Dẫn Nhập

17/07/20193:36 SA(Xem: 2120)
Dẫn Nhập
GIỚI LUẬT 
LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI XUẤT GIA 
Thích Nữ Như Luật

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề  tài:

Giới luật là điều cần thiết nhất cho người xuất gia vì “Giới luật là thọ mạng của Phật phápGiới luật còn thì Phật pháp còn”, giới luật là những điều ngăn cấm từ kim khẩu của Phật thuyết chế ra thành giới phápgiới tướng để các chúng đệ tử Phật thực hành giới hạnh, nghiêm trì giới đức nhằm ngăn ngừa tất cả tội lỗi và giữ nhân phẩm gìn thân khẩu ý được thanh tịnh. Nhờ giữ giới mà được định tâm, nhờ định tâm mà phát sinh trí tuệ giác ngộ. Cho nên người xuất gia cần phải tôn nghiêm giới luật như là vị đạo sư của mình để ứng dụng xây dựng đạo pháp dân tộc.

Với mục đích và ý nghĩa nêu trên, người viết xin chọn đề tài “GIỚI LUẬT LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT GIA” để trình bày luận văn tốt nghiệp, nhằm cố gắng thể hiện sự học tập của mình và cũng là dịp người viết có cơ hội nghiên cứu giới luật và củng cố những kiến thức đã học.

2. Phạm vi đề tài:

Trong tập luận văn này người viết chỉ trình bày những gì gọi là cơ bản thiết thực đối với người xuất gia. Vì số trang có giới hạn cũng như thời gian không có nhiều nên người viết không thể trình bày một cách chi tiết về giới luậtvì vậy chắc chắn sẽ gặp phải những thiếu sót lỗi lầm, ngưỡng mong Chư vị tôn túcgiáo thọ sư‏ từ bihoan hỷ chỉ dạy để tập luận văn được hoàn chỉnh hơn.

3. Cơ sở tài liệu:

Trong quá trình thực hiện người viết đã được kham khảo những tài liệu về giới luật do chư vị Tôn túcHoà thượng, Thượng tọa, Ni trưởng… phiên dịch và chú giải để làm cơ sở nghiên cứu cho tập luận văn này. Mục đích là nói lên vai trò của giới luật có liên quan đến sự tồn tại của Phật pháp và đối với người xuất gia như thế nào? Từ đó mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn để nghiêm trì giới luật. Với mục đích ấy nội dung tiểu luận này cũng muốn nhắc lại môỉt lần nữa về sự quan trọng của giới luật trong đời sống xuất gia.     

4. Phương pháp nghiên cứu:

Như chúng ta đã biết, trên lộ trình tu tập giải thoát thì người xuất gia phải trải qua ba môn Vô lậu học Giới-Định-Tuệ, vì đây là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Trong đó, Giới vô lậu học đóng vai trò cơ bản nhất đối với người xuất gia, vì Giới chính là nền tảng cho người xuất gia, là yếu tố quan trọng để sanh định và phát tuệ. Như thế, người xuất gia trước tiên cần phải nghiêm trì giới luật.

Vì bất cứ một tổ chức đoàn thể nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cũng đều phải có một nội quy tuân thủ. Một xã hội muốn thái bình thịnh trị thì phải có luật pháp của xã hội đó, mà người xưa đã nói: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, Vậy thì huống chi một đoàn thể tôn giáo mà có thể nói là không có giới luậtĐạo Phật cũng như thế, nhờ có giới luật mới thống nhiếp được Tăng đoàn, nhờ vậy mà Phật giáo tồn tại ngày càng hưng thịnh đến ngày nay. Vì thế, ta có thể khẳng định rằng trải qua hơn 2500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc Phật giáo tưởng chừng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa, nhưng ngược lại Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển khắp năm châu. Hiện nay sự thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với những tư tưởng tiến hóa của nhân loại đòi hỏi thẩm định lại giá trị của nhiều tư tưởng triết học xưa nay, và đương nhiên những tư tưởng mang tính phi lýlạc hậu phản khoa học đều phải tự đào thải trước những văn minh tiến bộ của loài người. Thế mà, tòa nhà cổ 25 thế kỷ của Phật giáo vẫn tồn tại cùng năm tháng sừng sững như cây đại thọ giữa núi rừng trùng điệp. Điều này chứng minh rằng Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá trị tinh thần phong phútinh thần ấy chính là sự thể hiện giáo pháp trong mỗi đời sống con ngườigiáo pháp ấy phải chăng là những chân lý vượt cả không gian và thời gianbao gồm ba tạng kinh, luật, luận. Trong đó Luật tạng được xem là bậc thầy cao cả của đại chúng, như kinh Bồ tát giới viết:

“Giới như đại minh đăng
Năng tiên trường dạ ám
Giới như châu bảo kính
Chiếu pháp tận vô vi
Giới như ma - ni châu
Vũ vật tế bần cùng
Ly thế tốc thành Phật
Duy thử pháp vi tối”.

