Luận Biện Trung Biên

04/09/20164:17 CH(Xem: 6386)
Luận Biện Trung Biên

Bồ tát Di Lặc thuyết kệ
Bồ tát Thế Thân luận giải
LUẬN BIỆN TRUNG BIÊN
辯中邊論
Tam tạng Pháp sư Huyền Trang Hán dịch từ Phạn bản
Quảng Minh Việt dịch và chú giải
Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

 

luan-bien-trung-bien

Dẫn Nhập
 
Tác giả Biện trung biên luận (辯中邊論) là Bồ tát Thế Thân (世親, Vasubandhu,~316-396), là một luận sư xuất sắc củaThuyết nhất thiết hữu bộ  và Duy thức tông, được xem là Tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Thế Thân sanh ra trong một gia đình Bà la môn, một năm sau khi người anh là Vô Trước thọ giới cụ túc. Lúc đầu, Thế Thân xuất gia theo học Thuyết nhất thiết hữu bộ, bác học đa văn, thấu suốt kinh điển, tinh thông A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma Mahāvibhāṣa Śāstra) – luận thư của Thuyết nhất thiết hữu bộ. Về sau được hấp thụ tư tưởng Kinh lượng bộ, Thế Thân biên soạn bộ A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận (abhidharma- kośa). Sau đó, Thế Thân đi du phươngdanh tiếng của ngài là một nhà biện luận xuất chúng vang dội. Khi gặp Vô Trước tại Phú-lâu-saphú-la (puruṣapura) và được người anh giảng giải giáo lý Đại thừa, Thế Thân bỗng nhiên tỉnh ngộ, trở lại tuyên dương giáo nghĩa Đại thừa. Thế Thân đã hệ thống hoá tư tưởng Duy thức được lập nên bởi Vô Trước, biên soạn nhiều bộ luận đại thừagiá trị căn bản như: Duy thức nhị thập tụng, Duy thức tam thập tụng, Đại thừa bách pháp minh môn luận, Biện trung biên luận, Nhiếp đại thừa luận thích, Đại thừa thành nghiệp luận, Thập địa kinh luận, Kim cương kinh luận thích, Phát bồ đề tâm luận, Đại thừa ngũ uẩn luận, Vãng sanh luận v.v... Sanh thời Thế Thân được mệnh danh là vị “Thiên bộ luận sư”. Qua thời gian du hóa đó đây, cuối cùng Thế Thân trở về nhập diệt tại nước A-du-đà (ayodhyā), hưởng thọ 80 tuổi. 

Biện trung biên luận là luận thích những kệ tụng do Bồ tát Di Lặc tuyên thuyết1. Ngoài bản dịch của Tây Tạng2, Mông Cổ, tại Trung Hoa, Biện trung biên luận có 2 bản dịch và 1 bản thuật ký. Biện trung biên luận nằm trong Đại tạng kinh bản Đại chánh, số 1600, do ngài Huyền Trang dịch. Trước đó, ngài Chân Đế dịch luận này với nhan đề Trung biên phân biệt luận (中邊分別論), mang số 1599. Ngài Huyền Trang dường như thấy nơi bản dịch của ngài Chân Đế có những chỗ mà Phạn bản đã nói hay đã không nói3, nên đã dịch lại luận này. Không những vậy, ngài Huyền Trang cũng dịch lại Nhiếp đại thừa luận của Vô Trước và kể cả luận thích của Thế Thân4. Biện trung biên luận thuật ký (辯中邊論述記), mang số 1835, do ngài Khuy Cơ (窺基) trước tác. Ở Hàn quốc còn lưu hành bản Trung biên phân biệt luận sớ (Jungbyeon bunbyeollon, 中邊分別論疏)5 của đại sư Nguyên Hiểu (Wonhyo, 元曉)6, tiếc rằng chỉ còn có quyển 3. Trung Hoa cận đạihọc giả Lữ Trừng7 trước tác Biện trung biên luận giảng yếu (辯中邊論講要) và Biện trung biên luận yếu nghĩa (辯中邊論要義); đại sư Thái Hư trước tác Biện trung biên luận tụng thích (辯中邊論頌釋).  


