- Mục Lục Chi Tiết
- 01 Cương Yếu Giới Luật (01-17)
- 02 Cương Yếu Giới Luật (18-45)
- 03 Cương Yếu Giới Luật (46-50)
- 04 Cương Yếu Giới Luật (51-56)
- 05 Cương Yếu Giới Luật (57-85)
- 06 Bồ-tát Giới - Bồ-tát Danh Và Thiệt
- 07 Xuất Gia Hoằng Phật Đạo
- 08 Giới Là Bậc Thầy Cao Cả Nhất
- 09 Khai Đạo Giới Tử Thọ Bồ-tát Giới
- 10 Thọ Giới Là Làm Cho Phật Pháp Miên Trường Giữa Thế Gian
Thích
Thiện Siêu
CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo – 2002
Bồ-tát giới là
thông giới, khác với Tỳ-kheo giới là biệt giới. Bồ-tát giới thì chỉ cần nghe
hiểu là thọ được, còn Tỳ-kheo giới thì phải lục căn hoàn bị mới thọ được.
Bồ-tát dịch từ chữ
Buddhisattva (Buddhi: giác ngộ; sattva: hữu tình, chúng sinh, tức một chúng
sinh có thể giác ngộ thành Phật). Trong kinh Phạm Võng nói: “Nhất thiết chúng
sinh giai hữu Phật tính. Nhữ thị đương thành Phật, ngã thị dĩ thành Phật,
thường tác như thị tín, giới phẩm dĩ cụ túc”. Hết thảy chúng sinh đều có thể thành
Phật. Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành. Ai mà tin ở điều đó thì
giới phẩm đã thành tựu rồi, còn về giới tướng là để thực thi tâm Bồ-đề này mà
thôi. Giới Bồ-tát được nói trong Phạm Võng.
I. Phạm Võng.
Vì sao gọi là Phạm
Võng? Vì Phật nhìn lên trên lưới của trời Đế-thích như cái võng có nhiều mắc.
Chính lưới có mắc ấy nó đang chiếu phản ánh lẫn nhau thành vô tận. Kinh Hoa Nghiêm
ví cho lý trùng trùng duyên khởi cũng như lưới Đế-thích.
Một mặt gương phản
chiếu ánh sáng qua trăm ngàn cái gương khác. Trăm ngàn cái gương khác chiếu lại
trong một cái gương này, như vậy là trùng trùng vô tận, không biết bao nhiêu
cái gương, bao nhiêu ánh sáng chiếu qua chiếu lại; nhân đó Phật nói kinh Phạm
Võng. Kinh này ý nghĩa đồng như kinh Hoa Nghiêm, gồm 61 phẩm. Phẩm Bồ-tát tâm
địa giới là do Ngài La-thập dịch.
II. Tâm địa
giới.
Thế nào là tâm địa
giới?
1. Pháp môn thì
nhiều nhưng không ra ngoài tâm. Cho nên nêu tâm là nêu đủ các pháp. Tâm là bổn
nguyên của thánh và phàm. Ngộ được bổn nguyên đó là thành Phật, thành Bồ-tát; không
ngộ thì thành chúng sinh lưu chuyển. Bồ-tát vốn ngộ tâm đó cho nên mới thọ
Bồ-tát giới này và y theo giới tâm địa mà làm. Nhân thì giống như đại địa. Đại
địa có hai tính cách:
a. Muôn vật muôn thú
từ nơi đó mà phát sinh; muôn giới muôn đức cũng từ đó mà phát sinh.
b. Tâm Bồ-tát như
đất, không phân biệt tịnh uế; đổ nước hoa cũng được, nước thối cũng xong, với
một tâm bình đẳng với tất cả chúng sinh; ai khen cũng được, ai chê cũng không sao,
cốt làm thế nào tự lợi lợi tha, không vì tiếng tốt xấu khen chê mà bỏ mất tự
lợi lợi tha. Tâm Bồ-tát cũng như đất, không có hiềm chuyện tốt xấu, khen chê,
sạch nhớp nên gọi là tâm địa.
