Chương 1: Thảo Luận Về Việc Xuất Gia

17/07/20193:36 SA(Xem: 3190)
Chương 1: Thảo Luận Về Việc Xuất Gia
GIỚI LUẬT 
LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI XUẤT GIA 
Thích Nữ Như Luật

CHƯƠNG 1: THẢO LUẬN VỀ VIỆC XUẤT GIA

“Hủy hình thủ chí tiết
Cắt ái từ sở thân
Xuất gia hoằng thánh đạo
Thệ độ nhất thiết nhân”.

Ngay khi xuất gia vào chùa học đạo đã phải từ xa họ hàng thân thuộccha mẹ, anh em, bạn bè để cạo bỏ mái tóc xanh, khoác lên mình mảnh áo hoại sắcnuôi dưỡng trong lòng một hoài bảo lớn “Hoằng thánh đạo” và “Độ nhất thiết nhân”. Hoài bảo ấy chính là tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề, là một nguồn năng lựcrất mạnh, chính nó đã thôi thúc chúng ta đi xuất gia và năng lực ấy tiếp tục phát triển trong suốt thời gian chúng ta sống đời sống xuất giaNăng lực này giúp chúng ta có thêm sự tinh tấn, dõng mãnh, đủ nghị lực để vượt qua mọi khó khăn trở ngại và giúp cho chúng ta có hạnh phúc. Mảnh đất nuôi dưỡngtâm Bồ đề này xanh tốt nhất là khi bước lên nấc thang Tỳ kheo - nấc thang hàng đầu của các chúng, là môi trường thích nghi nhất, để từ đó tâm Bồ đề phát huy hết năng lực đã phôi thai và nuôi dưỡng suốt thời gian làm điệu với đời sống của một Sa di hay Sa di ni.

Tổ Quy Sơn đã nhắc nhở vấn đề này rất khẩn thiết trong văn cảnh sách: “Đã là người xuất gia là phải cất bước đến phương trời cao rộng, tâm hình phải khác tục. Nối thạnh dòng Thánh, hàng phục quân ma để đền trả bốn ân, cứu giúp ba cõiNếu không như thế, xen lẫn trong chúng Tănglời nói hạnh kiểm vẫn còn hoang sơ, luống hao của tín thí, chỗ đi năm trước, tấc bước không rời, lếu láo một đời, lấy chi nương tựa? Huống nữa, đường đường Tăng tướng, dung mạo dễ xem. Sở dĩ được như thế là do đời trước đã gieo trồng căn lành, nên đời này mới được quả như thế ấy…” Thế nên, ta thấy rằng người xuất gia không phải vì cơm áo, cũng chẳng vì hoàn cảnh, một lòng tha thiết muốn nối thạnh dòng Thánh, độ tận chúng sanh, thì đối với việc bước lên địa vị Tăng bảo quả là niềm khát khao lớn, phải có một ý niệmnhư  thế, một tâm Bồ đề vững chãi như vậy mới thật sự xứng đáng đứng vào hàng “Trưởng tử Như Lai”.