Phạn bản Biện trung biên luận có nhan đề Madhyāntavibhāgabhāṣya, trong đó vibhāga là biện minh hay phân biệt, madhyā là chính giữa, ānta là phần biên, bhāṣya là luận giải. Trong truyền thống Phật giáo Ấn Độ - Tây Tạng (Indo-Tibetan Buddhism), Biện trung biên luận thích sớ (Madhyāntavibhāgaṭīkā) của ngài An Huệ (Sthiramati, 475-555) là một chú giải triết học về Biện trung biên luận của Thế Thân. Thích sớ này là một trong các văn bản quan trọng của Du già hành tông, bao gồm những trích dẫn kệ tụng của Bồ tát Di Lặcluận giải của Bồ tát Thế Thân. Đa phần các luận sớ của Du già hành tông còn tồn tại chủ yếu ở các bản dịch Tây Tạng hay Trung Hoa, và Biện trung biên luận sớ là Phạn bản hiếm hoi, dù không hoàn hảo. Theo giáo sư Tucci, bản thảo thích sớ này được phát hiện ở Nepal bởi Śrī Hemarāja Sarma (1878 – 1953). Thật không may là nó bị hư hỏng: phần bên phải bị mất, ngoài ra còn thiếu một số trang. Năm 1930, Tucci công bố một phiên bản thích sớ này do chính ông và Vidhuśekhara Bhattacarya cùng nhau phục hồi hoàn toàn các đoạn thiếu mất, dựa trên cơ sở bản dịch Tây Tạng. Ông đã xuất bản một ấn bản chỉ có chương đầu tiên vào năm 1932. Năm 1934, giáo sư Yamaguchi cho xuất bản hoàn chỉnh cuốn Biện trung biên luận thích sớ8, trong đó các khiếm khuyết đã được lấp đầy trên cơ sở các bản dịch Tây Tạng. Các học giả như Nagao (vào năm 1978), de Jong (vào năm 1977) và Jaegweon Kim (金才權, vào năm 20079) đã gợi ý một số chỉnh sửa cần thiết cho ấn bản do giáo sư Yamaguchi phục hồi, dù ông đã cẩn thận đối chiếu chú sớ của Phạn bản với kệ tụng, luận giải và chú sớ của Tạng bản và Hán bản. Ấn bản Phạn ngữ Biện trung biên luận10 do giáo sư Nagao phục dựng năm 1964 là cơ sở cho những nhà nghiên cứu luận này chỉnh sửa những phần trích dẫn nào được xác nhận và tái tạo chỉ từ Tạng bản bởi cả hai học giả Tucci và Yamaguchi.  


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Anh, Biện trung biên luận được các học giả phiên dịch ra tiếng Anh và nghiên cứu đối chiếu cho đến nay không dưới 10 bộ:  

1. Mathyanta-Vibhanga, "Discource on Discrimination between Middle ans Extremes" ascribed to Bodhisattva Maiteya and commented by Vasubhandu and Sthiramathi, translated from the sanscrit by Theodore Stcherbatsky, Bibliotheca Buddhica XXX, Academy of Sciences USSR Presss, Moskow/Leningrad 1936.

2. Madhy ā ntavibh ā gaṭ ik ā : An Analysis of the Middle Path and the Extremes by David Lasar Friedmann. Rijksuniversiteit te Leiden. 1937

3. A Buddhist Doctrine of Experience: A New Translation and Interpretation of the Works of Vasubandhu the Yogacarin by Thomas Kochumuttom. Motilal Banarsidass. Delhi: 1982. 

4. Seven Works of Vasubandhu by Stefan Anacker. Motilal Banarsidass, Delhi: 1984

5. The Principles of Buddhist Psychology by David J. Kalupahana. State University of New York Press. Albany: 1987

6. A Study of the Madhy ā ntavibh ā ga-bh ā ṣ yaṭ ik ā by Richard Stanley. Doctoral dissertation, Australian National University, April, 1988

7. Mind Only: A Philosophical and Doctrinal Analysis of the Vijnanavada by Thomas E. Wood. University of Hawaii Press. 1991

8. Middle Beyond Extremes: Maitreya's Madhyantavibhaga with Commentaries by Khenpo Shenga and Ju Mipham by the Dharmachakra Translation Committee. Snow Lion Publications. Ithica: 2007.  

