kệ
rằng:
Đủ thấy Nhẫn
Tuệ mạnh
Nay trì pháp
như thế
Dù chưa
thành Phật đạo
Được năm lợi
ích lớn.
Giải thích:
Mạnh ở đây là kiên cố, bền vững. Nhẫn chính là Sanh pháp nhẫn, Huệ là trí tuệ Bát nhã. Do sanh ra pháp nhẫn nên tâm chẳng động, dùng trí tuệ Bát nhã mà dứt trừ mê hoặc, chứng đắc chơn thật đế lý, để biết tâm địa đại giới này. Bởi vậy, chẳng phải ngu phu, Tiểu thừa trí tuệ nông cạn có thể kham thọ nỗi, mà người trí thấu đạt, mới có thể thọ trì. Dù chưa thành Phật, nhưng người hay thọ trì giới pháp này thì nhất định sẽ thành Phật ở tương lai.
Nay tuy chưa thành Phật, nhưng trong thời gian đó, đời đời trước hết được năm thứ phước đức lợi ích của Phật.
Một là Phật mười phương
Thương xót thường thủ hộ
Hai
là lúc mệnh chung
Chánh
kiến tâm hoan hỷ
Ba dù
sanh ở đâu
Thường làm bạn Bồ Tát
Bốn
là muôn công đức
Nhờ
giới đều thành tựu
Năm
từ nay về sau
Phước
tuệ tánh giới đầy
Mới
là con chư Phật.
Giải thích:
1. Do giữ gìn kiên cố giới pháp tâm địa của chư Phật, nên được chư Phật thương tưởng, mẫn niệm thường được thủ hộ, khiến cho họ an ổn tu hành đạo nghiệp, thành tựu tự hành, khiến cho không thối thất và không khiến cho ma chướng có dịp quấy phá. Nên kinh Bát Nhã ghi: “Như Lai khéo hộ niệm chư Bồ Tát.”
2. Do tự mình đầy đủ chánh kiến, biết nhân quả thiện ác rõ ràng, nếu hủy giới cấm phải sa đọa vào đường ác, nên luôn sanh tâm lo sợ, trì giới thì được sanh về cõi Phật, nên tâm lúc nào cũng hoan hỷ. Tỳ Kheo Giới Bổn ghi: “Như người tự soi gương đẹp xấu sanh vui buồn” ấy vậy.
3. Nghĩa là giới pháp này ba đời Bồ Tát cung kính tôn trọng mến mộ giữ gìn bảo hộ, đồng học, đồng thọ trì, đời đời kiếp kiếp bất cứ ở đâu thường được làm bậc Tam Hiền, Thập Thánh, được chư đại Bồ Tát dắt dẫn, cùng làm bạn hữu.
4. Nghĩa là thực hành pháp lục độ vạn hạnh, được vô lượng công đức, nếu có thể hành trì một giới trong giới phẩm này, thì các công đức khác thảy đều thành tựu.
5. Nghĩa là giới này là bổn nguyên giới của Phật tánh, tánh tự vốn thiện, thân nghiệp, khẩu nghiệp thanh tịnh, tự nhiên dứt ác, tự nhiên sanh thiện, dứt ác là tuệ, sanh thiện là phước, đời nay kiên trì giới cấm, thì phước đức trí tuệ tự nhiên tăng trưởng, đời sau phước trí đầy đủ (phước trí nhị nghiêm) thành tựu Phật quả, với hiệu là Lưỡng Túc Tôn. Tất cả Phật tử từ giới này mà sanh, hiện tại hay thọ trì cấm giới, thì phước tuệ dần dần đầy đủ, đó mới là Phật tử chơn chánh, tiếp nối quả Phật ở tương lai.
Người trí
khéo nghĩ lường
Kẻ trước
tuớng chấp ngã
Không thể
được pháp này
Người đốt
thân thủ chứng (Nhị thừa )
Cũng không
gieo giống được
Muốn nảy mầm
Bồ đề
Trí tuệ soi
thế gian
Phải nên
quan sát kỹ
Thật tướng
của các pháp
Không sanh
cũng không diệt
Không Thuờng
cũng không Đoạn
Chẳng đồng
cũng chẳng khác
Chẳng đến
cũng chẳng đi
Trong thể
nhứt tâm ấy
Siêng tu tập
trang nghiêm
Điều Bồ Tát
phải làm
Là tuần tự
học tập
Dù Học hay
Vô học
Chớ móng
tưởng phân biệt
Đấy là Đệ
nhất đạo
Cũng gọi
pháp Đại thừa
Hết thảy lỗi
hý luận
Đều từ đây
dứt sạch
Vô thượng
trí của Phật
Đều do đây
mà thành.
Giải thích:
Quyết định liễu tri gọi là Trí, tức là dùng trí tuệ Bát nhã quán sát, tư duy xét kỹ, biết rõ ngoại đạo phàm phu mê mất chơn tâm bản tánh, lầm chấp thần ngã, vọng chấp tứ đại làm tướng của mình, lục trần duyên ảnh làm tâm của mình, nên không phát sanh tâm địa giới pháp này.