Trong hoàn cảnh xã hội tiến bộ ngày nay, một trưởng tử Như Lai muốn làm nên sứ mạng của Như Laiđã phó thác, thì nhất định phải có vốn kiến thức khá vững vàng về Phật học lẫn thế học. Bởi lẽ, không ai không công nhận là về phương diện tinh thầngiáo lý đạo Phật đã nuôi sống nhân loại trên hơn hai ngàn năm nay, và hình ảnh người xuất gia - những người trưởng tử Như Lai, từ đời này sang đời khác đã không ngừng nói lên cái thật, cái tốt đẹp của cuộc đời. Từ Hương Hải trên dải đất hẹp của xứ Đàng Trong, cho đến Bách Trượng với đỉnh cao của núi, dưới biển trên non, nơi nào có linh khí của đất trời, nơi đó có cuộc sống an nhiên tự tại của các Ngài. Lý tưởng của người xuất gia là một cuộc dấn thân trọn vẹn cho mục đích giải thoát cho chính mình và cho tha nhân. Không có gì khác hơn ngoài tâm ấy, nguyện ấy. Hễ có một ngày để sống thì cũng sống vì chuyện ấy, mà có cả một đời để sống thì cũng dành hết tất cả nỗ lực, sức bình sanh cho việc xuất gia mà thôi. Không hơn và không kém, chúng ta cứ suy nghĩ cho thật kỹ đi, rồi chúng ta cùng lên đường, bây giờ hay mai sau, lúc nào cũng được. Và để ca ngợi về công hạnh của người xuất gia, đức Điều Ngự Giác Hoàng có lời kệ rằng: “Phù thế gian tối quý giả, bất như xả tục xuất gia. Nhược đắc vi tăng, tiện thọ nhân thiên cúng dường, tác Như Lai chi sứ giả, dữ Hiền Thánh chi tôn thân”.

Tạm dịch là:

“Thế gian cao quý hơn người
Sao bằng xả tục, sống đời xuất gia
Làm Tăng, sứ giả Phật đà
Trời người cung dưỡng, Thánh là tôn thân”.

Vì sao người “Xả tục xuất gia” lại được xem là bậc “Thế gian tối quý”? Để xứng đáng là sứ giả của Như Lai, là tôn thân của các bậc Hiền Thánh, không hổ thẹn khi lãnh thọ sự cúng dường, hàng xuất gia phải có một nếp sống phạm hạnh “Bạt tục siêu quần” như thế nào? Vấn đề sẽ sáng tỏ hơn khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu về phần định nghĩa xuất gia.

1. Định nghĩa xuất gia:

Xuất gia (Nekkhamma) có nghĩa là khước từ những điều hạnh phúc nhất của thế gian để chọn lấy đời sống tu sĩ, cũng có nghĩa là tạm thời vượt qua khỏi các pháp che lấp Niết bàn bằng cách thực nghiệm con đường Giới - Định - Tuệ.

Kinh tạng Nikàya thường mô tảXuất gia là cạo bỏ râu tóc, từ bỏ gia đìnhsống không gia đình, sống trong pháp và luật của đức Thế TônĐời sống xuất gia còn được gọi là đời sống phạm hạnh - phạm hạnh ở đây chỉ cho sự cố gắng liên tục để hướng đến sự thanh tịnh tối thượng, sự đoạn tận mọi thứ bất tịnh nhiễm ô, sự chế phục đối với những nhu cầu khát vọng của cuộc sống thế tục. Theo kinh điển Đại thừa, danh từ Xuất gia có ba nghĩa:

1.  Xuất thế tục gia: Là ra khỏi ngôi nhà thế tụctừ bỏ mọi sự trói buộc của người thân, sống đời sốngcủa vị Tỳ kheo bằng cách tu hành và thanh lọc thân tâm.