Phẩm này có hai
phần thượng và hạ. Phần thượng là hóa thân đức Thích-ca hỏi đức Lô-xá na, do
nhân duyên gì mà Bồ-tát thành tựu được Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác Phật? Ngài
Lô-xá-na vì đại chúng mà nói: Thập phát thú tâm, Thập trưởng dưỡng tâm, Thập
hồi hướng tâm. Thanh văn có 4 quả: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán.
Còn Bồ-tát biệt giáo thì có 52 vị: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi
hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác.
1. Thập tín:
Phật dạy: Thập tín chỉ mới là bước đầu, tâm cùng lý hợp, lòng tin đối với lý
không có ngại. Ví dụ, đối với lý Tứ đế hay lý “hết thảy chúng sinh là Phật sẽ
thành”, có những người họ không tin, nhưng đối với chúng ta nghe lý Tứ đế, Phật
tính là tin. Trong Bồ-tát, cái lòng tin đó tương đương với Thập tín. Nghĩa là
“tâm dữ lý hợp” (tâm của mình đối với lý Tứ đế, Phật tính nó hợp chứ không
chống trái). Nói Khổ đế là mình tin, cho đến Tập, Diệt, Đạo cũng đều tin như
vậy. Nói cách khác, tâm với lý khế hợp chứ không chống trái nhau. “Tâm dữ lý
hợp” chứ không có nghi ngờ gì hết. Đó là bước đầu để “tùng phàm nhập thánh”.
Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Phật
pháp như biển cả,
do lòng tin mà được vào” (Phật pháp như đại hải, do tín năng nhập). Lòng tin đó
là bước đầu tiên để đi lên bậc thánh. Đối với lý Tứ đế thì có tin mới học, mới
tu. Có tin rồi mới giải, mới hành, mới chứng; nếu không tin thì tìm hiểu lý Tứ
đế làm gì; nếu không hiểu thì làm sao mà tu,. không tu thì làm sao mà chứng? Cho
nên phải tin. Tin là bước đầu tiên để vào đạo.
2. Thập trú:
Khi đã tin thì khởi tâm quyết liệt, dứt khoát để đi vào diệu đạo. Do tâm dứt
khoát nên lòng tin đứng yên, bất động không xao lãng nên gọi là trú. Thập trú
trong Phạm Võng có một từ khác là Thập phát thú, Thập giải; tức là mười lòng
tin hướng tới đạo.
3. Thập hạnh:
Từ Thập trú bước lên Thập hạnh, mà Thập trụ đã là Phật tử rồi, bởi lòng tin đã
đứng yên lrên lý của Phật rồi. Như vậy là đã đầy đủ phần tự lợi, nhưng còn phải
hướng tới phần lợi tha nữa, nên phải từ Thập lrụ hướng đến Thập hạnh. Hạnh là
hành mọi điều thiện để lợi tha. Thập hạnh cũng có một từ khác là Thập trưởng
dưỡng. Trưởng dưỡng là gì? Vì lên địa vị này là cứ Tăng tấn tu các điều thiện,
làm cho điều thiện Tăng mãi lên, gọi là trưởng dưỡng. Tức mười bậc trưởng dưỡng
các hạnh lợi tha, để từ đây bước lên Thập hồi hướng.