Người đốt thân thủ chứng, hàng Nhị thừa đốt thân diệt trí, thủ chứng Niết bàn Thiên không, nên không gieo hạt giống Bồ đề. Nếu muốn tăng trưởng mầm đạo Bồ đề, tương lai thành chánh giác, phải dùng mặt trời trí tuệ chiếu phá thế gian, phá nhà si ám phiền não của chúng sanh, ngay trong lúc này, dùng trí tuệ Bát nhã quán chiếu thật tướng chân thật của tất cả pháp. Tất cả các pháp đều từ nhơn duyên sanh, duyên sanh thì không có tự tánh, ngay nơi thể tức Không. Không chính là Chân không. Chân không thì vô tướng, nên gọi là Thật tướng, chính là tâm thể bổn nguyên. Chân không thật tướng, không thuộc về thân tâm hữu vi, nên chẳng sanh chẳng diệt, không thuộc về Nhị biên, nên không có Đoạn, Thường, không rơi trong suy lường, nên chẳng phải một chẳng phải khác, vốn lìa động tĩnh, nên không có đến đi. Như vậy, các pháp chỉ là nhứt tâm. Bồ Tát muốn chứng đắc Tâm địa bản nguyên trang nghiêm này, phải từ tâm khởi dụng, dùng trí phương tiện chiếu rõ cảnh giới của tâm, cảnh giới tức là Thật tướng, nên nói vắng lặng mà quán sát.
Điều phải làm, nghĩa là Bồ Tát nên thứ lớp tập học giới, định, tuệ và tấn tu lục độ vạn hạnh. Không giới nào mà không trì, không Thiền nào mà không tu, không có chúng sanh nào mà không độ. Đó gọi là: “Trong cửa ngõ muôn hạnh, chẳng bỏ pháp nào cả” nên gọi là Học. Quán sát một niệm không sanh, trước và sau đều dứt, vạn pháp đều bặt. Đó gọi là: “Trên đầu cây kim, chẳng lập mảy trần” nên gọi là Vô học.
Nếu khởi niệm phân biệt, chính là tâm thức hữu vi, chẳng phải trí tuệ Bát nhã, tức không thể nhập Đệ nhất Trung đạo được.
Ma Ha Diễn, Trung Hoa dịch là Đại thừa, móng khởi niệm phân biệt tức là Có và Không của phàm phu, là Thiên kiến của Nhị thừa hữu vi, không phải Đại thừa Trung đạo, nếu thú nhập vào lý trung đạo, thì ác kiến hý luận, hoặc có, hoặc không, hoặc chẳng phải có, chẳng phải không, theo đây mà diệt.
Tát Bà Nhã, Trung Hoa dịch là Nhứt thiết trí tướng. Trong nhơn thì gọi là Bát mhã, tại quả thì gọi là Tát bà nhã, tức là Nhứt thiết trí của chư Phật. Chủng trí của chư Phật, đều do không khởi phân bỉệt, diệt các hý luận, vào thẳng lý Trung đạo, rồi lại lưu xuất ra diệu dụng.
Vì
thế các Phật tử
Phải phát tâm dõng mãnh
Nghiêm trì giới của Phật
Tròn sáng như minh châu
Đã từng học giới này
Hàng vị lai sẽ học
Người hiện tại đương học
Đây là đường Phật đi
Là điều Phật khen ngợi.
Giải thích:
Vì thế, nghĩa là thừa văn trước, khởi lời sau, muốn chứng đắc Tát bà nhã của chư Phật thì phải phát tâm dõng mãnh, tinh tấn tu tập, giữ gìn kiên trì tịnh giới của chư Phật như giữ hạt minh châu. Nhưng thể của minh châu vốn tự thanh tịnh, sáng suốt, tròn đầy, bậc Đại sĩ trì giới nghiêm mật không để mảy may nhiễm ô nên Tịnh, không khuyết phạm nên Viên, si ám tối tâm phá hết nên Minh, đó là khéo hộ niệm hành trì.
Giới này Bồ Tát ba đời cùng hành trì mà chứng quả Đại Bồ đề, mười phương chư Phật đã cùng hành trì, để thú hướng Niết bàn. Phật là Thánh trong Thánh, nên xưng Thánh chủ, Phật tử nên dõng mãnh tu hành như thế, hộ trì tịnh giới, nên được tất cả chư Phật đồng khen ngợi.
Ta
đã giảng giới xong
Hồi hướng cho chúng sanh
Đồng đến Nhứt thiết trí
Nguyện ai nghe pháp này
Đều được thành Phật đạo.
Giải thích:
Ta là người sáng tác bài tụng tự xưng, nay người tụng giới cũng có thể tự xưng như vậy.
Tùy là không trái với văn kinh, Thuận là không trái với ý chỉ của giới, nghĩa là ta nay nói Tâm địa đại giới này, là vô lượng phước đức tích tụ, tâm không tham tiếc đem tất cả hồi hướng cho chúng sanh thảy đồng thú hướng Nhứt thiết trí của Phật, không hướng đến tiểu quả nhân thiên Nhị thừa. Lại nguyện, ai được nghe giới pháp này, tất cả đều thành vô thượng đạo. Bởi từ giới này, một chữ, một lời đều từ Lô Xá Na tâm địa lưu xuất. Đây là bổn nguyên chư Phật, là cội gốc của Bồ đề, nên một khi ai được nghe giới pháp này rồi là hột giống thành Phật, lẽ đâu không thành Đẳng chánh giác ư?
Nhưng căn cơ có lợi, có độn, người tu có người tinh tấn, có người giải đãi, nên thành ra có mau có chậm, nếu được một niệm tương ứng, niệm trước không sanh, niệm sau đâu có mà diệt, chúng sanh và Phật không hai, xưa nay hợp nhứt, lẽ đâu lại có chậm có mau ư ?