2.  Xuất phiền não gia: Là ra khỏi căn nhà phiền nãonhiễm ô.

3.  Xuất tam giới gia: Là vị Tỳ kheo phải nỗ lực tu hành để vượt ra khỏi ba cõidục giớisắc giới và vô sắc giới.

Ở bình diện triết lý, ba ý nghĩa xuất gia trên được hiểu một cách thiết thựccụ thể hơn, người xuất giaphải đoạn trừ mọi sự trói buộc của sợi dây tình cảm gia đình và phải dứt bỏ mọi sự ước muốn của lòng tham ái và chấp thủ. Một người mong ước xuất gia là vì vị ấy nhận thức được rằng tất cả mọi vật chất xa hoa đều là hư ảovô thường biến hoại. Chính vì nhận thức được như thế, nên hành giả tự nguyện lìa bỏ tất cả sự nghiệpdanh vọng của cuộc đờichấp nhận một cuộc sống tu hành đơn giảnbình dị về vật chất để đạt được mục đích cao thượng và giải thoát. Do vậy, đời sống xuất gia phải là đời sống hoàn toàn thanh tịnh. Người ấy phải là một người luôn mang lại hạnh phúc cho tự thân và tha nhân. Kinh Đại Phương Tiện Báo Ân có đề cập về sự xuất gia như sau: “Việc xuất gia khó khăn, cắt ân ái, từ dục vọng, cô thân chích ảnh đi trên đường giác ngộ, hiến cả đời mình cho một mục đích duy nhất: “Hoằng pháp lợisanh” - Việc xuất gia cần phải có năng lực, một năng lực vĩ đại lắm, kiên cố lắm mới làm nổi việc của người xuất gia, cái việc bỏ mình vì người. Năng lực ấy không ai không có, nhưng không có cái gì mà không có nguyên nhânnăng lực xuất gia không phải khi không mà có được. Nó là cả một sự điêu luyện. Với người xuất gia thì không điều gì khó, nhưng vì không có điều gì khó nên phải có một năng lựcrất lớn và chắc. Chúng ta thường hay có thói xấu là ỷ lại, kém tự tin, rồi khổ sở, chúng ta mới tìm đến đạo phápChúng ta làm như muốn trốn nắng thì núp vào bóng cây, mà đâu hay biết rằng đạo Phật là phải đem thân mình che nắng đỡ mưa cho người…”. Qua đó, chúng ta thấy rằng sự xuất gia rất khó, đòi hỏi phải có một sức mạnh chịu đựng thật vĩ đại và kiên cố vượt khổ thì mới làm được. Đời sống của bậc xuất gia tự do và cao cả, như trời xa thăm thẳm, mà chính sự  thanh lọc bên trong đời sống gương mẫulàm cho người xuất gia trở nên trong sạch. Sự đổi thay hay sự thanh tịnh thuần khiết được thấm đượm từ trong ra ngoài, chứ không phải từ ngoài vào trong. Người xuất gia đi theo con đường giác ngộ, có tinh thần cầu giải thoát, chí khí của bậc trượng phu siêu việt, bỏ thế tục đi trên con đường giác ngộ - là con đường tự lợilợi thaCon đường thoát vòng luân hồi sanh tử cho mình và tiếp tục hoằng dương chánh pháp để dìu dắt người khác cũng được giải thoát như mình. Chính vì có sự nhận thức như vậy, chí nguyện như vậy cho nên mới dám hủy bỏ hình thể thế gian để tiến bước trên con đường cao rộng. Đạo Phật thẳng, người xuất gia phải thẳng, đạo Phật rộng, người xuất gia phải rộng. Cũng như mặt trờiphải cao nhất thì ánh sáng mới bao phủ hết thảy vạn vật.

Thật vậy, người xuất gia thấy muôn loài chịu đau khổ nên họ phải vận dụng năng lực của mình để sáng tạo ra một cảnh trời giải thoátGiải thoát là mục đích cao đẹp, lợi tha là hành động hợp lý. Người xuất gia chỉ biết sự cao đẹp và sự hợp lý ấy mà hành động. Điển hình như trong Luật Thiện Kiến, đức Phậttừng khen ngợi rằng:

“Lành thay bậc Đại trượng phu
Biết rõ cõi thế vô thường
Bỏ tục hướng đến Niết bàn,
Công đức thật khó nghĩ lường”.

Như thế, người xuất gia phải có đại căn, đại trí và đại nguyện mới thực hiện được ý nghĩa của xuất thếtục gia, xuất phiền não gia và xuất tam giới gia. Đồng thời phải đạt được giới thể thanh tịnh và giới đứctrang nghiêm mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của người con Phật.