4. Thập hồi
hướng: Trong Phạm Võng cũng có một từ khác là Thập Kim cang, kiên cố bất
động; cũng gọi là Thập nguyện. Ở Thập tín, Thập hạnh, tâm muốn thoát tục thì
nhiều, nhưng tâm đại bi, lợi tha thì ít. Đến Thập hồi hướng là hướng tâm thoát
tục trở về với tâm đại bi lợi tha để hòa quang đồng trần, cứu độ chúng sinh,
lợi lạc hữu tình. Chữ “hồi hướng” là hồi chơn hướng tục–Khi kia tâm xuất tục là
hồi tục hướng chơn, bây giờ hồi chơn hướng tục, tức là từ nơi tâm xuất tục
nhiều, hướng nó về cái tâm đại bi, lợi tha nhiều hơn nữa. Hồi trí hướng bi– khi
kia là nặng về trí, bây giờ hướng về bi. Trí là tự lợi, bi là lợi tha. Trí là
chứng Bồ-đề, bi là lợi tha. Bây giờ hồi trí hướng bi, chơn tục viên dung, bi
trí bất nhị, đầy đủ thần thông; đến địa vị này gọi là hồi hướng, tức là hồi
chuyển mười thiện hạnh hướng tới ba chỗ:
a. Hướng tới
chơn như thật tế (lý), tức hồi sự hướng tới diệu lý.
b. Hướng tới Vô
thượng Bồ-đề (hướng tới trí giác), (bên kia là lý, bên này là trí, nhưng trí Vô
thượng), tức hồi nhân hướng quả.
c. Hướng tới tất
cả chúng sinh, tức hồi tự hướng tha.
Đó là bốn gia
hạnh. Qua khỏi Thập hồi hướng là tu bốn gia hạnh: Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ
nhất. Thập địa–cuối Thế đệ nhất, đoạn trừ kiến hoặc, chứng lý Nhị không, bước
lên Kiến đạo sở hoan hỉ địa, tu tập thành tựu Giới Ba-la-mật. Tiếp theo là Ly
cấu địa, từ kiến đạo vị tiến lên địa này, y theo chơn lý nhị không đã chứng được
mà tu tập đoạn trừ tu hoặc, cho đến địa thứ mười là Pháp vân địa, tất cả vô
minh lậu hoặc hai chướng hiện hành và chủng tử đều dứt sạch, thành tựu trọn vẹn
mười Ba-la-mật, đủ vô biên công đức, như đám mây lđn, mưa pháp cam lồ tưới mát
chúng sinh. (Xem rõ Mười địa trong luận Thành duy thức). Bồ-tát tâm địa giới
phẩm thượng–nói
cách khác, ở
Bồ-tát tâm địa giới phẩm thượng thuyết minh về hàng Bồ-tát do sức định tuệ tu
chứng tam hiền, thập thánh. Còn ở Bồ-tát tâm địa giới phẩm hạ là thuyết minh
thập trọng tứ thập bát khinh giới, để cho hàng Bồ-tát y theo tâm địa giới đó mà
tu tập Giới, Định, Tuệ. Thành ra. thượng phẩm chỉ cho quả vị Bồ-tát tu chứng
tam hiền thập thánh–còn phẩm hạ chỉ về thánh nhân, tức chỉ về giới; tức phẩm hạ
nói về nhân, phẩm thượng nói về quả.
Kết luận: Học giới là để cho chúng ta thấy có những lời dạy của Phật rất hay để mà tu thân, khẩu, ý. Ví dụ, Phật dạy những lời “ác sự hướng tự kỉ, hảo sự dữ tha nhân”; hoặc “Không được khen mình chê người” thật đơn sơ nhưng rất cao thượng và khó thực hành. Chúng sinh thì luôn luôn vị ngã, có khi không tán thán mình một cách trực tiếp, nhưng tự tán thán mình bằng cách hủy tha, khẩu xuất đao kiếm, chê tất cả, trừ mình. Học như vậy để biết ai giữ giới ai không, ai tu ai không tu. Nếu không nhờ những lời dạy ấy, ta dễ trở nên người nhỏ mọn, hẹp hòi. Khen mình, chê người là chuyện rất dễ làm, nhưng so với đạo lý là thật còn rất xa, đó là làm theo hạnh chúng sinh chứ không phải theo Phật, Bồ-tát.
III. Tam tịnh
giới.
Giới Bồ-tát gồm
trong ba tụ tịnh giới là: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và
Nhiêu ích hữu tình giới.
Một là gom tất cả
gọi là “nhiếp”. Nếu có luật nghi gì thì luật này đều gom hết, gọi là Nhiếp
luật nghi giới.