9. Distinguishing the Middle and the Extremes by Asa ṅ ga, Commentary by Vasubandhu: Draft Translation with brief annotations. by John D. Dunne. Unpublished.

10. Maitreya's Distinguishing the Middle from the Extremes (Madhyāntavibhāga): Along with Vasubandhu's Commentary (Madhyāntavibhāga-Bhāṣya): A Study and Annotated Translation by D'Amato, Mario. New York, American Institute of Buddhist Studies 2012.     
Luận Biện trung biên là một trong những bộ luận quan trọng của Du già hành tông hay Duy thức tông11, biện minh xoay quanh nghĩa nhị biên để quy nạp nghĩa trung đạo, làm cho người tu tập Phật pháp biết cách rời xa biên kiến, như thật thấu đạt thật tướng trung đạo của các pháp. Như phần cuối của phẩn Biện vô thượng thừadẫn giải:
 
“Vì sao luận này gọi là luận Biện trung biên? Luận này biện giải về tâm hành nơi trung đạonhị biên, nên gọi là Biện trung biên, tức là hiển thị rõ ràng nghĩa của hành năng duyên đặt ở giữa và hai bên. Lại nữa, luận này biện giải về cảnh tướng nơi trung đạonhị biên, nên gọi là Biện trung biên, tức là hiển thị rõ ràng nghĩa của cảnh sở duyên đặt ở giữa và hai bên. Luận này cũng biện giải chính xác về sự rời xa hai bên trước sau, là pháp trung đạo, gọi là Biện trung biên.  

Sự biện giải của luận này là nghĩa thâm mật, chẳng phải là chỗ hành xứ của tầm tư; là nghĩa kiên thật, có năng lực xô ngã biện luận của người khác, không thể bị người khác hàng phục; là nghĩa quảng đại, có năng lực biện giải những sự lợi lạc cho mình và người; là tất cả nghĩa, có năng lực xác quyết rõ ràng giáo pháp ba thừa; lại có năng lực trừ diệt các bất cát tường, vĩnh viễn đoạn trừ phiền não chướng và sở tri chướng.”  

Luận này chỉ đề cập đến bảy nghĩa sau đây: 1. Tướng; 2. Chướng; 3. Chân thật; 4. Tu đối trị; 5. Tu phần vị; 6. Đắc quả; 7. Vô thượng thừa. Sáu nghĩa đầu là pháp chung của ba thừa; nghĩa sau cùng đặc biệt xiển dương quả vô thượng của đại thừa. Bảy nghĩa này bao gồm 3 phần cảnh hành quả, bao quát toàn bộ đại thừa. Phần cảnh là tướng, chướng và chân thật; phần hành là tu đối trị và tu phần vị; phần quả là đắc quảvô thượng thừa.  

Căn cứ 7 nghĩa trên, luận này có 7 phẩm: phẩm một, Biện tướng, nói về sắc thái của các pháp qua 3 tự tánh; phẩm hai, Biện chướng, nói hai chướng phiền nãosở tri mà bao quát mọi chướng ngại cho sự thành tựu bồ đề; phẩm ba, Biện chân thật, nói mười chân thật thì không có phân biệt hư vọng; phẩm bốn, Biện tu đối trị, nói tu hành 37 bồ đề phần pháp để đối trị các chướng ngại; phẩm năm, Biện tu phần vị, nói 18 giai đoạn tu hành theo thứ lớp; phẩm sáu, Biện đắc quả, nói những quả vị chứng đắc xét trên 5 quả; phẩm bảy, Biện vô thượng thừa, nói chánh hành, sở duyêntu chứng của Vô thượng bồ đề.   