2 . Mục đích xuất gia:

Người xuất gia là những người mẫu mực để làm chỗ dựa tinh thần xứng đáng cho tín đồ, làm gương sáng cho đời và làm lợi ích cho xã hội trong hiện tại cũng như tương lai. Vì họ giữ gìn giới luật thanh tịnh, tất nhiên được giới đức trang nghiêm, thành bậc mô phạm của mọi người. Khi tư duy, nói năng hay làm bất cứ việc gì, chắc chắn đều đem lại những lợi ích cao thượng và thiết thực cho tất cả. Vì vậymục đích của người xuất gia là “Hoằng pháp lợi sanh” để đi đến vô thượng giácMục đích ấy không phải người xuất gia chỉ làm trong một đời mà đạt đượctrái lại phải đời đờikiếp kiếp hoằng pháp lợi sanhtự giácgiác thagiác hạnh viên mãn, thì mới có thể đạt đến tri giác vô thượng. Tuy vậy đời đời, kiếp kiếpđều lấy sự xuất gia của đời này làm cơ bản. Nếu nền móng không chắc chắn thì nhà cửa xiêu vẹo, cũng vậy, sự xuất gia với mục đích không chân chánh thì sẽ không thành tựu được điều gì cả. Cho nên, người xuất gia phải nhận thức rõ và quyết chí theo đuổi mục đích vô thượng của mình. Một người xuất gia với động cơ chân chánh là người đã nhận thức được sự thật khổ đau của cuộc sống, họ nhận thứcđược rằng cuộc sống này là giả tạm vô thườngMọi vật trên thế gian này đang bị các ngọn lửa tham, sân, si, sầu bi, khổ não… thiêu đốt và vị ấy mong cầu thoát ra khỏi ngọn lửa ấy bằng cuộc sống phạm hạnh.

Mục đích của người xuất gia là mong muốn đạt được hạnh phúc và giải thoát đích thực ngay tại đời này và nhiều kiếp về sau. Đức Phật là người đã thành đạt mục đích ấy và đã chỉ dạy lại cho con ngườiphương cách đi đến mục đích cao thượng đó. Nghĩa là, Ngài đã chỉ dạy cho hàng đệ tử thấy được giá trị đích thực của đời sống xuất gia, ấy là một đời sống giải thoát.


Vậy hàng xuất gia muốn đạt được mục đích tối hậu như đức Phật, vị ấy phải sống một đời sống mẫu mực trọn vẹn của một thánh giả A-la-hán, nó bao gồm bốn sự thanh tịnh sau:

1.  Sự thanh tịnh về việc giải thoát luật nghi:

Nghĩa là vị ấy có khả năng đề kháng và chống giữ những dòng nước lũ ô nhiễm từ bên ngoài ngang qua các hành vi của thân, ngữ và ý tràn ngập vào tâm và làm cho tâm dơ bẩn.

2. Sự thanh tịnh về phòng hộ căn môn:

 Tức là khả năng kiểm soát các giác quan, sáu cánh cửa mà sự ô nhiễm có thể đi vào tâm.

3. Sự thanh tịnh về phương tiện sống:

Tức sống theo bốn truyền thống của chư Phật, gọi là bốn thánh chủng gồm:

a) Ba y và bình bát.
b) Sống khất thực.
c) Ngủ nghỉ dưới gốc cây.
d) Dùng dược phẩm trị bệnh.

4. Niệm thanh tịnh và đời sống thanh tịnh:

Là người ấy luôn luôn chánh niệm và tỉnh giác trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của mình. Mỗi bước đi của một Tỳ kheo trong đời sống mẫu mực trên là mỗi bước đi ra khỏi các tác nhân gây ra sự rối loạn tâm lý, bước vào an lạc hạnh phúc của tâm giải thoát và tuệ giải thoátRõ ràng cuộc sống thanh tịnh nương vào bốn thánh chủng trên là một cuộc sống đặt trên nền tảng của Giới, Định, Tuệ. Đây là con đường độc nhất đưa ta đến giải thoát Niết bàn.