Hai là nhiếp
thiện pháp giới, là có bao nhiêu điều thiện thì giới này gom hết; lục độ
vạn hạnh đều nằm trong đó.
Ba là Nhiêu ích
hữu tình giới. Nhiếp luật nghi là “chư ác mạc tác”, đoạn tất cả ác. Nhiếp
thiện pháp là “chúng thiện phụng hành”. Nhiêu ích hữu tình là lợi lạc chúng sinh.
Hai việc nhiếp luật nghi và nhiếp thiện pháp cũng lợi lạc chúng sinh nhưng gián
tiếp, tiêu cực, còn lợi lạc hữu tình là trực tiếp, tích cực. Ví dụ, không sát
sinh thì cũng lợi lạc chúng sinh, nhưng phóng sinh còn hơn thế, hợp với câu kệ
“tự tịnh kỳ ý”. Không làm ác cũng là tự tịnh kỳ ý nhưng còn thấy có người có ta
nên chưa rốt ráo, phải đến chỗ “tam luân không tịch”, theo tinh thần kinh
Kim-cang mới là tự tịnh kỳ ý. Nếu không có tinh thần đó thì rất dễ chán. Khi
phát tâm độ chúng sinh mà chúng sinh bạt tai mình, làm sao chịu nỗi sự ngang
ngược ấy! Cũng là bố thí nhưng với tinh thần khác nhau nên kết quả cũng khác
nhau. Một câu kệ cũng đủ tam tụ tịnh giới, đủ theo đó để tu hạnh Bồ-tát. Hoặc
như bốn hoằng thệ nguyện, thì “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” là Nhiêu ích
hữu tình giới. “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn” là đoạn nhất thiết ác, là
Nhiếp luật nghi giới. “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” là tu nhất thiết
thiện, là Nhiếp thiện pháp giới. Như vậy, bốn hoằng thệ nguyện cũng là ba tụ tịnh
giới; đó là giới thể. Còn gọi là giới tướng thì phải là 10 giới trọng, 48 giới
khinh như trong kinh Phạm Võng.
IV. Thọ giới
Bồ-tát.
Có hai cách thọ:
Một là tự thệ thọ, là đối trước Tam Bảo phát bốn tâm tịnh tín, đối với Phật,
Pháp, Tăng và giới thanh tịnh bất hoại. Lòng tin thành tựu viên mãn (tứ bất hoại
tín) và cầu Phật gia hộ, khi thấy tướng hảo thì đắc giới. Hai là tùng sư thọ,
là do thầy truyền thọ giới Bồ-tát truyền lại.
V. Mất giới
Bồ-tát.
Sau khi thọ giới,
trường hợp mất giới Tỳ-kheo là do năm nhân duyên: Chết, đổi hình (nam thành nữ
hay ngược lại), không tin nhân quả (đoạn thiện căn), tác pháp (nói ra lời “tôi không
tu, không làm Tỳ-kheo nữa” với bất cứ người nào nghe, hiểu được và phạm trọng).
Bồ-tát giới thì chỉ có hai trường hợp mất giới là phạm trọng do thượng phẩm phiền
não trói buộc (ví dụ, cố ý sát nhân mà tâm niệm hành động sát nhân hiện hành
liên tục không biết tàm quý, đó là thượng phẩm phiền não). Còn có trường hợp
gọi là “ô trọng giới”, như ngộ sát, thì không đến nỗi mất giới. Trường hợp hai
là xả Bồ-đề tâm, ví dụ nói: “Tôi không tin việc làm Phật, không phát tâm Bồ-đề
nữa”.
Bồ-tát mệnh chung
không mất giới, vì phát nguyện thọ từ kim thân cho đến Phật thân, trừ có hai
duyên cớ mất giới như đã nói trên.
(Chú thích: Khai đạo giới tử thọ Cụ túc giới năm 1970)
BỒ-TÁT DANH
VÀ THIỆT
Thiện Sanh thưa:
“Bạch đức Thế Tôn, Phật dạy có hai hạng Bồ-tát: một là giả danh Bồ-tát, hai là
thiệt nghĩa Bồ-tát”.