Nghĩa là: Giới như ngọn đèn sáng lớn, có khả năng tiêu trừ đêm dài tăm tối. Giới như tấm gương quý báu soi thấu hết thảy các pháp. Giới như viên ngọc như ý hóa vật để giúp kẻ nghèo. Muốn được mau giải thoát thành Phật chỉ có giới là hơn hết. Phải chăng đoạn kinh trên đã nghiễm nhiên xác nhận giới chính là nền tảng căn bản, là những nấc thang đầu của đạo quả giác ngộ, là nền tảng của thiền định và trí tuệ, là phao nổi đưa người qua biển khổ sanh tử, là kho tàng vô lượng công đức, và cũng chính là cửa ngõ duy nhất để vào thành trì Niết bàn.

Kinh Phương Đẳng đức Phật cũng nói: “Giới là cội gốc hết thảy các điều lành”, vì người giữ giới là khuôn khổ làm cho thân, khẩu, ý được trong sạch, ngăn chặn tội lỗi phát sinh, diệt trừ thói quen làm việc ác và do nhờ giữ giới  trong sạch thì mới có thể duy trì các thiện pháp. Bởi thế, người tu học Phật không thể không am tường giới luật, vì giới luật là mạng mạch của tăng đoàn.

Thật vậy, nếu trong sinh hoạt cộng đồng Tăng lữ mà không có giới luật làm cương lĩnh thống nhiếp, thì Tăng đoàn sẽ tiêu vong. Cũng như đã nói một quốc gia muốn cường thịnh thì không thể thiếu pháp luậtđược. Nếu hạnh phúc cần thiết cho cuộc sống như thế nào thì giới luật Phật giáo cũng quan trọng nhưthế ấy. Như đức Thế Tôn đã dạy:

“Tỳ ni tạng trụ Phật pháp cửu trụ
Tỳ ni tạng diệt Phật pháp diệc diệt”.

Qua đó, chúng ta thấy rằng Giới là nền tảng, là đạo lộ đưa đến một ý hướng phát triển tâm thứcnâng cao phẩm chất đạo đức nơi mỗi cá nhân để làm chất liệu bồi dưỡng cho trí tuệ. Vì bản chất của giới luậtlà phòng hộ, là bờ đê ngăn cản những dòng nước đục từ bên ngoài các ngõ thân và ngữ tràn vào tâm làm cho tâm tư vẩn đục. Song song đó, giới là suối nguồn thanh tịnh, là nấc thang đầu tiên để bước đi những bước kế tiếpVí như một căn nhà được xây dựng bằng một nền móng vững chắc, thì căn nhà ấy sẽ tồn tại lâu dài. Cũng vậy, nếu hiện tại chúng ta sống đúng với giới luật, thì đó là biểu tượng cho chánh pháp được trường tồnđồng thời cũng nói lên được tinh thần chấn hưng Phật giáo một cách rõ rệt.

Lại nữa, giới là tâm thanh tịnh, cho nên chữ Giới được định nghĩa là thanh lương, làm cho mình nhẹ nhàng thoải mái, chứ không phải là sự gán ép, bắt buộc khi hành giả muốn có được tâm thanh tịnh thì cần phải lắng đọng những vọng tưởng chấp trước. Cũng như ánh sáng tràn đến thì bóng tối tự tan đi, cho nên hàng ngày, hàng giờ, chúng ta phải cấp tốc hành trì giới pháp của đức Như Lai, đừng để thời gian qua mau rồi uổng phí, thật chí lý thay khi đọc đến 4 câu kệ:

“Ngày đã tận cần tu gấp rút
Giới giữ sao trong sạch như xưa
Định huệ không thiếu không thừa
Lợi ích dân chúng đúng vừa khả năng”.

“Tâm tịnh tức Phật độ tịnh” chúng ta là những người con của đức Như Lai, được tắm mình trong dòng pháp của Ngài. Vì thế chúng ta đừng ngại ngùng thừa hưởng dòng pháp mát dịu đó, tức là chúng taphải lấy giới luật làm hành trang trên bước đường tu họcchắc chắn hành giả sẽ có một hình tướngtrang nghiêm cộng thêm một tâm hồn tịnh lạc, và việc hành trì giới luật cũng chính là làm cho mạng mạch Phật pháp kéo dài, hưng thịnh, thế giới hòa bình và chúng sanh an lạc.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 58890)
29/06/2010(Xem: 53230)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.