Giới, Định, Tuệ là ba thành tố của con đường trung đạo mà đức Phật đã tự khám phá ra. Hay nói cách khác, tam học này là ba mặt của một thực thể giải thoát. Vì thế, khi hành giả sống đúng con đường trung đạo này chính là đang từng bước nắm giữ hạnh phúc chân thật và tiến vào cánh cửa của Niết bàn. Giới - Định -Tuệ là ba điều không thể tách rời nhau, mỗi khi ta đề cập đến giáo lý Phật giáo. Ba pháp này cũng luôn luôn hiện hữu mỗi khi một trong ba pháp ấy được áp dụng tu tập. Do vậy, khi đề cập đến một tức đã bao hàm cả ba thứ trên rồi.

Khi đã nói tam vô lậu học là ba mặt của một thực thể giải thoát, thì trong Giới vốn đã có Định, Tuệ. Trong Định vốn đã có Giới, Tuệ và trong Tuệ vốn đã có Giới, Định. Mức độ thăng hoa của một trong ba chi phần này luôn luôn có liên quan đến hai phần kia. Có tuệ thì ta mới biết đâu là chánh giới, có tuệ mới ổn định được tâm. Càng thực hiện Giới, tức hành giả thực hiện các qui luật tự nhiên và càng hiểu về thực tại, từ đó hiểu rõ được tâm. Khi ta ổn định được tâm thì tâm hoàn toàn thanh tịnh vậy.

3. Những nguyên tắc cần thiết cho người xuất gia:

Vì hiểu rằng đời là khổ, vô thường, không có một bản ngã bất biến thường hằng nên người tu sĩ Phật giáo luôn tinh tấn tu tập và hành trì giới pháp để mong giúp mình, giúp người diệt khổ. Đó là phẩm chất của một Tỳ kheo, do hành trì giới luật được thăng tiến trong quá trình tu tập. Sự việc này được ghi nhậnqua hình ảnh đức Thế Tôn với những nhận xét của ngoại đạo như sau: “Sa Môn Cồ Đàm đã dứt bỏ việc gây hại cho đời, đã mất hẳn các khuynh hướng gây hại ấy. Ngài đã gạt bỏ gậy gộc và gươm giáo, Ngài sống một cách nghiêm hòa tràn đầy khoan lượng lòng từ bi, mong muốn hạnh phúc cho chúng sanh. Ngài đã dứt bỏ việc lấy của người khác, đã mất hẳn cái khuynh hướng lấy của mà người khác không cho mình. Ngài nhận những gì trao cho Ngài và sẵn sàng đem cho những thứ ấy, Ngài sống bằng tấm lòng chân thật thuần khiết…”  [1, 4]. Đó là những phẩm chất cao quý của đức Phật làm gương mẫu cho Tăng đoàn - Phẩm chất ấy được thể hiện trong đời sống hàng ngày của mỗi Tỳ kheoHình ảnh hiền hòathanh bần của chư vị đã trở thành thân thuộc đối với mọi người. Nên có bài kệ rằng:

“Ở chốn trần ai chớ nhiễm trần
Chuyên cần trì giới luyện tâm thân
Lo tu lắng định lòng mình trước
Đuốc tuệ sau này rọi thế nhân”.

Thật vậy, cuộc sống thanh bạch và giới hạnh là nền tảng nâng cao phẩm giá của người xuất gia, bởi mục đích cao thượng của người xuất gia là giải thoát giác ngộTuy nhiên, là những người đang tập sự làm Phật, cho nên hàng đệ tử Như Lai tính tình mỗi người một khác. Có người do nghiệp chướng sâu dày hoặc hoàn cảnh không đồng nhau, vì vậy khó có thể điều phục được trong cuộc sống. Ngay thời Phật còn tại thếvẫn có nhiều Tỳ kheo phạm lỗi lầm, huống gì vào thời mạt pháp ngày nay ắt khó có thể tránh được sự xáo trộn và phiền toái tranh chấp xảy ra. Vì thế, để tạo điều kiện sinh hoạt hòa hợp của chư Tăngđức Thế Tôn đã chế ra sáu nguyên tắc sống hòa hợp còn gọi là sáu Pháp hòa kính. Sáu pháp này được diễn đạt như sau:

1. Thân hòa đồng trụ:

Tức thân cùng sống chung một chùa, một tập thể cần phải hài hòa cởi mở, thuận thảo với nhau như sữa hòa với nước. Chúng ta phải chấp nhận cuộc sống tập thể nương với nhau để tiến tu đạo nghiệp và tạo sức mạnh của “Đức chúng”, kết liền nhau thành một khối giới đức, mang hương giới đến cho tất cả mọi người, hầu lấy đó làm đoàn thể mô phạm, là điểm dựa tinh thần cho tất cả chúng sanh quy ngưỡng. Có như vậy hàng tu sĩ Phật giáo chúng ta mới thật sự là người “Hành Như Lai sự” một cách triệt để, đưa giáo pháp ngày càng trở nên sáng rạng và trường tồn.

2. Khẩu hòa vô tránh:

Là dùng lời nói nhã nhặnthể hiện rõ nét một con người có văn hóa và đạo đức. Người tu sĩ sống chung trong đoàn thể Tăng giànếu không áp dụng được “khẩu hòa vô tránh” thì thành phần ấy đã phá hòa hợp Tăng, vì đó là hành động gián tiếp gây tổn thương đến uy tín hay thanh tịnh của Tăng đoàn. Thế nên tục ngữ có câu:

Miệng hòa lời nói dịu dàng
Ôn tồn chân thật lại càng quý hơn
Khuyên ai chớ nói xa gần
Đừng lời khiêu khích gợi phần hơn thua
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

3. Ý hòa đồng duyệt:

Trên sự sống chung mọi ý tưởng đều được hài hòa, cởi mở vui vẻ và nhu hòa mang tính từ ái khoan dungvị tha hỷ xả. Như thế thì thân và khẩu mới đem niềm vui cho mọi người. Bằng ngược lại, nếu ý nhỏ mọn tỵ hiềm ganh ghétcố chấp hay để tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến hoành hành thì nhịp cầu cảm thông khó bắt được và đây chính là đầu dây của mọi thứ tranh chấp. Điển hình là sau khi đức Phậtnhập diệt, Tăng đoàn của Ngài chỉ vì bất đồng quan điểm về giới luật mà phân ra thành hai bộ phái.

4. Giới hòa đồng tu:

Tức sự giữ gìn giới luật thanh tịnhtrang nghiêm phạm hạnh giúp đỡ khuyến tấn, khuyên bảo cho nhau. Khi hành, trụ, tọa, ngọa thân, khẩu, ý đều quy nhiếp trong giới luật, ai cũng cố gắng hòa hợp thanh tịnhđể tạo sức mạnh tinh thần giải thoátGiới luật là phương tiện cho đạo nghiệp tu hành, như  người cư sĩcó 5 điều phải tránh, hàng xuất gia có 10 giới hoặc 250 hoặc 348 giới, tất cả đều chỉ ba nghiệp thân - khẩu - ý của người xuất gia gây tạo. Giới luật hòa nhau nghĩa là đồng y theo giới luật của Phật chế ra mà tu tập và không thọ giới pháp của ngoại đạo.

5. Kiến hòa đồng giải:

Tức cùng nhau nâng cao trình độ hiểu biết để có văn tư rồi mới tu, nhân đó mới có Giới, Định, Tuệ… Tất cả những hiểu biết về giáo pháp phải được đem ra giải bày, khai mở tâm trí cho nhau. Không nên “Lậu pháp” và bỏn xẻn giữ riêng cho mình những sự hiểu biết về giáo pháp mà mình đã khám phá ra. Người ta kiến giải tức là sự nhận thức về một vấn đề sáng tỏ, phải đem chia sớt, giảng nói để cùng nhau học tập. Nếu có ai hiểu sai giáo lý thì mình phải thật lòng ôn tồn giải bày cương quyết, để người từ bỏ tà kiến và quay về Phật đạo.