1. Thế nào là
giả danh Bồ tát?
Thiện nam tử, nếu
chúng sinh đã phát Bồ-đề tâm rồi, lại còn ưa lãnh thọ, đọc tụng, ngợi khen, nhớ
nghĩ các kinh điển, pháp thuật của ngoại đạo, và lấy pháp ấy mà giáo hóa chúng
sinh; hoặc chỉ vì thân mạng mình, vui trong đường sinh tử mà không sát hại sinh
mạng kẻ khác, tạo các ác nghiệp thì không tránh khỏi quả khổ tương lai; không
ưa tu từ bi, đối với Tam Bảo lòng sinh nghi ngờ, không chánh tín, quý mến tự
thân, không biết nhẫn nhục, ăn nói sổ sàng, hối hận, buông lung không thể chứng
đặng Bồ-đề, e sợ phiền não mà không cố gắng siêng năng tu tập các phiền não phá
hoại kiết sử; tâm hay tham lam, ganh tị, giận hờn, gần gũi bạn ác, đắm chìm
trong vô minh, không tin lục độ, không ưa tu phước, không quán rõ lỗi lầm của
sinh tử và ưa thọ trì những lời hung dữ của Bồ-tát. Như thế gọi là giả danh
Bồ-tát.
Và những chúng
sinh đã phát tâm Bồ-đề, mong đặng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, nhưng khi
phải khổ hạnh tu hành trải qua vô lượng kiếp rồi mới đắc đạo, thì sinh lòng
thối chí, tuy có hành đạo mà tâm không chơn thật, không tàm quý, không thương
xót, hay theo ngoại đạo hại sinh mạng để tế trời, dẫu có chút lòng tin nhưng
không vững chắc, đắm say ngũ dục, gây nhiều điều ác, ỷ sắc lực, tài của, lòng kiêu
mạn làm việc điên đảo, không biết lợi ích cho người; vì cái vui trong sinh tử
mà bố thí; vì cái vui trong cõi trời mà thọ trì cấm giới; và vì thọ mạng lâu
dài mà tu thiền định. Như thế gọi là giả danh Bồ-tát.
2. Thế nào là
thật nghĩa Bồ-tát?
Trái lại, thật
nghĩa Bồ-tát là biết gần gũi cúng dường sư trưởng, cha mẹ, thiện hữu, thọ trì
đọc tụng mười bộ kinh của Như lai; vì Phật pháp mà không tiếc thân mạng, tài sản;
không tự khinh rẻ mình, dang tay làm việc bố thí không tiếc thân mạng; thường
dồi mài trí tuệ; tuy học ngoại điển nhưng cốt để phá các tà kiến và thắng các
tà kiến; khéo biết phương tiện để điều phục chúng sinh; siêng tu tinh tấn, khi
rẻ phiền não, làm cho chúng không được tự do, về cõi Niết-bàn; giữ gìn tinh
tấn, cứu hết thảy khổ não; quán rõ hết thảy tội lỗi sinh tử, tín tâm bền chắc, tu
lập từ bi mà không trông cầu quả báo; từ bi đối với ke oán người thân, tâm vẫn
không hai; khi bố thí vẫn bình đẳng, khi xả thân cũng bình đẳng; biết tướng vô
thường không tiếc thân mạng, biết rõ thế đế nên tùy thuận chúng sinh; khi ít
của cải thì cấp cho người nghèo cùng trước, rồi sau mới cho người phước điền;
trước vì người nghèo khổ, sau mới vì người giàu có; thường khen việc lành của người
và khai thị cho họ vào Niết-bàn; có kỹ nghệ gì đều muốn cho họ học, và thấy học
hơn mình thì sinh lòng vui mừng, chẳng hề vì mình; thường vì người khác. Như thế
là thiệt nghĩa Bồ-tát.
(Lược dịch trong kinh Bồ-tát U-bà-tắc-giới 1950)