Đi vào nội dung, những khái niệm như phân biệt hư vọng (qua ý thức, nhận thức hữu vô, 3 tánh, nhiễm tịnh), ba tánh (biến kế sở chấp, y tha khởi và viên thành thật), không tánh (16 không), trung đạo phi không phi hữu, nhiễm tịnh chuyển biến, tâm tánh bản tịnh, điên đảo, chánh hành v.v… được Bồ tát Thế Thân luận giải rõ ràng.      Khác với Trung luận của Long Thọ, dựa vào kinh Bát nhã bala-mật-đa làm chủ đạo, Biện trung biện luận dựa vào kinh Giải thâm mậtluận Du già sư địa để triển khai tư tưởng trung đạo. Kinh Giải thâm mật nói về tánh của các pháp như sau:   

“Đức Bản, tánh của các pháp đại lược có ba mặt: một là biến kế chấp tánh, hai là y tha khởi tánh, ba là viên thành thật tánh. Biến kế chấp tánh là thế nào, là tự tánhsai biệt của các pháp, được giả thiết bởi danh từ, cho đến làm cho theo đó mà phát sinh ngôn ngữ. Y tha khởi tánh là thế nào, là đặc tính duyên sinh của các pháp, cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, vô minh duyên sinh hành, cho đến tập hợp cả đống đau khổ thuần nhất và lớn lao. Viên thành thật tánh là thế nào, là chân như nhất quán của các pháp, chân nhưBồ tát phải do các duyên tố tinh tiến dũng mãnh, tác ý đúng lý và tư duy không ngược mới thông đạt, bằng vào sự thông đạt này mà tuần tự tu tập, cho đến vô thượng chánh biến giác mới chứng ngộ viên mãn.”12  

Nếu Trung luận dựa vào nhị đế để hiển thị trung đạo, thì Biện trung biên luận dựa vào ba tánh để hiển thị trung đạo. Lập luận căn bản của Biện trung biên luận là các pháp khôngtự tánh, không nên chấp trước là thật có; các pháp đa dạng là do a lại da duyên khởi, bao gồm duyên khởi ra tự tánh khác nhau, vì danh ngôn huân tập13, và duyên khởi ra tự thể khác nhau, vì hữu chi huân tập14; như vậy, các pháp không thật nên nói là duy thức. Ngộ nhập đạo lý duy thứcngộ nhập các pháp sở tri qua 3 sắc thái biến kế chấp tánh, y tha khởi tánhviên thành thật tánh. Các pháp sở tri là biểu hiện của sự phân biệt hư vọng, tợ như có mà thật chẳng có. Pháp tánh chân như được hiển lộ khi năng thủ, sở thủ đều không thể thủ đắc. Biện trung biên luận thiết lập phân biệt hư vọng và chân như (không tánh) để đề cao sự chuyển y15, tức chuyển diệt y tha thuộc phần tạp nhiễm chướng ngại, để chuyển đắc y tha thuộc phần thanh tịnh, giải thoát chướng ngại, tư tại với pháp. Nói cách khác là chuyển ý thức thác loạn (nhị biên) của phàm phu thành trí vô phân biệt (trung đạo) của Thánh giả.  

Thông thường các nhà nghiên cứu thường chú trọng lấy phẩm Biện tướng của Biện trung biên luận để so sánh đối chiếu những sai biệthội thông về nghĩa khôngnghĩa trung đạo của Trung quán. Biện trung biên luận không chỉ có vậy, Bồ tát Thế Thân đã giới thiệu một lộ trình tu dưỡng ngộ nhập của đại thừa khá đặc sắc, thông qua 7 nghĩa, làm tư lương cho hành giả tu tập đại thừa.
 

Nghĩa lý luận Trung biên
Thật không thể nghĩ bàn
Tăng tiến cho hành giả
Bằng chuyển hóa hư vọng.
Nay con được dịch chú
Đáp đền bốn ơn nặng:
Ơn cha mẹ, sư trưởng
Ơn Tam bảo, chúng sanh.
Nguyện cầu cho những ai
Có duyên đọc luận này
Thì biết nghĩa trung đạo  
Của bồ tát tu tập
Thành tựu lợi mình người
phát tâm bồ đề
Hết một báo thân này 
Mau sanh cõi Cực lạc.   
 
Nhân ngày húy nhật Đại sĩ Thích Minh Phát lần thứ 18
21/3/Giáp Ngọ (20/4/2014)  
Đệ tử Quảng Minh hiến cúng



pdf_download_2
Biện trung biên luận
















Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38981)
03/09/2014(Xem: 26229)
24/11/2016(Xem: 15633)
29/05/2016(Xem: 7741)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?