6. Lợi  hòa đồng quân:

Khi có tài lợi là chúng ta phải đem phân chia đồng đều, cùng nhau thọ dụng, không được chiếm đoạt của riêng cho mình. Ta thấy rằng của cải vật chất đối với người tu hành không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên sử dụng tài lợi một cách bất hòa thì chắc chắn sẽ gây ra những thắc mắc không tốt đẹp. Do vậy, Tăng đoàn luôn luôn tỉnh giác, biết rõ mọi vật thực đều là phương tiện, không thể đưa ta đến chân trời giải thoátVì vậychúng ta không nên tham đắm lợi lộc và phải lợi hòa đồng quân mới có thể xoá bỏ được ngã và ngã sở. Có lợi hòa đồng quân thì chúng ta mới san bằng được mọi hầm hố chia sẻ bất công giai cấp trong xã hội, trong Tăng đoàn và trong môn tự, nhằm kiến tạo một nếp sống  thánh thiện, an vui.

Vậy Lục hòa là sáu điều luật, xét trên phương diện chân đế nó cô đọng cả một kho tàng luật tạng và giúp hành giả tiến đến con đường Giới, Định, Tuệ. Xét về phương diện tục đế thì nó là tinh thần đoàn kết, hòa hợp an vui trong Tăng đoàn. Nếu một quốc giamột thế giới hay đối với một môi trường nào cũng vậy, Lục hòa chính là yếu tố nhằm giúp tồn tại sinh mạng con người. Vì thế, Cổ đức dạy rằng: “Tăng già lấy lục hòa làm gốc. Giải thoát lấy giới luật làm đầu”. Nguyên tắc “Lục hòa” nầy không chỉ áp dụng để có kết quả tốt đẹp trong Tăng chúng, mà nó còn được áp dụng cho bất cứ một tập thể sinh hoạtnào. Nguyên tắc ấy vừa đầy tình thương, đầy nhân cách, đầy công bằng hợp lý và còn có thể áp dụngcho cả hàng nam, nữ cư sĩ tu tập nữa. Để duy trì đời sống thanh tịnhhòa hợp với nhau giữa các hàng Tỳ kheo, ngoài pháp Lục hòa đã đem lại sự tương ái, tương kính, hòa hợp nhất trí trong Tăng chúngđức Thế Tôn còn chế ra bảy Pháp Diệt Tránh để dập tắt các cuộc tranh cãi, bảy pháp ấy được tóm lạinhư sau: “Luật về sự hiện diện gọi là hiện tiền tỳ ni, luật về không si mê gọi là bất si tỳ ni, luật về sự thú nhận gọi là tự ngôn trị, luật về đa số gọi là đa nhân mách tội, luật về tìm tội tướng gọi là tội xứ sở và luật về sự trải cỏ ra gọi là như thảo phú địa”. Bảy pháp diệt tránh là bảy cách chấm dứt sự tranh cãi của chúng Tăng, bắt buộc chư Tăng phải hành trì. Đối với tự thân, khi tránh sự phát triển với chính mình thì phải trừ diệt đúng theo các pháp diệt tránh đã định. Thứ nữa là chấm dứt sớm các mầm móng đưa đến suy sụp, đổ vỡ trong Tăng chúng, cũng chính là phục hồi nguyên thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng đoànmau chóng được hưng thịnh, duy trì diệu pháp làm lợi lạc, mang lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người.

Cũng vậy, đức Phật chế giới là để Tăng chúng trong hiện tại sinh hoạt được an ổn và để ngăn ngừa các hiện tượng xấu xảy ra về sau. Bởi không có sức tàn phá nào ghê gớm bằng những con siêu vi trùngnằm trong thân thể chúng ta, và cũng không có gì đáng sợ bằng những con người đội lớp mang danh trong vỏ sò đạo đức. Vì thế, ngạn ngữ phương tây có câu: “Không phải gai bên đường làm đau chân anh, mà chính là hạt sạn trong giày anh đang mang đó”.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57814)
29/06/2010(Xem: 52172)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.